Ban tổ chứC ĐẤu giá BÁn cổ phần của công ty tnhh mua bán nợ việt nam tại công ty cổ phầN ĐẦu tư VÀ XÂy dựng công trình giao thông 838 khuyến cáo các nhà ĐẦu tư NÊN ĐỌc kỹ CÁc thông tin trong tài liệu này và quy chế ĐẤu giá trưỚc khi đĂng ký tham dự ĐẤu


Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành



tải về 382.88 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích382.88 Kb.
#26322
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành


Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP đầu tư và XDCT giao thông 838 đã trở thành một đơn vị kinh tế mạnh trong ngành Giao thông vận tải, hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm nâng cao tiềm lực về tài chính và công nghệ thi công tiên tiến. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên hiện nay Công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn.
  1. CỔ PHẦN CHÀO BÁN

  1. Loại chứng khoán chào bán


Cổ phần phổ thông
  1. Mệnh giá


10.000 đồng/cổ phần
  1. Số lượng cổ phần dự kiến chào bán


786.900 cổ phần
  1. Giá trị nợ phải thu chào bán kèm cổ phần


18.872.643.490 đồng (tính đến thời điểm 30/09/2014)
  1. Phương thức chào bán


Bán đấu giá công khai qua tổ chức tài chính trung gian
  1. Giá khởi điểm đưa ra chào bán lô cổ phần và nợ phải thu


7.404.154.100 đồng
  1. Thời gian chào bán cổ phần


Dự kiến tháng 05/2015
  1. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

  1. Rủi ro về kinh tế


  • Tăng trưởng kinh tế

Thực trạng và xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước luôn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho các doanh nghiệp.

Kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng dần trong những năm 2000 – 2007 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7,8%. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác của nước ta, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước năm 2008 chỉ đạt 6,18% và con số này trong năm 2009, 2010 và 2011 sau nhiều nỗ lực phục hồi nền kinh tế của Chính phủ cũng tương ứng chỉ là 5,32%, 6,78% và 5,89%.



Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam



Nguồn: Tổng cục thống kê

Kinh tế-xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Nền kinh tế Việt Nam, do phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn kể trên, tốc độ tăng trưởng GDPnăm 2012chỉ đạt 5,03%; lạm phát tiếp tục tăng; mặt bằng lãi suất cao; tỷ giá biến động bất thường. Những bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012.

Năm 2013, kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển theo hướng tích cực hơn, GDP năm 2013 tăng hơn 5,42%, cải thiện tích cực so với mức tăng 5,25% của năm 2012.

Với GDP tăng trưởng ở mức 5.9% trong năm 2014, Việt Nam trở thành nước thứ hai sau Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 trên thế giới. Năm 2015, tập đoàn HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6.1% trong khi Tập đoàn kiểm toán lớn Ernst&Young lại khá lạc quan với mức tăng 6.4%. Nhìn chung bức tranh về nền kinh tế Việt Nam năm 2015 sẽ khá tích cực, tạo tiền đề cho các Doanh nghiệp trong nước phát triển.

Tuy những khó khăn và bất ổn kinh tế trong những năm trước đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng với triển vọng tích cực về nền kinh tế vĩ mô năm 2015, cùng với hàng loạt chính sách về Đầu tư phát triển Doanh nghiệp trong nước của Chính phủ, sẽ là tiền đề quan trọng cho Công ty phát triển và đạt lợi nhuận cao hơn những năm trước. Bên cạnh những điều kiện kinh tế tích cực, để tiếp tục tồn tại và phát triển, đòi hỏi Công ty phải luôn chủ động, nhạy bén, kịp thời có các giải pháp, biện pháp vượt qua khó khăn thách thức, tận dụng triệt để các cơ hội có được để phát triển vươn lên.


  • Lạm phát

Tính chung trong giai đoạn 2001-2010, lạm phát của Việt Nam đã tăng trung bình trên 8,8%/năm, vượt xa con số của một số quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan (2,7%) hay Trung Quốc (2,1%).

Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam



Nguồn: Tổng cục thống kê

Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 đã tăng tới 18,13% so với tháng 12 năm 2010, vượt xa chỉ tiêu 7% đặt ra từ đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng mạnh này là do những biến động về giá vàng, tỷ giá USD, lãi suất, nhập siêu cao… đã kéo theo nhiều mặt hàng trong nước tăng giá. Ngoài ra, giá cả của các mặt hàng công nghiệp, lương thực tăng mạnh cũng đã góp phần gây ra tình trạng lạm phát tăng cao gần đây. Năm 2012, với mục tiêu chính trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan với tỷ lệ lạm phát của cả năm 2012 dừng lại tại mức 6,8%.

Năm 2013, với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, tỷ lệ lạm phát đã được Chính phủ đưa xuống ở mức 6%. Năm 2014 đánh dấu bước giảm lạm phát kỷ lục trong gần 15 năm qua khi tỷ lệ lạm phát dưới 3%. Năm 2015 tốc độ tăng của CPI dự báo được sẽ dưới 5%, tăng so với năm 2014 nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kì năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng khoảng từ 4,14% đến 4,42%.

Tỷ lệ lạm phát nếu được duy trì ở mức thấp sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp Công ty kiểm soát được giá cả chi phí các yếu tố đầu vào, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.


  1. Rủi ro về luật pháp


Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên hệ thống pháp lý cũng đang dần hoàn thiện, chính sách thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy các văn bản pháp quy không tránh khỏi những bất cập và chồng chéo nhau, gây lên không ít khó khăn cho cả cơ quan hữu quan lẫn những cá nhân, tổ chức thực hiện.

Hoạt động của Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp và chịu sự điều tiết của các văn bản pháp luật liên quan, do vậy những thay đổi về môi trường pháp luật sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới đang từng bước xây dựng và hoàn chỉnh nên Công ty phải thường xuyên theo dõi, cập nhật để kịp thời áp dụng các quy định mới, đảm bảo công tác hạch toán theo đúng pháp luật.

  1. Rủi ro đặc thù


Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá thành sản xuất của Công ty, do vậy, những biến động tăng về giá cả nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty. Để đối phó với vấn đề này Công ty cần (i) luôn tăng cường hoạt động kiểm soát, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp; (ii) đưa ra những biện pháp xử lý linh hoạt và kịp thời nhằm tối thiểu hóa chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai.



Rủi ro về tiến độ thi công công trình và thanh quyết toán công trình

Đặc thù hoạt động của Công ty là thời gian thi công của các công trình thường kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần, song song với đó là việc giải ngân thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, có nhiều dự án, công trình xây dựng chủ đầu tư lập dự toán còn thiếu tương xứng với nguồn vốn đầu tư dẫn tới thời gian thi công bị kéo dài, điều đó càng làm chậm tiến độ giải ngân, thanh quyết toán của các công trình, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty, và hiệu quả hoạt động của Công ty.


  1. Các rủi ro khác


Ngoài ra còn có các rủi ro khác như thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh, hỏa hoạn,... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động của Công ty.
  1. THAY LỜI KẾT


Bản công bố thông tin này là một phần của hồ sơ bán đấu giá cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình giao thông 838, được cung cấp cho các nhà đầu tư nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư có thể tự đánh giá về tài sản, hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và triển vọng của Công ty trong tương lai. Các thông tin này không hàm ý bảo đảm cho giá trị của cổ phần.

Bản công bố thông tin được lập trên cơ sở các thông tin và số liệu do DATC,Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình giao thông 838 cung cấp nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.



Các nhà đầu tư nên tham khảo Bản công bố thông tin này trước khi quyết định tham gia đấu giá mua cổ phần của Công ty.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHÀO BÁN

CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KIỀU TIẾN DŨNG
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 838

GIÁM ĐỐC


TỐNG VINH QUANG

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TƯ VẤN – ĐẤU GIÁ

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI

TỔNG GIÁM ĐỐC

VŨ ĐỨC TIẾN




Tổ chức tư vấn: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI | Page



tải về 382.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương