Ban tổ chức chưƠng trình học kỳ trong quâN ĐỘI ĐÀ NẴng 2011 NỘi quy chưƠng trìNH



tải về 1.1 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.1 Mb.
#37242
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG

Để thoát ra khỏi một vùng xa lạ hoang vu, để đến đúng điểm đã định trước…. các bạn nhất thiết phải tìm ra phương hướng.


Trong thực tế, có nhiều người vì không định hướng được, nên đã đi quanh quẩn mãi trong một vùng, và đôi khi trớ trêu thay, lại quay về đúng nơi khởi điểm. Vậy làm sao khi chẳng may chúng ta đi lạc mà có thể xác định được phương hướng, tìm được đường về ? Đây được xem là một trong những yêu cầu về mặt kỹ năng.
 
CÁC PHƯƠNG HƯỚNG

 
Chúng ta có 4 hướng chính là:


1. Đông hay East viết tắt E.

2. Tây hay West viết tắt W.

3. Nam hay South viết tắt S.

4. Bắc hay North viết tắt N.
 

Bốn hướng phụ là:


 
1. Đông Bắc – Viết tắt là NE. 2. Đông Nam – Viết tắt là SE.
3. Tây Bắc – Viết tắt là NW. 4. Tây Nam – Viết tắt là SW.
 
Ngoài ra chúng ta còn có 8 hướng bàng là:
 
1. Bắc Đông Bắc (NNE)
2. Đông Đông Bắc (ENE)
3. Đông Đông Nam (ESE)
4. Nam Đông Nam (SSE)
5. Nam Tây Nam (SSW)
6. Tây Tây Nam (SWW)
7. Tây Tây Bắc (WSW)
8. Bắc Tây Bắc (NNW).
 
Như vậy, chúng ta có 4 hướng chính – 4 hướng phụ và 8 hướng bàng ( và 16 hướng phụ thật nhỏ ).
CÁC CÁCH TÌM PHƯƠNG HƯỚNG.

 
Có nhiều cách để tìm phương hướng. Sau đây là những cách thông thường, dễ sử dụng.



1. Bằng mặt trời:

Đây là cách giản dị nhất mà ai cũng biết, nhất là ở những vùng nhiệt đới, nắng nhiều.

Buổi sáng, mặt trời mọc ở hướng Đông và buổi chiều lặn ở hướng Tây. Nếu các bạn đứng dang thẳng hai tay, tay mặt chỉ hướng Đông, tay trái chỉ hướng Tây, thì trước mắt là hướng Bắc, sau lưng là hướng Nam.
Nhưng các bạn cần lưu ý là buổi trưa, mặt trời hơi chếch về hướng Nam. Như thế thì khoảng 9 – 10 giờ sáng, mặt trời ở hướng Đông Nam. Khoảng 15 – 16 giờ chiều thì ở hướng Tây Nam.

 

3. Bằng gậy và mặt trời.

Phương pháp 1:

Còn gọi là phương pháp Owendoff. Dùng một cây gậy thẳng dài khoảng 90 cm, cắm thẳng góc với mặt đất. Ta ghi dấu đầu bóng của gậy, lần thứ nhất gọi là điểm A.



Sau đó khoảng 15 phút, bóng gậy sẽ di chuyển qua chỗ khác, ta lại đánh dấu bóng của đầu gậy thứ hai, gọi là điểm B. Nối điểm A và B lại, ta có một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây (điểm A chỉ hướng Tây, còn điểm B chỉ hướng Đông). Và dĩ nhiên hướng Nam Bắc thì thẳng góc với hướng Đông Tây.

 
Phương pháp 2:
 
Phương pháp nầy lâu hơn phương pháp 1 chừng vài giờ nhưng khá chính xác.
- Dùng một cây gậy thẳng dài khoảng một mét, cắm thẳng góc với mặt đất, trước giữa trưa.
 
- Vẽ một cung của vòng tròn từ điểm A với tâm của gốc cây gậy.
- Giữa trưa, bóng gậy sẽ ngắn lại, nhưng quá trưa, bóng gậy sẽ chạm lại vòng tròn, ta đánh dấu điểm đó gọi là điểm B.
- Chia đường AB ra làm hai phần đều nhau. Kẻ đường thẳng từ chân gậy đi qua giữa đoạn AB, sẽ cho ta hướng Bắc.

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương