Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang60/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 71 - 
Hình 2.40: Gia cố liên kết dầm dọc với dầm ngang 
1. Bản cá; 2. Bản đậy; 3. Đường hàn 
Ở nước ta, trong những năm 60, 70 của sử dụng nhiều kết cấu nhịp dàn VN-64 với liên 
kết hệ dầm mặt cầu không hoàn chỉnh (dầm dọc liên kết với dầm ngang không có bản cá ...). 
Ngoài ra, còn rất nhiều kết cấu nhịp dàn thép được chế tạo từ đầu thế kỷ như các nhịp dàn vành 
lược Epphen, Pigiô (Pháp), nhịp dàn Krupp của Đức, Mỹ, Bỉ v.v... Đặc biệt có những cầu thép 
với chiều dài rất lớn như cầu Long Biên, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Lợi v.v... Do các đặc điểm 
về khí hậu và sử dụng ở nước ta, đặc biệt là do ảnh hưởng của chiến tranh, sự hư hỏng và 
khuyết tật của kết cấu rất đa dạng, cần thiết phải nghiên cứu điều tra kỹ lưỡng trước khi có 
những quyết định về giải pháp gia cường. 
2.3.2. Gia cố kết cấu nhịp dầm thép đặc: 
Khi có yêu cầu tăng cường không lớn khả năng chịu tải của các nhịp dầm đặc, có thể áp 
dụng các giải pháp như khi gia cố dầm dọc, nghĩa là táp thêm các bản thép hoặc thép góc vào 
biên dầm. Về nguyên tắc, để tăng hiệu quả của giải pháp trong quá trình gia cố phải dùng các 
biện pháp điểu chỉnh nội lực như dỡ bớt tải trọng do trọng lượng bản thân kết cấu nhịp hoặc tạo 
ra các trạng thái nội lực ngược với nội lực do tải trọng khai thác bằng cách dùng các thanh căng 
trước hoặc dụng trụ tạm v.v... nếu phải tăng một cách đáng kể khả năng chịu tải của kết cấu 
nhịp, người ta thường tạo ra hệ thanh căng giản đơn hoặc ứng suất trước (hình 2.41). So với các 
biện pháp khác, biện pháp này đơn giản hơn vì chúng không yêu cầu phải ngừng xe khi gia cố. 
Khi tạo các thanh căng có thể dùng các loại thép tròn cường độ cao hoặc thép hình. Đối với 
thanh dự ứng lực ở biên dưới, cũng có thể dùng các bó thép cường độ cao được bảo vệ chống 
gỉ. Tạo lực ứng suất trước bằng các kích kéo cốt thép hoặc hệ tăng đơ (vít ngược chiều) v.v... 
Trong hình vẽ trình bày cấu tạo nút của hệ thanh căng (hình 2.41b) tương ứng với sơ đồ 
gia cố dưới (hình 2.41a). Các cấu kiện thanh căng được liên kết bằng bu lông cường độ cao. 
Tạo dự ứng lực được thực hiện bằng các kích đặt tại các nút II và III, kích cho đến khi đạt trị 
số yêu cầu mới liên kết thanh đứng vào nút II, III bằng các bu lông cường độ cao. 
Đối với các dầm có đường xe chạy trên, có thể làm tăng một cách đáng kể khả năng chịu 
lực bằng cách liên kết bản bêtông với biên trên tạo thành kết cấu thép – bêtông liên hợp. Trong 
trường hợp này, cùng với việc gia cố ta còn nhận được một kết cấu nhịp hoàn chỉnh hơn về cấu 
tạo. Đối với cầu đường sắt, có thể dùng bản bêtông cốt thép có ray đặt trực tiếp. Bản mặt cầu 
bêtông cốt thép có thể lắp ghép hoặc đổ liền khối. 



tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương