BỘ XÂy dựng số: /2015/tt-bxd dự thảo 03/4/2015 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.27 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.27 Mb.
#17009
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

BỘ XÂY DỰNG

Số: …../2015/TT-BXD


Dự thảo 03/4/2015



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày tháng năm 2015

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (gọi tắt là Nghị định số 32/2015/NĐ-CP);

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác vận dụng, áp dụng các quy định của Thông tư này.

Chương II

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 3. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng

1. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, trong đó chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được quy định cụ thể như sau:

a) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

- Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;

- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

- Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình (gọi tắt là BIM);

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

- Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;

- Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước trước khi nghiệm thu hoàn thành;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;

- Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng;

- Thực hiện các công việc quản lý khác.

b) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Chi phí thẩm tra thiết kế có sở, thiết kế công nghệ của dự án;

- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;

- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;

- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;

- Chi phí lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Chi phí lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Chi phí ứng dụng hệ thống thông tin công trình (gọi tắt là BIM);

- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng (nếu có), tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng và giá xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác;

- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);

- Chi phí kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình;

- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);

- Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.

c) Chi phí khác gồm:

- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

- Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;

- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và trước khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);

- Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;

- Chi phí hạng mục chung gồm các khoản mục chi phí tại điểm a khoản 5 Điều 7 Thông tư này;

- Các chi phí thực hiện các công việc khác.

2. Trường hợp yêu cầu xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thì nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng gồm các khoản mục chi phí quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, nội dung tổng mức đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

4. Đối với dự án sử dụng vốn phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) thì ngoài các nội dung được tính toán trong tổng mức đầu tư nói trên còn được bổ sung các khoản mục chi phí cần thiết khác cho phù hợp với đặc thù, tính chất của dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngồn vốn này theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 4. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP như sau:

a) Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.

b) Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình

c) Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện.

d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này.

2. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trường hợp chưa đủ điều kiện xác định quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án hoặc đã xác định được nhưng chưa có dữ liệu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được công bố, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ đã và đang thực hiện và điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác.

3. Phương pháp lập tổng mức đầu tư xây dựng, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.



Điều 5. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng

1. Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng như quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 của Thông tư này.



Điều 6. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Việc bổ sung chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP do chủ đầu tư tổ chức thực hiện khi chỉ số giá xây dựng bình quân của các chỉ số giá xây dựng liên hoàn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố từ thời điểm thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh lớn hơn chỉ số giá xây dựng sử dụng trong tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt.

3. Đối với các công trình chưa có trong danh mục chỉ số giá xây dựng do Sở Xây dựng công bố và công trình xây dựng theo tuyến đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP thì chỉ số giá xây dựng bình quân tại khoản 2 Điều này được xác định căn cứ các chỉ số giá xây dựng từ thời điểm thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh trên cơ sở phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

4. Phần giá trị tăng tổng mức đầu tư xây dựng do bổ sung chi phí dự phòng theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều này gồm phần giá trị tăng do mức độ tăng thêm của chỉ số giá xây dựng đối với khối lượng đã thực hiện đến thời điểm điều chỉnh và phần giá trị tăng do mức độ thay đổi chỉ số giá xây dựng (kể cả mức độ biến động dự kiến trên thị trường) đối với khối lượng còn lại phải thực hiện.

5. Việc thẩm định, thẩm tra và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.



Chương III

DỰ TOÁN XÂY DỰNG

Mục 1

Dự toán xây dựng công trình

Điều 7. Nội dung dự toán xây dựng công trình

1. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

- Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

- Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp.

- Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.

- Thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước.

2. Chi phí thiết bị của công trình, hạng mục công trình gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Chi phí quản lý dự án gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự toán xây dựng công trình không gồm chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, chi phí tư vấn quản lý dự án (các chi phí này được xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án).

5. Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Trong đó:

a) Đối với chi phí hạng mục chung gồm:

- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;

- Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh;

- Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu;

- Chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường;

- Chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên;

- Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường;

- Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có);

- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình (nếu có);

- Các chi phí khác liên quan.

b) Không tính lãi vay trong thời gian xây dựng vào dự toán xây dựng công trình và đối với các dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình còn không gồm chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); các khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dự án.

6. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.



Điều 8. Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình

1. Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong các phương pháp nêu tại các điểm a, b dưới đây.

a) Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình

- Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và giá xây dựng công trình. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và giá xây dựng công trình được quy định tại Điều 18 của Thông tư này.

- Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc chi phí nhân công trong dự toán đối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 của Thông tư này. Đối với công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế thì chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng dự toán theo thông lệ quốc tế.

- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung như hướng dẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

- Thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước.

b) Tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng.

- Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng. Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng mục công trình.

Việc xác định bảng giá vật liệu, nhân công và máy thi công theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Bảng giá khối lượng hao phí và chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo hướng dẫn tại bảng 3.4 và 3.5 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

- Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng như hướng dẫn tại điểm a, khoản 1 Điều này.

2. Xác định chi phí thiết bị

a) Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng và giá mua thiết bị tương ứng. Giá mua thiết bị có thể dự tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc sử dụng giá thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.

Đối với các thiết bị cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và đơn giá sản xuất, gia công phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.

b) Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dự toán hoặc ước tính tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.

c) Chi phí lắp đặt thiết bị, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan được xác định bằng cách lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng hoặc ước tính chi phí.

3. Xác định chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố đã sử dụng tính toán trong tổng mức đầu tư hoặc bằng cách lập dự toán hoặc dữ liệu của các dự án tương tự đã thực hiện.

4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

a) Chi phí tư vấn trong dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán. Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng công trình thì được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết.

b) Trường hợp chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thực hiện một số công việc tư vấn được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn, các quy định của cấp có thẩm quyền và thông lệ quốc tế hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để đưa vào dự toán xây dựng công trình. Phương pháp lập dự toán chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

5. Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền hoặc bằng cách lập dự toán hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết.Trường hợp một số chi phí khác chưa đủ điều kiện để xác định thì được ước tính trong dự toán xây dựng công trình.

Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì chủ đầu tư quyết định để bổ sung các chi phí này.

6. Xác định chi phí dự phòng

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm), kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

7. Phương pháp xác định chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.

Điều 9. Thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình

1. Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện thẩm tra dự toán xây dựng công trình như quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 của Thông tư này.



Điều 10. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được điều chỉnh trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1, 4 và thẩm quyền xác định, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh theo quy định tại tại khoản 3, 5 Điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Phần giá trị tăng (hoặc giảm) của dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần giá trị tăng (hoặc giảm) do khối lượng xây dựng thay đổi (tăng, giảm hoặc phát sinh), phần giá trị tăng (hoặc giảm) do yếu tố trượt giá.

3. Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được hướng dẫn tại phần III Phụ lục số 2 của Thông tư này.



Mục 2

Dự toán gói thầu xây dựng

Điều 11. Dự toán gói thầu thi công xây dựng

1. Nội dung và phương pháp xác định dự toán gói thầu thi công xây dựng theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Trường hợp dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được xác định trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ, khi xác định dự toán gói thầu thi công xây dựng cần tổng hợp theo đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ tương ứng với khối lượng công tác xây dựng cần thực hiện của gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

3. Chi phí hạng mục chung của gói thầu thi công xây dựng gồm một, một số hoặc toàn bộ các chi phí được xác định trong dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt phù hợp với phạm vi công việc, yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật của gói thầu và được xác định bằng định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc bằng cách lập dự toán hoặc ước tính chi phí. Tổng chi phí hạng mục chung của gói thầu thi công xây dựng không được vượt chi phí hạng mục chung trong dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.

Trường hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định từ nhiều dự toán xây dựng công trình thì chi phí hạng mục chung trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định bằng một số hoặc toàn bộ các khoản mục chi phí hạng mục chung của các dự toán xây dựng công trình.

4. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm:

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí hạng mục chung của gói thầu thi công xây dựng.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thi công xây dựng của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

c) Tổng tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng được xác định chi phí dự phòng theo điểm a, b khoản này không vượt mức tỷ lệ % chi phí dự phòng tương ứng với từng yếu tố của dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

5. Dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại mục 1 phần II Phụ lục số 2 Thông tư này.




tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương