BÀI 1: TỔng quan báo trực tuyến I. Một số vấn đề lý luận



tải về 0.74 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.74 Mb.
#37775
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.2. GIAO DIỆN BÁO TRỰC TUYẾN

3.2.1. Khái niệm về giao diện báo trực tuyến


Trong thuật ngữ công nghệ thông tin, giao diện được hiểu là một chương trình máy tính có thể kiểm soát việc hiển thị qua các thiết bị ngoại vi (chủ yếu là màn hình) để cho người sử dụng có thể tương tác với hệ thống. Trước đây, khi chưa có giao diện đồ họa, việc tác động tới máy tính phải sử dụng các dòng lệnh. Ngày nay, công nghệ nhận dạng phát triển mạnh, việc tương tác với hệ thống thậm chí có thể sử dụng giọng nói, hình ảnh.

Ngày nay, giao diện đồ họa tương tác quá quen thuộc trong đời sống. Chiếc máy di động đa số chúng ta sử dụng đều có giao diện đồ họa rất dễ hiểu, dễ sử dụng. Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng cho phép từng yêu cầu của người sử dụng được định nghĩa trong các tác vụ mà máy tính phải thực hiện, thông qua những cú click chuột hay gõ phím để tác động vào các hình thức hiển thị trên màn hình.

Giao diện báo trực tuyến nói riêng, website nói chung là tất cả những yếu tố có tính chất hình thức nhưng có chức năng giúp công chúng truyền thông khai thác nội dung, xử lý thông tin. Khái niệm giao diện báo trực tuyến còn được hiểu rộng hơn, nó bao hàm yếu tố nội dung, chứ không chỉ đơn thuần là những hình thức tác động thông qua các nút bấm (button) trên màn hình. Đó là màu sắc, là hướng thiết kế, là sự sắp xếp thuận tiện, hợp quy luật tiếp nhận, là ý đồ của người làm báo hướng đến thu hút sự quan tâm của công chúng truyền thông. Với ý nghĩa đó, giao diện báo trực tuyến không còn là một công cụ kỹ thuật thuần túy mà còn có ý nghĩa nội dung. Độ lớn của phông chữ, vị trí của tít, tựa, màu sắc của lời dẫn, sự chọn lựa hình ảnh v.v… đều có ý nghĩa xây dựng giao diện.

Trong làm báo trực tuyến, chọn lựa việc xây dựng giao diện là việc làm thường xuyên và hết sức quan trọng, thậm chí có người còn cho đây là một công việc có ý nghĩa sống còn của báo trực tuyến.


3.2.2. Một số yêu cầu trong thiết kế giao diện


Đứng ở góc độ kỹ thuật, việc thiết kế giao diện báo trực tuyến cần tính toán nhiều yếu tố. Việc chọn giải pháp công nghệ nào để phục vụ được số đông người sử dụng, khai thác báo trực tuyến với màn hình laptop, desktop, xác thiết bị cầm tay, thậm chí là điện thoại di động đều cần được tính toán. Việc chọn các chuẩn dữ liệu ảnh, video clip cho phù hợp với hạ tầng viễn thông cũng cần được cân nhắc.

Nhưng đứng ở góc độ báo chí, thiết kế giao diện báo trực tuyến luôn đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý tiếp nhận và tham gia thông tin của số đông. Chiều hướng quét mắt, thói quen đọc báo của công chúng trực tuyến cũng là những yếu tố mà người làm báo phải nghiên cứu để chọn hướng liên kết chủ đạo cho website. Việc người sử dụng khai thác báo trực tuyến đi từ điểm này đến điểm kia trong website, có thể nhìn tổng thể website là những vấn đề cần được người làm báo lưu tâm. Thiết kế giao diện phải hỗ trợ việc truy cập theo ý muốn của người sử dụng – thiết kế sao cho người sử dụng có thể tự do di chuyển. Nên đặt logo/icon trên mỗi trang để chỉ đường cho những người sử dụng truy cập thẳng vào trang trong.

Hình thức của giao diện cân giản dị. Các cụm thông tin phải được phân chia thành nhóm, thành lớp. Làm thế nào dung hòa được yêu cầu mỹ thuật và yêu cầu dễ đọc. Hình ảnh phải được xử lý để hỗ trợ thật tốt nội dung thông tin (Việc "cắt", "cúp", tạo hiệu ứng (effect) cho hình ảnh hiện nay có khá nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ). Nội dung sẽ bị ít quan tâm đi nếu dùng những hình ảnh không phù hợp hoặc những bức ảnh kém. Nhiều báo trực tuyến hiện cũng khai thác ảnh động dạng animation hay flash. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo là không nên lạm dụng các dạng thức này quá nhiều trong trang web.

Mục đích chính của việc chọn các phương án giao diện là thu hút sự quan tâm của người sử dụng, khai thác báo trực tuyến. Không nên lạm dụng các kiểu font chữ trên màn hình. Nhiều nghiên cứu công chúng truyền thông trực tuyến đã chỉ ra rằng những font chữ thông dụng (hầu hết các máy để font ngầm định là Times, Arial hay Verdana) dễ đọc bài nhất. Màu sắc cũng tác động đến cách đọc thông tin của người sử dụng. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng, giao diện báo trực tuyến nên tránh sử dụng màu nền tương phản với màu văn bản. Chữ đen trên nền trắng là chế độ đặt ngầm định và dễ đọc nhất.

Trong việc xây dựng giao diện báo trực tuyến, cả ba khâu thông tin, kỹ thuật, mỹ thuật đều có tầm quan trọng. Nhưng yếu tố kỹ thuật có tính chất nền tảng và được xây dựng như nền móng, nhưng trong thực tiễn tác nghiệp báo trực tuyến, việc cập nhập, tổ chức thông tin hằng ngày, hằng giờ mới là điều quan trọng. Giao diện báo trực tuyến - hiểu theo nghĩa rộng - liên quan đến nội dung thông tin cho nên đây là một quá trình xây dựng, thay đổi, cải tiến liên tục nhằm tạo nên phong cách cho báo (một phong cách trình bày trang, tông màu phải nhất quán; một phong cách rút tít, đặt tựa, viết lời dẫn rất riêng…

Cái đích cuối cùng trong việc làm giao diện là tạo tâm lý muốn xem tiếp và “muốn nhắp chuột” tiếp cho người sử dụng. Lý thuyết “con bò và nắm cỏ thơm” trong việc làm giao diện báo trực tuyến chỉ ra rằng: Người sử dụng, khai thác internet nói chung, báo trực tuyến nói riêng hết sức thụ động, lười biếng. Giao diện báo trực tuyến, đặc biệt là giao diện trang chủ phải như những nắm cỏ thơm để “nhử”, để dẫn dắt đàn bò đi sâu vào các đồng cỏ xanh bên trong.

Nếu quan sát các báo trực tuyến Việt Nam và trên thế giới trong vòng 10 năm qua, sẽ thấy một điều: trước đây, hệ thống chuyên mục, chuyên trang của các báo trực tuyến được sắp theo chiều dọc, từ trên xuống dưới. Nhưng hiện nay, nhiều báo trực tuyến Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang cách sắp xếp ngang. Quá trình thay đổi này cũng xuất phát từ các nghiên cứu về đặc điểm tiếp nhận thông tin của người sử dụng internet và báo trực tuyến. Dòng mắt đọc trên màn hình luôn được quét từ trái sang phải thuận tiện hơn việc quét (và đồng thời cuộn) từ trên xuống dưới. Hoặc có thể thấy ngày càng có nhiều báo trực tuyến ở có Việt Nam có tốc độ cập nhật rất cao: 200 – 300 tin, bài/ngày và biên tập tin, bài theo hướng ngắn - gọn – rõ, câu mở đầu phải thật thu hút, lượng thông tin đậm đặc ngay từ dòng đầu…

Tất cả những sự thay đổi đó xuất phát từ việc nhìn nhận vai trò của giao diện báo trực tuyến trong thực tiễn tác nghiệp, một yêu cầu đòi hỏi có những kỹ năng tổng hợp trong làm báo trực tuyến.



9. Vai trò của tít trong báo trực tuyến. Đánh giá về việc làm tít trên một số báo trực tuyến hiện nay

III. Viết tít cho báo trực tuyến

a. Đặt tít cho tin, bài


Do đặc thù của internet, cụ thể là do đặc điểm kỹ thuật của phần mềm xuất bản, do cơ chế tìm kiếm trên internet, tít trên báo trực tuyến không phải lúc nào cũng xuất hiện với không gian chung của tác phẩm báo chí đó. Nếu ở báo in, tít chính của bài phải đi liền với bài, với ảnh minh họa, với lời dẫn thì trong báo trực tuyến, tít bài có thể xuất hiện dưới dạng một danh sách, danh mục từ các email gửi đến, hoặc từ công cụ tìm kiếm (search engine)…

Một cái tít không có thông tin, không gợi lên được một sự tò mò tìm hiểu của người đọc thì chắc chắn sẽ bị bỏ qua giữa hàng ngàn bài viết trong môi trường online mà công chúng tiếp nhận.

Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, nhưng do đặc thù trình bày của màn hình, người sử dụng, khai thác báo trực tuyến cũng không dễ tiếp cận nhanh thông tin như báo in. Mặt khác, do quy định của phần mềm xuất bản nên tít của báo trực tuyến thường có dung lượng nhất định.

Những điểm khác biệt ấy dẫn đến việc đặt tít cho tin, bài trong báo trực tuyến phải có những kỹ năng nhất định.

Tất nhiên, cũng như báo in, với báo trực tuyến, tít là thành tố quan trọng nhất trong tin, bài. Đó là yếu tố chính ở mức độ đọc đầu tiên, yếu tố quyết định “số phận” tác phẩm báo chí. Bởi một tít tốt có chức năng thu hút sự chú ý của người đọc, cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt, kéo người đọc đến với bài báo. Cũng như báo in, tít trong báo trực tuyến cần sáng sủa, dễ hiểu, không viết tắt; ngắn, mạnh, trực tiếp, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu ở thể chủ động, hạn chế dấu chấm than, câu hỏi, thích hợp với thể loại... Tít chính phải mang thông tin cốt lõi của tin, bài bằng những ngôn từ gần gũi với người sử dụng. Đó phải là phần tóm lược cực ngắn của tin, bài liên quan. Hay nói một cách cụ thể, nội dung tít chủ yếu trả lời 2 câu hỏi: Cái gì? và Ai?

Các dạng tít “văn nghệ”, chơi chữ, hay có sự tìm tòi ngôn ngữ “thông minh”… ít phù hợp với báo trực tuyến. Cũng không nên phóng đại sự hấp dẫn để tạo ra sự thu hút công chúng click chuột đọc tin, bài. Vì làm như thế, độc giả cảm thấy bị đánh lừa. Tít càng ngắn càng dễ đọc, vì thế, phải cố dùng những động từ mạnh, hạn chế tối đa dùng tính từ để giảm bớt giới từ buộc phải kèm theo.

Có một chi tiết có tính chất thủ thuật, trong các công cụ tìm kiếm, cùng một thời điểm, tin tức sẽ xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C. Việc đặt tít nếu chú ý điều này có thể tạo cho tin, bài được xếp hàng trên nhờ việc đổi từ dùng hay trật từ từ trong tít. Từ đầu tiên nên là từ quan trọng nhất và mang nhiều thông tin nhất. Nó có lợi khi xếp “chỗ tốt” vị trí trong danh mục tìm kiếm và khi người sử dụng nhìn sẽ thấy dễ hơn.

Tít ngắn có lợi cả về mặt trình bày trên báo nhưng điều quan trọng hơn là tít ngắn làm giảm sự khó chịu và “tức mắt” cho độc giả. Các nhà chuyên môn khuyến cáo một tít tin, bài nên cố gắng để đạt độ dài chừng 40 - 60 ký tự (kể cả khoảng trắng) là tốt.


+ Tít là thành tố QUAN TRỌNG NHẤT trong tin bài của báo trực tuyến.

+ Tít có ý nghĩa quyết định “số phận” của tin bài

+ Vì sao tít có vai trò quan trọng?

Vì tít thu hút sự chú ý của công chúng vào tin bài. Tít cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt, khiến công chúng muốn đọc. Tít là yếu tố chính ở mức độ đọc đầu tiên. Ngoài ra, tít còn góp phần tổ chức trang, giúp công chúng lựa chọn...



III.1. Nội dung tít có gì?

+ Nội dung tít báo trực tuyến chủ yếu trả lời 2 câu hỏi: Cái gì?Ai?

+ Nội dung tít thực chất là một tin vắn

+ Thông thường, tít hay là tít có khả năng đứng độc lập vẫn cung cấp thông tin cốt lõi của tác phẩm (mà không cần đọc toàn bộ phần nội dung)

+ Nội dung tít phải thu hút sự quan tâm và khao khát khám phá của công chúng (có nội dung ẩn)

+ Nội dung tít phải nêu lên được những gì quan trọng nhất của tin bài

+ Nội dung tít phải chuẩn xác và thẳng thắn. Tuyệt đối không lừa dối công chúng (tránh những tựa đề mơ hồ, nhiều nghĩa, gây cười, giật gân…)

III.2. Hình thức của tít

+ Cấu trúc ngữ pháp của tít như thế nào?

Thông thường tít là một ngữ động từ. Tít có thể là một câu ngắn (nhưng nên hạn chế dùng một câu có đầy đủ cụm chủ - vị). Tít đôi khi chỉ là một từ, một cụm từ nhưng dạng tít như thế rất hiếm.

+ Cấu trúc tít cần đơn giản và trực diện (ngắn gọn: chủ thể - hành động - đối tượng), dùng câu ở thể chủ động, hạn chế dùng ở thể bị động

+ Độ dài của tít như thế nào là hợp lý?

Độ dài tít nên dao động trong khoảng 2 - 12 chữ. Với báo trực tuyến, do một số phần mềm xuất bản có những quy định về hình thức của tít, lời dẫn (font chữ, số lượng chữ...) nên viết tít cho báo trực tuyến đôi lúc phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật ...

+ Trong tít, tránh dùng các từ dài và phức tạp

+ Hạn chế dùng dấu chấm hỏi, chấm than

+ Tránh dùng dấu chấm

+ Khi trích dẫn phải có dấu ngoặc kép

+ Không nên dùng các từ viết tắt

+ Cái gì hiểu ngầm được thì không cần viết ra

+ Tìm từ khóa để diễn đạt nội dung cốt lõi của tít. Thường đây là những động từ. Hạn chế dùng tính từ, trạng từ trong tít

+ Có nên dùng tít 2 dòng?

Tít trên báo online tối kỵ 2 dòng vì nó cần đi trực diện vào vấn đề, nêu được thông tin mới, lạ nhất, thông tin bản chất của vấn đề hoặc trả lời được câu hỏi mà công chúng quan tâm, chờ đợi nhất, hoặc là một phát hiện của báo... Báo in có thể dùng tít 2 dòng nhờ phần hình thức trình bày. Báo trực tuyến khó chuyển tải tít 2 dòng do đặc điểm quá trình lướt web của công chúng.

Nếu phải dùng tít 2 dòng, cố gắng dồn nén thông tin trong dòng tít chính.

+ Khi viết tin bài, bạn đặt tít trước hay viết nội dung tin bài trước?
BÀI TẬP: Đặt lại tít cho một tin của báo trực tuyến
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÓI QUEN UỐNG RƯỢU BIA

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố một kết quả khảo sát kéo dài 2 năm về thói quen uống bia rượu của những nhà báo trong khu vực. Hơn 100 nam phóng viên tuổi từ 30 – 55 của Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tham gia vào đợt nghiên cứu này.

Báo cáo khảo sát cho thấy rằng nhà báo Lào, Campuchia, Thái Lan trung bình mỗi tháng nhậu 4 lần với bạn bè hoặc trong công việc, trong khi đó, các nhà báo Việt Nam uống rượu bia bình quân mỗi tuần 2 lần.

Nhà báo Việt Nam nhậu 2 lần / tuần

Nhà báo Việt Nam nhậu gấp 2 lần các đồng nghiệp khu vực
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố một kết quả khảo sát kéo dài 2 năm về thói quen uống bia rượu của những nhà báo trong khu vực. Hơn 100 nam phóng viên tuổi từ 30 – 55 của Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tham gia vào đợt nghiên cứu này.

Báo cáo khảo sát cho thấy rằng nhà báo Lào, Campuchia, Thái Lan trung bình mỗi tháng nhậu 4 lần với bạn bè hoặc trong công việc, trong khi đó, các nhà báo Việt Nam uống rượu bia bình quân mỗi tuần 2 lần.

III.3. Một số thủ thuật làm tít khác
+ Chơi chữ:

+ Vàng mắt vì giá vàng

+ Nông trường Sông Hậu sẽ kết thúc có hậu?

+ “Cò” đậu sân Gò Đậu

+ Cầu Dần Xây, xây dần dần

+ Nở trường, nở lớp, không nở nhà vệ sinh


+ Khai thác thành ngữ, tục ngữ:

+ Trong cái khó ló... cái mới

+ Nén bạc đâm toạc… hợp đồng

+ Uống nước, quên nhớ nguồn

+ Nghề nuôi cá chép đang hóa rồng
+ Khai thác ca dao:

+ Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ

+ Hòn đất mà biết nói năng

+ Bao giờ cho đến ngày xưa…



+ Khai thác thơ, nhại thơ:

+ Bên A là chùm khế ngọt

+ Sương khói vẫn mờ thôn Vỹ Dạ
+ Khai thác tính đối xứng, nhạc điệu:

+ Mưa dập, lũ dồn

+ Xăng dầu tăng giá: Dân kêu cao, bộ bảo thấp

+ Sốt giá vàng, ai hốt bạc?

+ Bão gần chưa qua, bão xa lại đến

+ Thái Lan ngã ngựa, Việt Nam ngả bò

+ Tắc giao thông, kẹt phát triển
+ Khai thác lời ca khúc:

+ Em ơi, Hà Nội… chóp

+ Và con sông đã vui trở lại
+ Nhại tên một tác phẩm nhiều người biết:

+ Cuốn theo chiều giá

+ Chuông reo là… tắm

+ Những trò lố hay là VTV và Hoàng Thùy Linh

+ Bỗng dưng muốn… hét

+ Chiếc nón kỳ cục


+ Khai thác sự đối lập:

+ Đói ăn tại nước giàu nhất thế giới

+ Vị Chủ tịch Nước và ông già Việt kiều

+ Lê Công Vinh và những em bé bệnh ung thư


+ Sử dụng câu hỏi tu từ:

+ Nước Nhật nào đón ông Obama?


+ Tít ngắn:

+ Xuất khẩu cá độc

+ Vỡ đê
+ Kích thích sự hiếu kỳ:

+ Đình Toàn thích... gãi

+ Gương mặt Phi Thanh Vân bị biến dạng

+ BB Phạm đi bán… trà


III.4. Cần hạn chế
+ Những cái tít chung chung:

+ Có một nông dân như thế

+ Trách nhiệm thuộc về ai?

+ Cần chấm dứt tình trạng không ai nhận trách nhiệm 

+ Ai quản lý?

+ Vẫn còn bất cập

+ Đâu là lối ra?

+ Bức xúc những cây cầu

+ Cha chung không ai khóc

+ Biện pháp ngăn chặn thiếu khả thi

+ Tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

+ Chú trọng tìm việc cho phụ nữ trung niên


+ Dùng tít 2 dòng:

+ Kỳ án trộm cây sưa Hà Nội:

Cơ quan chức năng bó tay

+ Tuổi Trẻ Online:

6 năm - vẫn còn chờ những bước sải dài

+ Cung cấp thông tin SKSS cho vị thành niên và thanh niên trẻ tại Nghệ An:

Sân chơi bổ ích
+ Tít tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau:

+ Di dời tượng trái phép tại di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

+ Năm con cọp nghĩ về Tổ quốc
+ Xử lý tít bị vắt dòng, phân đoạn:

+ KHI MÁ VÀO CA

BA CON NGỦ VỚI CÔ GIÁO
+ THÔNG QUA VIỆC ÔNG TRƯƠNG QUANG

ĐƯỢC GIỮ CHỨC PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


+ TỔNG THỐNG B. OBAMA LÀM TÌNH

HÌNH CU BA CĂNG THẲNG


BBC đặt “tít” dài để nổi hơn trên Google

Kể từ ngày 20/11, các bài báo trên trang tin tức của BBC sẽ có tiêu đề dài hơn nhằm giúp người đọc dễ tìm thấy trên các cỗ máy tìm kiếm.

“Khoảng gần 29% lượng truy cập của BBC News (BBC Tin tức) đến từ các cỗ máy tìm kiếm,” Steve Herrmann, biên tập viên của website thuộc hãng tin BBC cho biết.

Chính vì thế, kể từ nay BBC sẽ cho phép các nhà báo của mình được sử dụng những tiêu đề dài hơn cho các bài viết đăng trên BBC News. Mỗi bài sẽ có 2 tiêu đề, một tiêu đề với khoảng từ 31 đến 33 ký tự sẽ được dùng trên trang chủ hay trên trang dành cho điện thoại di động và một tiêu đề khác với độ dài lên tới 55 ký tự sẽ được dùng bên trong bài viết và xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến.

Việc tùy biến để “nổi hơn” trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến đã trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của các báo điện tử từ vài năm qua. Ngày càng nhiều độc giả tìm đến các trang tin thông qua dịch vụ tổng hợp tin tức của Google News hay thông qua những đường link (liên kết) mà người dùng gửi cho nhau trên các mạng xã hội, email, Twitter hay dịch vụ đọc tin RSS. Đó chính là lý do vì sao các hãng xuất bản trực tuyến muốn chắc chắn rằng độc giả “sẽ tìm được nơi mà họ muốn đến”.

“Tùy biến theo công cụ tìm kiếm (SEO) có nghĩa là đưa nội dung trở nên dễ tiếp cận nhất đối với độc giả và đó cũng chính là công việc quan trọng của BBC News”, ông Steve Herrmann nói trên blog của hãng tin này.

Liệu việc này có làm “hỏng” việc sử dụng ngôn ngữ báo chí? Hay nó chỉ là một hành động nhằm ngăn chặn việc các nhà báo sử dụng các cụm từ quá “ngắn” và phức tạp đôi khi khiến độc giả không thể hiểu nổi? Câu trả lời chưa rõ ràng nhưng ít nhất việc cố gắng SEO tốt hơn như bổ sung các từ khóa quan trọng mà người dùng thường nhập trên các công cụ tìm kiếm khiến các tiêu đề bài viết trở nên hữu dụng hơn.

Trên thực tế, sự thay đổi này gần như không mấy ảnh hưởng ngoại trừ việc trang chủ của các website tin tức sẽ trở nên chật chội hơn và “có thông tin” hơn.


Làm báo điện tử: Cắt dán và... bóp méo


Đọc qua cái tin kể trên trên VNExpress, tôi hơi áy náy về cái tít, còn nội dung thì không có ý kiến gì. Nhưng kiểm tra bản tin gốc trên Tuổi Trẻ, tôi thấy có một số cái “sự vênh.” Thứ nhất là bài lấy lại được biên tập đi chút ít (thôi thì để cho câu cú gọn gàng, tạm chấp nhận), thứ nhì là những cái tên viết tắt T., V., B. đã điềm nhiên biến thành Thu, Vân, Bích (tôi tặc lưỡi, ừ thì tên nào mà chẳng là tên giả, lại cho qua), nhưng cái tít gốc thì hoàn toàn chẳng có “nỗi nhục” nào cả. Cụ thể, nó là “Thâm nhập những đường dây môi giới lấy chồng ngoại - Bài 1: Đau đớn thay phận đàn bà.” 
 
Cũng tình trạng biên tập bạt mạng như thế, tôi thấy một bài khác trên VNExpress với cái mở ngoặc (theo Lao Động) bên dưới. Tra bản gốc thì chỉ thấy một cái tít trung tính: “Hưng Yên: Xét xử sơ thẩm gần 70 con bạc liên tỉnh” nhưng sau khi biên tập một chút thì nó biến thành “Đánh bạc có gái 'giải đen'.” Cần lưu ý rằng chi tiết bắt “8 trường hợp mua bán dâm” chỉ là một chi tiết trong bài và thực sự trọng tâm chính là con số 116 con bạc bị bắt và 69 kẻ bị ra tòa vì liên quan đến vụ đánh bạc, mua bán dâm.
 
Một vụ không có “xáo trộn” nhiều về nội dung khi được đăng tải lại nhưng khá buồn cười là tin “Hai lần bị vợ cắt ‘của quí’” trên Tuổi Trẻ được VNExpress biên tập, sau đó VietNamNet... lấy lại một phần tin trên VNExpess nhưng đổi tít thành “Vẫn ổn định sau hai lần bị vợ cắt ’của quý’.” Trong tin này, trên Tuổi Trẻ viết là “18h ngày 9/6” nhưng sang hai báo kia trở thành “Tối 9/6.” Và chắc hai báo kia thấy chữ “của quý” chưa rõ ràng nên sửa luôn thành... “dương vật.” Trước đó không lâu, một bài viết khá dài trên Tiền Phong về chị Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bắc Mê (Hà Giang) xin sinh con ngoài giá thú khi xuất hiện trên một tờ báo điện tử khác chỉ còn chừng hơn 1/3 nhưng không hề theo dạng bài trích dẫn mà vẫn là mở ngoặc (theo...) ở dưới.
 

Ly kỳ nhất có lẽ là vụ bài viết trên báo Đẹp của TTXVN với tựa đề “’Con đường tình yêu’ của Ánh” khi lên một số trang web lại biến thành “Nguyệt Ánh thất vọng vì đàn ông Việt” và gây nên một cuộc tranh cãi nảy lửa trên nhiều diễn đàn. Thực ra trong bài viết, nhân vật chỉ kể về mấy cuộc tình của mình và nêu quan điểm riêng rằng “Đàn ông Việt nên thay đổi quan niệm, đừng nghĩ tất cả phụ nữ đều cần tiền và phải dựa vào họ.” Song một câu đúc kết thành tít đã thực sự gây nên chấn động. Người ta phê phán, thậm chí chửi rủa mà chẳng cần đọc kỹ bài, chỉ dựa vào cái tít. Ô hay, cô ta đâu hề nói thất vọng, đấy là mấy tờ báo khai thác lại đã tự nói đấy chứ! Sau vài ngày, cái tít tai hại này đã được dỡ bỏ để trở về với “bản gốc” nhưng mọi sự đã quá muộn. Các cuộc tranh luận trên các diễn đàn vẫn đang tiếp tục.


 
Có một trang web khá phổ biến từng bị phê phán trên các báo khác vì “biến hóa” bài sao chép thành bài của mình bằng cách cho cái cụm từ “theo...” vào một vị trí rất khiêm tốn trong nội dung bài. Hậu quả, người đọc có thể hiểu theo logic thông thường là chỉ có cái câu đó là lấy theo báo kia, còn toàn bộ nội dung là sản phẩm của tôi. May thay, tình trạng này lâu nay không còn thấy xuất hiện (hoặc chưa bị phát hiện thêm).
 
Tôi cố gắng tự bào chữa cho hành động kể trên là chỉ nhằm gây hấp dẫn cho độc giả và nhiều khi là vô ý thức. Nhưng rõ ràng trong không ít trường hợp, việc giật tít cho thật sốc, thật choáng rõ ràng là có chủ ý. Và không ít trường hợp, nội dung thậm chí còn bị bóp méo như những ví dụ kể trên.
 
Quan điểm của tôi về báo chí rất đơn giản: Không được sao chép của nhau để sử dụng vào mục đích thương mại (bán báo hoặc bán quảng cáo). Về nguyên tắc, muốn sử dụng bài của người khác thì phải xin phép, dù là dùng cho mục đích phi lợi nhuận. Tất nhiên, trong bối cảnh sử dụng thông tin từ Internet một cách tự do và tràn lan hiện nay, việc xin phép sử dụng cho mục đích cá nhân không phải thường xuyên được tuân thủ, song nếu một tờ báo lấy làm “hàng hóa” của mình để đưa lên trang web nhằm lôi kéo độc giả và bán quảng cáo thì không có lý gì lại được dùng “chùa.”
 
Và dù là dùng “chùa” hay thậm chí là có thỏa thuận, tôi cũng có quan điểm rất rõ ràng về việc dùng lại tin của cơ quan báo chí khác như sau:

  1. Nếu có dòng chữ “Theo...” ở đầu hoặc cuối bài thì nhất thiết phải đăng nguyên văn.




  1. Nếu không thể đăng đầy đủ do diện tích/khoảng trống hạn chế thì có thể biên tập nhưng chỉ là cắt giảm chữ chứ không được can thiệp vào từng câu và không được làm thay đổi ý nghĩa của từng câu, và đương nhiên là cả toàn bộ bài (nói nôm na là không được cắt gọt tùy tiện). Ngay cả tiêu đề (tít) của bài cũng phải tôn trọng tiêu chí này và nếu cần thay đổi thì cũng không phải là một câu... bịa.




  1. Nếu sử dụng theo kiểu trích dẫn từ một tờ báo, hãng tin thì có thể chỉ cần nêu nguồn tin và dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp những đoạn cần lấy, và nếu lấy một phần của câu thì không được làm người đọc hiểu sai nghĩa của câu đó.




  1. Việc sửa chữa chính tả và ngữ pháp là được phép nhưng không được làm sai nghĩa của câu đó.

Đầu năm 2005, tôi đã có bài viết khuyến cáo về tình trạng “xào xáo” trên báo chí, kể cả báo điện tử. Đến nay, tuy một số tờ báo mạng đã tăng thêm số bài tự viết, nhưng kiểu sao chép của nhau vẫn rất phổ biến. Khó mà chỉ ra được một tờ báo điện tử nào của Việt Nam không thực hiện chiêu “cắt dán” này, kể cả website của những tờ báo tiếng tăm. Hãy tưởng tượng độc giả đọc mấy trang web và thấy một câu chuyện được đăng y chang trên 3-4 tờ liền thì còn gì là hứng thú. Cách làm này rõ ràng trước hết là không tôn trọng độc giả, và kế đó là hành động sao chép có thể bị quy thành “ngang nhiên cướp công lao động của người khác.” Đấy là chưa nói đến tình trạng bóp méo cả bản gốc. 
 
Cắt dán bài của báo khác đã là việc không nên, cắt dán và làm cho sai lệch nội dung (hoặc cách hiểu của độc giả về nội dung) thì lại càng là điều cấm kị trong báo chí. Nhưng điều đó vẫn đang tồn tại và chắc là sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nếu bản thân các tờ báo điện tử không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí, vì lợi ích của độc giả, của các tờ báo khác và của chính mình./.

Viết tít

Tít (đầu đề) cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn sẽ bị bỏ qua. Vì vậy hãy dành nhiều công sức để viết tít. Đừng coi tít là phần phụ cần hoàn thành gấp rút sau khi bạn đã viết xong bài báo.

Một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:

- Trung thực


- Hấp dẫn
- Chính xác
- Trình bày đẹp

Tính trung thực

* Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh và /hoặc đồ họa kèm bài.


* Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng KHÔNG đơn thuần sao chép lại mào đầu.
* Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là tin thời sự hay là một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết.
* Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo.
* Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái với tít chính, đủ nội dung của tít chính và phụ hoàn toàn khác nhau.

Tính hấp dẫn

* Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn.


* Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có thể dùng cho tít.
* Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ.
Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng.
*Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức.
* Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách.
* Hãy độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn.
* Nên tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt và khó hiểu.
* Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn và mạnh hơn.
* Viết đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng. Tránh đưa những thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tít.
* Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Nếu họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc giả cũng cảm thấy như vậy.

Tính chính xác

* Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp... Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai.


* Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện... phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài.
* Kiểm tra và kiểm tra lại tất cả, kể cả chính tả, đặc biệt là họ tên. Khi đã viết xong tít và kiểm tra lại mọi thứ cẩn thận, hãy kiểm tra thêm một lần nữa cũng không thừa.
Hình thức đẹp
* Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít phụ.
* Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ trên trang báo và hãy viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho vừa với khoảng trống và phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối với đầu đề dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc.
* Hãy xem xét tới phần trình bày của bài báo trang báo, nên làm việc trước với biên tập viên dàn trang để viết tít bài báo của bạn hợp với các đầu đề khác, các đầu đề phụ và ảnh.

(Lược dịch bài giảng của Katherine McKinley, giảng viên lớp Phóng viên viết tin đối ngoại)

Chức năng của tít và cách viết tít hay

Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Hãy tưởng tượng trong một buổi sáng bận rộn, độc giả chỉ có thời gian cho những gì họ coi là quan trọng nhất. Tít là yếu tố chính yếu ở mức độ đọc đầu tiên, và nó quyết định số phận của bài báo. Vì vậy, đừng bỏ qua!

Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít:
- Thu hút sự chú ý vào trang giấy;
- Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt;
- Giúp độc giả lựa chọn bài;
- Khiến độc giả muốn đọc;
- Tổ chức trang;
- Sắp xếp thông tin.

Các loại tít:
- Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.
- Tít: trình bày cỡ to, chứa đựng những từ khóa.
- Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao).
- Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài.

Một tít hay cần phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:

- Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.


- Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh.
- Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.
- Không dùng câu hỏi.
- Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.
- Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.
- Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.

Tít có tính thông tin:

- Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).


- Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.
- Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn.
- Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc câu không động từ. Mỗi một cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa.

Tít gợi:
 Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.

Có vô số cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít có tính gợi.

Làm thế nào để thành công? Chọn ra vấn đề chính trong thông điệp cốt lõi: một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, cần đặt câu hỏi: mình cần nói điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết bài? Có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít trước khi viết bài. Nhưng thông thường phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít.
10. Đánh giá về ảnh trên một số báo trực tuyến hiện nay

V. Chụp ảnh và biên tập ảnh cho website
+ Vai trò của hình ảnh:

- Bắt buộc;

Có thể thay thế cho bài viết;

Diễn đạt thông tin, tạo sự tin cậy

Mục đích sử dụng:

- Riêng lẻ: Đặt trong bài viết

- Nhiều hình ảnh: thực hiện bài báo thông qua hình ảnh (soundslides), thư viện ảnh, chùm ảnh…

+ Một số lưu ý về hình ảnh:

- Bố cục theo nguyên tắc 2/3

- Điểm chết và đường chân trời

- Hậu cảnh và tiền cảnh

- Góc máy

- Hướng nhìn

- Khoảnh khắc bấm máy

- Thông tin trong bức ảnh

- Chú thích cho bức ảnh

+ Nguyên tắc chụp và biên tập ảnh:

1. Chọn góc máy hợp lý để có sự giao tiếp bằng ánh mắt với đối tượng được chụp



2. Chọn sử dụng phông rõ ràng

3. Chú ý nguồn sáng để làm nổi rõ chủ đề

4. Chọn chụp cận để làm nổi rõ chủ đề bức ảnh

5. Không đặt chủ đề vào giữa bức ảnh (các điểm chết)

6. Tránh sử dụng ảnh bị mất nét chủ đề

7. Phải chú ý các nguồn sáng

8. Khai thác ảnh đứng để tạo hiệu quả chiều sâu

9. Hãy biết “đạo diễn” cho một bức ảnh khi có thể




3.1.7. Hình ảnh, âm thanh, video clip:


Các yếu tố đa phương tiện tạo cho báo trực tuyến một thế mạnh mà các loại hình báo chí trước nó không có được: báo trực tuyến vừa là báo in, vừa là phát thanh, vừa là truyền hình. Thế mạnh này ngày nay đã được khai thác trong những mức độ nhất định.

Ứng dụng hình ảnh động, video hiện còn hạn chế do chuẩn công nghệ, đường truyền nhưng âm thanh, hình ảnh (image) thì được khai thác khá tốt ngay khi báo trực tuyến vừa ra đời. Radio online, truyền hình trực tuyến, truyền hình theoo yêu cầu là những chuyên mục nhiều báo trực tuyến khai thác khá tốt.



Tất nhiên, không phải báo trực tuyến nào cũng khai thác multi media nhưng có thể nói, những yếu tố hình ảnh, âm thanh, video clip sẽ góp phần tạo nên sự phong phú trong việc chuyển tải thông tin của báo trực tuyến và được coi là các thành tố trong hầu hết các site báo trực tuyến.



1() Theo phân tích của JupiterResearch, trong 5 năm tới, chi tiêu vào quảng cáo trên báo in sẽ dao động ít, chứ không giảm. Các doanh nghiệp sẽ bổ sung kênh online vào ngân sách quảng cáo chứ không điều tiết lại nguồn tiền hiện có.

2() Hãng khảo sát thị trường Jupiter Research (Mỹ) vừa đưa ra dự báo: tiền chi vào tiếp thị online trong 3 năm tới sẽ tăng khoảng 500 triệu USD, lên 15 tỷ USD, so với 13,8 tỷ USD của các kênh thông tin truyền thống. Tốc độ đầu tư vào quảng cáo trực tuyến - tức những thông điệp có trả tiền trên các website, dịch vụ trực tuyến và một số kênh tương tác khác như nhắn tin (SMS) hoặc e-mail - dự kiến sẽ tiếp tục tăng (đến năm 2009, đạt 16,1 tỷ USD).

3( ) Dẫn theo www.hocbao.com ; Nguyễn Hoàng dịch và tổng hợp

4() Có người gọi đây là đặc thù “hồi âm độc giả” – chúng tôi cho rằng cụm từ này không diễn giải được hết bản chất của đặc trưng này của báo trực tuyến, Khái niệm tương tác (interactivity) diễn đạt sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau, khái niệm “hồi âm độc giả” (feedback) diễn tả một chiều và không nêu được vai trò tích cực của công chúng truyền thông trong báo chí trực tuyến.

5() Số liệu do nhà báo Nguyễn Quang Thông – Phó Tổng biên tập báo Thanh niên cung cấp.

6() Như phỏng vấn trực tuyến nguyên Phó Thủ tuớng Vũ Khoan với chủ đề “Hội nhập WTO và APEC”; Phó Hiệu truởng Truờng Kinh doanh Harvard với chủ đề “Xây dựng thuong hiệu Việt theo cách nào?”; Đại sứ Israel tại VN và nguyên Đại sứ VN tại Trung Đông với chủ đề “Khủng hoảng Trung Đông: Một góc nhìn từ nguời trong cuộc”; Đại sứ Anh, ông Robert Gordon với chủ đề "Chống tham nhung cần kiểm soát và cân bằng"; Nhà tỉ phú Patrick McGovern, Chủ tịch tập đoàn truyền thông và công nghệ cao IDG (Hoa Kỳ); Đại sứ Thụy Sĩ, ngài Bénédict de Cerjat; Đại sứ Trung Quốc Tề Kiến Quốc…

7() Tuổi trẻ online đã phát hành ngay loạt bài đầu tiên: Mắt ếch của thầy; Nhờ thầy, em đã đủ niềm tin; "Ông ngoại"; Thầy cô là sinh viên tình nguyện!; Cô giáo tôi!; Không có cô, em không thể có ngày hôm nay; Bài học từ những chiếc bánh mì; Mẹ là cô giáo vĩ đại nhất; Ông giáo già và lớp học tình thương; Lời phê cuối cùng v.v…

8() Ví dụ việc đưa tin về vụ sóng thần hồi cuối năm 2004 rất được quan tâm nhưng không ít người phàn nàn về việc đăng tải các hình ảnh quá thương tâm

9() Live broadcacsting: Có người đề xuất cách gọi là “phát thẳng”, không gọi là “trực tiếp”. Ở Trung Quốc, “live broadcacsting” được dịch là “trực tuyến”. Công nghệ phát thanh – truyền hình trực tiếp không phải nhìn ở góc độ kỹ thuật mà nhìn ở góc độ phương thức làm phát thanh truyền hình mới, có tính tương tác. Trong thực tiễn phát thanh – truyền hình Việt Nam, ngay từ buổi sơ khai, khi không đủ băng từ lưu trữ, phát thanh – truyền hình đều làm “trực tiếp”: cụ thể là đọc trực tiếp đưa lên sóng.

10() Chi phí tiền điện, chi phí cho truyền dẫn, hạ tầng kỹ thuật, chi phí thuê bao đường truyền, chi phí khấu hao máy móc phát sóng v.v…

11() Có thể đưa ra một con số: truyền dữ liệu video qua cáp quang từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội phải chi phí 750.000 đồng / phút (giá của Công ty Viễn thông liên tỉnh – VTN), nhưng chỉ có một chiều. Trong trường hợp làm cầu truyền hình, tín hiệu thuận nghịch, giá sẽ gấp đôi. Truyền dữ liệu qua vệ tinh rẻ hơn nhưng cần có thiết bị đầu – cuối và chất lượng hình ảnh, độ an toàn thấp hơn so với truyền cáp quang nên truyền cáp quang được ưu tiên hơn khi làm các cầu truyền hình trực tiếp. Vệ tinh là phương cách khai thác khi truyền dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại

12() Chữ dịch của Đỗ Anh Đức (sđd)

13() Có thể tham khảo một phép tính dự báo sau đây của Rick Edmonds thuộc Viện Poynter: Tổng kết từ các tờ báo của Mỹ cho thấy doanh thu quảng cáo báo trực tuyến vào thời điểm giữa năm 2004 chỉ chiếm khoảng 3 - 4%, mức tăng trưởng này của báo in truyền thống là khoảng 4%. Vậy một cơ quan báo có nguồn thu 3 triệu USD từ quảng cáo trên bản trực tuyến và 97 triệu USD từ quảng cáo trên báo in thì phải mất bao lâu hai con số này mới bằng nhau? Câu trả lời – theo Rick Edmonds - là 10 năm - vào năm 2014. 

2004200520062007200820092010Báo trực tuyến 3%8%12%18,6%26,8%31,8%42,3%Báo in97%100,9%104,9%109,1%113,5%118%122%Bảng so sánh ước tính về doanh thu quảng cáo giữa báo trực tuyến và báo in ở Mỹ



Nhìn vào bàng trên, có thể thấy đến năm 2008, doanh thu quảng cáo trên mạng mới chỉ khoảng 30% so với báo in nhưng chỉ 2 năm sau đã đạt tới con số đáng kể. Những dự đoán sáng sủa hơn thậm chí còn cho rằng khoảng năm 2011-2012 là doanh thu quảng cáo trên báo trực tuyến ngang bằng hoặc hơn với doanh thu quảng cáo từ báo in.

14() Customize: nghĩa đen là “làm theo yêu cầu của khách hàng”. Trong thuật ngữ tin học, thường được dịch là “tùy biến”

15() Đó là hình thức truyền dẫn thông tin dưới dạng văn bản (text) thông qua kênh truyền hình thông thường. Phát minh teletext bắt đầu từ ý tưởng khai thác “phần lãng phí” của sóng truyền hình để chuyển tải thông tin: Các trang dữ liệu teletext được gửi đi bằng cách “lợi dụng” quãng xung đồng bộ dọc để đưa thông tin vào bằng các chuỗi xung nối tiếp. Đây là những vùng xung đồng bộ chưa sử dụng, được tận dụng để truyền dẫn thông tin. Do tốc độ truyền rất cao (khoảng 7 Mbps) nên có thể truyền 2.000 trang thông tin trong 8 giây. Thông thường hiện nay, người ta chỉ xây dựng khoảng teletext với 800 trang thông tin có cấu trúc của một hệ cơ sở dữ liệu. Như vậy, từ bất cứ máy thu hình nào có chức năng thu teletext, người xem đều có thể vừa xem chương trình truyền hình trên tivi vừa truy cập vào teletext để xem các thông tin cần thiết khác dưới dạng văn bản từ một Đài truyền hình nào đó có phát teletext.

16() Bill Gates

17() Ở Việt Nam chưa có báo trực tuyến nào ứng dụng khả năng này

18() Ở Việt Nam, có trang http://home.netnam.vn/ của NetNam đã thể nghiệm cung cấp tiện ích thay đổi màu sắc giao diện. Tuy nhiên, đặc trưng cá nhân hóa không chỉ dừng ở mức độ đó




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương