BÀI 1: TỔng quan báo trực tuyến I. Một số vấn đề lý luận


NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG BÁO TRỰC TUYẾN VIỆT NAM



tải về 0.74 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.74 Mb.
#37775
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG BÁO TRỰC TUYẾN VIỆT NAM:

2.3.1. Thành tựu:


Báo trực tuyến mới phát triển ở nước ta trong những năm qua nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với ưu thế mà báo in không có được, báo trực tuyến đã đề cập một cách nhanh nhất các sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Số lượng người truy cập ngày càng đông vì loại hình này có thể đáp ứng nhiều yêu cầu và cung cấp nhiều thông tin mà mọi người quan tâm. So với báo in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến còn có khả năng lưu trữ, bảo quản thông tin hiệu quả, gọn nhẹ, đỡ tốn kém và phục vụ kịp thời cho việc tra cứu theo yêu cầu. Bên cạnh đó, so với các loại hình báo chí khác, nó đã khắc phục được cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đưa ra nước ngoài. Nhờ đó, báo trực tuyến Việt Nam còn là phương tiện để tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp cho bạn bè trên thế giới, Việt kiều đang sống ở nước ngoài hiểu về công cuộc đổi mới, tình hình phát triển của đất nước. Báo trực tuyến cũng góp phần đắc lực trong việc cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội cho một phần không nhỏ các bộ phận dân cư.

Những dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, số truy cập từ nước ngoài chiếm tới 90% tổng số lượt truy cập của nhiều báo trực tuyến lớn ở Việt Nam như VietnamNet, Tuổi trẻ online, VnExpress... Cũng theo thống kê tại tòa soạn VietNamNet, tới 40% thư gửi về tòa soạn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình đối với những sự kiện đáng chú ý hay với các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước mà báo trực tuyến đã đăng tải, là từ người Việt Nam ở nước ngoài. Trong báo cáo về công tác tuyên truyền đối ngoại được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tháng 4/2004, vai trò của báo trực tuyến trong thông tin tuyên truyền đối ngoại đã được thừa nhận.



Đến nay, các báo trực tuyến lớn ở Việt Nam hoạt động khá hiệu quả, phần lớn thể hiện trên cả hai thứ tiếng Việt và Anh và rất hấp dẫn các độc giả vì sự đa dạng và tính cập nhật thông tin, như báo Quê Hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Du lịch điện tử, Tuổi trẻ online, Thanh niên online, Thời báo kinh tế Sài Gòn online v.v... Ngoài ra, còn hàng trăm các website của các Bộ, ngành và doanh nghiệp – dù có thể không phải là báo trực tuyến - cũng là những nguồn thông tin vô cùng phong phú, góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và cuộc sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Nội dung thông tin thời sự - chính trị của báo trực tuyến giúp cho công chúng truyền thông có cơ hội nắm bắt một cách tổng hợp và nhanh chóng tình hình, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, sự kiện APEC hay kỳ họp lần thứ 10 của Quốc hội khóa XI… với hàng loạt thông tin (từ chủ trương của Đảng, từ những văn bản pháp quy đến những chuyện bên lề các sự kiện) đều có thể tìm kiếm khá dễ dàng và phong phú trên báo trực tuyến. Mà những thông tin này giờ đây không chỉ là văn bản. Một phát biểu của Tổng thống G. Bush tại Hà Nội cũng có thể được người nghe/xem/đọc báo trực tuyến khắp nơi trên thế giới theo dõi từ các báo trực tuyến trong nước. Diễn đàn góp ý cho Đảng trước Đại hội X là một minh chứng hùng hồn cả về sức mạnh, hiệu quả truyền thông của báo trực tuyến lẫn đường lối báo chí của Đảng ta trong việc khai thác thế mạnh của báo chí trực tuyến. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều sự quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có việc tạo điều kiện để bà con Việt kiều được tiếp cận với các nguồn thông tin phong phú từ trong nước, đáp ứng mong mỏi được biết tình hình quê nhà, các chủ trương chính sách của Nhà nước trên mọi lĩnh vực, nhất là cải cách kinh tế, chính trị. Cùng với việc các ấn phẩm báo chí trong nước được phát hành ở nước ngoài với số lượng tăng nhanh hàng năm và việc Đài Tiếng Nói Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng, sự đón nhận nồng nhiệt của Việt kiều với chương trình VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam là những ví dụ cụ thể cho thấy nhu cầu rất cao của người Việt ở nước ngoài đối với thông tin trong nước. Tuy nhiên, do những khó khăn về địa lý, chính trị xã hội của nước cư trú và do điều kiện tài chính và công nghệ có hạn, không phải tất cả những người Việt Nam ở nước ngoài đều được tiếp cận với thông tin từ trong nước. Không những thế, các thế lực thù địch chống phá Việt Nam vẫn thường xuyên tận dụng sự thiếu thông tin của bà con Việt kiều để tung những thông tin thất thiệt, bóp méo sự thật về cuộc sống ở Việt Nam hiện tại cũng như các chính sách của Chính phủ Việt Nam. Trong những cách chống phá trên mặt trận tư tưởng đó, có những biện pháp công nghệ: phá sóng VTV4, VOV đối ngoại. Mặt khác, việc đưa sóng của Truyền hình Việt Nam tới được những khu vực có đông người Việt sinh sống như Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia… đánh dấu một mốc quan trọng trong những nỗ lực của các cơ quan truyền thông đại chúng Việt Nam nhằm đưa thông tin chính thống từ trong nước tới người Việt trên thế giới. Nhưng trong cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, vẫn còn một bộ phận người Việt còn giữ sự thù hận với chính quyền Việt Nam hiện tại, tiếp tục các hành động chống phá nhằm vào trong nước, trong đó có cả những hoạt động ngăn cản bà con ta xem, nghe các chương trình truyền hình từ trong nước. Thực tế ở một số nơi thời gian qua đã có hoạt động khủng bố tinh thần những gia đình người Việt có lắp parabol thu VTV4, thậm chí tiến hành phá sóng hay đập phá những anten thu VTV4 của bà con Việt Kiều. Do đặc thù thu - phát qua vệ tinh, phải có ăngten để ngoài trời một cách rõ ràng, nên trong cộng đồng người Việt đã dần xuất hiện tâm lý ngại gắn ăngten parabol thu VTV4 vì không muốn bị bọn xấu gây sự do “thu truyền hình của Hà Nội’’. Vì lý do này, sự ưu việt của một kênh truyền hình đối ngoại như VTV4 chưa phát huy hết được thế mạnh của mình. Trong khi đó, với những ưu việt về công nghệ, tính phổ biến, tính linh hoạt, tính riêng tư và hoàn toàn không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, báo trực tuyến trên Internet của Việt Nam đã trở thành phương tiện truyền thông gần gũi nhất với người Việt Nam ở nước ngoài. Với thế mạnh của mình, báo trực tuyến Việt Nam đã hoàn toàn khắc phục những hạn chế về phát hành của phát thanh – truyền hình, thậm chí không tốn kém về chi phí.

Báo trực tuyến Việt Nam đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin của người sử dụng trong nước phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, vui chơi giải trí; nhu cầu quảng cáo, tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp. Sự phát triển của báo trực tuyến nói riêng và Internet trong thời gian qua có được là nhờ sự quan tâm của Chính phủ qua việc từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển và quản lý Internet, việc đầu tư phát triển các báo trực tuyến và website của các Bộ, ngành, và sự nỗ lực của các cơ quan trong việc xây dựng và hoàn thiện các tờ báo, và sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng.

Trang “nhịp sống số” của Tuổi trẻ online luôn cung cấp những thông tin, thường thức khoa học hấp dẫn giới trẻ và giúp cho người sử dụng tự học thêm về công nghệ thông tin, tự học sử dụng những thiết bị hiện đại trong đời sống hiện đại. Hàng loạt các trang về phòng mạch online, lối sống, pháp luật, tư vấn học đường của VietnamNet, VnExpress, Thanh niên online v.v… đã thầm lặng góp phần nâng cao dân trí trong những năm qua. Báo trực tuyến Việt Nam giờ đây còn là công cụ học tiếng Anh cho người Việt và học tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra ở nước ngoài. Báo trực tuyến Việt Nam còn là công cụ để tìm kiếm tư liệu lịch sử (multimedia), tìm kiếm những sản phẩm văn hóa (sách, thơ, ca khúc, nhạc không lời Việt Nam v.v…). Thậm chí, nhiều báo trực tuyến còn có trang mục dành cho người yêu ô-tô, người chơi hoa kiểng… chẳng hạn, với một lượng thông tin khổng lồ về lĩnh vực chuyên biệt này.

Với nguồn thông tin phong phú, đa dạng, báo trực tuyến Việt Nam hiện còn là công cụ nghiên cứu cho sinh viên, các nhà khoa học và cũng là công cụ khai thác của… nhà báo. Việc trích dẫn, lấy tin trên báo trực tuyến, dựa vào báo trực tuyến để khai thác tiếp, dường như trở thành một nếp làm việc ở không ít báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình. Nhà báo Thanh Lâm – nguyên phó trưởng ban Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam - cho biết: Hằng ngày vào buổi sáng, Ban Thời sự phải thuê một công ty chuyên tổng hợp tin tức thời sự từ các báo trực tuyến trên cả nước. Nhiều tin bài trên báo trực tuyến đã trở thành đề tài cho Ban Thời sự triển khai chương trình (làm phóng sự, phỏng vấn, tin…). Một số phóng viên báo lớn thậm chí hình thành thói quen khai thác tin, chờ tin trên báo trực tuyến để tổ chức nội dung mới cho báo mình. Đặc biệt, với tính cập nhật vượt trên mọi loại hình báo chí, báo trực tuyến đã và đang ảnh hưởng đến cách đưa tin bài, cách tư duy trên hầu hết báo truyền thống. Nhiều tờ báo in hiện nay sử dụng báo trực tuyến để thu hút độc giả và dành phần quan trọng để bán báo. Không phải mọi nội dung, chi tiết của sự kiện được đưa hết lên báo trực tuyến hoặc đưa hết lên báo in, mà cung cách đưa phụ thuộc vào tính chất của thông tin và thời điểm báo in phát hành.

Điều đáng nói nữa là sự ra đời và phát triển của báo chí trực tuyến ở Việt Nam đã minh chứng hùng hồn về chủ trương phát triển và hiện đại hoá báo chí của Đảng và Nhà nước ta. Có người cho rằng báo trực tuyến trong những năm gần đây còn có sức chiến đấu mạnh hơn các loại hình báo chí truyền thống. Do dung lượng thông tin lớn, do khả năng cập nhật và sửa chữa nhanh, do khu biệt trong một số đối tượng độc giả, nhiều báo trực tuyến cũng đã mạnh dạn đưa nhiều vấn đề khá nhạy cảm trong thông tin lên mạng Internet. Nhiều diễn đàn như “thời cơ vàng, hiểm họa đen” trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ X được các báo trực tuyến khởi xướng tạo được không khí hết sức dân chủ. Loạt các tin bài về các vấn đề nổi cộm như vụ án của trùm xã hội đen Năm Cam, vụ án tham nhũng Lã Thị Kim Oanh, vụ tiêu cực xà xẻo Lòng Hồ Trị An, vụ tham nhũng ở PMU18 v.v..., liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp, là một trong các ví dụ. Hầu như không có "vùng cấm" đối với báo chí trực tuyến Việt Nam về các sự kiện ấy. Nhà nước chỉ cấm đưa những thông tin sai lạc, không đúng sự thật, không có lợi cho đất nước, cho dân tộc. Những trường hợp sai sót, đương nhiên bị nhắc nhở, chấn chính một cách nghiêm khắc, với mục đích cuối cùng là vì công chúng truyền thông, vì quyền được thông tin chính xác, vì tính trung thực của một xã hội đang hướng đến sự cởi mở về thông tin.



Với ưu thế của mình, báo trực tuyến còn là diễn đàn để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người Việt Nam xa Tổ quốc có cơ hội đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước. Những diễn đàn trực tuyến trên các báo trực tuyến trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là một ví dụ sinh động. Báo trực tuyến tuy còn non trẻ nhưng đã tỏ rõ được vai trò người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá nói chung và trên mặt trận báo chí nói riêng. Báo trực tuyến Việt Nam đang phát huy thế mạnh nội sinh còn rất lớn của mình và chủ động hoà nhập với thế giới, xứng đáng là cánh cửa thông tin đầu tiên và đáng tin cậy cho bạn bè năm châu tìm hiểu về Việt Nam, chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Một ghi nhận khác về thành công của báo trực tuyến sau hơn một thập niên hình thành và phát triển chính là sự lôi cuốn của nó đối với độc giả trẻ tuổi. Đây có thể xem là một thành tựu lớn xuất phát từ đặc điểm phát triển của loại hình báo chí mới mẽ này. Rõ ràng là với sức lôi cuốn và hấp dẫn của báo trực tuyến, những năm qua, nội dung thông tin - tuyên truyền của báo mạng đã góp phần xây dựng tâm hồn, tư tưởng, nhân cách của một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Thông qua nhiều hình thức thu hút giới trẻ vào các nội dung giải trí, các trò chơi tương tác, các dịch vụ giá trị gia tăng, các sự kiện văn hóa – thể thao lớn, các báo trực tuyến ở Việt Nam đã đốt lên ngọn lửa yêu nước, đã kích thích được tinh thần tuổi trẻ qua sự tham gia tích cực của chính thế hệ trẻ vào các vấn đề chính trị - xã hội.

Báo trực tuyến những năm gần đây thực sự có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh thông tin, dân chủ hóa đời sống và làm tốt chức năng diễn đàn của nhân dân. Trước đây, khi công nghệ phát thanh trực tiếp, truyền hình trực tiếp được chuyển giao từ các nước châu Âu vào Việt Nam (ví dụ thông qua sự hỗ trợ đào tạo báo chí của SIDA Thuỵ Điển), nhiều người cho rằng, chỉ có phát thanh – truyền hình mới thực sự có thể làm cầu nối dân chủ trong quá trình hoạt động báo chí nhờ khả năng tương tác cao. Trong nhiều chương trình phát thanh - truyền hình, người dân có quyền đặt câu hỏi trực tiếp qua điện thoại. Tiếng nói người dân lúc bấy giờ như thành tố chính cùng nhà báo tham gia xây dựng những chương trình phát thanh – truyền hình. Thế nhưng, sự hạn chế về thời lượng, dung lượng và điều kiện công nghệ cũng như tính chất tuyến tính của các chương trình phát thanh – truyền hình đã kéo theo sự hạn chế về khả năng tương tác của các loại hình báo chí này. Chỉ đến khi báo trực tuyến ra đời và sự phát triển về công nghệ, tính chất nhiều chiều trong thông tin báo chí, tính chất cá nhân hóa thông tin của báo chí trực tuyến cho phép tạo ra một không khí dân chủ hơn trong đời sống báo chí, và đến lượt mình, báo chí trực tuyến lại tác động đến đời sống dân chủ của xã hội. Hàng chục ngàn lượt ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây là một ví dụ. Với báo in và phát thanh truyền hình, việc chuyển tải những thông tin này sẽ hết sức khó khăn và không phải khán giả, thính giả, độc giả nào trên toàn cầu cũng có thể làm.

Công chúng báo chí trực tuyến Việt Nam hiện nay đang dần làm quen với lối đưa thông tin cực nhanh, ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề của báo trực tuyến Việt Nam. Tốc độ cập nhật tin tức của báo trực tuyến hiện nay cho thấy tin tức trên loại hình báo chí này “nóng” hơn rất nhiều so với các loại hình báo chí khác. Tất nhiên, truyền hình hay phát thanh khi trực tiếp sự kiện thì cũng có khả năng tạo ra tin nóng. Nhưng nhìn một cách tổng thể, khả năng cập nhật, “phát hành” quá dễ dàng cho phép báo trực tuyến đưa tin nhanh hơn so với báo in trước đây cũng như phát thanh – truyền hình vốn lệ thuộc vào giờ phát. Diễn biến của cơn bão Xangsane được cập nhập từng phút với nhiều không gian sự kiện cực kỳ phong phú từ các tỉnh duyên hải miền Trung. Các sự kiện văn hóa – thể thao lớn, báo trực tuyến cũng có thể được truyền hình online hoặc tường thuật trực tuyến (dưới dạng văn bản) trên mạng.

Một thành công nữa của báo chí trực tuyến Việt Nam là đã có sự phát triển về mặt ứng dụng công nghệ và đã hình thành một đội ngũ làm báo trực tuyến. Truyền hình trực tuyến trên mạng, phát thanh trên mạng, truyền hình và phát thanh theo yêu cầu qua mạng đã ra đời từ những tờ báo trực tuyến của VietnamNet, Tuổi trẻ online, Thanh niên online, VTC, VTV, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội, Đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai v.v… Việc xây dựng các hình thức chương trình phát thanh - truyền hình trực tuyến giờ đây đã trở nên thuận lợi hơn nhờ sự phát triển của Internet. Các báo trực tuyến lớn ở Việt Nam đã thử nghiệm thành công, ngày càng nâng cấp và được sự đón nhận tốt của công chúng truyền thông Việt Nam về phát thanh truyền hình trực tuyến.

8. Nhận xét về giao diện của một báo trực tuyến tiêu biểu (nhý TTO, TNO, VNE, VNN, STTT online, SGGP online, TPO…)

Hôm nay (15/7), Báo điện tử VietNamNet giới thiệu giao diện mới, trang beta sẽ được chạy 5 ngày để độc giả góp ý và chính thức thế chỗ cho trang cũ từ ngày 20/7.

 

Đây là kết quả của một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng các giải pháp kỹ thuật và nội dung dựa trên kết quả của khảo sát thói quen, nhu cầu tìm kiếm thông tin và ý kiến phản hồi của độc giả VietNamNet.



 

Giao diện mới sẽ cung cấp tối đa những tiện ích cho độc giả trong việc khai thác và chia sẻ thông tin. Bên cạnh những thay đổi về giao diện, nội dung của VietNamNet cũng sẽ được cải tiến mạnh mẽ để thu hút đông đảo đối tượng độc giả trẻ.

 

Nhìn tổng thể, giao diện mới vẫn giữ được gam màu truyền thống xanh - đỏ và trở thành tông màu nền chủ đạo của cả trang báo. Tuy nhiên, điều sẽ gây ấn tượng với các độc giả đó là các chuyên mục được sắp xếp lại một cách có trật tự, khoa học, hợp lý và thuận mắt.



 

Toàn bộ trang chủ được chia thành 2 phần chính: Nửa bên trái là phần nội dung tin bài (text) và nửa bên phải là toàn bộ phần media (hình ảnh, video, âm thanh).

 

Điểm đặc biệt nhất trong bố cục của giao diện mới là: các tiêu đề (title) đều được bắt đầu từ lề bên trái được thiết kế chỉ nằm gọn trên một dòng.



 

Chiều ngang của website được chia làm 4 khu vực nội dung, theo trình tự từ trên xuống dưới lần lượt là các khu vực: Mới nóng - Nổi bật - Tâm điểm; Chính luận - Vĩ mô; Thời sự - Dân sinhGiải trí. Điều này không chỉ phân bố đều các nội dung hấp dẫn của VietNamNet trên toàn trang mà còn giúp các bạn độc giả thuận lợi khi được tiếp cận thông tin theo cách: chỉ một lượng tối thiểu lần nhấp chuột sẽ đọc được một lượng tối đa tin tức!

 

Không chỉ thay đổi giao diện trang nội dung, toàn bộ khối quảng cáo cũng được VietNamNet và đối tác quảng cáo – cty ADT digital – quy hoạch một cách khoa học hơn, kích thước của các banner quảng cáo được thay đổi về theo đúng chuẩn.



 

Đặc biệt, VietNamNet cùng ADT digital sử dụng đối tác thứ 3 trong việc đưa phần mềm quản lý quảng cáo để monitor và tracking số liệu pageviews, clicks và visitors, đồng thời triển khai hệ thống hỗ trợ trực tuyến (support 24/7) dành cho các nhà quảng cáo để có thể quản lý hiệu quả của mỗi chiến dịch quảng cáo.

 

Trong lần thay đổi giao diện mới này, ban biên tập Vietnamnet đã đưa ra định hướng mới nhằm hướng tới đối tượng độc giả trẻ hơn thông qua việc đẩy mạnh khai thác các mảng tin giải trí, thể thao, dân sinh, kinh tế, ôtô xe máy…



 

Lần đổi mới giao diện này, VietNamNet không chỉ đơn thuần thay đổi về mặt thiết kế trang web mà đi kèm với đó là sự cải tiến và nâng cao hơn nữa về chất lượng nội dung tin bài. Mục tiêu bao trùm của VietNamNet là không ngừng tự hoàn thiện về tất cả các mặt để trở thành tờ báo của độc giả.

 

Nhân dịp này, VietNamNet cũng xin cảm ơn sự quan tâm, gắn bó và chia sẻ của đông đảo các độc giả trong và ngoài nước tới từng bước phát triển của Báo trong suốt thời gian qua. Xuất phát từ tình cảm đó, việc đổi mới giao diện này xin được coi là sự tri ân của VietNamNet tới tất cả Quý độc giả.



 

Mời Quý vị góp ý để cùng hoàn thiện giao diện mới của VietNamNet.


Tuổi Trẻ Online giao diện mới, tên miền mới

* 20 ổ cứng di động 250GB tặng bạn đọc

TTO - Vào lúc 0 giờ 0 phút ngày 20-3, Tuổi Trẻ Online ra mắt giao diện mới, tên miền mới (tuoitre.vn). Giao diện mới của một tờ báo điện tử hàng đầu với nhiều cái mới không thể bỏ qua.

- Mới tên miền: tuoitre.vn (nếu bạn truy cập theo tên miền cũ www.tuoitre.com.vn cũng sẽ tự động chuyển vào tên miền mới tuoitre.vn)


- Mới tiện ích: bạn đọc tự sắp xếp các chuyên mục, tự chọn màu yêu thích cho trang web…
- Mới nội dung: nhanh nhạy, hấp dẫn, phong phú
- Mới kết nối: tương tác mạnh với bạn đọc

Xin được giới thiệu một số nét mới của Tuổi Trẻ Online.





Giao diện Tuổi trẻ Online mới

Thêm nhiều sự lựa chọn cho bạn đọc:

- Có thể lựa chọn giữa 2 theme màu xanh và đỏ để xem trang.

- Có thể bấm chuột vào dấu mũi tên ngay sau tên chuyên mục để xếp gọn các chuyên mục lại.

- Có thể sắp xếp các chuyên mục mình quan tâm, yêu thích ở các vị trí ưu tiên, dễ theo dõi.

- Có thể bầu chọn (vote) hoặc chia sẻ (share) bài viết lên blog, Facebook, trang web cá nhân… bằng ứng dụng Bookmark ở ngay cuối bài viết.

- Có thể nghe đọc báo trực tiếp chỉ bằng cách bấm vào nút Nghe đọc báo ngay trên trang, thay vì phải vào Tuổi Trẻ Media rồi mới chọn phần Tuổi Trẻ Audio như giao diện cũ.

Sắp xếp mới tiện lợi hơn:

Có đến 5 tin "nóng" được thể hiện bằng hình ảnh ở vị trí nổi bật 2 để bạn đọc có thể theo dõi nhanh hơn các tin tức đặc biệt cần chú ý trong ngày (so với giao diện trước đây, Tuổi Trẻ Online chỉ có hai tin ở vị trí nổi bật 2).





Tin nổi bật và nổi bật 2 ở giao diện Tuổi Trẻ Online mới

Khi đưa chuột vào các hình ảnh này, hình ảnh sẽ được phóng lớn, và thể hiện tựa bài ngay bên dưới.

Bên cạnh phần tin nổi bật, tin mới cập nhật, tin được đọc nhiều nhất, sẽ có thêm phần tin bài được phản hồi nhiều nhất do chính bạn đọc bình luận và đánh giá.

Các chuyên mục cũng sẽ được gom lại, sắp xếp lại để bạn đọc dễ dàng theo dõi hơn.

Khi bấm vào các bài viết, bạn đọc sẽ được giới thiệu thêm nhiều nội dung liên quan, hoặc nội dung đáng chú ý.

Mục Góc ảnh chia sẻ cùng bạn đọc những tin ảnh, phóng sự ảnh đáng chú ý sẽ hiển thị ngay trên trang chủ.


Truy cập tuoitre.vn, nhận quà lưu niệm

- Từ 0 giờ 0 phút ngày 20-3-2010, nếu bạn là người truy cập tuoitre.vn tương ứng với các thứ tự 3 triệu, 6 triệu, 9 triệu, 12 triệu, 15 triệu, 18 triệu, 21 triệu, 24 triệu, 27 triệu và 30 triệu, bạn sẽ là một trong số 10 người may mắn nhận quà lưu niệm của Tuổi Trẻ Online gửi tặng nhân dịp ra mắt giao diện mới, tên miền mới.

Mỗi phần quà là một ổ cứng di động 250GB trị giá 1,3 triệu đồng.

Khi bạn truy cập vào tuoitre.vn tương ứng với các thứ tự nói trên, màn hình của bạn sẽ xuất hiện một cửa sổ mới, yêu cầu bạn cung cấp những thông tin để Tuổi Trẻ Online tiện liên hệ và gửi giải thưởng.

Sau khi điền đầy đủ chính xác các thông tin yêu cầu (bằng tiếng Việt có dấu) và bấm vào nút Hoàn tất, chương trình sẽ gửi đến bạn lời cám ơn, đồng thời email đến địa chỉ mail mà bạn đã đăng ký để xác nhận thông tin bạn đã trúng giải. Lưu ý: cửa sổ này chỉ tồn tại trong vòng 10 phút, nếu bạn không hoàn tất việc điền thông tin trong thời gian này, coi như bạn đã mất lượt may mắn, và cơ hội sẽ đến cho lượt truy cập tiếp ngay sau đó.

Trong trường hợp bạn đọc bị thất lạc mail, hoặc chúng tôi không thể liên lạc được với người trúng giải, giải thưởng đó sẽ bị hủy.

- Tuổi Trẻ Online cũng dành 10 phần quà (mỗi phần quà là một ổ cứng di động 250GB, trị giá 1,3 triệu đồng) cho 10 ý kiến nhận xét, đóng góp xác đáng nhất cho giao diện mới của Tuổi Trẻ Online.

Để tham gia vào phần Thăm dò bạn đọc, bạn có thể bấm vào đây, hoặc bấm banner Thăm dò bạn đọc được treo trên giao diện của Tuổi Trẻ Online, sau đó vui lòng hoàn thành đầy đủ các thông tin yêu cầu.

10 phần quà (mỗi phần quà là một ổ cứng di động 250GB trị giá 1.300.000 đồng) sẽ được Tuổi Trẻ dành tặng cho 10 bạn đọc có ý kiến đóng góp xác đáng nhất.

Thời gian tiến hành nội dung Thăm dò bạn đọc này sẽ được kéo dài cho đến ngày 31-3-2010, rất mong các bạn đọc tham dự.



Cùng rất nhiều điều thú vị khác đang chờ đón bạn khám phá với Tuổi Trẻ Online giao diện mới tại địa chỉ tuoitre.vn.

Cảm ơn quý bạn đọc đã gắn bó với Tuổi Trẻ Online thời gian qua và mong mỏi bạn đọc tiếp tục đồng hành với Tuổi Trẻ Online trong những bước cải tiến sắp tới nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương