Bức Thông Điệp Về Wudu’ – Tắm – Lễ Nguyện Salah


Wudu’ – Tắm – Lễ Nguyện Salah



tải về 224.24 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu07.03.2018
Kích224.24 Kb.
#36411
1   2

Wudu’ – Tắm – Lễ Nguyện Salah

اَلْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى خَاتَمِ النَّبِيِّيْنَ وَإِمَامِ الْمُتَّقِيْنَ، نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَأَصْحَابِهِ أَجْمَعِيْنَ.

Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài; cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Nabi cuối cùng, vị Imam của những người ngoan đạo, vị Nabi của chúng ta Muhammad, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.

Người bề tôi nghèo nàn, hèn mọn và yếu mềm luôn cần đến Allah, Đấng Tối Cao (Muhammad Bin Saleh Al-Uthaimeen) nói: Đây là bức thông điệp nhỏ nói về Wudu’, tắm rửa và lễ nguyện Salah dựa trên cơ sở giáo lý từ Kinh Qur’an và Sunnah.



Wudu’

  • Wudu’: Là hình thức Taha-rah (tẩy rửa) bắt buộc từ tiểu Hadath như đi tiểu, đại tiện, xì hơi, ngủ sâu, và ăn thịt lạc đà.




  • Cách thức Wudu’:

  1. Định tâm làm Wudu’; định tâm được thể hiện ở tâm chứ không nói bằng lời bởi Thiên sứ của Allah e không hề định tâm bằng cách nói thành lời trong Wudu’, lễ nguyện Salah cũng như trong tất cả các hình thức thờ phượng của Người, vì Allah I biết rõ những gì ở trong tâm cho nên không cần phải nói cho Ngài biết về những gì ở trong đó.

  2. Nhân danh Allah nói: “بِسْمِ اللهِ” – Bismillah.

  3. Rửa hai bàn tay ba lần.

  4. Súc miệng và súc mũi ba lần.

  5. Rửa mặt ba lần, phạm vi gương mặt từ tai đến tai theo chiều ngang, chiều dọc từ chân tóc ở đỉnh trán đến phần dưới cằm.

  6. Rửa hai khuỷu tay ba lần, từ đầu ngón tay cho đến cùi chỏ, bên phải trước bên trái sau.

  7. Vuốt đầu một lần, di chuyển hai bàn tay thấm nước từ trước ra sau ót (gáy) rồi di chuyển ngược lại.

  8. Vuốt hai tai một lần, đưa ngón trỏ vào bên trong lỗ tai rồi di chuyển ngón cái dọc theo vành tai từ dưới lên trên. (thực hiện đồng loạt hai bên, ngay sau khi vuốt đầu).

  9. Rửa hai bàn chân ba lần, từ đầu ngón chân lên đến mắt cá chân, bên phải trước bên trái sau.



Tắm

  • Tắm: là hình thức Taha-rah bắt buộc từ đại Hadath như Junub (sau khi đã quan hệ giao hợp vợ chồng) và kinh nguyệt. (Cách tắm này còn được gọi là tắm Junub).

  • Cách thức tắm Junub:

  1. Định tâm trong tim không nói bằng lời.

  2. Nhân danh Allah nói: “بِسْمِ اللهِ” – Bismillah.

  3. Làm Wudu’ trọn vẹn.

  4. Giội nước lên đầu, nếu muốn nước chảy xuống toàn thân thì hãy giội nước lên đầu ba lần.

  5. Tắm toàn thân.


Tayammum

  • Tayammum: là hình thức Taha-rah bắt buộc bằng đất bụi thay cho Wudu’ và tắm đối với ai không tìm thấy nước hoặc không thể dùng nước.

  • Cách thức Tayammum:

Định tâm Tayammum thay cho Wudu’ hoặc tắm, rồi đánh hai bàn tay lên đất hoặc những phần bụi bám lên thành tường, rồi lau mặt và hai bàn tay.

Lễ nguyện Salah

  • Lễ nguyện Salah: là hình thức thờ phượng với các lời và động tác đặc trưng được bắt đầu bằng Takbir và kết thúc bằng Salam.

Một người khi muốn thực hiện lễ nguyện Salah thì y phải làm Wudu’ nếu như y đã trải qua các tiểu Hadath hoặc phải tắm nếu như y đã trải qua các đại Hadath, hoặc phải Tayammum nếu như y không tìm thấy nước hay không thể dùng nước; y phải vệ sinh cơ thể, y phục và chỗ dâng lễ nguyện Salah khỏi những thứ Najis (dơ bẩn theo giáo lý Islam).

  • Cách thức dâng lễ nguyện Salah:

  1. Hướng mặt, toàn thân về phía Qibah.

  2. Định tâm cho lễ nguyện Salah muốn thực hiện bằng con tim chứ không nói bằng lời.

  3. Takbir Ihram, nói: “اللهُ أَكْبَرُ” – “Ollo-hu-akbar” – “Allah vĩ đại nhất”, đồng thời đưa hai bàn tay lên ngang với vai (lòng bàn tay hướng về Qiblah).

  4. Rồi đặt hai tay lên ngực, bàn tay phải bên trên bàn tay trái.

  5. Đọc lời tụng niệm Istiftaah, nói:

« اللَّهُمَّ بَاعِدْ بَيْنِى وَبَيْنَ خَطَايَاىَ كَمَا بَاعَدْتَ بَيْنَ الْمَشْرِقِ وَالْمَغْرِبِ ، اللَّهُمَّ نَقِّنِى مِنَ الْخَطَايَا كَمَا يُنَقَّى الثَّوْبُ الأَبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ ، اللَّهُمَّ اغْسِلْ خَطَايَاىَ بِالْمَاءِ وَالثَّلْجِ وَالْبَرَدِ »

“Ollo-humma ba’id bayni wa bayna khoto-ya-ya kama ba’adta baynal-mashriqi wal-maghrib. Ollo-humma naqqini minal-khoto-ya kama yunaqqol-thawbul-abyadh minad-danas. Ollo-hummagh-sil khoto-ya-ya bil-ma-i wath-thalji wal-barad”.

“Lạy Allah, xin Ngài hãy cách xa bề tôi với tội lỗi của bề tôi như Ngài đã cách xa giữa hướng Đông và hướng Tây. Lạy Allah, xin Ngài hãy làm bề tôi thanh sạch khỏi tội lỗi của bề tôi giống như Ngài làm thanh sạch tinh khiết cho chiếc áo trắng khỏi những vết bẩn. Lạy Allah, xin Ngài hãy rửa sạch tội lỗi của bề tôi bằng nước, tuyết và băng”.

Hoặc:


« سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ تَبَارَكَ اسْمُكَ وَتَعَالَى جَدُّكَ وَلاَ إِلَهَ غَيْرُكَ »

“Subhanakollo-humma wa bihamdika wa taba-rokas-muka wa ta’a-la jadduka wa la ilaha ghoiruka”

“Vinh quang thay Ngài, ôi Allah, Ngài đáng được tán dương và khen ngợi, tên của Ngài thì ân phúc, quyền lực của Ngài thì tối cao và không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài”.


  1. Đọc lời Istia’zdah, nói:

« أَعُوْذُ بِاللهِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيْمِ »

“A’u-zdu billahi minash-shayto-nirroji-m”

“Bề tôi cầu xin Allah che chở khỏi Shaytan”.


  1. Đọc Bismillah và chương Kinh Fatihah:

﴿ بِسۡمِ ٱللَّهِ ٱلرَّحۡمَٰنِ ٱلرَّحِيمِ ١ ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٢ ٱلرَّحۡمَٰنِ ٱلرَّحِيمِ ٣ مَٰلِكِ يَوۡمِ ٱلدِّينِ ٤ إِيَّاكَ نَعۡبُدُ وَإِيَّاكَ نَسۡتَعِينُ ٥ اهۡدِنَا ٱلصِّرَٰطَ ٱلۡمُسۡتَقِيمَ ٦ صِرَٰطَ ٱلَّذِينَ أَنۡعَمۡتَ عَلَيۡهِمۡ غَيۡرِ ٱلۡمَغۡضُوبِ عَلَيۡهِمۡ وَلَا ٱلضَّآلِّينَ ٧ ﴾

Đọc xong, nói “آمِيْن” – “Amin” có nghĩa là: lạy Allah, xin Ngài hãy chấp nhận!



  1. Sau đó, đọc những gì đơn giản từ Qur’an, nên đọc dài trong lễ nguyện Salah Fajar.

  2. Rồi cúi mình (Ruku’a) để hạ mình trước Allah; nói Ollo-hu-akbar khi cúi mình đồng thời đưa hai bàn tay lên ngang vai (bàn tay mở tự nhiên, lòng bàn tay hướng về Qiblah). Theo Sunnah nên cúi mình sao cho lưng thẳng (cơ thể tạo thành một góc vuông), đầu hơi hướng ra phía trước, hai bàn tay mở đặt trên hai đầu gối hai bên sao cho các ngón tay không chạm nhau.

  3. Nói trong lúc Ruku’a ba lần câu tụng niệm:

« سُبْحَانَ رَبِّيَ الْعَظِيْمِ »

“Subha-na Rabbiyal-a’zhi-m”

“Vinh quang thay Thương Đế của bề tôi, Đấng Vĩ Đại!”

Nếu nói thêm câu tụng niệm sau đây thì càng tốt:

« سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ اللَّهُمَّ اغْفِرْلِيْ »

“Subhanakollo-humma wa bihamdika, ollo-humma ighfir li”

“Vinh quang thay Ngài, ôi Allah, Ngài đáng được tán dương và khen ngợi; lạy Allah, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi!”


  1. Trở dậy từ Ruku’a, giơ hai bàn tay lên ngang vai đồng thời nói:

« سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ »

“Sami’ollo-hu liman hamidah”

“Allah đã nghe thấy những ai tán dương Ngài”

Người dâng lễ nguyện theo sau Imam không nói câu tụng niệm này mà chỉ nói:

« رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ »

“Rabbana wa lakal-hamdu”

“Ôi Thượng Đế của bề tôi, mọi lời tán dương và ca ngợi kính dâng lên Ngài”.


  1. Sau đó, tiếp tục nói sau khi đã trở dậy:

« رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ ، مِلْءُ السَّماوَاتِ وَمِلْءُ الْأَرْضِ وَمِلْءُ مَا شِئْتَ مِنْ شَيْءٍ بَعْدُ »

“Rabbana wa lakal-hamdu, mil-ussama-wa-ti wa mil-ul-ardh wa mil-u ma shi’ta min shay-in ba’du”

“Ôi Thượng Đế của bề tôi, mọi lời tán dương và ca ngợi kính dâng lên Ngài, phủ đầy các tầng trời và trái đất và phủ đầy những gì Ngài muốn”


  1. Sau đó, Sujud (cúi đầu quỳ mọp xuống đất) để phủ phục Allah. Khi Sujud, nói lời Takbir và Sujud trên bảy cơ quan của cơ thể: trán cùng với mũi, hai bàn tay, hai đầu gối và phần bụng các ngón chân; phần đùi giữ khoảng cách với phần bụng, hay khuỷu tay không áp sát xuống đất, các đầu ngón tay đều hướng về phía Qiblah.

  2. Nói trong lúc Sujud lời tụng niệm:

« سُبْحَانَ رَبِّيَ الْأَعْلَى »

“Subha-na Rabbiyal-a’la”

“Vinh quang thay Thương Đế của bề tôi, Đấng Tối Cao!”

Nếu nói thêm câu tụng niệm sau đây thì càng tốt:

« سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ اللَّهُمَّ اغْفِرْلِيْ »

“Subhanakollo-humma wa bihamdika, ollo-humma ighfir li”

“Vinh quang thay Ngài, ôi Allah, Ngài đáng được tán dương và khen ngợi; lạy Allah, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi!”


  1. Rồi trở dậy từ Sujud đồng thời nói lời Takbir.

  2. Ngồi lại giữa hai lần Sujud, ngồi lên bàn chân trái, bàn chân phải đặt thẳng đứng, đặt hai bàn tay úp lên hai đùi mỗi bên gần đầu gối, bên bàn tay phải để ngón út và kế út cong lại, chìa ngón trỏ ra và cử động lên xuống khi du-a, đầu ngón giữa và đầu ngón cái tiếp xúc nhau tạo thành vòng tròn; bàn tay trái đặt úp tự nhiên.

  3. Nói trong lúc ngồi giữa hai Sujud:

« رَبِّ اغْفِرْ لِيْ وَارْحَمْنِيْ وَاهْدِنِيْ وَارْزُقْنِيْ وَاجْبُرْنِيْ وَعَافِنِيْ »

“Rabbighfir li warhamni wahdini warzuqni wajburni wa a’fi-ni”

“Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngày hãy tha thứ cho bề tôi, yêu thương bề tôi, hướng dẫn bề tôi, ban bổng lộc cho bề tôi, phù hộ cho bề tôi và ban phúc lành cho bề tôi”.


  1. Sau đó, Sujud lần hai giống như lần thứ nhất, lời nói và động tác giống như trong Sujud lần thức nhất, và Takbir khi Sujud.

  2. Sau Sujud lần hai, đứng dậy đồng thời nói lời Takbir, rồi thực hiện Rak’at thứ hai giống như Rak’at thứ nhất ngoại trừ không đọc Istiftaah.

  3. Sau khi hoàn tất Rak’at thứ hai, trở dậy từ Sujud lần thứ hai đồng thời nói Takbir, ngồi lại giống như cách ngồi giữa hai lần Sujud.

  4. Đọc Tashahud trong lúc ngồi, nói:

« التَّحِيَّاتُ لِلهِ ، وَالصَّلَوَاتُ وَالطَّيِّبَاتُ ، السَّلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِىُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ ، السَّلاَمُ عَلَيْنَا وَعَلَى عِبَادِ اللهِ الصَّالِحِينَ . أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ ، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ . اللَّهُمَّ صَلِّ عَلَى مُحَمَّدٍ كَمَا صَلَّيْتَ عَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ ، وَبَارِكْ عَلَى مُحَمَّدٍ كَمَا بَارَكْتَ عَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ ، إِنَّكَ حَمِيدٌ مَجِيدٌ »

“Attahi-yatu lillah, wassolawa-tu wattoyyibaat, assala-mu alayka ayyuhan-nabiyu wa rahmatullahi wa baraka-tuh. Asslamu’alayna wa ala iba-dillah-hissolihi-n. Ash-hadu alla ilaha illollo-h, wa ash-hadu anna muhammadan abduhu wa rosu-luh. Ollohumma solli ala muhammad kama sollayta ala a-li ibrahim, wa ba-rik ala a-li muhammad wa ala a-li muhammad kama ba-rakta al ibrahim wa ala a-li ibrahim, innaka hamidum maji-d”.

“Lời chào bằng an và phúc lành đến Allah, cầu xin bằng an và phúc lành đến Người ôi hỡi vị Nabi. Cầu bằng an đến cho các bầy tôi ngoan đạo của Allah. Tôi xin chứng nhận không có Thượng Đế địch thực nào khác ngoài Allah và tôi xin chứng nhận Muhammad là vị Thiên sứ và là vị bề tôi của Ngài. Lạy Allah, xin Ngài hãy ban bằng an và phúc lành cho Muhammad và gia quyến của Muhammad giống như Ngài đã ban bằng an và phúc lành cho Ibrahim và giá quyến của Ibrahim, quả thật, Ngài là Đấng Quyền lực và Toàn năng”.


  1. Sau đó, cho Salam bên phải và bên trái, lời Salam:

« السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ »

“Assalamualaykum wa rahmatullo-hi wa barakatuh”



“Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành đến các vị”.

  1. Nếu lễ nguyện Salah gồm ba hay bốn Rak’at thì dừng lại ngay câu : “Ash-hadu alla ilaha illollo-h, wa ash-hadu anna muhammadan abduhu wa rosu-luh” được gọi là Tashahud đầu:

« أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ ، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ ».

  1. Xong, đứng dậy nói “Ollo-hu-Akbar” đồng thời cũng giơ hai bàn tay ngang vai.

  2. Rồi thực hiện các Rak’at còn lại giống như Rak’at thứ hai, nhưng chỉ đọc mỗi bài Fatihah.

  3. Sau đó, ngồi lại, bàn chân phải để thẳng đứng, bàn chân trái đặt nằm bên dưới cẳng chân phải, mong ngồi sát xuống đất, hai bàn tay đặt lên hai đùi gần đầu gối như trong Tashahhud đầu.

  4. Trong lần ngồi này đọc hết toàn bộ bài Tashahhud.

  5. Xong, cho Salam bên phải rồi bên trái:

« السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ »
Những điều Makruh (bị ghét) trong lễ nguyện Salah

  1. Đưa mắt nhìn qua lại, còn ngước nhìn lên trời là Haram.

  2. Cử động chân tay quá nhiều một cách không cần thiết.

  3. Ăn mặc quần áo có hoa văn và màu sắc rực rỡ hoặc mang theo một thứ gì đó làm phân tâm và gây chú ý.

  4. Đứng để xuôi tay bên hông.


Những điều làm hư lễ nguyện Salah

  1. Nói một cách có chủ ý cho dù chỉ là một vài lời.

  2. Đứng đưa toàn thân lệch khỏi Qiblah.

  3. Những gì xuất ra từ hậu môn và đường sinh dục bắt buộc phải làm Wudu’ và tắm.

  4. Cử động quá nhiều một cách liên tục không cần thiết.

  5. Thêm hoặc bớt đi một Ruku’a, Sujud, hay một cái ngồi, hay đứng một cách cố tình.

  6. Làm trước Imam một cách có chủ ý.


Giới luật về Sujud Sahwi trong lễ nguyện
Salah


  1. Khi quên trong lễ nguyện Salah mà thực hiện thêm Ruku’a, Sujud hoặc đứng hay ngồi thì người dâng lễ nguyện Salah sau khi cho Salam xong, thực hiện Sujud hai lần rồi cho tiếp tục cho Salam.

  • Thí dụ: Một người dâng lễ nguyện Salah Zhuhur xong bốn Rak’at, y lại đứng dậy do quên, rồi y sực nhớ ra hoặc được nhắc thì y phải lập tức ngồi xuống đọc Tashahhud cuối và cho Salam, sau đó, y tiếp tục cúi xuống Sujud hai lần rồi cho Salam.

Tương tự, nếu y không biết mình đã làm thêm cho tới khi đã hoàn tất Salah, khi được nhắc hoặc sực nhớ ra thì y cũng Sujud hai lần rồi cho Salam.

  1. Khi người dâng lễ nguyện Salah cho Salam trước khi Salah chưa được hoàn tất, rồi y sực nhớ ra hoặc được nhắc trong khoảng thời gian ngắn ngay sau đó thì y phải hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện Salah, sau khi cho Salam, y Sujud hai lần rồi cho Salam.

  • Thí dụ: Một người dâng lễ nguyện Salah Zhuhur, do quên nên đã cho Salam ở Rak’at thứ ba, sau đó y sực nhớ hoặc được nhắc thì y đứng dậy thực hiện Rak’at thứ tư rồi cho Salam, sau đó Sujud hai lần rồi tiếp tục cho Salam. Trường hợp, nếu y sực nhớ lại sau một thời gian dài thì y phải thực hiện lại toàn bộ lễ nguyện Salah đó.

  1. Khi một người bỏ Tashahhud đầu hoặc điều Wajib nào đó trong các điều Wajib của lễ nguyện Salah do quên thì y Sujud hai lần trước khi cho Salam. Nếu y sực nhớ trước khi tiến đến nghi thức kế tiếp thì y phải quay lại thực hiện nghi thức đã quên đó và y không phải Sujud Sahwi.

  • Thí dụ: Khi một người quên Tashahhud đầu, y đứng dậy để thực hiện Rak’at thứ ba, nếu đã đứng hoàn toàn thì không trở lại mà cứ tiếp tục để hoàn tất, sau đó Sujud hai lần trước khi cho Salam. Trường hợp nếu như y ngồi để Tashahhud nhưng y quên đọc Tashahhud rồi y chợt nhớ trước khi đứng dậy thì y hãy đọc Tashahhud và hoàn tất lễ nguyện Salah mà không cần phải Sujud Sahwi gì cả. Trường hợp y đứng dậy mà không ngồi lại Tashahhud, nếu y sực nhớ trước khi đã đứng hoàn toàn thì y hãy trở lại làm Tashahhud và hoàn tất lễ nguyện Salah , tuy nhiên, các học giả nói rằng y phải Sujud Sahwi hai lần bởi y đã đứng dậy, đó là cái thêm trong Salah. Allah là Đấng am hiểu hơn hết!.

  1. Nếu người dâng lễ nguyện Salah có sự hoài nghi, y không rõ mình đã thực hiện hai hay ba Rak’at và y cũng không chắc nghiêng về bên nào thì lúc bấy giờ y phải dựa trên sự kiên định đó là lấy phần ít hơn, sau đó, y Sujud hai lần trước khi cho Salam.

  • Thí dụ: Một người dâng lễ nguyện Salah Zhuhur, y không rõ mình đang ở trong Rak’at thứ hai hay thứ ba và y cũng không chắc là hai hay ba thì y phải khẳng định là hai rồi hoàn tất lễ nguyện Salah, sau đó, y Sujud hai lần trước khi cho Salam.

  1. Nếu người dâng lễ nguyện Salah nghi không biết mình đã thực hiện hai hay ba Rak’at nhưng y có thể chắc một trong hai điều đó thì y cứ dựa theo điều mình chắc, rồi sau khi cho Salam y Sujud hai lần rồi tiếp tục cho Salam.

  • Thí dụ: Một người dâng lễ nguyện Salah Zhuhur, y nghi ngờ không biết mình đã thực hiện hai hay ba Rak’at, nhưng y chắc mình đã thực hiện ba Rak’at thì chỉ cần y thực hiện nốt một Rak’at thứ tư còn lại, sau đó y cho Salam, Sujud hai lần rồi tiếp tục Sujud.

  • Trường hợp nếu sự nghi ngờ xảy ra sau khi đã thực hiện xong lễ nguyện Salah thì cứ lấy theo sự kiên định.

  • Nếu người thường hay nghi ngờ thì đó chỉ là sự quấy nhiễu của Shaytan.

Allah là Đấng am hiểu hơn hết, và cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad và cho gia quyến của Người cùng cac bạn đạo của Người.
Người bệnh làm Taha-rah và dâng lễ nguyện Salah thế nào?

  1. Người bệnh phải làm Taha-rah bằng nước, phải làm Wudu’ đối với tiểu Hadath và phải tắm đối với đại Hadath.

  2. Nếu người bệnh không thể làm Taha-rah bằng nước do cơ thể yếu hoặc lo ngại bệnh sẽ nặng thêm hoặc sẽ lâu khỏi thì y hãy làm Tayammum.

  3. Cách Tayammum là đánh hai bàn tay lên đất bụi sạch một lần rồi lau toàn bộ gương mặt, sau đó, bàn tay này lau lên bàn tay kia và ngược lại.

  4. Nếu người bệnh không thể tự mình làm Taha-rah thì nhờ người khác làm giúp.

  5. Trường hợp người một bộ phận nào đó bị thương, nếu dùng nước để rửa sẽ làm ảnh hưởng xấu đến vết thương thì được lau, tức dùng tay thấm nước rồi di chuyển qua bộ phận đó, nếu sự lau chùi vẫn làm làm ảnh hưởng đến vết thương thì y hay làm Tayammum.

  6. Trường hợp bộ phận nào đó bị gãy và được băng bó thì hãy dùng tay thấm nước rồi lau chùi lên đó thay cho việc rửa, không cần đến Tayammum, bởi vì sự lau chùi đã thay thế cho sự rửa.

  7. Được phép Tayammum trên tường hoặc trên một vật gì đó Tahir có đất bụi. Nếu tường bị bám vào bởi những thứ không phải là bụi thì không được làm Tayammum trên đó ngoại trừ là bụi.

  8. Nếu không thể Tayammum trên mặt đất, hoặc tường hoặc một vật gì đó có bụi bám thì không có vấn đề gì nếu lấy một cái chậu hay khăn giấy để đất bụi lên đó rồi Tayammum.

  9. Nếu đã Tayammum cho lễ nguyện Salah nào đó thì sự Taha-rah vẫn còn giá trị cho lễ nguyện Salah kế tiếp sau đó, tức là một người dâng lễ nguyện Salah bằng Tayammum thì không cần phải Tayammum lần nữa cho lễ nguyện Salah kế tiếp nếu như không có gì làm hư Taha-rah.

  10. Bắt buộc người bệnh phải vệ sinh thân thể sạch sẽ khỏi những thứ Najis. Trường hợp nếu như y không thể thì y cứ dâng lễ nguyện Salah theo thân trạng của y và lễ nguyện Salah đó của y có giá trị không cần phải thực hiện lại.

  11. Bắt buộc người bệnh phải dâng lễ nguyện Salah trên y phục sạch sẽ, nếu quần áo của y dơ Najis thì bắt buộc y phải giặt và tẩy sạch quần áo hoặc thay quần áo sạch khác; trường hợp nếu như y không thể thì y cứ dâng lễ nguyện Salah trên hiện trạng của y, Salah đó vẫn có giá trị và không cần phải thực hiện lại.

  12. Bắt buộc người bệnh phải dâng lễ nguyện Salah trên những thứ sạch sẽ, nếu chỗ của y không sạch có Najis thì bắt buộc y phải rửa và làm sạch hoặc trải lên một thứ gì đó sạch sẽ; trường hợp không thể thì y cứ dâng lễ nguyện trên hiện trạng của y, lễ nguyện Salah đó của y vẫn có giá trị và không cần phải thực hiện lại.

  13. Người bệnh không được phép trễ nải việc dâng lễ nguyện Salah ngoài giờ giấc của nó với lý do không thể làm Taha-rah được, mà y phải làm Taha-rah theo khả năng rồi dâng lễ nguyện Salah trong giờ giấc của nó, ngay cả cho dù phải dâng lễ nguyện Salah trong hiện trạng thân thể, quần áo và nơi chốn không sạch sẽ vì không có khả năng.


Người bệnh dâng lễ nguyện Salah thế nào?

  1. Bắt buộc người bệnh phải đứng dâng lễ nguyện Salah Fardhu dù có phải bám vào tường hay cầm gậy.

  2. Nếu người bệnh không thể đứng thì ngồi, tốt nhất là ngồi xếp bằng.

  3. Nếu người bệnh không thể dâng lễ nguyện Salah bằng tư thế ngồi thì hãy nằm nghiêng mặt hướng về Qiblah, tốt nhất là nằm nghiêng bên phải, trường hợp nếu như không thể hướng về phía Qiblah thì cứ dâng lễ nguyện Salah theo hiện trạng, Salah vẫn có giá trị và không cần phải thực hiện lại.

  4. Nếu người bệnh không thể dâng lễ nguyện Salah ngay cả nằm nghiêng thì nằm duỗi hai chân hướng về Qiblah, tốt nhất là kê đầu lên cao một chút để hướng về Qiblah, còn nếu không thể nữa thì cứ dâng lễ nguyện Salah theo hiện trạng của y không cần phải thay đổi hướng.

  5. Bắt buộc người bệnh phải Ruku’a, Sujud trong lễ nguyện Salah, nếu như không thể thì dùng cái cúi đầu để biểu hiện, cái cúi đầu biểu hiện Sujud thấp hơn cái biểu hiện cho Ruku’a, còn nếu như không thể thì cứ biểu hiện theo khả năng.

  6. Nếu người bệnh không thể dùng cử chỉ của đầu để biểu hiện Ruku’a và Sujud thì hãy dùng mắt, một cái nhắm nhẹ là Ruku’a và một cái nhắm mạnh hơn là Sujud. Còn việc dùng ngón tay để làm cử chỉ biểu hiện của một số người bệnh là không đúng, tôi không biết và không thấy nó có cơ sở giáo lý từ Qur’an hay Sunnah ngay cả trong các câu nói của các học giả.

Còn nếu như ngay cả việc biểu hiện cử chỉ bằng đầu hoặc mắt thì cũng không thể thì hãy biểu hiện bằng tâm, hãy Tabir, định tâm, Ruku’a, Sujud, đứng và ngồi bằng tâm, bởi mỗi người sẽ đạt được những gì theo tâm niệm của mình.

  1. Bắt buộc người bệnh dâng lễ nguyện Salah vào mỗi giờ giấc của nó, y phải thực hiện bổn phận theo khả năng của y, nếu việc dâng lễ nguyện Salah vào mỗi giờ của nó gây khó khăn và trở ngại thì y hãy dâng lễ nguyện Salah gom lại trong một giờ được gọi là Jam’u giữa Zhuhur và Asr hoặc giữa Maghrib và Isha’, có thể thực hiện theo hình thức Ta’kheer (trì hoãn) tức trì hoãn giờ Zhuhur đến giờ Asr hoặc theo hình thức Taqdeem (làm trước) tức thực hiện Zhuhur xong thì thực hiện tiếp tục Asr. Riêng lễ nguyện Salah Fajar thì không được phép dâng lễ nguyện Salah chung với các giờ khác, nó chỉ được thực hiện vào giờ của nó mà thôi.

  2. Trường hợp người bệnh đi xa đến quốc gia khác để chữa bệnh thì y sẽ dâng lễ nguyện Salah rút ngắn (Qasr) bốn Rak’at thành hai Rak’at đối với các lễ nguyện Salah gồm bốn Rak’at, tức y sẽ dâng lễ nguyện Salah Zhuhur, Asr, và Isha’ hai Rak’at cho đến khi y trở lại xứ của mình cho dù thời gian đi xa có lâu hay mau thế nào.

Cầu xin Allah phù họ và ban cho sự thành công!
Biên soạn

Người bề tôi nghèo nàn, hèn mọn và yếu mềm luôn cần đến Allah: Muhammad Bin Saleh Al-Uthaimeen



d / f


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 224.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương