Ban tổ chứC ĐẤu giá BÁn cổ phần của công ty tnhh mua bán nợ việt nam tại công ty cổ phầN ĐẦu tư VÀ XÂy dựng công trình giao thông 838 khuyến cáo các nhà ĐẦu tư NÊN ĐỌc kỹ CÁc thông tin trong tài liệu này và quy chế ĐẤu giá trưỚc khi đĂng ký tham dự ĐẤu



tải về 382.88 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích382.88 Kb.
#26322
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Sơ đồ cơ cấu tổ chức



SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

autoshape 274

autoshape 293

autoshape 275

autoshape 267
autoshape 278


autoshape 280autoshape 276autoshape 279

autoshape 268autoshape 277
autoshape 285autoshape 286
autoshape 283autoshape 284

autoshape 269autoshape 270autoshape 273


autoshape 272



autoshape 271

autoshape 287





  • Đại hội đồng cổ đông

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng Quản trị của Công ty.

  • Hội đồng quản trị (HĐQT)

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. Số lượng thành viên HĐQT là 05 người, số lượng thành viên HĐQT có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ do ĐHĐCĐ quyết định. Nhiệm kỳ của HĐQT là 05 năm.

  • Ban Giám đốc

Giám đốc: Điều hành chung mọi hoạt động của Công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông; xây dựng phương án, chiến lược hoạt động và triển khai thực hiện các chiến lược đó sau khi đã được HĐQT phê chuẩn; trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: kinh doanh, tài chính, kế hoạch, vật tư, tổ chức nhân sự.

Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách các lĩnh vực về kỹ thuật, kế hoạch thị trường, vật tư thiết bị, tài chính kế toán... và thay mặt Giám đốc điều hành Công ty đối với các lĩnh vực trên khi Giám đốc đi vắng.

Phó giám đốc nội chính: Phụ trách các lĩnh vực về hành chính, nhân sự, các công tác hậu cần của công ty... và thay mặt Giám đốc điều hành Công ty đối với các lĩnh vực này khi Giám đốc đi vắng.


  • Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu chọn để tra mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế của Ban kiểm soát. Số lượng thành viên Ban kiểm soát của Công ty là 03 người, trong đó phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính, kế toán và không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán của Công ty hay nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán cho Công ty.

  • Các phòng ban nghiệp vụ

Tất cả các Phòng ban nghiệp vụ, các tàu phải hoạt động theo quy chế chức năng, nhiệm vụ cụ thể do từng Phòng ban mình đề ra có sự phê duyệt của Giám đốc. Từng cán bộ phải tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về công việc của mình được phân công.

Tất cả các Phòng ban nghiệp vụ, các tàu phải hoạt động theo quy chế chức năng, nhiệm vụ cụ thể do từng Phòng ban mình đề ra có sự phê duyệt của Giám đốc. Từng cán bộ phải tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về công việc của mình được phân công.



  • Phòng kế hoạch kỹ thuật:

  • Tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác kế hoạch hóa của Công ty, từ việc lập lên quy hoạch, xác định phương hướng phát triển dài hạn. Xây dựng kế hoạch hàng năm đến việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, đảm báo hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế kỹ thuật.

  • Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ lập phương án quy hoạch và kế hoạch hóa sản xuất dài hạn, hàng năm của Công ty. Xây dựng mục tiêu phấn đấu, quy mô nhịp điệu phát triển cơ cấu ngành nghề, địa bàn hoạt động, nâng cao trình độ kỹ thuật, xây dựng luận chứng kinh tế đầu tư đôi mới thiết bị và phục vụ công trình.

  • Xây dựng và quản lý định mức kinh tế kỹ thuật (vật tư thiết bị lao động) thực hiện việc khoán gọn (không khoán trắng) cho các đội sản xuất. Đồng thời tổ chức đôn đốc, kiểm tra theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện thi công công trình về chất lượng và tiến độ. Phát triển kịp thời và đề xuất những biện pháp khắc phục các mặt mất cân đối phát sinh trong sản xuất. Nếu cần thiết đề nghị điều hòa lao động, vật tư thiết bị vốn đầu tư giữa các đơn vị

  • Kết thúc kỳ kế hoạch, tổ chức kiểm tra đánh giá báo cáo kết quả thực hiện. Chuẩn bị báo cáo trước Tổng công ty về việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong năm.

  • Thanh quyết toán với chủ công trình và các đơn vị thi công

  • Tổ chức tốt các quan hệ trong việc xác lập

  • Phương án phát triển sản xuất kinh doanh tiêu thụ và sản phẩm và bàn giao công trình.

  • Kế hoach cung ứng vật tư thiết bị đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao và đồng bộ.

  • Phương án hợp tác đấu thầu với các cơ quan kinh tế trong và ngoài nước.


Công tác kỹ thuật:

  • Lập phương án tổ chức thi công các hạng mục công trình thuộc các dự án.

  • Thiết kế tổ chức thi công chi tiết các hạng mục công trình

  • Giám sát kiểm tra chỉ đạo thi công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

  • Nghiên cứu đề xuất khi có sự cố kỹ thuật trên công trường.

  • Phòng Tổ chức cán bộ lao động:

  • Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ gồm: qui hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí và sử dụng quản lý cán bộ. Xây dựng và không ngừng cải tiến tổ chức quản lý cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn mới.

  • Công tác tổ chức cán bộ.

  • Lập qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm và dài hạn.

  • Trên cơ sở qui hoạch cán bộ đề xuất, lựa chọn, bố trí cán bộ giúp Giám đốc và thường vụ Đảng ủy làm tốt công tác đề bạt bố trí quản lý sử dụng đúng hướng phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ.

  • Tham mưu cho Giám đốc điều động, tiếp nhận, chuyển công tác các cán bộ công viên.

  • Công tác lao động tiền lương: Lập kế hoạch lao động tiền lương hàng năm theo qui định của Tổng công ty. Quản lý và hướng dẫn việc chia lương cho công nhân viên ở các dự án và các đội sản xuất. Lập bảng thanh toán lương cho khối văn phòng.

  • Công tác chế độ chính sách: Dự kiến tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện chế độ xếp lương, thi nâng bậc hàng năm cho cán bộ công nhân viên kịp thời, đúng hạn. Hoàn tất thủ tục trình Giám đốc giải quyết cho cán bộ công nhân nghỉ chế độ.

  • Công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường:

  • Lập kế hoạch mua sắm bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên theo định kỳ và trang cấp đúng hạn. Kiểm tra thực hiện công tác an toàn lao động đối với các đội sản xuất.

  • Thông báo và hoàn tất hồ sơ kịp thời với cơ quan an toàn lao động khi có tai nạn xảy ra.

  • Đảm nhận công tác vệ sinh môi trường khu vực làm việc, quản lý triển khai công tác phòng hỏa, phòng chống bão lụt.

  • Công tác hành chính:

  • Tiếp nhận và phân gửi công văn, giấy tờ, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo qui định.

  • Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ làm việc cho khối văn phòng.

  • Phòng Kế toán tài vụ:

  • Chức năng nhiệm vụ: Ghi chép tính toán phản ánh một cách đầy đủ chính xác trung thực, kịp thời liên tục và có hệ thống. Tình hình luân chuyển, sử dụng và bảo toàn vốn nhà nước. Tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán với nhà nước theo đúng chế độ kế toán thống kế.

  • Thu thập tổng hợp số liệu, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, lập các báo cáo kế toán theo quy định. Cung cấp số liệu và tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp thanh toán kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ quản lý tài chính trong phạm vi doanh nghiệp. Kiểm tra việc gìn giữ và sử dụng các loại tài sản, lao động, vật tư, tiền vốn

  • Phòng Vật tư thiết bị

  • Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề: Cung ứng, quản lý vật tư kỹ thuật.

  • Quản lý xe máy, khai thác sử dụng có hiệu quả, cân đối và điều động theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Điều tra nắm vững số lượng, chủng loại xe máy, phương tiện thiết bị. Trên cơ sở đó tham mưu cho Giám đốc sử dụng khai thác có hiệu quả, đồng thời thống kê phân tích các mặt hoạt động và tình trạng thiết bị, phương tiện xe máy.

  • Theo dõi chỉ đạo các đơn vị lập kế hoạch sửa chữa lớn, bảo dưỡng định kỳ kịp thời.

  • Soạn thảo hướng dẫn thực hiện các định mức sử dụng sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, trích dịch tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị mới.

  • Chỉ đạo quản lý toàn bộ hồ sơ thiết bị xe máy, đặc biệt là các thủ tục đưa máy móc thiết bị.

  • Mua sắm cung cấp vật tư phụ tùng cho công trường, đảm bảo chất lượng, giá cả. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề này.




  • Ban chỉ huy dự án Đèo Cả

Tổ chức chỉ đạo và thi công dự án gói thầu số 4 đường dẫn phía bắc hầm đường bộ đèo cả tỉnh Phú Yên và Dự án nâng cấp cả tạo quốc lộc 1A gói thầu số PK 14


  • Các đội, tổ và Bộ phận sản xuất kinh doanh

  • Đội xây dựng công trình 1: Thi công dự án gói thầu số 4 đường dẫn phía bắc hầm đường bộ đèo cả tỉnh Phú Yên

  • Đội xây dựng công trình 2: Thi công Dự án nâng cấp cả tạo quốc lộc 1A gói thầu số PK 14


  1. tải về 382.88 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương