Ban tổ chức chưƠng trình học kỳ trong quâN ĐỘI ĐÀ NẴng 2011 NỘi quy chưƠng trìNH



tải về 1.1 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.1 Mb.
#37242
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

11. SỐT CAO

Triệu chứng:Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt cao trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Xử trí:

- Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.



- Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.

- Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác. Quạt cho người bệnh. Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C. Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.

Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật. Phải chườm lạnh tích cực hơn.

- Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.

- Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).

12. CHẢY MÁU CAM

Xử trí: Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu. Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.

- Tiếp tục bóp chặt mũi.Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?

- Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.

- Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

B. CÁC CÁCH BĂNG CỨU THƯƠNG CƠ BẢN:

1. Bǎng cuộn: Bǎng cuộn là loại bǎng thường dùng để giữ vật liệu bǎng tại chỗ thường áp dụng bǎng ép để chặn đứng sự chảy máu, hạn chế cử động, cố định trong trường hợp gãy xương.

- Bǎng cuộn được làm bằng vải, vải thô, vải thưa, len hay vải thun

- Bǎng thun là loại bǎng tốt nhất dùng để bǎng nén ép cầm máu, giữ vật liệu bǎng đó tại chỗ không bị xê dịch nhờ tính chất co giãn của nó.

- Bǎng cuộn có nhiều loại và nhiều cỡ, tùy theo vị trí tổn thương của cơ thể mà dùng các loại bǎng thích hợp.



+ Bǎng gạc mịn: Thích hợp với cơ thể trẻ em

+ Bǎng vải: Dùng để bǎng ép cố định và nâng đỡ

+ Bǎng thun: Là loại tốt nhất để bǎng ép

+ Bǎng Esmarch: Bằng cao su dùng trong phòng mổ khi phẫu thuật cắt đoạn chi.

Một cuộn bǎng gồm có 3 phần:



+ Đuôi bǎng: là phần chưa cuộn lại

+ Đầu bǎng: là phần lõi

+ Thân bǎng: phần đã cuộn chặt

- Kích thước trung bình của cuộn bǎng dùng cho người lớn



+ Bǎng ngón tay: 2,5cm x 2m

+ Bǎng cẳng tay, bàn tay: 5cm x 3m

+ Bǎng cánh tay: 5-6cm x 6m

+ Chân: 7-8cm x 7m

+ Thân người: 10-15cm x 10m

2. Bǎng dính: Dùng trong các trường hợp thuận tiện nhưng không có tác dụng ép chặt.

3. Bǎng tam giác: Loại bǎng này đơn giản và nhanh chóng hơn bǎng cuộn, rất thích hợp cho các trường hợp cấp cứu.

Thường dùng để nâng đỡ che chở chi trên hay giữ yên vật liệu bǎng bó ở

đầu ở tay và ở chân.

4. Bǎng xoáy ốc

- Khởi đầu bằng bǎng vòng khóa.

- Lǎn tròn cuộn bǎng trên bộ phận cần bǎng từ trái sang phải.

- Đường sau chếch lên trên và song song với những đường bǎng trước. Đường sau chồng lên đường trước 1/2 hoặc 1/3 bề rộng cuộn bǎng.

- Kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.

Dùng để bǎng những chỗ đều nhau và dài trên cơ thể như cánh tay, ngón tay, nửa người trên.



5. Bǎng chữ nhân

- Giống như bǎng xoáy ốc nhưng mỗi vòng đều gấp lại.

- Bắt đầu mối bǎng bằng 2 vòng tròn quanh phần cơ thể cần bǎng bó.

- Quấn 1 vòng xoáy.

- Ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng bǎng.

- Nới dài cuộn bǎng khoảng 15cm.

- Tay phải lật bǎng kéo xuống dưới và gấp lại.

- - Sau đó quấn chặt chỗ bǎng, kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.

- Để ý các phần lật đều nhau và khoảng cách đều nhau, không để chỗ gấp trên vết thương hay trên chỗ xương lồi. Thường áp dụng bǎng những chỗ thon không đều như cẳng tay, cẳng chân.

6. Bǎng số 8

- Bắt đầu bằng bǎng vòng khóa

- Các đường bǎng sau bǎng chéo và lần lượt thay đổi hướng lên và xuống mỗi lần cuốn vòng bǎng.

- Vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 làm thành hình số 8

- Kết thúc bằng 2 vòng bǎng cố định

MỘT SỐ MẪU CHUYỆN HAY VỀ BÁC HỒ
BÁT CHÈ SẺ ĐÔI
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, sẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

- Cháu ăn đi.

Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn...

Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:

- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.

- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi...

Thủy Xuân

THẮT LƯNG CỦA BÁC

Nhân đọc một tư liệu lịch sử mới xuất bản của Trung Quốc (Chu Ân Lai và Hội nghị Genève, Nhà xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc) có một tình tiết mới rất cảm động về chuyện riêng của Bác Hồ mà lâu nay chúng ta chưa biết. Chuyện xoay quanh chiếc thắt lưng.

Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu VN tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình.

Phía Trung Quốc đã mời phái đoàn VN sang Trung Quốc để trao đổi. Phái đoàn VN do Bác Hồ và đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.

Hôm đó, Bác Hồ nghỉ tạm tại nhà nghỉ đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quảng Tây. Sáng Bác Hồ đi họp. Ở nhà, một đồng chí của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các đồng chí phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi kiểm tra một lượt, đồng chí này thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đồng chí này cầm lên xem, không hiểu là vật gì. Đoán đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, đồng chí này bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.

Bác đi họp về, hỏi: "Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất". Mọi người tìm và đưa lại cho Bác.

Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: cái quý báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất.

Thời điểm đó, sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.



BÁC HỒ ĐẾN VỚI CÁC CHÁU Ở TRẠI MỒ CÔI KIM ĐỒNG

Bác Hồ tới thăm các cháu thiếu nhi miền Nam tập kết ra Bắc ở tỉnh Thanh Hoá (1957)

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu ở trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:

- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như một nhà tù thế này?

Chú Thuận thưa:

- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ!

Bác lắc đầu: Các cô, các chú phảI tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu.

Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui hơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn – Bác hỏi cán bộ phụ trách trại – còn thế nào, các cô, các chú biết không?

Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp:
- Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.

Bác Hồ mỉm cười:

- Chú nói mới đúng một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố mẹ, thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú nuôi dạy các cháu thì phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu, còn cái vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật, trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phảI làm sao cho các cháu thấy trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu?

Bác lại hỏi:

- Những cháu kém có nhiều không?

- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.

- Nhiều là bao nhiêu?

Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:

- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có như vậy thì dạy mới có kết quả tốt.

Bác bảo chú Thuận đứng lên:

- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.

Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt ve nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:



  • Tên cháu là gì?

  • Thưa Bác tên cháu là Quốc lủi ạ!

  • Bác nhìn em, ái ngại:

  • Ai đặt cho cháu cái tên ấy?

  • Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.

  • Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi?

  • Thưa Bác… Cháu… Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ.

  • Sao cháu không chịu ở trong trại mà lại trốn ra bên ngoài?

  • Thưa Bác… ở trong trại khổ cực lắm ạ.

  • Khổ cực như thế nào?

  • Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.

  • Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào?

  • Thưa Bác…

Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời. Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác. Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc…”. Nước mắt càng giàn giụa trên hai má Quốc.

Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác. Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quần áo mới để mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em trèo trẹo bên hông đi xin sữa cho em sau ngày mẹ qua đời.

Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:

- Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phảI thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội…


Rồi Bác bảo:

- Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào?

Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”.
Ngày hôm ấy, Bác đã để lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm.

Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm của Bác trong trái tim.



CÂY XANH BỐN MÙA

Bác Hồ rất thông cảm với sự vất vả của nhân dân. Tìm hiểu cụ thể đời sống của nhân dân, của những người lao động là một nếp làm việc quen thuộc của Bác. Một hôm, Bác gọi đồng chí phục vụ đến và nói:

- Có những đêm nằm nghỉ nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra cụ thể rối nói lại cho Bác biết.

Vâng lời Bác, một đêm nọ, đồng chí phục vụ lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn đường khá dài, làm việc thầm lặng và rất vất vả.


Câu chuyện công việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác rất tỉ mỉ.

Nghe đồng chí phục vụ nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:

- Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến anh chị em làm nghề vất vả này.
Thời gian trôi qua...

Lần ấy, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết cây cối đều trụi lá. Người bỗng phát hiện ra một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa phương, được biết đúng là loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi.


Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó cho người làm vườn và nói:

- Đây là loại cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường.


Trong Phủ Chủ tịch, gần nhà sàn của Bác, hiện vẫn còn loại cây trên, không rõ tên khoa học của loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”.
Nhìn cây xanh bốn mùa ghi nhớ tấm lòng thương yêu nhân dân của Bác. Là Chủ tịch nước Người bận trăm công, nghìn việc lớn. Thế nhưng những việc thường ngày xảy ra chung quanh Bác cũng không bỏ qua. Người quan tâm một cách cụ thể và thiết thực đến điều kiện làm việc của những người công nhân. Việc làm của Bác luôn nhắc nhở chúng ta hãy biết quan tâm chia sẻ với những khó khăn vất vả của người khác, những người cán bộ lãnh đạo càng phải ghi nhớ điều này
GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:


Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:


- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.


Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập


NHỮNG ĐÊM GIA THỪA BÁC ĐẾN VỚI NGƯỜI NGHÈO

Xuân Tân Tỵ, năm 1941, Bác mới được đặt chân trở về giữa lòng Tổ quốc thân yêu sau đúng 30 năm trời ra đi tìm đường cứu nước (1911-1941). Hành trang theo Bác trở về vẻn vẹn chỉ có một chiếc va ly xách tay bằng mây, trong đựng hai bộ quần áo đã cũ và tập tài liệu Con đường giải phóng tập hợp những bài giảng trong lớp huấn luyện ở Nậm Quang (Quảng Tây, Trung Quốc) do Bác phụ trách vừa mới kết thúc trước Tết mấy hôm.

Mùa Xuân năm ấy, từ hang Pác Bó đã ra đời một bài thơ xuân tuyệt đẹp của Bác Hồ:


"Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lênin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà"(1)

Chỉ hơn bốn năm sau, ngày 2-9-1945, sơn hà của Tổ quốc đã được thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Hồ Chí Minh trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và mùa Xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm 1946 đã trở về trên toàn cõi đất nước với một sắc màu khác lạ làm gợi nhớ đến một thời Nghiêu Thuấn xa xưa. Vào thời khắc mọi gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị đón giao thừa thì vị Chủ tịch nước xắn quần, bước thấp bước cao đến các ngõ hẻm ở phố Sinh Từ, phố Hàng Lọng... để được chính mắt nhìn thấy cảnh Tết vừa, Tết nghèo của bà con lao động Hà Nội mới vừa thoát khỏi ách thực dân phong kiến.

Chính trong cuộc "vi hành" đêm Ba mươi Tết của mùa Xuân độc lập đầu tiên đó, Bác Hồ đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô "Tết mà không có Tết" ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang đắp chiếu nằm mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà, bảo đồng chí thư ký ghi lại địa chỉ để hôm sau báo cáo cho đồng chí Chủ tịch Hà Nội biết.

Cũng đêm Ba mươi Tết Bính Tuất đó, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền khi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chính Người lại đang vui Xuân cùng nhân dân ở đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ già cùng cháu đi hái lộc.

Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa Xuân mới mẻ, giao thừa nghe đọc thư chúc Tết của Bác Hồ:

"Hỡi đồng bào cả nước!

Hôm nay là mùng một Tết năm Bính Tuất, ngày Tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào năm mới muôn sự tốt lành" (2).

Cuối thư là một bài thơ ngắn:




"Trong năm Bính Tuất mới

Muôn việc đều tiến tới

Kiến quốc chóng thành công

Kháng chiến mau thắng lợi" (3)

Kể từ mùa Xuân đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc. Thường thì trước Tết ba tháng, Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm ba việc. Tìm ý thơ cho bài thơ mừng năm mới, nhắc văn phòng chuẩn bị thiếp "Chúc Mừng Năm Mới" để kịp gửi đến những nơi xa xôi nhất, kể cả bộ đội ở các vùng rừng núi, hải đảo xa xôi và cán bộ công tác ở nước ngoài.


Và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác, một chương trình riêng mà chỉ Bác và các đồng chí cảnh vệ biết.


Tối Ba mươi Tết năm 1960, Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tín, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh, Hà Nội. Chiều mùng hai Tết năm 1961, Bác đến Văn Miếu dự buổi bình thơ Xuân của các cụ. Mùng hai Tết năm 1962, Bác đến thăm các cháu học sinh miền Nam ở Hải Phòng. Chiều 29 Tết năm 1963, Bác cải trang thành một cụ già theo cháu đi chợ hoa và chợ Đồng Xuân... Tất cả đều bí mật bất ngờ và do đó bao giờ cũng tạo hiệu quả lớn.

Như Tết năm 1960, nếu Bác chỉ đến thăm các gia đình theo chương trình của các cơ quan đã bố trí thì làm sao Chủ tịch nước biết được gần đến giao thừa rồi mà chị Tín vẫn còn phải đi gánh nước thuê đổi gạo để sáng mai mùng một Tết có cơm ăn cho bốn đưa con của mình. Gặp Bác, chị Tín xúc động để rơi cả đôi thùng gánh nước xuống đất, run run cầm lấy bàn tay của Bác:


- Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm...


Chỉ nói được vậy, chị đã oà lên khóc nức nở.


Vị Chủ tịch nước đã an ủi chị:


- Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai...


Và Bác đã vào nhà thăm hỏi khá lâu năm mẹ con chị Tín. Gọi là nhà nhưng đâu có phải là nhà mà là một cái chái như một túp lều. Chồng chị Tín là công nhân khuân vác ở bến Phà Đen đã mất cách đó bốn năm, còn chị thì cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm ổn định. Cảnh nghèo của gia đình đã phũ phàng hiện ra trước mắt Bác. Trên chiếc bàn gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một gói kẹo. Đúng là "Ba mươi Tết mà không có Tết". Cách đây 15 năm, Tết độc lập đầu tiên, Bác đã đau lòng chứng kiến cảnh một gia đình "Tết mà không có Tết" ở ngõ hẻm Sinh Từ. Đó là khi đất nước mới thoát khỏi vòng nô lệ. Còn bây giờ, kháng chiến đã thắng lợi, hoà bình đã sáu năm, mà lại còn cái cảnh này sao? Không phải ở đâu xa mà ở ngay Thủ đô Hà Nội... Vậy còn bao nhiêu gia đình như thế này ở khắp mọi miền đất nước? Cứ ngồi nghe báo cáo thì đâu cũng là no ấm, tươi vui...

Đêm ấy, trên đường về, ngồi trên xe, Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ. Vẻ đăm chiêu thoáng hiện trên gương mặt của Người. Bác đã từng tâm sự với các đồng chí phục vụ: "Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ thì Bác ăn không ngon, ngủ không yên".


Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới. Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui. Bác kể lại hoàn cảnh gia đình chị Tín cho mọi người nghe. Cuối câu chuyện Bác nói "Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo các địa phương còn quan liêu và nặng về hình thức. Họ không chịu đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt. Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chính xác tình hình để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu, thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta.




Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện.
BÁC HỒ VỚI VIỆC CHI TIÊU


Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:
- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên…
Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xoá:

- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu…

Có quá chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành rồi nói:

- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý….


Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.
Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ công tác quanh Bác thường nhận xét)

Thực tế lịch sử cho thấy rằng: Suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè xẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, dĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và hai dĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.

Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hítle ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vỏn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng, vui vẻ”…

Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diện, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người khác ăn thừa của mình”.



Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu, sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của Bác, rất “mâu thuẫn thống nhất”: chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”.

Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam, đồng hương của Bác, chúng ta càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với hiền tài, với cái ăn, cái mặc, với cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta không học tập được, đâu có phải là một toà thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta không đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất?

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương