Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang61/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 72 - 
Hình 2.41: Gia cố dầm bằng thanh căng 
a) Sơ đồ gia cố; b) Cấu tạo nút 
Để đảm bảo sự cùng làm việc giữa bản bêtông cốt thép và dầm thép, có thể cấu tạo các 
neo cứng (hình 2.42a) hoặc liên kết bu lông cường độ cao (hình 2.42b). Khi dùng liên kết bêtông 
cường độ cao để tăng lực ma sát, giữa bản cánh dầm và bản bêtông phải có một lớp vữa đệm 
êpôxi. Việc liên kết giữa bản với dầm cũng có thể thông qua các “trụ đỡ” cứng, được cấu tạo 
từ cánh dầm (hình 2.42c). Bằng giải pháp này, có thể giảm được thời gian ngừng xe qua cầu. 
Hình 2.42: Liên kết bản bêtông cốt thép với dầm bằng neo cứng (a), bulông cường độ 
cao (b), “trụ đỡ” (c) 
1. Neo cứng; 2. Vữa xi măng hoặc epôxi; 3. Bulông cườn độ cao; 4. “trụ đỡ” 
Việc gia cố kết cấu nhịp tại chỗ bằng cách dùng bản bêtông cốt thép thường kéo dài thời 
gian ngừng xe. Để rút ngắn thời gian này, người ta thường có nhịp dự trữ để tạm thời thay thế 
các nhịp khác trong thời gian gia cố chúng. 


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 73 - 
Nếu sơ đồ cầu gồm nhiều nhịp giản đơn thì có thể liên tục hóa các nhịp khi gia cố chúng. 
Khi gia cố các dầm đặc tổ hợp tán ghép, một trong những nhiệm vụ đặt ra là gia cố các 
mối nối bằng cách thay thế đinh tán bằng các bu lông cường độ cao có đường kính lớn hơn. 
Mỗi đợt thay thế phải đảm bảo số lượng đinh tán được thay thế không quá 10% tổng số. Nếu 
phương pháp gia cố này không đảm bảo khả năng chịu tải yêu cầu thì phải thay thế các bản nối 
mới với số lượng đinh nhiều hơn. Cùng với việc tăng cường liên kết, người ta phải sửa chữa 
các khuyết tật về gỉ, nứt cũng như các hư hỏng khác của dầm. 
2.3.3. Gia cố dàn chủ: 
Thường tiến hành gia cố dàn chủ theo các phương pháp thông dụng là gia tăng mặt cắt 
thanh hoặc thay đổi sơ đồ dàn trong khi gia cố thường áp dụng các biện pháp điều chỉnh nhân 
tạo nội lực trong các cấu kiện bằng cách thay đổi sơ đồ tính toán, ứng suất trước các thanh, thay 
đổi vị trí gối đỡ trong sơ đồ dàn liên tục, dỡ hoặc chất tải khi gia cố v.v...Điều đó tạo ra những 
khả năng thuận lợi cả về mặt chịu lực và cấu tạo đối với các thanh phải gia cố. Có thể lựa chọn 
các sơ đồ kết cấu nhịp đã được thay đổi trong hình 48 tùy thuộc tình trạng kết cấu, khả năng 
chịu lực tính toán và mức độ biến dạng. 
Trường hợp cần phải tăng cường khả năng chịu lực các thanh biên dưới hoặc độ cứng của 
dàn theo phương thẳng đứng, có thể cấu tạo thêm hệ thanh thẳng hoặc thanh biên thứ ba (hình 
2.43a, b). Việc thay đổi sơ đồ dàn đơn giản thành liên tục hoặc dựng thêm các trụ đỡ phụ (hình 
2.43c, d) trong các điều kiện nhất định sẽ làm tăng đáng kể khả năng chịu lực của dàn. Việc 
thay đổi sơ đồ tĩnh học sẽ dẫn đến việc phân bố lại nội lực trong các thanh của dàn. Để việc 
phân bố lại nội lực được hợp lý hơn, người ta có thể tạo dự ứng lực bằng các thanh căng hoặc 
thanh biên thứ ba (hình 2.43a, b) hoặc điều chỉnh biến dạng ở các gối (hình 2.43c, d). 
Hình 2.43: Gia cố có thay đổi sơ đồ tĩnh học 
a) Cấu tạo thang căng; b) Tạo thanh biên thứ ba; 
c) Liên tục hóa các nhịp đơn giản;
d) Xây dựng các trụ đỡ phụ. 
Một trong những biện pháp gia cố dàn thép mang lại hiệu quả rất lớn là dùng thép cường 
độ cao để tạo dự ứng lực (hình 2.44). Trong những trường hợp này, hầu như không phải ngừng 
xe trong thời gian gia cố. 
Theo sơ đồ nêu trên hình 2.44a, b tiến hành gia cố từng cấu kiện. Trên những cấu kiện 
khác, thực tế không xuất hiện lực ứng suất trước. 



tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương