BÀI 1: TỔng quan báo trực tuyến I. Một số vấn đề lý luận


Nhóm 6 – Sự cạnh tranh của báo mạng điện tử với các loại hình báo chí khác



tải về 0.74 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.74 Mb.
#37775
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nhóm 6 – Sự cạnh tranh của báo mạng điện tử với các loại hình báo chí khác


Posted on September 21, 2009 by k29bm

Báo mạng – một loại hình báo chí tuy chỉ vừa mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây –  nhưng đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng mọi độc giả. Sự xuất hiện của báo mạng điện tử không ít thì nhiều đã gây ra những xáo trộn đối với các loại hình báo chí khác. Cuộc cạnh tranh giữa báo truyền hình, báo nói, báo viết và báo điện tử hiện nay vẫn chưa đến hồi ngã ngũ, nhưng dường như tại thời điểm này, báo điện tử đang chiếm ưu thế, khẳng định sức mạnh của một loại hình báo sinh sau đẻ muộn nhưng đầy tiềm năng.

Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác ở Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu. Chỉ sau một thời gian ngắn, báo điện tử đã vươn lên chiếm ngôi của những loại báo lúc bấy giờ như báo in, báo hình hay báo nói. Theo các số liệu thống kê, số lượng độc giả của báo mạng tăng 30%, số lượng người đọc các tờ báo online hàng tháng là 55,5 triệu lượt. Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả Internetcuar hãng dịch vụ thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến. Vậy nguyên nhân do đâu mà báo mạng điện tử đã có được vị trí như ngày hôm nay?

Ưu thế đầu tiên của báo điện tử chính là khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy, cùng với sự phong phú, đa dạng của các thông tin này. Với cùng một thông tin như nhau, nếu là báo hình hoặc báo nói thì phải đợi đến giờ phát sóng của các bản tin, hay với báo in thì phải chờ công đoạn kiểm duyệt thông tin, in báo, sau đó phải đợi đến tận ngày phát hành thì thông tin mới được đến với tay bạn đọc. Trong khi đó, với báo mạng bạn chỉ cần một cái nhấp chuột, tất cả những thông tin nóng hổi nhất sẽ luôn được cập nhật, gần như cùng một lúc với sự kiện diễn ra. Cái mà người đọc cần chính là sự nhanh nhạy trong các thông tin, và báo mạng đã đáp ứng được nhu cầu đó của các độc giả. Báo điện tử đã tham gia vào đời sống xã hội  với tư cách như một cơ quan đưa tin chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, những thông tin mà báo mạng đưa ra đều được trải rộng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế – chính trị đến lĩnh vực văn hóa – xã hội hay thể thao, thời tiết, người đọc có thể tùy chọn theo từng mục đề mà mình thích để đọc báo. Luợng thông tin mà báo mạng đưa ra không hề thua kém những loại hình báo chí khác về sự đa dạng, phong phú.

Một trong những lợi thế khác của báo mạng chính là ở khả năng lưu trữ dường như là vô tận của các thông tin. Độc giả chắc sẽ cảm thấy khó khăn nếu muốn lưu trữ hay bảo quản những thông tin đã được phát sóng ở những chương trình phát thanh hoặc truyền hình. Với báo điện tử, người đọc có thể tìm kiếm các tài liệu cần thiết, sau đó có thể dễ dàng lưu (save) các thông tin đó để phục vụ cho mục đích của bản thân. Những tài liệu đó sẽ được lưu trữ một cách an toàn mà không chịu ảnh hưởng của thời gian, không gian như khi ta lưu giữ thông tin trên báo in. Không những thế, bằng cách đánh dấu các bài đọc, độc giả cũng tìm lại được các thông tin một cách dễ dàng. Ngoài ra, sức chứa dữ liệu của báo điện tử cũng vượt mặt những loại hình báo chí khác. Nếu như với báo truyền hình và báo phát thanh, lượng thông tin phải phụ thuộc vào thời lượng phát sóng của từng chương trình, hay với báo viết phải phụ thuộc vào số lượng trang báo thì báo điện tử lại không hề bị giới hạn về lượng thông tin được đưa ra.

Báo mạng còn có tính chủ động cao hơn so với các loại hình báo chí khác. Độc giả có quyền được lựa chọn thông tin một cách nhanh chóng. Với một chương trình truyền hình, người xem có thể phải mất một khoảng thời gian để đánh giá chương trình hay hay dở thì với một thông tin trên báo mạng, người đọc dễ dàng nhận ra thông tin mình có muốn theo dõi hay không chỉ qua những dòng chữ đầu tiên. Ngoài ra, giữa độc giả và tòa soạn của một tờ báo mạng luôn có sự tương tác rất cao. Người đọc dễ dàng gửi ý kiến về một bài báo ngay lập tức (đối với một số tờ báo mạng phía dưới bài báo luôn có một khung dành riêng cho ý kiến độc giả), và qua đó tòa soạn cập nhật những nhận xét hay những thông tin nóng được nhanh chóng hơn.

Với những thông tin lí thú ở trên những trang báo điện tử, bạn đọc dễ dàng chia sẻ nó cùng với bạn bè hay người thân bằng nhiều cách dễ dàng và thuận tiện như gửi email hoặc gửi trực tiếp vào yahoo messenger. Bằng cách đó, thông tin sẽ lan truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng sâu rộng hơn.

Còn một ưu thế nữa của loại hình báo điện tử đó chính là yếu tố đa phương tiện (multimedia). Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người đọc lướt web không chỉ được cập nhật thông tin dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí. Ưu thế này không hề xuất hiện ở các loại hình báo khác.

Chính những sự ưu việt của báo điện tử đã giúp loại hình báo này “lên ngôi”, đồng thời đẩy những loại hình báo chí khác rơi vào khủng hoảng. Đầu tiên phải kể đến báo in khi vào năm 2008, 5 tờ báo lớn nhất nước Mỹ đều sụt giảm lượng phát hành. Tờ New York Times giảm 3.6%, Los Angeles Times giảm 5.2%, Daily News giảm 7.2%, New York Post giảm 6.3%. Tờ nhật báo hàng đầu Christian Sciene Monitor (CSM) cũng tuyên bố sẽ đình bản in hằng ngày từ tháng 4/2009. Hàng loạt vụ phá sản của báo chí Mỹ cũng xảy ra trong năm 2008, khi mà báo điện tử vươn lên chiếm thế độc tôn.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Báo chí (Bộ TT&TT), đến tháng 5/2009 đã có 4 tờ báo xin ngừng hoạt động, 5 tờ báo xin giảm kì, 6 báo xin giảm trang. Có báo lớn đã phải cắt giảm 20% lương nhân viên.

Với báo hình, tại Mỹ số người xem truyền hình đã giảm 2,5 triệu chỉ trong vòng từ 2006 đến 2008. Ngoài ra thời lượng xem TV mỗi ngày cũng giảm một cách đáng kể. Nguyên nhân là bởi sự thiếu cải tiến trong các chương trình truyền hình, chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của độc giả. Trong khi đó với báo điện tử, dễ dàng thấy được rằng chất lượng hình ảnh và âm thanh không hề thua kém truyền hình hay phát thanh.

Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ Internet nói chung hay báo điện tử nói riêng đã giúp nhiều công ty kiếm lời bằng cách bán quảng cáo thông qua các đoạn video phát trên mạng. Từ trước đến nay ưu thế này chỉ dành riêng cho truyền hình, và xu hướng này của các nhà quảng cáo đã trở thành một thách thức lớn đối với mạng lưới truyền hình trên thế giới. Nhiều tờ báo in đã phải lập tức triển khai phiên bản điện tử, trong đó phần lớn là phát hành lại các bài báo từ bản giấy và cập nhật thêm thông tin riêng vừa để cạnh tranh với báo điện tử, vừa là không thể cưỡng lại xu thế điện tử hóa. Trên thế giới, các ông trùm báo chí đã “kết án” báo in khi cho ra đời hàng loạt phiên bản điện tử, khiến công chúng không bỏ tiền mua báo in nữa. Biện pháp trên cũng được nhiều kênh truyền hình trên thế giới áp dụng. Ngay cả kênh truyền hình CNN cũng phải nhờ tới sự đột phá mang tên “CNN.com” mới giữ vững được ngôi vị là kênh truyền hình tin tức hàng đầu thế giới.

Với sự lớn mạnh như vũ bão của báo mạng điện tử, các loại hình báo chí khác đang có những sự thay đổi không ngừng để chiếm lại vị trí của mình trong lòng độc giả. Bên cạnh việc cải tiến nội dung, các loại báo này đang nỗ lực trong việc đổi mới cách trình bày hay giao diện. Mới đây, người ta tuyên bố sẽ gắn con chip điện tử lên những trang báo in, qua đó người đọc có thể thấy những hình ảnh quảng cáo vô cùng sống động như ta xem trên truyền hình. Những hình ảnh này có chế độ tự động bật – tắt khi ta giở sang trang kế tiếp. Cách tân này của báo in đã gây ra sự tò mò rất lớn đối với phần nhiều độc giả. Người ta đang chờ đợi từng ngày để có thể cầm trên tay tờ báo in công nghệ cao đầu tiên trên thế giới.

Nhiều tờ báo mạng cũng đã tuyên bố sẽ thu phí đọc báo online đối với các độc giả. Điều này đã gây ra sự hoang mang cho người đọc khi mà ưu điểm chi phí rẻ của báo mạng giờ đây đã không còn. Vậy với sự cạnh tranh không ngừng của các loại hình báo chí khác, liệu báo điện tử còn có thể chiếm vị trí độc tôn nhờ các ưu thế của mình hay không? Tương lai của báo mạng điện tử cùng với báo truyền hình, báo phát thanh và báo viết sẽ ra sao? Những câu hỏi này hiện vẫn đang chờ thời gian trả lời./.



2. Vấn đề nguồn thu báo trực tuyến

1.3. Doanh thu quảng cáo của báo trực tuyến sẽ tăng


Doanh thu quảng cáo trên báo chí trực tuyến toàn cầu, nhân tố làm thay đổi và kích thích sự phát triển của loại hình truyền thông này đang tiếp tục tăng và có thể còn tăng nhanh hơn trong thời gian tới. Hoạt động quảng cáo trên các website báo chí Châu Á, theo đánh giá của ADB, tuy chưa có số liệu cụ thể, nhưng cũng tăng trưởng tốt. Sự phát triển đột biến của nguồn thu từ quảng cáo trên báo chí trực tuyến cũng đã kéo doanh thu quảng cáo trên Internet tăng theo. Nhiều báo trực tuyến trên thế giới cho biết họ hoạt động có lãi từ năm 2002. Hiện nay báo trực tuyến ở Việt Nam đa phần vẫn phải bù lỗ, nhưng có một vài đơn vị báo trực tuyến độc lập nay đã bắt đầu khởi sắc. Đó có thể là dấu hiệu đáng ngại cho báo in, nhưng cũng có thể là chiếc phao cho báo in, phát thanh, truyền hình tương lai khi tích hợp truyền thông.

Với sự phát triển nhanh của các hình thức truyền thông trực tuyến, chắc chắn, cả báo in, phát thanh và báo hình đang trải qua thời kỳ khựng lại hoặc giảm lượng độc giả, thính giả, khán giả và doanh thu quảng cáo bị chia ra. Tuy nhiên, sự giảm sút này không đáng ngại bằng việc công chúng truyền thông đang có xu hướng chuyển sang loại hình báo chí mới. Theo các thống kê của Hiệp hội báo chí quốc tế, khi có một sự kiện thời sự nóng, chẳng hạn chiến tranh Iraq, vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới, vòng chung kết giải bóng đá thế giới World Cup… lượng công chúng trực tuyến sẽ tăng đáng kể bởi khả năng chuyển tin tức liên tục của báo trực tuyến có lợi thế hơn việc đưa tin theo chu kỳ 12 hoặc 24 giờ/lần như các phương tiện báo chí truyền thống khác. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi này không quá nhanh như nhiều người hình dung, đặc biệt là ở Việt Nam. Nói cách khác, mặc dù báo in, phát thanh, truyền hình được dự đoán sẽ bị báo trực tuyến “qua mặt” về thu nhập quảng cáo, nhưng điều đó không có nghĩa là doanh thu quảng cáo của các kênh truyền thống sẽ bị chia cho báo trực tuyến. Bởi báo trực tuyến sẽ có đối tượng riêng của mình và các loại hình báo chí truyền thống sẽ tìm ra con đường phát triển riêng (1). Một số nghiên cứu cho thấy số giờ trung bình mỗi năm mà người dân dành để đọc báo in đang có xu hướng giảm, song đây không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng chậm hoặc giảm quảng cáo trên phương tiện truyền thông này.

Lý do chính xuất phát từ đặc trưng của báo chí trực tuyến: Quảng cáo trực tuyến đang ngày một phổ biến bởi nó đem lại cho các đơn vị tiếp thị những tính năng đặc biệt mà những kênh thông tin khác không có. Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ đã dần có thói quen “lướt web” để tìm hiểu “săm soi” sản phẩm trước khi mua một cách rất riêng tư và thậm chí được tư vấn dễ dàng về chính sản phẩm đó trên mạng. Quảng cáo trực tuyến tạo cho các nhà quảng cáo cơ hội rất tốt để gây ấn tượng với khách hàng trước khi họ quyết định. Báo trực tuyến (và Internet) còn đem lại cho nhà quảng cáo khả năng theo dõi phản ứng của người tiêu dùng trên mạng, nhờ đó đề ra được những cách tiếp thị thích hợp.

Góp phần vào sự tăng trưởng của quảng cáo trên báo trực tuyến là sự phổ cập của băng thông rộng, công nghệ giúp tăng mạnh tốc độ truyền và lượng thông tin tới độc giả. Nó cho phép các nhà quảng cáo giới thiệu các phim ngắn về sản phẩm, cho phép độc giả tương tác với sản phẩm: nghe được âm thanh sống động, xem tại nhà để quyết định mua qua công nghệ tạo hiện trường ảo.

Chi phí quảng cáo trên báo trực tuyến thấp hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống và khả năng tương tác đa dạng và phong phú cũng khiến cho quảng cáo trên Internet hấp dẫn hơn. Đặc biệt với báo trực tuyến, có thể đo lường được hiệu quả quảng cáo (bao nhiêu người có thể nhìn thấy (tiếp cận) thông tin quảng cáo đó 1 lần, 2 lần,… n lần – khái niệm “reach”) và có thể tính ra chi phí cụ thể: mất bao nhiêu USD để đưa được thông tin quảng cáo tới 1.000 người khai thác báo trực tuyến (trong tương quan so sánh với giá quảng cáo qua truyền hình vào giờ cao điểm để đưa thông tin đó tới 1.000 khán giả).

Với đặc trưng chi phí thấp trong khâu sản xuất, báo trực tuyến càng có lợi thế hơn trong việc thu hút quảng cáo vì báo in để tăng chất lượng thông tin quảng cáo phải tăng chi phí in ấn. Bên cạnh đó, đặc trưng phát hành toàn cầu cho phép báo trực tuyến không bị giới hạn bởi thời gian và không gian địa lý. Sản phẩm dịch vụ quảng bá được rộng rãi, tiếp cận tới công chúng/khách hàng bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu khắp toàn cầu. Tất nhiên ở Việt Nam hiện nay, một sản phẩm cụ thể như phân bón, mì chính, dầu gội đầu… dành cho đối tượng là nông dân ở những vùng miền cụ thể thì việc quảng cáo trên báo trực tuyến không cần thiết và không hiệu quả (thông tin quảng cáo đó không cần phát hành toàn cầu và nông dân đại đa số chưa làm quen với báo trực tuyến).

Nhưng xu thế trên thế giới là lượng độc giả, thính giả, khán giả của báo in, phát thanh, truyền hình truyền thống đang bị thu hút dần qua các báo trực tuyến tương ứng ngày càng nhiều hơn, nhất là công chúng trẻ (2).

Bên cạnh đó, trong tương lai, báo trực tuyến Việt Nam còn có thể bán được thông tin khi đã đầu tư xây dựng thương hiệu, củng cố uy tín cũng như cung cấp thông tin hấp dẫn để đủ sức thuyết phục người sử dụng bỏ tiền mua. Và điều đó trên thế giới đã không còn là dự báo bởi từ năm 2003, báo NewYork Times Online (Nytimes.com), không cho phép người sử dụng khai thác tất cả nội dung miễn phí. Ngoài ra, muốn xem thông tin lưu trữ trên Nytimes.com cũng phải mất tiền. Một số báo trực tuyến khác như Wall Street Journal (wsj.com, thuộc Tập đoàn Dow Jones) thậm chí tính phí online cao hơn phí đăng ký báo in dài hạn (79 USD/năm cho báo online, trong khi chỉ 39 USD/năm cho báo in) hoặc Time Online (time.com) từ đầu năm 2004 đã không còn cho khai thác miễn phí tất cả bài báo, đặc biệt các “bài đinh”, chuyên đề (cover story) phát hành thị trường Bắc Mỹ (3). 



Bên cạnh việc thu hút ngày càng cao hơn doanh số quảng cáo, tài trợ và dịch vụ, việc bán thông tin trên báo trực tuyến được xem là một trong những xu hướng của loại hình báo chí này trong tương lai. 
3. Mạng xã hội có làm thay đổi mô thức truyền thông hiện nay?


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương