BÀI 1: TỔng quan báo trực tuyến I. Một số vấn đề lý luận


Mạng xã hội Việt Nam: Cờ đã đến tay



tải về 0.74 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.74 Mb.
#37775
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Mạng xã hội Việt Nam: Cờ đã đến tay


Hà Cúc
Doanh Nhân Sài Gòn   
11:05' AM - Thứ bảy, 29/05/2010Có cả sự định hướng của Chính phủ, quyết tâm của doanh nghiệp và sự sa sút của các đối thủ nước ngoài, bức tranh về các mạng xã hội “made in Việt Nam” phần nào rõ nét hơn...

Ở Việt Nam trong vài năm gần đây cũng đã xuất hiện một số các mạng xã hội hoàn toàn do người Việt xây dựng. Có thể điểm qua các tên như Vietspace, Yobanbe, Zingme. Các mô hình khác thì đều có mặt một vài tên tuổi như Tamtay, Yobanbe, Clipvn, Sannhac, Anhso.net...

Tuy nhiên, phải thừa nhận, nhìn chung, những mạng xã hội khác này đều là “bản sao chưa hoàn chỉnh” của các trang web nổi tiếng như MySpace, Flickr, Facebook hay Youtube. Các mạng xã hội “made in Vietnam” đều chưa phát triển được các ứng dụng như Facebook hay Google nên không thu hút đựơc người sử dụng.

Trong các mạng xã hội của Việt Nam hiện tại chỉ có Zingme là mạng xã hội do Công ty VinaGame xây dựng là có tới khoảng 4 triệu tài khoản. Nhưng người dùng Zingme phần lớn lại là những người chơi game, những học sinh, sinh viên tuổi teen nên không tạo nên ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Mặc dù vậy, có thể thấy, sự sa sút của Yahoo! 360 và chập chờn của Facebook là cơ hội cho mạng xã hội Việt Nam phát triển mạnh hơn. Chính phủ mới đây quyết định chi gần 1.000 tỷ đồng vào việc phát triển phần mềm và nội dung số được xem là tín hiệu tốt cho thị trường này. Đồng thời, một yếu tố quan trọng hơn là Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp mới đây cũng cho biết, trong năm nay dự kiến sẽ ra mắt mạng xã hội Việt Nam đủ sức định hướng và cung cấp đầy đủ thông tin theo nhu cầu người dân qua mạng internet.

Vấn đề còn lại là các mạng xã hội Việt Nam phát triển như thế nào, liệu có đủ khả năng cạnh tranh và thay thế các mạng xã hội nước ngoài? Có thể thấy, đây là câu hỏi có tính thị trường và dành cho các doanh nghiệp đã và đang đầu tư cho các mạng xã hội tại Việt Nam.

Trước đó, những website Việt ra đời trong "trào lưu" Web 2.0 nhấn mạnh nội dung do người dùng tự tạo như Ngoisaoblog.com, Clip.vn, Cyworld.vn, Yobanbe.vn, Cyvee.com, Phununet.com, Henantrua.com... Các mạng này và những mạng xuất hiện sau đó đều đang dựa chủ yếu vào hai mô hình kinh doanh là quảng cáo trực tuyến và dựa vào dịch vụ đi kèm, bán tài sản ảo.

Hầu hết doanh thu từ các mạng xã hội chưa là bao nhưng các doanh nghiệp đều xác định đầu tư lâu dài “nuôi thị trường”. Tính ra có gần 100 mạng xã hội do các doanh nghiệp nội địa đầu tư kéo theo sự cạnh tranh gay gắt lẫn một bức tranh “hỗn tạp” của mạng xã hội Việt Nam.

Cho đến thời điểm hiện tại rất nhiều sản phẩm sống lay lắt sau một thời gian hoạt động hoặc dừng hẳn.

Dù chưa có đánh giá cụ thể nhưng tiềm năng kinh doanh trên các mạng xã hội thực sự rất lớn, với khả năng thay thế di động, các hình thức kết nối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường... Vì vậy, dù chưa thực sự hấp dẫn như các thị trường khác nhưng các “đại gia” bắt đầu nhảy vào đầu tư cho mạng xã hội và nội dung số. Các tên tuổi lớn như FPT, VCCorp, VinaGame, VTC Intecom, Vega Corp và Viettel... đều ít nhiều đã tham gia vào thị trường này với các sản phẩm khá phong phú, từ tán gẫu, mạng xã hội, học tập... cho đến các chương trình truyền hình số và các dịch vụ đa phương tiện khác.

Tất nhiên, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam với lợi thế đi trước đã có mặt ở hầu hết các dịch vụ nội dung thông qua việc rót vốn cho các công ty nhỏ hoặc các ý tưởng có triển vọng với tham vọng tạo lập một chuỗi dịch vụ để hợp nhất cơ sở dữ liệu của cộng đồng. Theo ông Paul Hưng, Giám đốc công ty VON (chủ sở hữu YuMe), nhận định: “Không thể có sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu, nên vấn đề của các mạng xã hội khác là phải tìm kiếm và phục vụ cho những nhu cầu chưa được đáp ứng”.

Ngoài những mạng xã hội “sao chép” nước ngoài, hiện nay nhiều mạng xã hội Việt Nam chuyển sang những thị trường ngách nhỏ hơn nhưng khác biệt. Thay vì phát triển các sản phẩm giống như Facebook, Myspace, Twister, nhiều sản phẩm lại được hướng vào các lĩnh vực chia sẻ nội dung nhạc, video, hình ảnh, game, marketing và tin tức.

Tạp chí Forbes châu Á mới có một bài viết về VinaGame - công ty đang đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty internet nội địa hàng đầu. Với doanh thu năm 2009 vừa được công bố là 50 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 50% so với năm 2008, Không chỉ thống trị thị trường game online, VinaGame cũng đã bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực mạng xã hội, đồng thời lên kế hoạch đổi tên công ty thành VNG để phản ánh một cách chính xác hơn sự phong phú về các loại hình dịch vụ mà họ cung cấp.

Hai năm trước, VinaGame đã ra mắt cổng thông tin tổng hợp Zing.vn. Hiện website này đang được Alexa.com - dịch vụ xếp hạng website uy tín hàng đầu thế giới xếp ở vị trí thứ ba tại Việt Nam chỉ sau Google và Yahoo!, tính theo số lượng người truy cập. Mạng xã hội ZingMe với các chức năng, cũng đang dẫn đầu thị trường với 4 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng.

Ông Henry Nguyễn, Tổng giám đốc IDG Ventures, cho biết, VinaGame hiện nay là một công ty có lợi nhuận khá lớn và đã bắt đầu giai đoạn tái đầu tư. Dù còn nhiều điều đáng bàn nhưng thành công của VinaGame cũng mang lại nhiều hy vọng cho một mạng xã hội “made in Vietnam” trong tương lai.


Hình thức kinh doanh của các mạng xã hội tại Việt Nam:

1. Quảng cáo trực tuyến bao gồm quảng cáo truyền thống, quảng cáo đa phương tiện, quảng cáo tài trợ, quan hệ công chúng… (đa số các mạng xã hội đều ít nhiều áp dụng như zing.vn, clip.vn, yume.vn, cyworld.vn,…)
2. Bán tài sản ảo: có thể là đồ đạc, xe cộ, đồ thời trang, cuộc hẹn… (henantrua.vn, cyworld.vn, play.zing.vn, vihuni.vn…)
3. Dịch vụ cao cấp khác: nhắn tin SMS kích hoạt tài khoản, đặt mua dịch vụ như henantrua.vn, mkool.zing.vn; tính phí giao dịch như PhunuNet.com, LopViet.com, Ringring.vn…



Mạng xã hội Việt Nam - con đường phía trước?


Đỉnh điểm của phong trào mạng xã hội Việt Nam là vào năm 2008, khi hàng loạt cái tên mới xuất hiện lúc đầu năm và cũng một vài cái tên khác lặng lẽ ra đi vào cuối năm.

Giới trẻ vẫn đang kỳ vọng vào một mạng xã hội Việt Nam trong tương lai gần


Mạng xã hội Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển


  • Sự phát triển của MXHVN là xu hướng tất yếu bởi nó là một trào lưu của cả thế giới hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả trên thế giới, mạng xã hội cũng chưa thực sự phát triển ổn định mà nó vẫn đang trong quá trình định hình mặc dù có rất nhiều cái tên đình đám.

Khó khăn đến từ đâu?


Đã được gần hai năm kể từ ngày mạng xã hội Việt Nam (MXHVN) được manh nha. Đỉnh điểm của phong trào này là năm 2008 khi mà hàng loạt cái tên mới xuất hiện lúc đầu năm và cũng một vài cái tên khác lặng lẽ ra đi vào cuối năm. Có ba loại mạng xã hội chính là ego-centric, relationship-centric và content-centric. Cả ba loại hình này đều đã có mặt ở Việt Nam và có những hướng phát triển riêng dựa trên đặc thù của từng loại hình. Với mạng xã hội ego-centric thì Yahoo! 360 chính là một người khổng lồ mà cái bóng của nó không dễ gì vượt qua. Các mô hình khác thì đều có mặt một vài tên tuổi như Tamtay, Yobanbe, Clipvn, Sannhac, Anhso.net…v.v, tất cả đều hào hứng với sân chơi mới, cả những người làm ra nó và cả những người trẻ tuổi sử dụng nó. Nhìn chung, những mạng xã hội khác này đều là ‘sản phẩm nhái’ (hay còn gọi là clone) của các trang web danh tiếng và cực kỳ phát triển của thế giới như MySpace, Flickr, Facebook hay Youtube.

"Chúng ta có nên quá lo lắng cho các mạng xã hội Việt Nam hay không?”. Đó là một câu hỏi lớn xuất phát từ những khó khăn, bất cập mà hầu hết các MXHVN đang phải đương đầu. Khó khăn thứ nhất không dễ gì vượt qua đó là các MXHVN sẽ phải đương đầu với các người khổng lồ. Ví dụ như Yahoo 360 đã chiếm phần lớn chiếc bánh thị trường blog của Việt Nam. Các nhà chiến lược của Việt Nam khi muốn xây dựng các trang mạng xã hội ego-centric tương tự như Y!360 đều phải tạo thêm tiện ích để hỗ trợ người dùng di chuyển tất cả nội dung từ Y!360 sang trang web mới. Tuy nhiên, việc này thật chẳng dễ dàng gì vì bản chất người sử dụng là ngại sự thay đổi một cách ép buộc.

Về mạng xã hội relationship-centric như Tamtay, Yobanbe…v.v - liệu rằng khi Facebook nay đã được dịch chuẩn sang tiếng Việt thì chỗ đứng của các mạng xã hội dạng này có còn nguyên vẹn? Đành rằng các trang MXHVN là thuần Việt nhưng đôi khi tâm lý người tiêu dùng Việt Nam lại chuộng ngoại hơn. Họ không chỉ muốn kết bạn với những người trong nước mà còn muốn tham gia vào ngôi nhà thế giới kia. Hơn nữa, về tiềm lực kinh tế, để phát triển các ứng dụng trên mạng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thì chắc chắn rằng các MXHVN khó có thể ‘chọi’ được với các đại gia thế giới. Bên cạnh đó, tuy số dân sử dụng Internet ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng cần nhớ rằng chỉ có một phần trăm rất nhỏ sử dụng mạng vì những mục đích như phục vụ công việc, học tập…v.v, còn lại là đa phần chơi game. Đây là một thực trạng khó có thể chối cãi trong giới trẻ Việt Nam.

Nhìn ra thì còn mạng xã hội content-centric là còn có nhiều hy vọng hơn cả. Điều này bắt nguồn từ lý do đặc thù văn hóa vì sẽ chỉ có người Việt chăm chút đầu tư cho những nội dung phù hợp với đặc trưng dân tộc mà thôi. Tuy nhiên, nhìn theo một hướng khác thì cái quy mô của mạng xã hội này sẽ khó có thể trở nên to hơn được mảnh đất hình chữ S.


Những lợi thế thấy rõ của MXHVN


Lợi thế đầu tiên có thể thấy ngay được đó là MXHVN được làm bởi người Việt Nam nên hiểu người dùng Việt Nam và nắm bắt được thị hiếu của khách hàng. Làm tốt được điều này là những trang mạng như Zing hoặc Sannhac. Nếu như Zing phục vụ đủ mọi nhu cầu của khách hàng từ đọc tin giật gân, nghe nhạc, xem phim trực tuyến đến đăng hình những thành viên mạng xinh đẹp thì Sannhac lại chỉ chuyên vào sự đam mê âm nhạc và ca hát của nhóm khách hàng của mình. Trường hợp của Zing cũng là một thành công đáng nể phục vì giờ đây Zing là trang web có số lượng người truy cập cao nhất, vượt trên cả những trang web lâu đời và có truyền thống như Vnexpress hoặc Vietnamnet (theo thống kê của Alexa). Sản phẩm của Zing chủ yếu là ‘mì ăn liền’: nhanh nhất, giật gân nhất và phục vụ đúng một mục đích chung: thỏa mãn sự hiếu kỳ của khách hàng. Lượng người truy cập tăng, số lượng thành viên tăng và quảng cáo cũng tăng lên nhanh chóng.

Bên cạnh đó, một số MXHVN khác cũng hướng hoạt động của mình theo những con đường ‘tiểu ngạch’ theo cách nói hóm hỉnh của dân trong nghề. Các mạng xã hội này không hướng tới tất cả những người sử dụng mạng nói chung mà chỉ tập trung vào một nhóm thành viên nhỏ, ví dụ như trang web http://i-pro.vn/. Khi nói đến các hot boys và hot girls lứa tuổi thanh thiếu niên là người ta ngay lập tức nghĩ đến Webpro. Có thể coi đây là một hướng đi khá an toàn vì để thiết lập những mạng xã hội kiểu như thế này thì không cần quá nhiều vốn đầu tư. Vô hình trung, họ không phải tham gia các cuộc ‘chạy đua vũ trang’ nâng cấp các ứng dụng của mạng xã hội và cũng không phải cạnh tranh với các ‘ông lớn’.

Một lợi thế khác của MXHVN là có khả năng tổ chức các buổi họp mặt offline và các hoạt động gặp gỡ giữa các thành viên. Ở điểm này, các mạng xã hội nước ngoài khó có thể thực hiện được. Một số trang web ra đời dựa trên ý tưởng này và phát triển thành các trang mạng xã hội dành cho việc hẹn hò giữa các thành viên, tìm kiếm bạn tâm giao như trang mạng Cyvee, Henantrua hay Vietspace.

Người dùng cần gì ở MXHVN?


Một khi MXHVN đã có ý tưởng rồi hoặc đơn thuần chỉ là bắt chước ý tưởng của người khác thì khách hàng bao giờ cũng cần những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Có ý kiến chủ quan cho rằng nếu trên thế giới có một mạng xã hội rất phát triển thì chỉ trong vòng từ một tới một tháng rưỡi, ở Việt Nam sẽ có một phiên bản với ý tưởng tương tự. Tuy nhiên, do phải phát triển với tốc độ quá nhanh như vậy (chủ yếu trên mã nguồn mở) nên các mạng này không được chăm chút mà có muôn vàn lỗi khiến người dùng không khỏi khó chịu.

Ngoài vấn đề kỹ thuật, người dùng còn cần cái mà họ mong muốn. Điều này tưởng chừng quá hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng được. Về điều này, trang web Vietnamworks đã làm rất tốt khi mà cả hai phía nhà tuyển dụng và người tìm việc đều tới đây nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy Tamtay, Yobanbe, Cyvee hay Cyworld và cả Sannhac đều đang có những bước đi đáng kể nhưng xét về lâu về dài, cách phát triển của những trang web này đều có thể cải tiến hơn nữa. Hãy cho người dùng thật nhiều cơ hội để họ cá nhân hóa cái tôi ảo của mình. Xét cho cùng, mạng xã hội cũng là một cách để thể hiện bản thân, vậy thì tại sao cái tôi của người sử dụng lại cứ bị giới hạn trong một khuôn khổ vô hình? Bên cạnh đó, cũng hoàn toàn có thể tận dụng nguồn khách hàng này để tạo nên một cơ sở dữ liệu cho mạng xã hội - một cơ sở dữ liệu không bao giờ đóng mà lúc nào cũng sẽ trong trạng thái vận động phù hợp với nhịp sống.

Sự phát triển của MXHVN là xu hướng tất yếu bởi nó là một trào lưu của cả thế giới hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả trên thế giới, mạng xã hội cũng chưa thực sự phát triển ổn định mà nó vẫn đang trong quá trình định hình mặc dù có rất nhiều cái tên đình đám. Vì thế, không hề có một đám mây đen tối nào đang che trên bầu trời MXHVN. Chúng ta vẫn có quyền đặt hàng giới công nghệ thông tin trong nước, hi vọng và chờ đợi.
4. Báo trực tuyến có đặt dấu chấm hết cho báo in, phát thanh, truyền hình?

2.3.2. Hạn chế:


Tuy nhiên, cho đến nay, báo chí trực tuyến Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Sự bất cập ấy trước hết xuất phát từ sự mặt trái của thông tin trên Internet nói chung. Đó là – đôi nơi, đôi chỗ - còn tình trạng phát hành những thông tin thiếu chọn lọc, sai sự thật, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục hoặc tác động tiêu cực đến đời sống, đến công tác quản lý điều hành xã hội. Rõ ràng việc phát triển cực kỳ nhanh chóng của Internet đang tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, mang lại nhiều cơ hội cho việc phát triển báo chí trực tuyến ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ về nguồn thông tin không lành mạnh nếu chúng ta không kịp thời tận dụng thế mạnh về công nghệ, chủ động cung cấp trên Internet những nguồn nội dung đa phương tiện, những chương trình truyền hình trực tuyến chính thống và lành mạnh. Điều may mắn là những bất cập trên Internet hầu hết thuộc về những báo trực tuyến không chính thống (dù không chính thống nhưng trong thực tế nó vẫn tồn tại và thu hút một khối lượng không nhỏ công chúng trẻ tuổi). Có không ít những trang tin trực tuyến “lá cải” chuyên cung cấp những thông tin giật gân câu khách và không có tính định hướng, giáo dục cần thiết. Và cùng với sự tăng trưởng của Internet tốc độ cao, đã xuất hiện nhiều website cung cấp video và truyền hình trực tuyến cả trong và ngoài nước, trong đó phần nhiều là những chương trình không chính thống, những video clip không lành mạnh…

Hệ thống báo chí trực tuyến Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan chủ quản đã và đang là những công cụ tuyên truyền sắc bén. Nhưng, hạn chế lớn của hệ thống báo chí trực tuyến ở Việt Nam lâu nay xuất phát từ đặc trưng cập nhật: tốc độ của thông tin là lợi thế song cũng vô tình trở thành điểm yếu. Độ tin cậy và chính xác của thông tin của báo trực tuyến chưa cao.

Một hạn chế khác của báo trực tuyến Việt Nam là nhiều đơn vị hiện nay (đặc biệt là các báo ngành, báo Đảng địa phương, Đài địa phương) vẫn còn xem báo trực tuyến là “bản phụ” của tờ báo in, đài phát thanh - truyền hình. Những website này có tốc độ cập nhật thấp, trễ và ít tính tương tác. Số báo trực tuyến ở Việt Nam tận dụng thế mạnh của các đặc trưng của báo chí trực tuyến chưa nhiều. Ví dụ: Số báo trực tuyến tổ chức được diễn đàn, đối thoại, tổ chức hồi âm của công chúng truyền thông, tích hợp phát thanh – truyền hình trên mạng vẫn còn đếm trên đầu ngón tay trong số hơn 50 báo trực tuyến ở Việt Nam. Hoặc việc khai thác thế mạnh của đặc trưng trình bày như cách rút tít (title, headline) hoặc cách viết lời dẫn (lead) hiện chưa được một số báo trực tuyến ở Việt Nam sử dụng hiệu quả.

Bên cạnh đó, số cán bộ, phóng viên làm việc ở một số báo trực tuyến chủ yếu từ báo in sang nên gặp rất nhiều khó khăn trong tác nghiệp. Các cơ sở đào tạo hiện nay mới bắt đầu đào tạo phóng viên báo trực tuyến và năng lực đào tạo chưa thật sự đáp ứng nhu cầu phát triển quá nhanh của loại hình báo chí mới mẻ nhưng khá năng động này.



Tốc độ truy nhập vào một số báo trực tuyến ở Việt Nam còn chậm. Nguyên nhân của vấn đề này có phần do kênh truyền dẫn kết nối từ các IXP hoặc ISP đến máy chủ lưu trữ trang báo còn hẹp (thuê bao đường truyền dung lượng quá thấp) hoặc do việc tổ chức mạng tại trụ sở của báo và việc tổ chức thông tin trên các trang báo chưa thật khoa học (dữ liệu quá nặng khó tải) dẫn đến tình trạng mất “độc giả” – điều này cũng xuất phát từ việc chưa nắm vững đặc trưng của báo chí trực tuyến.

Ngoài ra, hiện nay một số trang tin trực tuyến ở Việt Nam chưa được chính thức hóa nên chưa có cơ chế định hướng thông tin, chưa xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Đặc biệt, hành lang pháp lý cho việc quản lý thông tin trên các trang Web hiện vẫn chưa đầy đủ.

Một hạn chế khác của báo chí trực tuyến ở nước ta là đối tượng khai thác Internet chủ yếu là giới trẻ, công chức, doanh nhân, nên báo chí trực tuyến hiện chưa thể phổ biến cho rộng rãi các tầng lớp nhân dân và nhất là những người có thu nhập thấp.

***

Tóm lại, báo trực tuyến Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng người Việt Nam trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí cho một phần không nhỏ các bộ phận dân cư.

Báo trực tuyến Việt Nam đã biết phát huy thế mạnh nội sinh của mình và chủ động hoà nhập với thế giới, xứng đáng là cánh cửa thông tin đầu tiên và đáng tin cậy cho bạn bè năm châu tìm hiểu về Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất rõ vị trí, vai trò, tác động của mạng thông tin toàn cầu nói chung và các báo trực tuyến nói riêng đến sản xuất và đời sống xã hội. Thành tựu thời gian qua sẽ góp phần quan trọng vào việc tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như công tác chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối với báo chí trực tuyến; xây dựng các báo trực tuyến ở nước ta có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về tính định hướng, tính chiến đấu, có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao, thực sự là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



Báo trực tuyến "vượt mặt" báo in

Trong kết quả nghiên cứu mới được công bố, Pew - trung tâm nghiên cứu báo chí và con người Mỹ - cho hay dân Mỹ và Anh thích đọc tin tức trực tuyến hơn hẳn đọc báo in. 

Chiến thắng này có nghĩa loại hình đọc tin tức trực tuyến đã tiến thêm một bước lớn, đánh bật báo giấy ra khỏi vị trí thứ 3 trong top các kênh truyền thông, chỉ sau truyền hình địa phương và truyền hình quốc gia. Theo phân tích của Pew, điều này có được là do nhu cầu tìm hiểu thông tin của người Mỹ hiện tại là mọi lúc và mọi nơi, trong khi báo in khó có thể làm được điều đó.

Hơn 90% tổng số người được hỏi thường sử dụng nhiều cách để tiếp cận tin tức. Top 3 loại hình truyền tải thông tin được yêu thích nhất là: các kênh truyền hình địa phương (78%), các kênh truyền hình quốc gia như NBC hay truyền hình cáp như CNN, Fox News (71%), các kênh tin tức trực tuyến (61%). Sự ưa thích đối với báo giấy chỉ là 50%, xếp vị trí thứ tư.

Kết quả của Pew đưa ra cũng cho hay các trang tổng hợp tin tức (như Google News và AOL) hiện đang được ưa chuộng hơn cả, tiếp theo đó là website của CNN và BBC.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương