Ban tổ chức chưƠng trình học kỳ trong quâN ĐỘI ĐÀ NẴng 2011 NỘi quy chưƠng trìNH



tải về 1.1 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.1 Mb.
#37242
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Vị trí địa lý thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở 15o55'20" đến 16o14'10" vĩ tuyến bắc, 107o18'30” đến 108o20'00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.

Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và TP HCM 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.

Các trung tâm kinh doanh-thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ TP Đà Nẵng.



Bãi biển Đà Nẵng là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới :  Tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ, Forbes chính thức xếp bãi biển Đà Nẵng của việt Nam vào 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới cùng với: Bahia (THÀNH PHố.Trancoso, Brazil), Bondi (TP.Sydney, Australia), Castelo (TP.Albufeira, Bồ Đồ Nha), Las Minitas (TP.Casa de Campo, Dominica) và Wailea (Đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ). Bãi biển Đà Nẵng đã được Forbes mô tả: có bãi cát mịn, gần trung tâm thành phố thuận lợi cho việc đi lại và không bất tiền khi du khách đến với biển…

2. Điều kiện khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC , cao nhất là vào tháng 6,7,8 trung bình từ 28oC-30oC, thấp nhất vào các tháng 12,1,2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10,11 trung bình 85,67%-87,67%, thấp nhất vào các tháng6,7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.

3. Diện tích - dân số - hành chính

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, có diện tích 1.256km2 gồm 6 quận nội thành (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa). Phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, Nam và Tây giáp Quảng Nam. Phía Đông giáp biển Đông. Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng. Một bên là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ với những bãi tắm tuyệt đẹp. Ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa có ngư trường rộng lớn. Dân số Đà Nẵng vào năm 2009 là hơn 887.000 người.



4. Con người Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là "Ngũ phụng tề phi" gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo.

Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu.

Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến; là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước; Dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị.

Ngày nay, người Đà Nẵng đang có mặt trên các vùng miền của đất nước và cả nước ngoài.Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại chắc chắn sẽ tạo nên cơ hội quý để người Đà Nẵng thêm tự tin hướng tới tương lai.

5. Lịch sử thành phố Đà Nẵng

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. 

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: 'Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán' thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. 

Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. 

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. 

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. 

Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển. 

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. 

Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.



6. Lễ hội

Lễ hội Quán Thế Âm : Năm 1960 lễ vía đức Phật Quán Âm được tổ chức thành lễ hội Quán Thế Âm nhân ngày lễ khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm. Sau đó, vào năm 1962 tổ chức tại động Quán Thế Ấm nhân dịp khánh thành chùa Quán Thế Âm thuộc ngọn Kim Sơn - phía tây Ngũ Hành Sơn cho đến bây giờ.

Hàng năm cứ đúng vào ngày 19-2 âm lịch, chùa Quán Thế Âm lại tổ chức lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày. Phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các lễ : dâng hoa, rước ánh sáng, cầu nguyện cho quốc thái dân an, thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm và đại nguyện của ngài, lễ rước tượng Quán Thế Âm. Phần hội có nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như hội hóa trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, họa, điêu khắc, múa từ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng...



Lễ hội Cầu Ngư : Đây là lễ hội dân gian diễn ra hàng năm sau Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết mùa Xuân của ngư dân ven biển miền Trung. Thời gian làm lễ mỗi nơi mỗi khác.Tại Đà Nẵng, các ngư dân vẫn thường kết hợp Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Cá Ông cùng với Lễ hội ra quân đánh bắt cá vụ Nam và thường diễn ra vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Trước tiên các ngư dân bày hương án tế lễ ngay tại nhà mình, sau đó lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng. Sáng hôm sau, tổ chức lễ rước trên biển, có cả dàn nhạc trình diễn cùng với hát bả trạo.

Lễ hội diễn ra trong không khí trang trọng và thành kính . Ngoài lễ vọng đón tiếp quan khách và nhân dân địa phương đến dự, sau đó là lễ Nginh, trong lễ này có nhiều người khiêng kiệu, có ban nhạc lễ đi trước để rước hồn Đức Ông (cá voi), các thần linh ở các lăng, miếu, đình, chùa trong làng và vong linh của những người không may bỏ mạng ở biển khơi.

Qua lễ hội, người dân vùng biển mong muốn gửi lời thỉnh cầu đến với Thần Biển, Đức Ông phù hộ cho trời yên biển lặng, tàu thuyền ra khơi được thuận buồm xuôi giá, đánh bắt nhiều hải sản để đời sống ngày càng ấm no hơn.

Lễ hội đình làng Hòa Mỹ : Lễ hội bắt đầu ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm và kéo dài khoảng một ngày rưỡi. Lễ hội tổ chức tại sân đình thuộc khối phố 2 - phường Hoà Minh. Những người trong ban lễ hội đều mặc quần áo theo truyền thống.

Lễ hội bắt đầu ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm và kéo dài khoảng một ngày rưỡi. Các cụ già trong trang phục khăn đóng áo dài, đứng nghiêm trang vào vị trí của mình, các anh thanh niên trong ban lễ sĩ với áo tràng đen, đầu đội mão, im lặng bên các bàn áng chờ lệnh; giữa đình cụ chánh tế uy nghi đạo mạo trong áo tràng xanh chữ thọ đứng chấp tay thủ lễ, bên cạnh có hai cụ bồi tế giữ phần việc giúp cụ chánh tế cũng trang nghiêm không kém.

Tiếng trống, tiếng chiêng vang lên rộn rã. Ai cũng cảm nhận được giây phút thiêng liêng của ngày lễ làng, ngày lễ còn thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của con cháu đối với ông bà tổ tiên, hướng con người đến với những điều tốt đẹp.

Sau phần lễ là phần hội, các tộc họ trong làng tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, nấu ăn, nhảy bao bố, cắm hoa và các trò chơi thể thao bóng đá, chạy việt dã...

Độc đáo hơn là đêm văn nghệ của làng, từ đội nhạc cho đến diễn viên đều là người trong làng, ngày thường họ là những nông dân chất phác, khi đến lễ hội họ lại trở thành những nghệ sĩ với lối diễn rất mộc mạc và không kém phần sôi động.

Hội đua thuyền truyền thống : Hàng năm cứ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng 29-3, hội đua thuyền truyền thống lại diễn ra sôi nổi và hào hứngtrên sông Hàn với sự tham gia của nhiều địa phương trong thành phố và tỉnh bạn Quảng Nam.

Không khí náo nức cổ vũ cùng tiếng trống giục giã dọc hai bên bờ sông làmcho ngày hội ngày càng trở nên tưng bừng, những thuyền đua cùng những tay chèo vừa chèo vừa reo hò rất ấn tượng.

Hội đua thuyền còn là biểu tượng của tinh thần thượng võ, rèn luyện sức khỏe càng tôn vinh ý nghĩa của ngày giải phóng thành phố.

7. Di tích

Thành Điện Hải : Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch.

Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải.

Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.

Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.

Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.

Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.

Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16.11.1988, được gắn bia di tích ngày 25.8.1998.

Nghĩa trũng Phước Ninh : Nghĩa trũng Phước Ninh là nơi qui tụ thi hài các chiến sĩ và đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng và các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định chiến đấu ở mặt trận Đà Nẵng đã hi sinh trong buổi đầu chống Pháp (1858-1860).

Trong chiến đấu việc mai táng chỉ tạm thời, qua loa; sau này ông Nguyễn Quí Linh, làm chức Sung Chánh Thương Biện Hải Phòng đã khởi xướng lập nên nghĩa trũng này. Nhân dân địa phương đã hưởng ứng nhiệt tình, qui tập hơn 1.500 nấm mộ, táng theo hướng Đông - Nam, Tây - Bắc, có tấm bia bằng đá sa thạch, cao 1,20m, rộng 0,8m ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, ngoài ra còn có 2 ngôi mộ của hai vị tướng. Chung quanh hghĩa trũng xây thành đất bao bọc.

Di tích này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận ngày 16.11.1988 và gắn bia di tích ngày 25.8.1998.

Nghĩa trũng Khuê Trung : Nghĩa trũng Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trũng Hòa Vang) - mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung - Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để qui tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân pháp xâm lược năm 1858. Hòa Vang Nghĩa Trũng đầu tiên được lập ở trũng bò làng Nghi An (Phước Tường). Khoảng năm 1920 Pháp mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trũng về vườn Bá Khuê Trung. Đến 1962, quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía Nam, lại phải dời nghĩa trũng đến chỗ hiện nay, khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nghĩa trũng nằm quay mặt về hướng đông, được bài thiết theo mô hình tam ban: chính diện và tả hữu. Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch khắc 4 chữ Hán "Hòa Vang Nghĩa Trũng" cùng với năm lập bia: Tự Đức Thập Cửu Niên (1866); và hai trụ đá cao khoảng 2m ghi câu đối:

"Âm triêm thập cốt di truyền cổ - Thạch cập tàn hồn tái kiến kim"

(Vua ban nhặt cốt truyền dấu cũ - Giữ được tàn hồn lợi thấy nay).

Sau tấm bia là Chiến sĩ đài bằng xi-mămg cao khoảng 3 mét. Trung tâm nghĩa trũng có một ngôi mộ lớn, trên bia xi-măng cẩn hàng chữ tiền triều đại tướng quí công mộ. Có người cho rằng đây là mộ của ông Nguyễn Trọng Ân - tướng trấn giữa Đồn Tuyên Hóa (phường Hòa Cường hiện nay). Lại có người nói đó là mộ ông Lê Đình Lý, cũng là mộ tướng lĩnh tài ba dưới quyền chỉ huy của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương.

Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngoài vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngôi mộ cân phân ngay thẳng. Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà. Hằng năm đến ngày 16/3 âm lịch người dân Khuê Trung thiết lễ tế tiền hiền để tưởng nhớ công đức hai vị tiền hiền Trần Kim Tương và Trần Kim Bảng. Nhà thờ làm theo lối kiến trúc xưa, hình chữ quốc, trên đòn đông có ghi năm trùng tu là Bảo Đại thứ 16 (1941).

Miếu Bà nằm dưới tán cây mù u cổ thụ, có tượng và bài vị thờ Ngũ Hành Thánh Phi Trung Đẳng Thần gồm Hỏa Đúc Thánh Phi ở giữa, bên trái là Kim Đức, Thổ Đức, bên phải là Thủy Đức, Mộc Đức.

Phía trước miếu Bà có một giếng vuông, thành giếng bằng đá sa thạch, dân làng gọi là Giếng Hời. Đến nay, vẫn chưa thể xác định được niên đại của giếng, bởi chữ khắc trên trụ đá đã mai một theo thời gian, chỉ còn đọc được bốn chữ Hàm Long Kiết Tỉnh, nghĩa là giếng tốt mạch hàm rồng. Dưới gốc cây mù u còn lăn lóc đây đó những viên đá trang trí đầu cột hình quả bí và một Yoni - vật thờ của người Chăm, hình vuông phẳng dẹt.

Nghĩa trũng Khuê Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.



Di tích K20 : Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu di tích nằm trên địa bàn Khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn; trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khi di tích Ngũ Hành Sơn và Đô thị cổ Hội An.

K20 là một trong những căn cứ cách mạng quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong chiến tranh; rộng 3 km2, với hơn 3 nghìn dân. Sau khi chiếm giữ Đà Nẵng năm 1954, Mỹ Ngụy đã xây dựng nhiều đồn bót quanh Đa Mặn, hình thành bộ máy kìm kẹp nhân dân, ngăn cản lực lượng cách mạng ngay từ bên ngoài vào thành phố.

Chính trong điều kiện đó chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân Đa Mặn đã được phát huy cao độ, trở thành bài học quý báu cho phong cách mạng địa phương. Trong đó, nhiều sự kiện, cột mốc lịch sử vẫn còn được lưu truyền sinh động trong nhân dân và đi vào sử sách. Đáng kể là sự kiện năm 1962, nơi đây đã tổ chức được lực lượng du kích mạnh, làm nhiệm vụ “diệt ác phá kìm”; đến năm 1964 phát triển tới 27 đội viên, tiêu diệt 12 tên ác ôn, phá hủy nhiều ấp chiến lược... Hầu hết các gia đình ở Đa Mặn thời đó đều có hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ.

Nhà truyền thống được xây dựng khang trang, hiện đang lưu giữ tương đối đầy đủ các hiện vật của một thời đấu tranh ngoan cường, bất khuất. Những địa chỉ đỏ, hầm bí mật, chiến hào xưa đang được vào các chương trình tham quan, giáo dục truyền thống. Mỗi hiện vật, mỗi sự tích đều gắn liền những con người có thật, trong đó có người đang còn sống, đang xây dựng cuộc sống mới ngay tại mảnh đất lịch sử này.



Đình Hải Châu : Đình làng Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1. Phía trước có hồ nước lớn, ở giữa sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi. Trên cổng Tam Quan vẫn còn rõ tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng là một quần thể kiến trúc chính gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nằm giữa hai nhà thờ tộc thành hình chữ “nhất”. Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471).

Vua Lê đã lập ra ấp Hàn Giang (sau là tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố Đà Nẵng) và các tộc họ ấy đã quần tụ lại thành làng Hải Châu (theo tên xã cũ ở Thanh Hóa, bao gồm phần nội thành Đà Nẵng hiện nay), được triều Nguyễn phong sắc phong 'chánh xã”. Hơn 500 năm qua các tộc họ đầu tiên ấy đã đặt nền móng và không ngừng đóng góp công sức cho sự hình thành thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Trên gác chuông đình Hải Châu hiện còn 1 chiếc chuông đồng, thân chuông có bài minh đắp nổi bằng chữ Hán. Tạm dịch: năm Minh Mạng thứ 5 (Giáp Thân - 1842) trùng tu chùa. Năm sau (1825) vua ban chỉ sắc tứ cho mang tên 'Chùa Phước Hải”. Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn - 1832) nhằm ngày tốt, xã Hải Châu Chánh Đồng tạo lập chuông này. Các nhà sử học xác định Đình Hải Châu là Chùa Phước Hải, nơi Chúa Nguyễn Phúc Chu năm Kỷ Hợi - 1719 đã vào Quảng Nam và nghỉ lại, sau đó dân đã lập bàn thờ ông tại đây. Đình làng Hải Châu được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 12/7/2001

Đình Nại Nam : Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.

Đình ghi đậm dấu ấn văn hóa thời Nguyễn, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu, đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái, phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột bằng gỗ mít, gồm 20 cột, có chiều cao từ 2,5m - 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường - giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá. Ngày xưa, hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết).

Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình làm cơ sở, địa điểm để hoạt động cách mạng, có nhiều sự kiện lịch sử diễn ra ở đây như lễ kết nạp đảng viên, triển khai lực lượng chính trị và quân sự đánh vào thành phố ở các thời điểm 1950, 1951, 1960, 1965, 1968, 1975, nhiều người con ưu tú của địa phương đã sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng tại đình.

Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc - nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu còn lại khá nguyên vẹn trong nội thành Đà Nẵng. Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.



Đình Tuý Loan : Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng.

Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.

Đình có diện tích 110m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 8.000 m2, thoáng đãng, hướng quay ra sông, nhìn về thế núi, sát đường lớn, dưới bóng cây đa cổ thụ cành lá xum xuê. Mái đình lợp ngói âm dương, tường xây bằng gạch, trên mái trang trí lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu mái đắp hình rồng uốn lượn được ghép bằng sành sứ. Trong đình chia làm 3 gian, 2 chái, phần hậu tẩm rộng 2,4m, dài 2,7m gồm 4 hàng cột bằng gỗ mít, mỗi hàng có 6 cột cao từ 2,5 đến 4,5m. Kết cấu các vĩ kèo, cột theo kiểu chồng rường giả thủ. Các giả thủ chạm khắc hình hoa lá cách điệu, chân giả thủ trang trí hình quả bí. Hai đầu các thanh trính chạm đầu rồng, cột kèo ở hai đầu hồi chạm đầu rồng và hoa văn mây cuộn, hoa cúc, hoa mẫu đơn... được thể hiện qua tài năng thợ Kim Bồng, có giá trị nghệ thuật.

Trong kháng chiến chống Pháp, đình Túy Loan là nơi nhân dân địa phương tập trung tổ chức biểu tình, phối hợp cùng nhân dân hai làng Bồ Bản và Cẩm Toại kéo về huyện đường Hòa Vang cướp chính quyền tháng 8.1945.

Thời kỳ chống Mỹ (1957 - 1959) chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm lấy đình Túy Loan làm nơi cải huấn “tố cộng”, “diệt cộng” vì thế cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương chống Mỹ - Diệm. Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa ngày 04/01/1999.

Đình Bồ Bản : Đình Bồ Bản hiện ở tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XIX bằng thanh tre tại gò miếu Tam Vị. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng. Tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Đình chia làm 3 gian, 2 chái, dài 14,5m, rộng 9,7m. Có 36 cột bằng gỗ mít và kiền kiền, kết cấu kèo, cột cũng được thể hiện theo lối chồng rường giả thủ, đầu các trính chạm đầu rồng, các vì kèo chạm mai, trúc, tùng, lan. Ngoài ra, còn có các loài chim, thú như chim sẻ, khỉ (hầu) và các họa tiết hoa văn, được khắc chạm tinh tế, khéo léo và tỉ mỉ, tạo nên những tác phẩm điêu khắc độc đáo, giàu tính nghệ thuật, có giá trị khoa học.

Đình Bồ Bản lập ra để thờ Thành hoàng, các vị tiền hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm.

Tháng 8.1945, chuẩn bị cướp chính quyền, nhân dân địa phương đã tập trung về đình để tổ chức biểu tình, buộc bọn quan lại, lý hương giao ấn triện, sổ sách. Đình Bồ Bản là nơi lập phòng phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại địa phương.

Đình còn là nơi hội họp ra chủ trương diệt ác, phá kèm, cướp súng đạn và các kho tàng của địch ở huyện Hòa Vang trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm. Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa ngày 04/01/1999.



Đình Quá Giáng : Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng nay nằm ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhà thờ được xây dựng năm Tân Tỵ (1821) thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn - những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng xưa bao gồm vùng Quá Giáng, Giáng Nam, Trà Kiểm, An Lưu và xóm Cồn Mong.

Nhà thờ được chia làm hai phần: phần tiền đường và phần chính điện. Nối nhà tiền đường và chính điện là hai dãy hành lang có mái che tạo nên một kiến trúc khép kín kiểu chữ nhật. Tiền đường xây theo lối chồng rường giả thủ, chân giả thủ đều trang trí hình quả bí, phía trên được trang trí hình đài hoa sen. Hai dãy cột chính mỗi dãy bốn cột cao 5m chống đỡ hai vì kèo và hai dãy cột quân thấp hơn chống đỡ hai mái phụ. Trên các thanh xà, kèo đều được trang trí cỏ cây, hoa lá, muông thú, bát bửu và các đường trang trí khác. Đuôi kèo được chạm khắc hình tượng cá chép hoá rồng.

Phần nhà thờ chính được xây dựng theo lối kéo tam đoạn (kéo chuyền) với ba gian bốn mái. Bốn cột chính cao 5m cùng 8 cột quân cao 3m và 16 cột con chống đỡ vì kèo. Đầu các thanh trính được khắc hình đầu rồng, giữa được trang trí chữ thọ và các đường nét trang trí hoa lá khác. Bộ cửa thượng song hạ bản cùng với bộ mắt cửa thể hiện rõ phong cách kiến trúc của Hội An với bàn tay tài hoa khéo léo của người thợ làng Kim Bồng nổi tiếng. Mái nhà thờ lợp ngói âm dương với hình ảnh loan phụng hòa minh trên nóc. Hai bên là hai con rồng ngoái đầu lại nhìn nhau. Các con giống trong “tứ linh” cũng được đưa lên mái trước của tiền đường.

Hàng năm dân làng có hai kỳ Xuân Thu tế lễ vào các ngày 20/2 và 12/7 âm lịch để tưởng nhớ lại các vị tiền hiền đã mở mang vùng đất này. Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 01/02/2000.



Bia chùa Long Thủ : Bia chùa Long Thủ được dựng trong khuôn viên chùa Long Thủ nay đổi tên là chùa An Long. Chùa tọa lạc trên một khu đất nằm phía sau lưng Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thuộc địa bàn phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bia chùa Long Thủ được dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1658). Bia do ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám, người làng Hải Châu viết. Nội dung bia nói về nguyên nhân xây dựng và tên gọi của chùa Long Thủ, tên họ những người đã đóng góp tiền của, đất đai để xây dựng chùa cùng danh sách những mảnh đất được cúng.

Theo nội dung bia thì ngày xưa ở vùng Nại Hiên, đức Phật thường cứu giúp những người bị hoạn nạn và hiện thân với đầu rồng, vì vậy các tín đồ Phật từ thường đến đây để cầu nguyện. ông Trần Hữu Lễ là người trong làng đã dâng cúng một khu vườn để xây dựng ngôi chùa làm nơi thờ phượng đức Phật, các tín đồ trong vùng đã đóng góp tiền của, ruộng đất để xây dựng ngôi chùa và đúc chuông, tạc tượng vào năm 1653. Theo lời kể của một số người già ở địa phương thì trước kia chùa có hai chiếc chuông lớn và nhiều tượng đẹp nhưng đã mất, và ngôi chùa cũng đã bị phá hủy trong thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn ánh. Còn tấm bia bị chôn vùi dưới đất, mãi đến năm 1903 mới tìm thấy và dựng lại bên cạnh cổng chùa. Năm 1961 giáo hội và tín đồ trong vùng đã xây dựng lại ngôi chùa như ngày nay theo kiểu dáng như những ngôi chùa cùng thời ở miền Nam, về mặt kiến trúc không có gì đặc sắc ngoại trừ cổng tam quan tương đối cũ (1903).

Bia được làm bằng sa thạch màu xám, kích thước 1,25m x 1,20m x 0,21m hình thang cân đỉnh tròn. Bia được điêu khắc cả hai mặt. ở mặt trước có một bài khắc chữ Hán được đóng khung bằng các dải hoa văn trang trí, trên trán bia, ở giữa chạm hình mặt trời có mây vờn quanh, hai bên trang trí hoa văn hình hoa dây buông thõng xuống, bên dưới là một dải hoa sen, ở hai đầu mút phía dưới có hình hai con nghê. Bài khắc gồm có 368 chữ Hán, 6 chữ lớn khắc theo đường ngang ở trên, đóng khung riêng từng chữ: “Lập Thạch Bi Thủ Long Tự”, ở hai đầu có hai chữ Vạn nhỏ hơn, còn 360 chữ nhỏ ở giữa lòng bia được khắc lõm theo 18 hàng dọc từ phải sang trái, ở mặt sau tấm bia cũng trang trí hoa văn thành một khung bao quanh bia như mặt trước nhưng không có chữ và ở bên dưới thay dải hoa sen bằng một dải cúc dây, ở hai đầu mút không có hai con nghê.

Ngày nay, tuy ngôi chùa cũ không còn nữa, nhưng tấm bia này là một di tích quan trọng, minh chứng cho sự hiện hữu của ngôi chùa ngày xưa, đồng thời đây cũng là một trong những tấm bia cổ nhất ở Đà Nẵng, góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương.

Trước đây, bia chùa Long Thủ đã được Toàn quyền Đông Dương liệt hạng là di tích lịch sử theo Nghị định ngày 16.5.1925 và ngày 02/12/1992 Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận bia chùa Long Thủ là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Mộ Ông Ích Khiêm

Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm hiện toạ lạc tại nghĩa trang phường Hòa Thọ Tây, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía tây - nam. Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.

Ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858. Thời kỳ này ông ở dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông đã lo củng cố các đồn trại như đồn Nhất ở đèo Hải Vân, đồn Liên Trì, Phong Lệ và đắp lũy từ Hải Châu đến Phước Ninh...

Ông Ích Khiêm mất ngày 19 tháng 7 năm 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm Bảo Đại thứ 13 (1938) thi hài ông được cải táng về Gò Mô hiện nay.

Ngôi mộ ông được xây theo hình bát giác, có chiều dài từ cổng vào là 13,8m, chiều rộng 6,1m, tường bao xung quanh mộ cao 0,72m. Nấm mộ có chiều dài 4,75m, rộng 3,5m, cao 0,35m. Phía trước mộ có nhà bia, bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch, cao 0,83m, rộng 0,54m được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá. Nội dung bia ghi:

Hoàng Triều - Hiển tổ Binh bộ tả thị lang, tấn phong Kiên trung Nam linh mộ.


Bảo Đại thập tam niên, tứ nguyệt, kiết nhật. Nghĩa là:Triều Nguyễn - ông cha chức là Tả thị lang Binh bộ, tước là Kiên trung Nam. Năm Bảo Đại thứ 13, tháng 4 ngày tốt.

Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001.



Nghĩa trang I-pha-nho : Trên đường vào Cảng Tiên Sa, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có một nghĩa địa chôn cất lính Pháp và Tây Ban Nha tử nạn trong trận đánh vào Đà Nẵng mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Di tích chưa được xếp hạng, hiện chỉ còn một căn nhà nhỏ, mặt tiền có chiếc thánh giá với một từ tiếng Pháp chạm nổi Ossuaire (đồi hài cốt, nhiều lớp chồng lên nhau). Nhà có bề ngang hơn 3 m, dài trên 12 m, cao 3,5 m, cuối tường là bàn thờ theo nghi thức công giáo. Đây là ngôi mộ chung của nhiều binh lính chết trận từ năm 1858-1860. Xung quanh là 32 ngôi mộ lớn nhỏ có bia hoặc không bia.

Đây là một di tích đặc biệt ở Đà Nẵng, cả nước không nơi nào có. Nghĩa địa đánh dấu cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân viễn chinh và khả năng kháng chiến của quân dân địa phương.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẬP THỂ

1. Có không, hai một:

- Mục đích: tạo nên không khí vui vẻ, và rèn luyện khả năng hát.

- Số lượng: 30 – 50 người.

- Địa điểm: Trong phòng hoặc đội hình vòng tròn.

- Cách chơi: Đây là trò chơi có kèm theo bài hát, nên khi Quản trò cất bài hát “Con Gái” của nhạc sỹ Ngọc Lễ vè yêu cầu mọi người hát theo. Với quy ước: Khi nào hát đến “Con gái nói “có” thì người chơi phải “lắc đầu”, còn khi hát đến chữ “không” thì gật đầu, khi hát đến từ “Một” thì mọi người phải giơ “2” ngón tay, và khi hát đến “hai” thì giơ “1” ngón tay….

2. Tập làm người lịch sự:

- Mục đích: tập cho mọi người thói quen lịch sự, tạo sợ thoải mái trong tập thể…

- Số lượng: 30 người.

- Địa điểm: Trong phòng hoặc đội hình chữ U (ngoài trời).

- Cách chơi: Đây là trò chơi làm theo lời nói không làm theo hành động. Khi quan trò nói “Mời” mọi người làm một điều gì đó thì mọi người làm theo. Còn nếu “Không mời” mà làm theo thì phạm quy.

VD: “Mời mọi người giơ tay lên” - mọi người làm theo.

“Giơ tay lên” – làm theo sẽ phạm quy…

3. Cướp cờ.

- Mục đích: rèn luyện tính nhạy bén, nhanh nhẹn cho người chơi.

- Địa điểm: Ngoài trời (bãi biển, sân rộng hoặc đám đất phẳng ).

- Số lượng: hai đội mối đội 10 (5 cặp nam - nữ).

- thời gian: Không giới hạn.

- Dụng cụ: cờ, dây, còi..

- Cách chơi: Chia làm hai đội, mỗi đội 10 người (5 nam – 5 nữ) dùng dây buộc chân trái của bạn nam vào chân phải của bạn nữ (hoặc ngược lại), hai đội gồm có 5 cặp được đánh dấu thứ tự từ 1-5 (hai đội giống nhau), đội hình hai đội cách nhau khoảng 4m, ở chính giữa hai đội chơi người quản trò cho đặt một cây cờ. Khi quan trò hô “Số 1” thi các cặp chơi số 1 tương ứng của mỗi đội sẽ nhanh chóng lao lên “cướp cờ” nhưng không được để đội bạn chạm tay vào người, mỗi lần thành công sẽ được tính là 1 cây cờ, nếu cướp được cờ nhưng để đội bạn chạm tay vào người thì phần thắng sẽ thuộc về đội bạn.

Để trò chơi hấp dẫn, quan trò có thể gọi nhiều “cặp” lên một lúc. Hoặc gọi tên các cặp theo kiểu “Cặp 1+4-3=2”… rèn luyện khả năng tính toán và nhạy bén của các đội chơi, tạo sự sôi nổi.

4. Mưa rơi

Địa điểm: Trong hội trường, trong vòng tròn hoặc trên xe.

Cách chơi :Khi quản trò hạ tay xuống thấp ngang thắt lưng vòng tròn vỗ tay nhẹ (mưa nhỏ), ngang mặt là (mưa vừa) vỗ tay to dần và nhanh hơn, quá đầu là (Mưa to) vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi quan trò đưa tay qua trái - mọi người đưa tay qua “trái” mọi người vỗ tay một cái, đưa qua phải - mọi người đưa tay qua phải và vỗ một cái. Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay. Khi mọi người đã quen với trò chơi quan trò quy ước thêm “nếu hai tay của quan trò chưa chạm vào nhau mà ai vỗ tay” thì sẽ bị phạt. Để tạo không khí sôi nổi Quản trò có thể yêu cầu mọi người vỗ tay nhanh roi bát ngờ dừng tay lại ai còn vỗ sẽ phạm quy.

Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước. Mưa nhỏ là “ rì, rì...” , mưa vừa là “rào, rào…” và khi mưa lớn là “ u,u...” liên tưởng có gió lớn. Rồi người chơi có thể hô “sấm sét” thì mọi người hô “Rầm, rầm…”.



5. Chanh chua – cua kẹp:

- Mục đích: luyện sự nhanh nhạy, hoạt bát cho người chơi.

- Số lượng: 20 người trở lên.

- Địa điểm: đội hình vòng tròn ngoài trời.

- Cách chơi: Mọi người đứng thành đội hình vòng tròn “cự ly rộng”, Khi quản trò hô “tay đâu, tay đâu” mọi người đồng thanh hô lớn “tay đây, tay đây” đồng thời dang hai tay ra, tay phải để lòng bàn tay ngửa, tay trái các ngón tay chụm lại đặt lên lòng tay phải của người bên cạnh. Khi quản trò hô “Chanh” mọi người đông thanh hô lớn “chua”, khi quản trò hô “Cua” - tập thẻ hô “Kẹp” đồng thời nhanh chóng nắm lại tay phải của mình sao cho bắt được tay trái của người bên cạnh đồng thời rút tay trái của mình về.

Để trò chơi hấp dẫn, quản trò có thể thay các từ “ chánh” – “chua” bằng “Muối - mặn”, “gừng – cay”…

Nếu ai bị tay phải của người ngồi bên cạnh bắt được thì bị phạt.

6. Ai là nhạc trưởng ?:

- Mục đích : Rèn luyện cho người chơi một số bài hát tập thể và khả năng quan sát, phán đoán.

- Số lượng : 20 người trở lên.

- Địa điểm : đội hình vòng tròn ngoài trời.

- Cách chơi : Mọi người sắp sếp theo đội hình vòng tròn, quản trò ra một câu đố (hoặc 1 thành viên bất kỳ). Ví dụ : « Giống lúa nào ba năm không chín » - Giống lúa có số hiệu là : 3509. Nếu ai không trả lời được, thi ra khỏi đội hình và quay lưng lại với đội hình Khi ấy những người trong vòng tròn cử một người làm nhạc trưởng (bí mật) và mọi người cũng cất một bài hát tập thể và làm theo động tác của người quản trò; lúc này người bị phát trở vào vị trí trong vòng tròn và quan sát hoặc suy luận để tìm ra ai là nhạc trưởng (Người chơi được chỉ 3 người trong thời gian 2 bài hát) Nếu tìm ra được « Nhạc trưởng » thì người bị bắt sẽ thế vị trí của người « đi tìm » và trò chơi bắt đầu lại. Nếu người « đi tìm » không chỉ ra được người « nhạc trưởng » trò chới sẽ tiếp tục.

Chú ý : để trò chơi hấp dẫn đòi hỏi người làm « nhạc trưởng » phai làm được nhiều động tác ngộ nghĩnh khác nhau.

7. Chuyền dây :

- Mục đích : tạo ra sự vui tươi, sổi nổi cho người chơi.

- Số lượng : 40 người.

- Địa điểm : ngoài trời.

- Thời gian : 3-5 phút.

- Dụng cụ : tăm tre, dây thun (dây su), còi…



- Cách chơi : 40 người chia thành 4 đội (mỗi đội 10 người) đứng theo đội hình hàng dọc mỗi người cách nhau 1m. Quan trò phát cho mỗi người 1 cây tăm, và một số lượng dây thun đủ đảm bảo cho nhu cầu của mỗi đội. Khi quản trò hô “bắt đầu” (hoặc tín hiệu còi). Người chơi đầu tiên của các đội dùng miệng của mình ngậm tăm, cho sợi dây thun vào trong cây tăm, không được dùng tay, không được di chuyển chân, nhanh chóng chuyền sợi dây xu cho người kế tiếp, cứ như thế khi sợi dây thun được chuyền tới người cuối cùng, người cuối cùng khẩn trương mang sợi dây thun về nộp cho Ban tổ chức. Trong vòng 3 phút đội nào mang được nhiều sợi dây thun nhất là thắng cuộc.

Chú ý: Trong qua trình chơi nếu đội nào dùng tay, di chuyển chân, hay sợi dây thun bị rơi thi kết quả của lần chơi đó không được công nhận mà phải làm lại từ đầu từ vị trí số 1.
KỸ NĂNG TRUYỀN TIN:

Phần 1: MORSE:
Là những chữ số được thay thế bằng những dấu chấm (.) và gạch (-). Nó được sử dụng bằng nhiều phương pháp và hình thức như âm thanh, ánh sáng, khói, hình ảnh... theo một quy ước nhất định.
Tuy rằng ngày nay ít người sử dụng ký hiệu MORSE để truyền đi những bức điện văn, nhưng nếu các bạn không có những máy móc thông tin hiện đại, mà trong tay chỉ có máy phát tín hiệu thông thường, hay các bạn muốn gửi đi một thông tin bằng đèn pin... theo một quy ước nhất định.
.

Bảng Morse

Morse là một loại ký hiệu 2 loại chấm (.) và gạch (-) tạo thành các chữ và dấu cần thiết

E

.

T

_

A

. _

N

_ .

R

. _ .

K

_ . _

I

. .

M

_ _

U

. . _

D

_ . .

P

. _ _ .

X

_ . . _

S

. . .

O

_ _ _

V

. . . _

B

_ . . .

L

. _ . .

Y

_ . _ _

H

. . . .

CH

_ _ _ _

W

. _ _

G

_ _ .

F

. . _ .

Q

_ _ . _

























J

. _ _ _

C

_ . _ .

Â

AA

 

 

 

 

 

 







Z

_ _ . .

Ă

AW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ơ

OW

 

 

S

dấu sắc

 

 

1

. _ _ _ _

6

_ . . . .

Ô

OO

 

 

F

dấu huyền

 

 

2

. ._ _ _

7

_ _ . . .

Ư

UW

 

 

R

dấu hỏi

 

 

3

. . . _ _

8

_ _ _ . .

ƯƠ

UOW

 

 

X

dấu ngã

 

 

4

. . . . _

9

_ _ _ _ .

Ê

EE

 

 

J

dấu nặng

 

 

5

. . . . .

0

_ _ _ _ _

Đ

DD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





* Hướng dẫn truyền tin bằng Morse:

* Cách phát tín hiệu bằng còi: Còi Morse thường được chế tạo bằng kim loại (thau) hoặc bằng nhựa, chúng ta phải dùng môi ngặm kín miệng còi. Đầu lưỡi đè kín lỗ thổi.

Khi thổi âm thanh ngắn (TIC), chúng ta nhả lưỡi ra và đậy lại ngay. Động tác này xảy ra thật nhanh, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TIC thật đanh gọn.

Khi thổi âm thanh dài (TE), chúng ta nhả lưỡi ra một lúc và đậy lại sau khoảng ½ giây. Động tác này xảy ra thật thong thả, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TE dài hơn tiếng TIC.

* Quy ước chung trong quá trình phát và nhận mosre:

- Bên phát tin:

+ Chuẩn bị: Một hồi tè thật dài

+ Tín hiệu bắt đầu bản tin: Có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu bản tin. Nhưng chính xác nhất là ta thổi 2 chữ NW khoảng mấy lần, như thế người dịch chỉ cần lấy giấy bút ra để chuẩn bị nhận tin.

+ Nội dung bản tin: Tùy theo trình độ người dịch mà thổi nhanh hoặc chậm. Với bậc 1 thì tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút. Thổi rành mạch từng ký tự, hết một chữ thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút. Thường thì nên thổi 2 lần. Có đôi lúc cũng phải thổi lại đến lần thứ 3.

+ Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.

- Bên nhận tin:

+ Ban đầu mới làm quen thì nhận bằng kiểu chấm gạch Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ giải mã sẽ chậm lại nhiều, vì ta còn phải có thêm một thao tác tiếp theo là lấy bảng mẫu tự Morse ra dò từng chữ một. Cuối cùng mới có một bản tin hoàn chỉnh.

+ Trước đây khá lâu, có một người điện tín viên nghĩ ra một cách dịch tháp Morse, cách sử dụng tháp Morse như sau:



* Cách sử dụng tháp Mosre:

Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN TRÁI. Theo đó:- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.

- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.

- Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN PHẢI. Theo đó:- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.



- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên





tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương