Hawaii khổ vì ếch



tải về 45.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích45.94 Kb.
#31575
(Nguồn vnexpress: http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/ )


Thứ sáu, 29/12/2000, 12:04 (GMT+7)

Hawaii khổ vì ếch
Larry Stevens sống “ẩn dật” trong một khu rừng mưa phía đông quần đảo Hawaii. Xưa nay, ông rất thích nơi này, mảnh đất thanh bình với những âm thanh êm dịu của rừng. Song từ khi lũ ếch “viếng thăm” Hawaii thì ông đã không thể yêu khu rừng của mình được nữa.

Đã hàng tháng nay ông Steven, 51 tuổi, mất ngủ vì ếch. Những chú ếch xanh bé nhỏ kéo đến và làm ầm ĩ khắp nơi. Các chú sinh sôi nảy nở nhanh đến nỗi giới chức trách Hawaii chỉ còn biết than rằng họ gần như bất lực không biết phải làm gì. Ông Steven kêu lên: “Không thể tưởng tượng được một sinh vật bé thế lại có thể rống to thế”.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể lũ ếch xanh này đến đây bằng cách “quá giang” trên những con tàu chở hàng nông nghiệp tới Hawaii. Lên mặt đất rồi, chúng bắt đầu kêu rất to và rất nhiều. Vài con đực to mồm đáng sợ, cường độ âm thanh do chúng phát ra lên tới 90-100 decibel và vang rất xa, đến nỗi có thể so với tiếng máy cắt cỏ, tiếng cưa, động cơ trực thăng. Một người làm nghề trồng hoa phong lan, bà Mindy Clark, cho biết từ khi chúng “xâm lăng” vào vùng đất xung quanh nhà, bà đã phải đóng cửa sổ suốt ngày. Bà phàn nàn: “Chúng kêu suốt từ 5h30 chiều, và càng lúc càng rống to hơn đến tận nửa đêm”.

Đầu năm nay, chúng mới có mặt ở khoảng một chục nơi, bây giờ đàn ếch đã sinh sôi nảy nở khắp 150 địa điểm khác trên quần đảo Hawaii. Ở quê hương Caribbean của chúng, ếch bị nhiều sinh vật ăn thịt hạn chế sự phát triển. Tuy nhiên trên quần đảo Hawaii, ếch chẳng gặp kẻ thù nào, trừ những người dân địa phương cáu kỉnh nhưng không làm gì được chúng. Mặt khác tỷ lệ sinh sản của ếch rất cao, do vậy số lượng ếch đã bùng nổ. Một vài nơi có tới hơn 8.000 con trên một diện tích không đầy nửa héc ta. Ngoài gây tiếng ồn, ếch còn ăn tranh thức ăn của chim chóc và động vật hoang dã địa phương. Mỗi đêm chúng xơi tới 46.000 sâu bọ. Chưa kể chúng còn có thể làm hại nền kinh tế du lịch của Hawaii, do các du khách cũng khổ sở vì tiếng ếch kêu chẳng kém gì dân địa phương.

Ông Earl Cambell, cán bộ Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Động vật hoang dã quốc gia Mỹ, đang làm việc với chính quyền Hawaii về vấn đề dùng bình phun xịt chất caffeine để hạn chế sự sinh đẻ của ếch. Các cuộc thử nghiệm cho thấy thuốc này có triển vọng hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải mất hàng tháng nữa mới có thể đem thuốc ra sử dụng chính thức, trong khi đó số lượng ếch vẫn cứ tăng lên.

Đoan Trang (theo ABC, 29/12).




Thứ hai, 21/5/2001, 10:25 (GMT+7)

S.O.S sinh vật ngoại lai xâm nhập Việt Nam

Hiện nay, tại vùng Đồng Tháp Mười và rừng tràm U Minh, đang phát triển tràn lan loài cây trinh nữ (còn gọi là cây xấu hổ, cây mai dương). Có nguồn gốc từ Trung Mỹ, loài cây này sinh sản rất mạnh, bằng cả gieo hạt nhờ gió, lẫn sinh sản vô tính từ thân cây. Nếu tình trạng này tiếp diễn vài năm nữa, rừng tràm U Minh sẽ hoá thành... rừng trinh nữ.

Bằng nhiều cách, cây trinh nữ đã du nhập vào châu Phi, châu Á, Australia và đặc biệt thích hợp phát triển ở vùng đất ngập nước thuộc vùng nhiệt đới.

Hạt cây rất nhẹ và có móc, nhờ vậy nó có thể phát tán đi xa nhờ gió, hay trôi theo dòng nước. Khi đã tìm được nơi “định cư”, nó bám chắc vào đó, cắm rễ xuống và mọc thành cây. Tại rừng tràm U Minh, cây trinh nữ đã bành trướng một diện tích rộng lớn.

IUCN, Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới, đã cảnh báo rằng loài cây này nằm trong danh sách 100 loài có khả năng xâm nhập trên quy mô toàn thế giới. Tại Australia, nó đã phát triển tới 18.000 ha và hằng năm chính phủ nước này phải chi tới 12 triệu USD để ngăn ngừa và tiêu diệt, nhưng chưa có kết quả.



Lợi thì có lợi nhưng…

Trước đây, ốc bươu vàng từng là đại dịch làm điêu đứng nông nghiệp ĐBSCL. Loài này (tên khoa học là pilasisnensis) được nhập khẩu vào nước ta khoảng hơn 10 năm nay. Ban đầu, đây được coi như một loại thực phẩm giàu đạm, dễ nuôi trồng, mang lại lợi ích kinh tế cao.

Nhưng cũng vì sinh sản quá nhanh mà thức ăn chủ yếu là lá lúa, ốc bươu vàng đã phá hoại nghiêm trọng mùa màng ở nhiều tỉnh phía Nam. Hiện nay, đại dịch này đang phát triển dần ra ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Mỗi năm nhà nước phải chi tốn hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này, nhưng đến nay vẫn chưa đem lại kết quả mong muốn, nhiều địa phương sản lượng lúa bị giảm đáng kể.

Tác hại khó lường

Một ví dụ khác là vào khoảng thời gian 1996-1998, trên thị trường cá cảnh nước ta xuất hiện và buôn bán loại cá hổ pirana, hay còn gọi là cá kim cương, cá răng, tên khoa học là Serralmus nattereri. Đây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ, thuộc loại ăn thịt, hung dữ. Nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt khi nhập loài này, vì khi chúng có mặt trong sông, động vật thuỷ sinh sẽ bị tiêu diệt toàn bộ, tác hại khó mà lường hết được. Trước nguy cơ này, Bộ Thủy sản sau đó đã có chỉ thị nghiêm cấm nhập khẩu và phát triển loại cá hổ pirana.

Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ quan nào tiến hành đánh giá, thống kê đầy đủ về sự xâm nhập của sinh vật lạ, nhất là những loài mới. Ban đầu chúng chiếm một diện tích nhỏ nhưng nguy cơ phát triển thì tiềm ẩn rất lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.

Cách hiểu về sinh vật lạ còn rất khác nhau và chưa có định nghĩa thống nhất. Trên nhiều văn bản, báo cáo khoa học có sử dụng các thuật ngữ “không phải là loài bản địa”, “không đúng nguồn gốc”, "loài du nhập”, “loài ngoại lai”… nhưng theo ông Trần Liên Phong, Trưởng Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Cục Môi trường, nên hiểu đó là những loài xuất hiện ngoài vùng phân bố thông thường của chúng. Khái niệm này không giới hạn bởi ranh giới hành chính, trong hay ngoài quốc gia, tỉnh thành…

(Theo Tiền Phong, 21/5)


Thứ tư, 23/5/2001, 10:59 (GMT+7)



Sinh vật ngoại lai - mối lo toàn cầu

Đánh dấu ngày đa dạng sinh học thế giới 22/5, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WCU) đã công bố danh sách 100 loài sinh vật du nhập nguy hiểm nhất. Chúng đang tàn phá thế giới sau khi “xổng” khỏi nơi cư trú bản địa, mà lại thường với sự trợ giúp của con người.



Loài du nhập có thể tiêu diệt loài bản địa.

Trong số 100 loài, người ta có thể tìm thấy những loài rất quyến rũ như hoa lan dạ hương nước và sên sói đỏ, loài rắn cây màu nâu và lợn rừng. Nhưng, bất kể ngoại hình đẹp đến mấy, chúng đều là “bom nổ chậm” với loài người, trở thành kẻ phá hoại khi di cư khỏi môi trường tự nhiên quen thuộc và đến sinh sôi nảy nở ở địa bàn mới.

Lan dạ hương nước ở Nam Mỹ là một loài hoa màu tía rất đáng yêu. Nhưng trên cả 5 lục địa mà nó đã tràn tới, loài cây này làm tắc nghẽn các dòng chảy, ngăn cản giao thông thuỷ, nghề cá và hoạt động bơi lội, thậm chí chặn ánh sáng mặt trời và ôxy xâm nhập xuống dưới các thuỷ vực sâu.

Tại Việt Nam, ốc bươu vàng, cá hổ pirana, hay loài cây trinh nữ đang tàn phá nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL.



Con người “nối giáo”

Đáng chú ý là chính con người đã mở đường cho nhiều loài sinh vật nguy hại bành trướng. Chẳng hạn loài cầy mangut nhỏ được đưa từ châu Á tới tây Ấn Độ để kiểm soát nạn chuột. Nhưng rất mau chóng, nó đã triệt hạ một số loài chim, bò sát và lưỡng cư ở vùng này, chưa kể đến việc lan truyền theo bệnh dại. Loài kiến “mất trí”, (cái tên xuất xứ từ cách di chuyển bất thường của nó), đã tiêu diệt 3 triệu con cua trong 18 tháng trên đảo Giáng sinh, ngoài khơi Ấn Độ Dương.

Các loài khác, một cách vô tình, được truyền theo đường biển trong các khoang hàng hoá hay va ly của du khách.

WCU đang kêu gọi các tổ chức, như Tổ chức Thương mại Thế giới, quan tâm tới mối đe doạ tương tự có thể phát sinh từ hoạt động thương mại toàn cầu. Ngay trong việc hỗ trợ phát triển cho các nước, như việc chuyển giao các vật liệu nông nghiệp, cũng có thể chứa các hạt cỏ dại ngoại lai.

Hiệp hội cũng mong muốn các hãng tàu biển và các sân bay tăng cường kiểm soát các loài sinh vật lạ. Ngoài ra, các quan chức cũng cần sẵn sàng hành động khẩn cấp khi phát hiện có sự đột nhập và tàn phá của chúng.

B.H. (theo BBC, 23/5)




Thứ ba, 5/6/2001, 08:22 (GMT+7)

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và xử lý cây mai dương

Sau khi có thông tin về cây mai dương, loài cỏ dại nguy hiểm đang đe dọa nghiêm trọng đến một số loài động, thực vật ở miền Đông Nam Bộ, Vườn quốc gia Tràm Chim, Cát Tiên, ngày 1/6, Văn phòng Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT kiểm tra, lập đề án nghiên cứu và xử lý cây mai dương.




Mai dương đã bao phủ gần 1/3 diện tích Vườn quốc gia Tràm Chim.

Mai dương, dân gian thường gọi là cây hoa xấu hổ hoặc là cây hoa trinh nữ, đang là mối đe dọa đối với hệ sinh thái của các rừng quốc gia. Có nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ, hiện nay loài cây này đã có mặt tại hầu hết các nước nhiệt đới. Tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, cây mai dương đang bao phủ một diện tích rộng lớn tương đương với khoảng gần 1/3 tổng diện tích của khu vườn. Và trong khoảng diện tích đó, không một loại cây cỏ nào có thể cạnh tranh được với nó.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Thi, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP Hồ Chí Minh), khi chín, trái của cây mai dương sẽ nứt ra từng đốt, mỗi đốt của nó chứa một hạt. Bao phủ ngoài hạt là những cái lông khiến nó rất dễ bám vào quần áo, giày dép hoặc máy móc. Đặc biệt những hột chứa những hạt này lại có thể nổi và trôi theo nước. Khi bám được vào một nơi đất ẩm, gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ nảy thành cây con. Các đốt chứa hạt có thể sống trong đất ẩm 7 năm. Trong những nơi đất khô ráo nó có thể tồn tại khoảng 20 năm.

Theo thống kê, tại Tràm Chim có khoảng 200 loài chim sinh sống, trong đó có loài đặc biệt quý hiếm như sếu đầu đỏ. Những loài cây cỏ tại đây là nguồn thức ăn chủ yếu của chúng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của loài mai dương đang làm mất dần những cây cỏ đó. Điều này khiến cho các nhà quản lý vườn thực sự lo ngại.



Cứu Tràm Chim!

Trưởng phòng Khoa học Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết, năm 1985, chỉ có một vài cây xuất hiện, nhưng nay nó đã mọc ra khoảng 2.000 ha. Nếu không có biện pháp hữu hiệu thì khoảng 5 năm tới đây sẽ không gọi là Vườn quốc gia Tràm Chim mà gọi là vườn quốc gia mai dương.

Đáng ngại nhất là hiện chưa có bất kỳ một biện pháp hữu hiệu nào có thể diệt trừ được loại cây này. 5 năm qua, những người quản lý khu vườn này chỉ mới biết chặt và đốt các thân cây của loại cây trinh nữ, tuy nhiên hiệu quả của việc này không đáng là bao. Trong khi đó, nhận thức của hầu hết mọi người về tác hại của loại cây này còn quá hạn chế.

Trong 25 năm qua, mỗi năm Australia đã phải bỏ ra nhiều triệu đôla để tiêu diệt loại cây này, vậy mà họ vẫn chưa dám khẳng định là đã kiểm soát được nó. Trong khi đó, nguồn kinh phí cho công việc này tại Việt Nam hầu như không có. Điều này đang là trở ngại lớn nhất khiến việc diệt trừ cây mai dương tại các khu vườn quốc gia của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn giậm chân tại chỗ.

(Theo VTV, Tuổi Trẻ, 5/6)




Thứ hai, 29/4/2002, 07:09 (GMT+7)

Sao biển gai - kẻ thù mới của Hòn Mun

Sao biển thường chỉ có 5 cánh, trọng lượng cơ thể và gai rất nhỏ, không độc, nhưng sao biển gai tại Hòn Mun có 10-18 cánh, trên thân phủ nhiều gai nhọn, dài, cứng và có nọc độc. Điều lo ngại là số lượng của chúng đang gia tăng bất thường và chúng chuyên ăn các loài san hô.



Bắt sao biển gai.

Khu bảo tồn Hòn Mun, tên một đảo trung tâm được đặt thành tên chung cho cả một vùng biển bao gồm nhiều đảo, cách bờ biển Nha Trang khoảng vài cây số. Theo quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), Hòn Mun được coi là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam và quốc tế, đặc biệt phong phú về san hô. Tuy nhiên, san hô tại Hòn Mun đang chịu nhiều tác động xấu và có thể rơi vào tình trạng huỷ diệt, gần đây nhất là sự đe dọa của một loài thiên địch mới - sao biển gai.



Vào những năm 1960, một quần thể sao biển gai đã bị nhận diện là nguyên nhân chính huỷ hoại nhiều rạn san hô ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.



Hòn mun, nơi san hô mọc phong phú nhất ở Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát vào năm 1993 của WWF, loài sao biển gai (acanthaster planci) đã có mặt tại Hòn Mun, tuy còn ít. Đến nay, chúng gia tăng rất mạnh, trở thành nguy cơ đáng báo động.

Theo chuyên gia dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun, tiến sĩ Lyndon de Vantier: “Sao biển gai đang phát triển và tồn tại với một số lượng lớn tại đây là hiện tượng không bình thường”. Khi có tuổi 3-4 năm thì độ dài cơ thể sao biển gai đến 25-60 cm, lớn gấp nhiều lần sao biển thường. Do thức ăn là san hô, nên một khi số lượng của chúng gia tăng thì số san hô bị huỷ hoại cũng tăng theo. Từ đó kéo theo những tác động bất lợi đối với hệ sinh thái biển.

Theo thạc sĩ Hồ Văn Trung, điều phối viên dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun, “qua kết quả giải phẫu và quan sát đối với những con đã bắt được thì sau mùa trăng tới, chỉ trong vòng 1-2 tuần nữa thôi, sao biển gai ở Hòn Mun sẽ có thêm một đợt sinh sản lớn…”



Tiến sĩ Lyndon de Vantier nhận định, “nguyên nhân của sự bùng nổ sao biển gai liên quan đến việc khai thác quá mức những đối tượng địch hại của loài sao biển này".

Đó là những loài cá sống trong các dải đá ngầm cùng các loài nhuyễn thể khác. Đồng thời việc bùng nổ số lượng sao biển gai cũng liên quan đến sự thay đổi chất lượng nước, do các nguồn thải từ đất liền đổ ra biển.

Đối phó với thực trạng ấy, ban quản lý khu bảo tồn biển Hòn Mun đã khởi động “chiến dịch tiêu diệt sao biển gai”, bằng việc vận động dân cư các đảo Vũng Me, Vũng Ngán, Trí Nguyên và các câu lạc bộ bơi lặn biển thực hiện một ngày lặn bắt sao biển gai tại Hòn Mun. Giám đốc Khu bảo tồn cho biết: “Sẽ tiếp tục duy trì và tổ chức thêm những hình thức khác nữa, có thể cả biện pháp thu mua để thu hút ngư dân tham gia mạnh hơn trong việc bắt sao biển, nhằm hạn chế và ngăn chặn nguy cơ phát triển của loài này"

(Theo Tuổi Trẻ chủ nhật)







02/09/2016

Каталог: TNMT
TNMT -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
TNMT -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
TNMT -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
TNMT -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TNMT -> Danh môc hå s¬ tµi nguyªn m i tr­êng (thu håi-giao ®Êt)
TNMT -> Quy hoạch sử DỤng đẤT ĐẾn năM 2020 KẾ hoạch sử DỤng đẤT 5 NĂm kỳ ĐẦU (giai đOẠN 2011 2015) huyện gia lâM – thành phố hà NỘI
TNMT -> TÌnh hìNH, KẾt quả giải quyết tthc tại cơ quan, ĐƠn vị trực tiếP giải quyết tthc
TNMT -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
TNMT -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
TNMT -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 45.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương