BÀI 1: TỔng quan báo trực tuyến I. Một số vấn đề lý luận


Mỹ: Báo trực tuyến lên ngôi



tải về 0.74 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.74 Mb.
#37775
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Mỹ: Báo trực tuyến lên ngôi


Khi các nhà quảng cáo và người đọc đang dần bỏ rơi tờ báo giấy truyền thống để chuyển sang các website trên Internet, thì ngày càng có nhiều tờ báo Mỹ coi báo trực tuyến như một giải pháp cứu vãn tình thế.

Các báo trực tuyến, một thời từng bị xem là mối đe dọa lớn nhất đối với báo in truyền thống, hiện nay dường như lại đang được xem là những vị cứu tinh của báo in.

Trong một cuộc khủng hoảng dường như không có hồi kết, gần đây tờ Philadelphia Inquirer đã thông báo cắt giảm 17% số biên tập viên, tờ Boston Globe đóng cửa ba đại diện ở nước ngoài cuối cùng của mình, còn tờ Los Angeles Times thì đang tìm kiếm người mua lại.

Theo Hiệp hội báo chí Mỹ (NAA), doanh thu của các tờ báo in đang tiếp tục giảm, với số người đọc trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9/2006 giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bản báo cáo về Tình hình báo chí truyền thông 2007, Dự án Excellence in Journalism viết: "Ngành công nghiệp báo chí đang ngày càng quan tâm tới báo trực tuyến hơn, và điều này có thể sẽ gia tăng trong năm 2007".

Theo số liệu của NAA, trong năm 2006, số lượng bạn đọc của các tờ báo trực tuyến đã tăng 22%, đạt 56,4 triệu người.

Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, ông Arthur Sulzberger, chủ bút tờ Thời báo New York nói: "Tôi thực sự cũng không biết là trong năm năm tới, chúng tôi có in tờ Thời báo New York nữa hay không?... Tôi không quan tâm".

Sau đó, ông này đã phải sửa lại bình luận của mình và nói rằng: "Tôi vẫn tin tưởng rằng các tờ báo in sẽ vẫn tồn tại lâu dài. Nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta cần phải chuẩn bị cho tình huống lời nhận định này là sai lầm".

Mọi tờ báo đều có chiến lược riêng của mình. Nhờ có hai ban biên tập riêng biệt, tờ Bưu điện Washington đã tạo ra một tờ báo trực tuyến có bản sắc riêng, mang tính quốc tế hơn so với tờ báo in.

Còn tờ Thời báo New York, lại tích hợp các ban biên tập bản in và bản trực tuyến để tạo ra một phiên bản giống hệt tờ báo in trên mạng Internet.

Trên website NYTimes.com, bà Vivian Schiller giải thích rằng đây là một cách để làm tăng vị thế của tờ Thời báo New York bởi càng đưa được nhiều thông tin lên mạng thì người đọc sẽ tin tưởng hơn vào một nguồn tin chính thống và đáng tin cậy như Thời báo New York.

Bà nói: "Đây là một cơ hội cho chúng tôi".

Còn tại tờ Tin tức buổi sáng Dallas, kể từ tháng 1-2006, một nửa số phóng viên ảnh của họ đã chuyển sang làm việc với các máy quay và mỗi ngày tờ báo này đưa ra khoảng sáu bản tin video trực tuyến, ông Chris Wilkins, phó phòng ảnh của tờ báo này cho biết.

Bầu không khí trong các phòng biên tập, vốn đã bị thu nhỏ tới hai lần trong hai năm, đã có một sự chuyển biến hoàn toàn. Ông này cũng dự đoán rằng trong 10 năm tới, "các tờ báo in sẽ trở thành một phụ bản của tờ báo trực tuyến, điều đó là không thể tránh khỏi".

Với nhiều tờ báo, khả năng thu lợi nhuận vẫn là điều hết sức quan trọng. Ngoại trừ một số báo, hầu hết các tờ còn lại đều cho phép người dùng sử dụng miễn phí hầu hết các dịch vụ Internet của họ và thu lại lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến.

Quảng cáo trực tuyến đang phát triển, theo NAA thì lĩnh vực này đã tăng 31,5% trong năm 2006. Mặc dù vậy, nó vẫn chỉ chiếm khoảng 5,4% trong số toàn bộ các quảng cáo trong ngành báo chí.

Ông Rosenstiel nói: "Chỉ trông chờ vào quảng cáo trực tuyến thì không đủ. Bởi vậy câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là các tập đoàn báo chí sẽ phải làm thế nào để mạng Internet tăng thêm lợi nhuận cho họ".

Ông nhận xét, các nhà báo sẽ tồn tại và phát triển như thế nào phụ thuộc vào việc các khối kinh doanh phải nghiên cứu tìm ra một mô hình kinh tế mới để có thể nuôi sống đội ngũ nhà báo.

Một số người khác, thí dụ như Rosenstiel, thì cho rằng việc chia sẻ lợi nhuận giữa các nhà cung cấp dịch vụ internet và các tờ báo, cũng như với truyền hình cáp, ít nhất cũng sẽ được thực hiện cho tới khi một kiểu kinh doanh mới được đưa ra.

5. Đặc trýng týõng tác của báo trực tuyến

1.3.6. Đặc trưng tương tác (4)


Những ngày đầu tháng 11/2006, báo trực tuyến VietnamNet đã đưa lên mạng lời chào mời cho một diễn đàn: “Bây giờ! sau 11 năm đàm phán, cánh cửa WTO đã mở, chào đón Viêt Nam! Đất nước chúng ta đã bước lên con tàu để ra biển lớn! Vận hội rất to lớn, nhưng thách thức cũng hết sức gay gắt!  Bạn nghĩ gì lúc này? Sẽ phải làm gì khi bước vào ngôi nhà mới! Mời quý vị bày tỏ ý kiến tại đây…”. Diễn đàn này đã nhanh chóng đón nhận hàng trăm lượt ý kiến từ nhiều nơi trên thế giới sau vài ngày ra thông báo.

Cách đó vài tháng, báo Tuổi trẻ online đã nhận được hơn 2000 ý kiến từ diễn đàn “Tuổi trẻ và lễ chào cờ”, Diễn đàn "Nuớc Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?" Thanh Niên mở ra từ ngày 27/3 - 30/6/2006, thu hút hàng vạn lượt ý kiến trong và ngoài nuớc, thể hiện tâm huyết, sự trăn trở của mọi tầng lớp nguời Việt Nam mong muốn đất nuớc ngày càng hùng mạnh (trong đó, số lượt ý kiến đóng góp qua Thanh niên online là 9276). Đã có 200 ý kiến được đăng báo và Nhà xuất bản Thông tấn in thành sách (5). Điều thú vị là những ý kiến đó khởi đi từ khắp nơi trên thế giới để đến với tòa soạn chỉ vài giờ sau khi báo mở ra diễn đàn và đóng góp nhiều ý kiến hết sức sâu sắc đến không ngờ. Chỉ sau khi đi vào hoạt động không lâu, VietnamNet đã mở ra chuyên mục phỏng vấn trực tuyến, rồi bàn tròn trực tuyến; Tuổi trẻ online hiện nay có trang giao lưu trực truyến…

VietnamNet từ đầu năm 2006 đến nay được tạo ấn tuợng với độc giả của mình qua các bàn tròn trực tuyến với các nhân vật nổi tiếng (6) hoặc các bàn tròn "Góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng X": Tận dụng thời cơ vàng để đột phá

Điều đáng nói là nhiều “bàn tròn trực tuyến” của VietnamNet đã thực hiện bằng cả phát thanh, truyền hình và văn bản trên mạng. Người khai thác Internet có thể nghe (như nghe phát thanh), xem như xem truyền hình trực tiếp và đọc văn bản cuộc trò chuyện. Mỗi cuộc bàn tròn của VietnamNet thu hút hàng trăm lượt ý kiến. Các bài tổng thuật sau đó phải chia thành nhiều kỳ để đăng tải lại. Nhân mùa 20/11/2006, đầu tháng, Tuổi trẻ online phát động viết bài về chủ đề biết ơn thầy cô mang tên “Người đưa đò thầm lặng”. Chỉ trong một tuần đầu phát động, báo đã nhận được hàng 215 bài gửi tới tòa soạn (7).

Công nghệ còn giúp báo trực tuyến hỗ trợ khả năng giao tiếp hai chiều với công chúng trở nên cực kỳ thuận lợi mà không một loại hình truyền thông nào có được. Người sử dụng có thể gửi ngay ý kiến bình luận hay nhận xét cá nhân vào bất cứ một vấn đề, một bản tin, một bài viết nào đã được đăng tải. Tin tức được phát hành trên báo trực tuyến có thể nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều người về nội dung thông tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng ngay về cách đưa tin của báo (8).

Hiểu theo nghĩa rộng, báo in cũng có khả năng tương tác qua việc xây dựng các hình thức trả lời thư bạn đọc, ý kiến độc giả v.v… Phát thanh, truyền hình với công nghệ trực tiếp (9) cũng tạo được khả năng tương tác cao đặc biệt trong các chương trình giao lưu, tọa đàm (talkshow). Thính giả, khán giả được mời gọi điện thoại trực tiếp đến phòng thu, trường quay để trao đổi với “nhà Đài” và khách mời. Hoặc hình thức phỏng vấn dư luận (vox-pop) trên phát thanh, truyền hình trong chừng mực nào đó cũng có ý nghĩa tương tác.

Tuy nhiên, so với báo trực tuyến, khả năng tương tác của báo in, phát thanh, truyền hình đều có giới hạn. Đó là sự giới hạn về dung lượng, giới hạn về không gian giao tiếp, giới hạn về tần suất và mức độ dân chủ trong giao tiếp. Với 1 đến 2 line điện thoại, phát thanh - truyền hình không thể cùng một lúc đón nhận nhiều ý kiến vào chương trình (vốn bị giới hạn về thời lượng của mình). Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn khán thính giả khác trong cả nước sẽ không có cơ hội tham gia chương trình khi “đường dây đã bận” do một khán thính giả nào đó đang sử dụng. Trong thực tế vì an toàn trên sóng, nhiều biên tập viên đã “giả lập” các cuộc điện thoại gọi đến để tạo sắc thái giao lưu cho chương trình. Cuộc điện thoại đó không thực sự đại diện cho ý kiến khán thính giả, mà là ý chí chủ quan của những người làm chương trình. Loại hình phỏng vấn trực tuyến thể hiện rõ nét nhất tính ưu việt của báo mạng: không giới hạn số người tham gia, số lượng câu hỏi phỏng vấn và nhất là giới hạn khoảng cách địa lý cũng bị loại bỏ. Hiện nay trên thế giới, nhiều báo trực tuyến đã nhận cả câu hỏi, lời bình luận của công chúng qua webcam, hoặc video clip (ghi hình ảnh và tiếng nói của họ).

Đứng ở góc độ quản lý, đặc trưng này giúp báo trực tuyến dễ dàng thăm dò dư luận (và thống kê, xử lý kết quả thăm dò) ngay trên “mặt báo” của mình - điều mà các loại hình báo chí cũ khó có thể làm: Người đọc có thể điền thông tin và hồi âm lại chỉ bằng vài động tác click chuột. Với báo trực tuyến, có thể đếm chính xác số lượt người truy cập đối với từng trang báo, từng bài báo… một cách cụ thể và khách quan. Chỉ cần những thống kê đó, Ban biên tập có thể kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp đối với từng trang báo. Việc điều tra này diễn ra hết sức khách quan, chính xác mà không mất nhiều thời gian, công sức.

Với thế mạnh này, báo trực tuyến thực sự tạo ra một cách “đọc” mới của công chúng truyền thông. Tác phẩm báo chí giờ đây không còn ý nghĩa là một sáng tạo của một nhà báo cụ thể mà là sản phẩm tập thể, trong đó, công chúng báo trực tuyến là đồng chủ thể sáng tạo. Khả năng tương tác cao của báo trực tuyến không chỉ tạo cảm giác gần gũi hơn giữa công chúng báo chí và tòa soạn mà nó có ý nghĩa dân chủ trong thông tin và tiếp nhận thông tin.

1.3.7. Đặc trưng chi phí thấp:


Một trong những lợi thế của báo trực tuyến so với báo in là không mất chi phí và thời gian cho công việc in ấn. Đối với báo trực tuyến, chi phí sản xuất không tỷ lệ thuận với số lượng phát hành (không có chi phí về giấy, in ấn, chi phí phát hành…) như báo in, cũng không tỷ lệ thuận với vùng phủ sóng như truyền hình analog (tương tự), truyền hình số vệ tinh và truyền hình cáp (10). Một tòa soạn báo in hằng ngày phải đối mặt với chuyện chi phí như số lượng trang in màu, đơn sắc, cách thức chế bản, số lượng in, loại giấy, vận chuyển báo... Bên cạnh đó, với đặc trưng phát hành toàn cầu, báo trực tuyến đã khắc phục được cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đưa ra nước ngoài.

Khi phóng viên báo trực tuyến tác nghiệp ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, việc truyền dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video, âm thanh…) về tòa soạn… chỉ cần những cú click chuột. Trong khi đó, truyền hình phải thuê bao vệ tinh hoặc đường truyền cáp quang để có thể đưa một bản tin ngắn với chi phí cao (11). Dây chuyền sản xuất báo trực tuyến rất đơn giản, chỉ cần một máy vi tính nối mạng, là có thể xuất bản một tờ báo. Với báo trực tuyến, khái niệm trụ sở tòa soạn cụ thể chỉ còn có ý nghĩa pháp lý và giao dịch (Đây cũng là mặt trái của loại hình truyền thông này nhìn từ góc độ quản lý). Quân đội Mỹ đã không thể tìm được “tòa soạn” nhiều báo trực tuyến của Al Qaeda khi họ tung lên Internet hình ảnh những con tin để đòi các yêu sách. Đặc trưng thông tin “đa nguồn – đa tiếp nhận” (12) của Internet cho phép báo trực tuyến xây dựng mô hình sản xuất online trên phạm vi toàn cầu với chi phí rẻ. Cả hệ thống nhân viên của một tòa soạn trực tuyến trên toàn thế giới có thể “giao ban”, trao đổi, biên tập, làm việc với nhau dễ dàng trên không gian mạng. Báo trực tuyến có chi phí rẻ vì nó phát triển dựa trên tài nguyên chung của hạ tầng kỹ thuật Internet.

Việc ứng dụng công nghệ truyền hình trực tuyến băng thông rộng và việc phải tạo ra nhiều khoảng trống hơn cho quảng cáo cũng như nội dung có đẩy chi phí sản xuất báo trực tuyến tăng lên, nhưng nó cũng không đáng kể so với chi phí in ấn và phát hành báo in, càng không đáng kể so với truyền hình. Trong khi đó, nguồn thu từ quảng cáo của báo trực tuyến ngày càng tăng lên. (13)

Ngày nay, với một vài phút tìm kiếm, nhà báo có thể có được thông tin mà nếu cách đây một thập kỷ phải mất hàng giờ gọi điện đường dài đắt đỏ, có thể phỏng vấn một người mà không cần phải tiến hành trò chuyện nếu không thể liên lạc bằng điện thoại, điện tín hay thư từ. Nhưng bên cạnh mặt tích cực, chi phí thấp trong việc sản xuất của loại hình báo trực tuyến này cũng có mặt trái. Vì thế, càng tiện lợi trong sản xuất, phân phối và thu thập thông tin, vai trò của người làm báo trực tuyến càng phải nâng cao hơn nhiều để đáp ứng thực sự yêu cầu chân chính của truyền thông.



6. Đặc trýng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến

1.3.8. Đặc trưng cá nhân hóa thông tin:


Có thể nói, khả năng cá nhân hóa (14) thông tin là một trong những ưu điểm mạnh nhất, đặc biệt nhất của truyền thông trực tuyến. Với đặc trưng này, báo trực tuyến được coi là phương tiện truyền thông lý tưởng nhất. Bởi tính chất nổi bật trong mối quan hệ với người sử dụng của cả ba phương tiện báo chí cũ là “tính một chiều” trong quy trình tiếp nhận thông tin. Vấn đề ở đây không phải là đặc trưng tương tác (interactivity) - như chúng ta đã nói ở phần trên mà là yếu tố tuyến tính (linerity) của báo in, phát thanh và truyền hình. Đối với phát thanh và truyền hình, chương trình phát sóng luôn được sắp đặt một cách tuần tự, khán thính giả không thể đảo lộn thứ tự này. Ví dụ, chương trình thời sự trên truyền hình Việt Nam được phát lúc 19 giờ, chương trình ca nhạc thiếu nhi được phát lúc 18 giờ 30. Điều đó có nghĩa là để xem được thời sự, khán giả phải đợi hết chương trình ca nhạc thiếu nhi. Họ không thể vượt qua được thứ tự đó.

Trong quá khứ, trước khi báo trực tuyến ra đời, ở châu Âu và một số nước châu Á đã thực hiện hình thức truyền thông teletext (15) thông qua việc lợi dụng một dãi tần trong truyền hình để phát qua máy thu hình. Teletext sau này được thử nghiệm ở Việt Nam và Đài phát thanh – truyền hình Đồng Nai là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện công nghệ truyền teletext tiếng Việt. Teletext thông qua hạ tầng truyền sóng analog của truyền hình biến các máy thu hình gần giống mạng máy tính cục bộ. Dịch vụ này cũng cho phép công chúng lựa chọn thông tin theo thư mục sắp xếp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là khả năng thô thiển nếu so với Internet.

Đối với báo in, việc lựa chọn thông tin dễ dàng hơn vì bản chất "mang thông tin một lần" của tờ báo. Độc giả có thể lựa chọn đọc thông tin mà họ thích. Tuy nhiên, giấy in là vật chuyển tải "chết", độc giả không thể có được tờ báo chỉ đăng những thông tin mình thích. Nói cách khác, độc giả của báo yêu thích tin thể thao thì vẫn phải mua một tờ báo đăng kèm cả thơ, truyện cười, bình luận chính trị v.v... Như vậy có thể thấy những đặc điểm (đúng hơn là hạn chế) trên là do đặc thù của phương tiện chuyển tải trong truyền thông quy định.

Báo trực tuyến với đặc thù Internet đã giải quyết từng bước bài toán “đa tiếp nhận” của công chúng truyền thông. Nói một cách cụ thể: khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến là khả năng mang tính tiện ích (vì khai thác đặc trưng này để cung cấp cho công chúng hay không phụ thuộc vào nhà truyền thông) cho phép người sử dụng lựa chọn những "thứ" họ thích. Đó có thể là thông tin, dịch vụ, màu sắc, giao diện, bố cục.... (tùy thuộc khả năng tòa soạn).

Một ví dụ khác: Khi xem một trận bóng đá trực tiếp trên truyền hình, khán giả đều tiếp nhận thông tin đồng bộ (linearity), theo một trật tự tuyến tính. Khán giả phải có mặt tại thời điểm phát sóng. Nếu phải làm một việc khác trong lúc xem đá bóng (ví dụ tiếp khách đột ngột) nhưng trong thời gian đó đã có một bàn thắng đẹp diễn ra. Làm sao xem lại pha bóng đã bị bỏ lỡ? Báo trực tuyến giải quyết được bài toán đó bằng đặc trưng cá nhân hóa thông tin, hay nói đúng hơn, bằng công cụ cho phép tiếp nhận thông tin không đồng bộ, phi tuyến tính (non-linearity). Phát nhận thông tin không đồng bộ đem đến tiện lợi hơn cho người sử dụng bởi “bản chất con người là vươn đến thông tin không đồng bộ” (16).

Một trong những ứng dụng khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến đã được các báo lớn trên thế giới khai thác là tạo ra phiên bản địa phương hóa (locality) (17). Các tờ báo trực tuyến lớn trên thế giới như www.bbc.co.uk (của tập đoàn BBC) hoặc www.voanews.com (của Đài Tiếng nói Hoa kỳ) đã xây dựng nhiều phiên bản cho các quốc gia khác nhau với nội dung phù hợp cho các quốc gia đó, tất nhiên, bằng ngôn ngữ chính của quốc gia đó. BBC online và VOAnews online đều có phiên bản tiếng Việt bên cạnh nhiều phiên bản các ngôn ngữ lớn trên thế giới. VOAnews trực tuyến phát hành 62 phiên bản địa hương hóa với 62 ngôn ngữ, con số này với BBC là 33.

Chưa hết, đặc trưng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến, còn là khả năng cung cấp cho người sử dụng tự trình bày hình thức site báo. Về lý thuyết, đó là khả năng cho phép người sử dụng tự thay đổi các module của báo thông qua một phần mềm có nhiều tùy chọn. Người sử dụng thích đọc tin thể thao, họ có thể sắp xếp lại trang chủ để đưa mục tin thể thao vào vị trí họ thích trên trang chủ, hoặc có thể tự thiết kế lại website của một tờ báo trực tuyến nào đó sao cho vừa ý họ: thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, màu nền của trang báo trực tuyến, màu của manchette… Tất cả không chỉ là lý thuyết. Nhưng hiện nay báo trực tuyến Việt Nam chưa khai thác khả năng này ra cho người sử dụng vì lý do an toàn thông tin (18).

Hiện nay, lý luận báo chí hầu như chưa có những tổng kết rõ ràng hoặc dự báo đầy đủ về đặc trưng này của báo trực tuyến do Internet ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nhưng từ góc độ phân tích lý thuyết, có thể thấy, những yếu tố thể hiện khả năng cá nhân hóa thông tin của một báo trực tuyến phụ thuộc vào: 1. Khả năng sáng tạo của báo; 2. Khả năng công nghệ cho phép.



Tóm lại, đặc trưng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến có thể hiểu là nhóm khả năng đặc biệt của loại hình báo chí này trong việc cho phép người sử dụng có thể tự do lựa chọn thông tin mình cần, vào đúng lúc mình cần (tiếp nhận thông tin không đồng bộ), theo cách thức mình mong muốn (khả năng tự trình bày)…

Đặc trưng này thể hiện sự khác biệt về chất của mô hình truyền thông trực tuyến khi so sánh với các loại hình báo chí khác. Cùng với đặc trưng tương tác, khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến cho phép người sử dụng trở thành đồng chủ thể trong quy trình truyền thông. Thế mạnh của nó chính là vấn đề dân chủ trong thông tin và tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, với thông tin đồng bộ, cả cộng đồng có thể xem cùng một hình ảnh, nghe cùng một bản tin, chịu sự tác động của cùng một cách nhìn, và do đó, có cùng một phản ứng, báo chí truyền thống có thể phát huy sức mạnh của truyền thông đại chúng. Cá nhân hóa thông tin - vì thế - vừa mang ý nghĩa tích cực, vừa mang đến những hệ lụy khó lường khi quyền lực được trao quá nhiều cho người sử dụng.



***

Khi truyền hình ra đời, nhiều người tưởng rằng thời của phát thanh đã hết. Khi báo trực tuyến xuất hiện, nhiều ý kiến nói rằng báo in đã đến lúc cáo chung, nhưng thực tế sẽ không phải như vậy. Tuy nhiên, giới truyền thông cũng đang nhìn thấy ở báo trực tuyến những tiềm năng to lớn cả về truyền tải nội dung cũng như những lợi ích thương mại mà phương tiện này có thể mang lại trong những năm tới. Thời đại số đã tạo ra một phương tiện mới, tạo ra phương pháp tác nghiệp mới cho các nhà báo. Giữa một biển thông tin không giới hạn, vai trò và kỹ năng của nhà báo lại được đặt lên hàng đầu: phải biết tận dụng các đặc trưng của báo trực tuyến để làm tốt hơn nữa thiên chức nhà báo nhưng cũng không nên xem công nghệ như “chiếc đũa thần”. Hơn ở đâu hết, báo trực tuyến đòi hỏi khắt khe các kỹ năng của nghề báo - kiểm tra sự việc, xác định và đánh giá chất lượng các nguồn tin. Internet đưa nhân loại đi từ thái cực quá thiếu thông tin đến thái cực quá tải thông tin. Khi thông tin tràn ngập, sự trung thực của thông tin mới có vai trò quyết định. Người xem/nghe/đọc cần chọn sự thật từ kho thông tin đồ sộ. Báo trực tuyến là một loại hình báo chí mạnh và mới, tạo cho nhà báo nhiều cơ hội, công cụ để tiếp cận, xử lý, phát hành nguồn tin. Nhưng nó cũng trao quyền lực đó vào tay công chúng truyền thông. Ngày nay với mọi thông tin sẵn sàng trên đầu ngón tay người sử dụng, người làm báo trực tuyến bên cạnh việc nắm bắt công nghệ, càng cần phải rèn luyện tốt hơn nữa về các kỹ năng báo chí kinh điển.



7. Đóng góp của báo trực tuyến trong đời sống truyền thông của Việt Nam hiện nay


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương