BỘ XÂy dựng số: /2015/tt-bxd dự thảo 03/4/2015 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công



tải về 1.27 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.27 Mb.
#17009
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công

Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công.

Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:

1.Thành phần công việc: Quy định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc hoàn thành công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.

2. Bảng định mức các khoản mục hao phí: Mô tả rõ tên, chủng loại, quy cách vật liệu chính trong công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu khác; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, công suất của các loại máy, thiết bị thi công chính và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chính được tính bằng hiện vật, các vật liệu khác tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí vật liệu chính; hao phí nhân công tính bằng ngày công theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị thi công chính được tính bằng số ca máy, các loại máy khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí của các loại máy, thiết bị thi công chính.

Các tiết định mức xây dựng mới được tập hợp theo nhóm, loại công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hoá thống nhất.

II. LẬP ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH

Khi sử dụng định mức dự toán được công bố, định mức dự toán công trình tương tự nhưng do điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình hoặc cả ba yếu tố này có một hoặc một số thông số chưa phù hợp với quy định trong định mức dự toán được công bố, định mức dự toán của công trình tương tự thì điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho phù hợp với công trình theo các bước như sau:

Bước 1: Lập danh mục định mức dự toán cần điều chỉnh.

Bước 2: Phân tích, so sánh về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể với nội dung trong định mức dự toán được công bố.

Bước 3: Điều chỉnh hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công

1. Điều chỉnh hao phí vật liệu


  • Đối với những loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo yêu cầu thiết kế thì căn cứ quy định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán điều chỉnh.

  • Đối với vật liệu biện pháp thi công thì điều chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức dự toán công bố, định mức dự toán công trình tương tự theo tính toán từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.

2. Điều chỉnh hao phí nhân công

Điều chỉnh thành phần, hao phí nhân công căn cứ theo điều kiện tổ chức thi công của công trình hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.



3. Điều chỉnh hao phí máy thi công

Trường hợp thay đổi dây chuyền máy, thiết bị thi công theo điều kiện tổ chức của công trình khác với quy định trong định mức dự toán đã công bố, định mức dự toán công trình tương tự thì tính toán điều chỉnh mức hao phí theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.



Phụ lục số 6

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG

XÂY DỰNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BXD ngày / /2015

của Bộ Xây dựng)

I. NỘI DUNG CHI PHÍ TRONG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.

Giá ca máy gồm chi phí khấu hao; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương công nhân điều khiển và chi phí khác của máy.

Trường hợp máy được huy động đến hiện trường để sẵn sàng làm việc nhưng chưa được tham gia thi công nhưng không do lỗi của nhà thầu thì được xác định giá ca máy chờ đợi với mỗi ngày tương đương 1 ca chờ đợi. Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí tiền lương công nhân điều khiển (được tính 50% chi phí tiền lương công nhân điều khiển) và chi phí khác của máy.

Giá ca máy được xác định theo công thức:

CCM = ­­­CKH + ­­­CSC ­­­+ CNL + ­­­CTL+ ­­­CCPK (đồng/ca) (6.1)

Trong đó:

- ­­­CCM: giá ca máy (đồng /ca)

- CKH: chi phí khấu hao (đồng /ca)

- CSC : chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (đồng /ca)

- CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng /ca)

- CTL : chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đồng /ca)

- CCPK: chi phí khác (đồng /ca)

II. XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG CHI PHÍ TRONG GIÁ CA MÁY



1. Xác định nguyên giá của máy

1.1. Nguyên giá của máy để tính giá ca máy công trình được xác định theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.

1.2. Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư mua máy tính đến thời điểm đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại 1 công trình), chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có), chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy.

1.3. Nguyên giá để tính giá ca máy công trình được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, theo hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy.

1.4. Nguyên giá của máy không bao gồm không bao gồm các chi phí như quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư này và các chi phí như: chi phí lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa, bê tông xi măng, cần trục di chuyển và các thiết bị tương tự từ lần thứ 2 trở đi. Các chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán và được tính vào chi phí khác của công trình.

2. Xác định định mức số ca làm việc của máy trong năm

Định mức số ca làm việc của máy trong năm trong giá ca máy công trình được xác định như sau:

2.1. Thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê về thời gian sử dụng máy trong thực tế;

2.2. Xử lý số liệu thống kê về thời gian sử dụng máy đã thu thập, xác định định mức số ca làm việc trong năm của máy theo số liệu thống kê đã được xử lý.

2.3. Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến định mức số ca làm việc trong năm của máy theo điều kiện cụ thể của công trình;

2.4. Xây dựng định mức số ca làm việc của máy trong năm theo điều kiện cụ thể của công trình.

Trong quá trình xác định định mức số ca làm việc trong năm của máy theo số liệu thống kê đã được xử lý có thể tham khảo định mức số ca làm việc của các loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố.

Hồ sơ số liệu về thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy,...



3. Xác định chi phí khấu hao

Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên và do tiến bộ kỹ thuật.

Khấu hao máy là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức:




CKH =

(G - GTH) x ĐKH

(6.2)

straight arrow connector 19NCA

Trong đó:

- CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca)

- G : nguyên giá máy trước thuế (đồng)

- GTH: giá trị thu hồi (đồng)

- ĐKH: định mức tỷ lệ khấu hao của máy (%/năm)

- NCA: định mức số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm)

Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý. Giá trị thu hồi được tính như sau:

- Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá;

- Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nỏ hơn 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).

Định mức tỷ lệ khấu hao của máy được xác định trên cơ sở:

- Hướng dẫn của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Định mức tỷ lệ khấu hao năm của loại máy tương tự trong định mức các hao phí giá ca máy do Bộ Xây dựng công bố;

- Mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy theo điều kiện cụ thể của công trình.

4. Xác định chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng máy, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy.

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy trong giá ca máy được xác định theo công thức:


CCS =

G x ĐSC

(6.3)

straight arrow connector 18NCA

Trong đó:

- CSC: chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca)

- GSC: định mức tỷ lệ chi phí bảo dưỡng, sửa chữa của máy theo công bố của Bộ Xây dựng (% năm)

- G: nguyên giá máy trước thuế (đồng)

- NCA: định mức số ca làm việc của máy trong năm theo công bố của Bộ Xây dựng (ca/năm)

Định mức chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy cho một năm sử dụng máy được xác định trên cơ sở quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành máy, chất lượng máy, điều kiện sử dụng máy và mặt bằng giá sửa chữa máy trên thị trường.

Định mức bảo dưỡng, sửa chữa máy được xác định như sau:

- Ước tính tổng số các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy tương ứng với tổng số ca máy định mức trong cả đời máy;

- Quy tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy;

- Phân bổ tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy.

Trong chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.

5. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

Nhiên liệu, năng lượng cho một ca làm việc của máy là loại xăng, dầu, điện, nước hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động (gọi là nhiên liệu chính).

Các loại dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ, dầu truyền động…(gọi là nhiên liệu phụ) trong một ca làm việc của máy được xác định bằng tỷ lệ % so với chi phí nhiên liệu chính.

Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức:

CNL = (6.4)

- CNL : chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca).

- ĐNL : định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i trong một ca.

- GNL : giá nhiên liệu loại i.

- KP : hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i.

- n : số loại nhiên liệu sử dụng trong một ca máy.

Định mức tiêu hao nhiên liệu trong một ca làm việc của máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca, suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy và điều kiện cụ thể của công trình.

Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc có giá trị tùy theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị trong khoảng như sau:

- Động cơ xăng : 1,01 đến 1,03

- Động cơ diesel : 1,02 đến 1,05

- Động cơ điện : 1,03 đến 1,07

Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện, kết cấu xây dựng và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào hao phí vật liệu trong định mức dự toán công trình thì không tính trong giá ca máy.

Định mức tiêu hao nhiên liệu chính của các loại máy nhưng tham gia thực hiện các loại công tác có số giờ thời gian làm việc thực tế của máy trong ca khác nhau thì xây dựng các định mức tiêu hao nhiên liệu theo nguyên tắc phù hợp với số giờ thời gian làm việc thực tế của máy trong ca của từng loại công tác.

6. Xác định chi phí tiền lương của công nhân điều khiển máy

Chi phí tiền lương của công nhân điều khiển máy trong một ca làm việc được xác định xác định trên cơ sở quy định về số lượng, thành phần cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và các quy định về tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Chi phí tiền lương của công nhân điều khiển máy trong giá ca máy được xác định theo công thức:

CTL = (6.5)

Trong đó:

- N: số lượng công nhân điều khiển máy loại i trong 1 ca máy theo công bố của Bộ Xây dựng.

- CTL: đơn giá tiền lương ngày công của công nhân điều khiển máy loại i.

- n: số lượng loại công nhân điều khiển máy trong 1 ca máy.

Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác mà chi phí tiền lương công nhân điều khiển máy đã tính theo hao phí nhân công trong định mức dự toán công trình (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện, kết cấu xây dựng và một số loại công tác khác) thì không tính chi phí tiền lương công nhân điều khiển trong giá ca máy.

7. Xác định chi phí khác của máy

Chi phí khác được tính trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, bao gồm:

- Bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng;

- Bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy;

- Đăng kiểm các loại;

- Di chuyển máy trong nội bộ công trình;

- Các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý máy của doanh nghiệp, gồm: tiền lương của cán bộ trong bộ máy quản lý, tiền lương của thợ điều khiển máy khi chờ việc; bảo hiểm xã hội; điện nước làm việc và sinh hoạt; tiếp khách; xăng dầu dùng cho xe con trong công tác, các chi phí dùng cho cán bộ đi công tác; văn phòng phẩm; bưu phí; an toàn, bảo hộ lao động; khấu hao, chi phí sửa chữa thường xuyên dụng cụ quản lý, dụng cụ sinh hoạt, công cụ thi công và các chi phí khác có liên quan của bộ máy gián tiếp.

- Các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến vận hành máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình.

Định mức chi phí khác của máy trong năm có thể được xác định như sau:

- Tổng hợp các khoản chi phí quản lý máy theo tài liệu thu thập được trong thực tế của loại máy cần tính.

- Rà soát để loại bỏ các khoan chi không hợp lý, bổ sung các khoản chi cần thiết nhưng chưa có do đặc thù của thời điểm phát sinh số liệu trong các tài liệu.

- Phân bổ chi phí cho từng máy, loại máy.

- Quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy.

- Phân bổ chi phí quản lý máy cho số năm đời máy.

Định mức chi phí khác năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với từng loại máy, cỡ máy và điều kiện khai thác, sử dụng máy tương ứng với điều kiện cụ thể của công trình.

Chi phí khác của máy trong giá ca máy được xác định theo công thức:



CK =

G x GK

(6.6)

straight arrow connector 17NCA

Trong đó:

- CK: chi phí khác trong giá ca máy của máy (đồng/ca)

- GK: định mức tỷ lệ chi phí khác của máy theo công bố của Bộ Xây dựng (% năm).

- G: nguyên giá máy trước thuế (đồng)

- NCA: định mức số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm)

Phụ lục số 7

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG



(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BXD ngày / /2015

của Bộ Xây dựng)

I. TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Việc xác định chỉ số giá xây dựng công trình được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác định thời điểm tính toán

1. Thời điểm được lựa chọn để tính toán các chỉ số giá xây dựng để công bố:

a) Thời điểm gốc được xác định là năm 2010 và được cố định trong khoảng thời gian là 5 năm.

b) Thời điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố so với thời điểm gốc.

c) Khi có sự thay đổi về thời điểm gốc cần tính toán lại các năm đã công bố so với thời điểm gốc mới (tối thiểu là 3 năm trước thời điểm gốc mới).

2. Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình, gói thầu xây dựng cụ thể thì chủ đầu tư phải căn cứ vào tiến độ và các điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời điểm gốc, thời điểm so sánh cho phù hợp.



Bước 2. Lập danh mục các loại công trình, lựa chọn các yếu tố chi phí đầu vào.

a) Việc lựa chọn số lượng và danh mục loại công trình theo loại hình công trình để công bố được căn cứ vào yêu cầu quản lý, các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, quy định về phân loại, cấp công trình.

b) Khi xác định chỉ số giá xây dựng cho loại công trình thì phải lựa chọn, lập danh mục các công trình đại diện cho loại công trình đó. Số lượng công trình đại diện cho loại công trình được xác định tùy thuộc điều kiện cụ thể từng địa phương nhưng không ít hơn 3 công trình.

c) Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho một công trình cụ thể thì công trình đó là công trình đại diện.

d) Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện là các chi phí về loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu cho công trình hoặc loại công trình. Việc lựa chọn loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu để tính toán chỉ số giá xây dựng được xác định theo nguyên tắc chi phí cho loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu đó phải chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng tương ứng của công trình.

Bước 3. Thu thập và xử lý số liệu, dữ liệu tính toán.

a) Yêu cầu về thu thập số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí:

- Số liệu về chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) đã được phê duyệt bao gồm chi tiết các khoản mục chi phí;

- Các chế độ, chính sách, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, sử dụng lao động, vật tư, máy và thiết bị thi công và các chi phí khác có liên quan ở thời điểm tính toán.

b) Các yêu cầu về thông tin giá thị trường của các yếu tố đầu vào:

-Giá vật liệu xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại điểm 2.1 mục 2 phần I Phụ lục số 4 Thông tư này. Danh mục vật liệu đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, quy cách, nhãn mác.

-Giá nhân công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại điểm 2.2 mục 2 phần I Phụ lục số 4 Thông tư này

- Giá ca máy thi công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại điểm 2.1 mục 2 phần I Phụ lục số 4 Thông tư này. Danh mục máy và thiết bị thi công đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, công suất và xuất xứ.

c) Xử lý số liệu tính toán chỉ số giá xây dựng:

- Đối với các số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí:

+ Việc xử lý số liệu, dữ liệu thu thập được bao gồm các công việc rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh lại số liệu, dữ liệu và cơ cấu dự toán chi phí. Số liệu về cơ cấu dự toán chi phí cần phải được quy đổi theo cơ cấu dự toán quy định tại thời điểm gốc.

+ Các số liệu về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) phải được quy đổi về mặt bằng chi phí ở thời điểm gốc.

- Đối với các thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào: các số liệu, dữ liệu thu thập về giá cả các yếu tố đầu vào cần phải được kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh, cụ thể:

+ Giá các loại vật liệu xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp của chủng loại, quy cách, nhãn mác.

+ Giá các loại nhân công đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp với loại thợ, cấp bậc thợ thực hiện công việc.

+ Giá ca máy của các loại máy và thiết bị thi công đầu vào được kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, công suất, xuất xứ máy.



Bước 4. Xác định chỉ số giá xây dựng.

4.1. Xác định các chỉ số theo yếu tố chi phí

4.1.1 Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL) được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng chi phí từng loại vật liệu chủ yếu nhân với chỉ số giá loại vật liệu chủ yếu tương ứng đó. Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình tại thời điểm so sánh như sau:

(7.1)

Trong đó:

- Pvlj: tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;

- KVLj: chỉ số giá loại vật liệu xây dựng thứ j;

- m: số loại vật liệu xây dựng chủ yếu.

Tỷ trọng chi phí bình quân (Pvlj) của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu bằng bình quân các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của các công trình đại diện.

Tổng các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu bằng 1.

Tỷ trọng chi phí của từng loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí loại vật liệu chủ yếu thứ j so với tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện đó, được xác định như sau:



(7.2)

Trong đó:

- : tỷ trọng chi phi loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện i;

- : chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện thứ i.

Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: Xi măng, cát xây dựng, đá xây dựng, gỗ xây dựng, gạch xây, gạch ốp lát, thép xây dựng, vật liệu bao che, vật liệu điện, vật liệu nước, nhựa đường, vật liệu hoàn thiện.

Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, loại vật liệu xây dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.




tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương