BỘ thông tin và truyềN thông 2012 tháng 7/2013 Lưu ý


CHƯƠNG 7 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CỘNG ĐỒNG



tải về 5.61 Mb.
trang20/23
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích5.61 Mb.
#5746
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

CHƯƠNG 7
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CỘNG ĐỒNG


Trong năm 2012, mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin của Việt Nam tiếp tục được cải thiện và tăng tiến nhanh chóng trong các bảng xếp hạng thế giới. Trong Báo cáo mức độ phát triển về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2012, Việt Nam được xếp hạng 83/190 (tăng 7 bậc so với năm 2010). Các bảng biểu và hình vẽ dưới đây cung cấp một số thông tin về mức độ sẵn sàng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong cộng đồng dân cư tại Việt Nam

7.1. Số người sử dụng Internet


Tính đến tháng 12/2012, số người sử dụng Internet đạt 31.304.211 (ba mươi mốt triệu ba trăm linh tư nghìn hai trăm mười một) người, chiếm tỉ lệ 35,58% dân số toàn quốc. Số liệu người sử dụng Internet trong gia đoạn 2004 – 2012 được thể hiện chi tiết trong Bảng 7.1 và biểu đồ tăng trưởng người sử dụng Internet được thể hiện trong Hình 7.1.

Bảng 7.1. Số lượng người sử dụng Internet hàng năm



Năm

Số người sử dụng Internet

Tỉ lệ dân số sử dụng Internet

Tỉ lệ tăng trưởng so với năm trước (%)

2004

6.345.049

7,69%

104,81

2005

10.710.980

12,90%

68,81

2006

14.683.783

17,67%

37,09

2007

17.718.112

21,05%

20,66

2008

20.834.401

24,40%

17,59

2009

22.779.887

26,55%

9,34

2010

26.784.035

31,11%

17,58

2011

30.552.417

35,07%

14,07

2012

31.304.211

35.58 %

2,46

Hình 7.1. Biểu đồ tăng trưởng số người sử dụng Internet

Tương ứng với mức độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet hàng năm, số lượng thuê bao Internet băng thông rộng tăng đều từ năm 2004 đến năm 2012. Năm 2012, số lượng thuê bao Internet băng thông rộng tăng 772.479 người so với năm 2011. Thông tin chi tiết được mô tả trên Hình 7.2.

Hình 7.2. Mức độ tăng trưởng thuê bao Internet băng thông rộng giai đoạn 2004 - 2012


7.2. Khai thác Internet, tham gia dịch vụ công trực tuyến và thương mại điện tử


Trong năm 2012, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục tổ chức khảo sát mức độ tham gia thương mại điệnt ử và mở rộng khảo sát về việc khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân. Việc khảo sát thực hiện theo hình thức: khảo sát qua mạng và khảo sát trực tiếp. Đối tượng khảo sát là các cán bộ nhà nước (chiếm 42%), nhân viên công ty (53%), số còn lại là tiểu thương (3%), sinh viên (4%) và những người nội trợ (1%). Phạm vi khảo sát tập trung tại hai thành phố (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
a) Mục đích sử dụng Internet

Qua kết quả tổng hợp cho thấy, trong năm 2012, mục đích sử dụng Internet của người dân tập trung vào tìm kiếm thông tin, nghiên cứu – học tập và phục vụ công việc, hoạt động kinh doanh. Tỉ lệ người dân sử dụng Internet cho các mục đích này trong năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011. Trong tất cả các mục đích sử dụng, việc sử dụng Internet để xem quảng cáo hoặc thanh toán trực tuyến là ít nhất. Số liệu chi tiết thể hiện trong Bảng 6.2. Hàng ngày, người dân thường sử dụng Internet vào việc trao đổi thư điện tử và đọc tin tức (23%), một số khác tham gia mạng xã hội (16%) và xem ảnh/video. Internet được sử dụng cho việc chơi trò chơi và tìm việc làm thấp nhất, lần lượt là 3% và 2%.

Bảng 7.2. Tỉ lệ người sử dụng Internet theo từng mục đích



TT

Mục đích sử dụng Internet

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

1

Tìm kiếm thông tin

23%

79,7%

86,6%

2

Nghiên cứu, học tập

21%

77,4%

80,6%

3

Phục vụ công việc, kinh doanh

19%

79,7%

66,7%

4

Giải trí

21%

85,8%

87,6%

5

Kết nối, liên lạc với bạn bè

22%

84,4%

88,6%

6

Xem quảng cáo hoặc thanh toán trực tuyến

16%

54,2%

55,7%

Bảng 7.3. Tỉ lệ người sử dụng Internet hàng ngày cho các công việc

TT

Sử dụng Inernet hàng ngày cho việc

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

1

Trao đổi thư điện tử

23%

93,4%

89%

2

Đọc tin tức

23%

96,2%

95%

3

Tìm cơ hội việc làm

2%

3,8%

13%

4

Chơi trò chơi

3%

27,8%

10%

5

Tham gia mạng xã hội

16%

61,8%

52%

6

Xem ảnh/video

11%

61,3%

60%
b) Tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Mặc dù đối tượng tham gia khảo sát truy cập máy tính hàng ngày và có trình độ, tuy nhiên tỉ lệ người sử dụng chưa sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn cao (34%). Lý do ở đây là nhiều người vẫn chưa biết có dịch vụ công trực tuyến (42%), không thích sử dụng (13%), thích đến làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước hơn (16%), dịch vụ thiết kế chưa thật thuận tiện cho người sử dụng (16%), và số còn lại thì không thích sử dụng, không tin tưởng vào việc xử lý dịch vụ công trực tuyến và lo ngại cho việc cung cấp hồ sơ, thông tin cá nhân lên mạng.

Bảng 7.4. Tỉ lệ người dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến



TT

Tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Năm 2012

Năm 2011

1

Đã tham gia

32%

41%

2

Chưa tham gia

68%

58,5%

Bảng 7.5. Lý do người dân chưa tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến

TT

Lý do chưa tham gia dịch vụ công trực tuyến

Năm 2012

Năm 2011

1

Không biết là có dịch vụ công trực tuyến

42%

25%

2

Biết nhưng không biết tìm ở đâu

20%

4,2%

3

Không thích sử dụng

13%

17,9%

4

Thích đến làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước hơn

16%

16,5%

5

Dịch vụ thiết kế khó/chưa thật thuận tiện cho người sử dụng

16%

1,4%

6

Không tin tưởng việc xử lý của dịch vụ công trực tuyến

2%

14,6%

7

Lo ngại cho sự an toàn khi cung cấp hồ sơ, thông tin cá nhân mạng

2%

12,3%

Dịch vụ công trực tuyến được sử dụng phổ biến là đăng ký, tra cứu thông tin, nộp thuế thu nhập cá nhân, đăng ký kinh doanh đối với doanh ngiệp và hộ kinh doanh cá thể, cấp, đổi giấy phép lái xe dành cho các loại xe là ô tô và mô tô, cấp phép xây dựng. Trong đó, hai dịch vụ công trực tuyến đầu tiên là hai dịch vụ công trực tuyến được nhiều người sử dụng nhất. Năm 2011, tỉ lệ người được khảo sát sử dụng những dịch vụ này cao hơn nhiều lần so với năm 2011. Riêng dịch vụ cấp, đổi giấy phép lái xe dành cho loại xe mô tô và ô tô và dịch vụ đăng ký kinh doanh dành cho đối tượng là doanh nghiệp và hộ kinh doanh, số người sử dụng năm 2012 cao gấp mười lần so với năm 2011. Dịch vụ đăng ký, tra cứu thông tin và nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2012 cao hơn năm 2011 ba lần. Điều này thể hiện dịch vụ công trực tuyến đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía người dân và sự tích cực trong việc đưa những dịch vụ này vào cuộc sống của các cơ quan chức năng.

Bảng 7.6. Tỉ lệ sử dụng một số dịch vụ công trực tuyến thông dụng



TT

Dịch vụ công trực tuyến

Năm 2012

Năm 2011

1

Thuế thu nhập cá nhân (đăng ký, tra cứu thông tin, nộp thuế)

95%

29,7%

2

Cấp, đổi giấy phép lái xe (ô tô/ mô tô)

5%

0,5%

3

Đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp / hộ kinh doanh cá thể)

14%

1,4%

4

Cấp phép xây dựng

3%

-

5

Dịch vụ khác

3%

29,2%
c) Tham gia thương mại điện tử

Khi khảo sát việc tham gia thương mại điện tử của người dân, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin quan tâm đến tỉ lệ tham gia mua bán trực tuyến, những hàng hóa được mua bán trực tuyến và tại sao nhiều người dân chưa tham gia thương mại điện tử.

Theo kết quả khảo sát, trong năm 2012, tỉ lệ người dân tham gia mua bán trực tuyến tăng gần 14%, tương đương với 79,2 %. Tỉ lệ người dân sử dụng thanh toán trực tuyến hay giao dịch qua ngân hàng là 57,34% , gấp ba lần so với năm 2011 và hơn 11 lần so với năm 2010.

Bảng 7.7. Tỉ lệ tham gia mua bán trực tuyến


TT

Tham gia mua bán trực tuyến

Tỉ lệ 2012

Tỉ lệ 2011

Tỉ lệ 2010

1

Đã tham gia mua bán trực tuyến

79,02%

65,1%

80%

2

Chưa tham gia mua bán trực tuyến

20,28%

34,4%

20%

3

Không có ý kiến

0,70%

0%

0%

Các loại hàng hóa được sử dụng để mua bán trực tuyến là sách, mỹ phẩm hoặc thực phẩm dinh dưỡng, quần áo, phụ kiện và giầy dép, phần cứng máy tính, thiết bị điện tử, nhạc, đĩa video/dvds/games, đặt các chuyến du lịch hoặc đặt phòng khách sạn, đặt vé tham gia các sự kiện giải trí. Trong các loại hàng hóa này, đặt vé máy bay và quần áo, phụ kiện, giày dép được người dân mua bán trực tuyến nhiều nhất; phần cứng máy tính,nhạc và đĩa video/DVD/game ít được người dân quan tâm nhất.

Bảng 7.8. Tỉ lệ các loại hàng hóa được mua bán trực tuyến



TT

Loại mặt hàng

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

1

Sách

8%

35,4%

19%

2

Mỹ phẩm/ thực phẩm dinh dưỡng

8%

38,2%

10%

3

Quần áo- phụ kiện – giày dép

12%

38,7%

10%

4

Phần cứng máy tính

3%

24,5%

15%

5

Thiết bị điện tử/ Electronic equipment (TV, camera, ....)

8%

35,8%

14%

6

Nhạc

1%

2,4%

5%

7

Đĩa Videos/DVDs/Games

2%

3,3%

24%

8

Đặt Tours du lịch/ đặt phòng khách sạn

11%

29,7%

33%

9

Đặt chỗ và đặt vé máy bay

15%

38,7%

11%

10

Đặt Vé tham gia các sự kiện

3%

25,5%

15%

11

Hàng hóa khác

26,2%

7,1%

16%

Nhiều lý do được đưa ra đối với những người được khảo sát mà chưa tham gia thương mại điện tử. Một lý do được nhiều người dân đưa ra là không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng, chiếm 32%. Trong khi đó, có 14% người được khảo sát cho rằng có sự lo lắng khi cung cấp thẻ tín dụng/ thẻ thanh toán qua mạng. Một số khác thì cho rằng khó kiểm định chất lượng hàng hóa, việc mua hàng tại cửa hàng dễ dàng và nhanh hơn, không tin tưởng vào các đơn vị bán hàng qua mạng và không quen biết đơn vị bán hàng qua mạng, lần lượt chiếm 18%, 14%, 14% và 14%.

Bảng 7.9. Lý do chưa tham gia thương mại điện tử (mua bán trực tuyến)



TT

Lý do

Tỉ lệ đồng ý

1

Không sử dụng được chức năng mua sắm

4%

2

Không bao giờ thử

4%

3

Không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng

32%

4

Cách thức đặt hàng trực tuyến quá rắc rối

0%

5

Mua hàng tại cửa hàng dễ gàng và nhanh hơn

14%

6

Kết nối internet chậm

7%

7

Không quen biết đơn vị bán hàng qua mạng

4%

8

Không tin tưởng đơn vị bán hàng qua mạng

14%

9

Lo ngại cho sự an toàn khi cung cấp số thẻ tín dụng lên mạng

14%

10

Không có hóa đơn thanh toán

7%

11

Khó kiểm định chất lượng hàng hóa

18%

12

Không có đủ thông tin để ra quyết định

14%

13

Nói chung là không thích cách thức này

4%

Qua kết quả trên cho thấy tiềm năng cho thương mại điện tử ngày càng tăng. Tuy nhiên, để thu hút người dân thực sự tham gia thương mại điện tử thì các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước cần tích cực hơn nữa trong việc cung cấp dịch vụ thuận lợi, tạo sự tín nhiệm cũng như cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia thương mại điện tử./.

Каталог: upload -> 531
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
531 -> TRƯỜng đẠi học vinh khoa đỊa lý qltn

tải về 5.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương