BỘ thông tin và truyềN thông 2012 tháng 7/2013 Lưu ý


PHẦN II ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG



tải về 5.61 Mb.
trang19/23
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích5.61 Mb.
#5746
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

PHẦN II
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DOANH NGHIỆP
VÀ CỘNG ĐỒNG



CHƯƠNG 6
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP


Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đã giúp cho các doanh nghiệp tăng sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là từ năm 2011, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Năm 2012, theo báo cáo của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hai năm 2011 – 2012 lớn hơn 107.000, bằng con số ngừng hoạt động của cả mười hai năm trước, số còn lại hoạt động cũng giảm công suất. Dù phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam rất chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất nhưng sự khủng hoảng của nền kinh tế là một nhân tố không nhỏ làm cản trở việc triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

Với mục đích theo dõi, thống kê tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin đã tiến hành điều tra, khảo sát về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước. Quy mô điều tra bao gồm các doanh nghiệp thuộc đa dạng các loại hình sở hữu như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp đa dạng, chủ yếu là công nghệ thông tin, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, xây dựng và dịch vụ.


6.1. Hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin


Hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin xem xét ở đây bao gồm việc trang bị máy tính cho các bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phương tiện để kết nối máy tính với mạng Internet.

6.1.1. Hạ tầng thiết bị


Tỉ lệ số doanh nghiệp được trang bị từ 10 máy tính trở lên trong năm 2012 cao hơn năm 2011 trừ tỉ lệ doanh nghiệp được trang bị từ 1 đến 10 máy tính. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 về số liệu này là không đáng kể. Tỉ lệ số doanh nghiệp được trang bị từ 21 đến 50 và trên 50 ở năm 2012 thấp hơn năm 2009 và 2010. Trong khi đó, tỉ lệ số doanh nghiệp được trang bị từ 1 đến 10 máy tính và từ 11 đến 20 máy tính trong năm 2012 cao hơn năm 2010 và 2009. Số liệu cụ thể được biểu diễn trên Hình 6.1.

Hình 6.1. Số lượng máy tính trong doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012


6.1.2. Hạ tầng mạng và kết nối Internet


Việc kết nối Internet đã được thực hiện hoàn toàn trên 100% doanh nghiệp. Trong đó có 69,6% doanh nghiệp sử dụng kết nối ADSL (đường dây thuê bao số bất đối xứng – Asymetric Digital Subscriber Line), 5,7% doanh nghiệp thuê đường truyền riêng, 7,13% doanh nghiệp sử dụng thiết bị 3G để kết nối, 25,06% doanh nghiệp sử dụng cáp quang và 1,78% doanh nghiệp sử dụng các phương tiện khác. Năm 2012, một phương tiện mới dùng để kết nối Internet là thiết bị 3G. Đây là một điểm thể hiện sự nắm bắt nhanh nhạy của doanh nghiệp đối với công nghệ.

Hình 6.2. Hình thức kết nối Internet của các doanh nghiệp trong cả nước năm 2012


6.2. Ứng dụng phần mềm và Internet

6.2.1. Sử dụng Internet


Năm 2012, việc trao đổi mua bán qua mạng và trao đổi thư điện tử được doanh nghiệp thực hiện nhiều hơn so với các năm 2011, 2010 và 2009. Thay vào đó, số doanh nghiệu sử dụng Internet cho việc truyền nhận dữ liệu điện tử và tìm kiếm thông tin giảm so với năm 2011. Số doanh nghiệp sử dụng Internet để truyền nhận dữ liệu điện tử trong năm 2012 chỉ bằng một phần tư so với năm 2011. Số liệu chi tiết được thể hiện trong Hình 6.3.

Hình 6.3. Biểu đồ tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng Internet theo từng mục đích giai đoạn 2009 – 2012



Hình 6.4. Biểu đồ tỉ lệ chức năng chính phục vụ giới thiệu và giao dịch 2009 – 2012 có trên trang/cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012

Để thuận lợi cho việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp thường xây dựng trang thông tin điện tử. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 82,66% doanh nghiệp đã có trang thông tin điện tử. Trong 17,34% doanh nghiệp chưa có trang thông tin điện tử, chỉ có 5,34% không có nhu cầu và không có thông tin để đưa lên trang thông tin điện tử. Thông tin được các doanh nghiệp đưa lên trang thông tin điện tử bao gồm: giới thiệu thông tin, sản phẩm dịch vụ; thu thập thông tin khách hàng; bán hàng hóa dịch vụ qua mạng; trao đổi, hỏi đáp, góp ý; hỗ trợ khách hàng qua mạng. Mục thu thập thông tin khách hàng qua trang thông tin điện tử doanh nghiệp là một kênh thông tin hoàn toàn mới nhưng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, có trên 50% doanh nghiệp có trang/cổng thông tin điện tử đưa mục này vào. Tuy nhiên, dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua mạng trên trang/cổng thông tin điện tử được ít doanh nghiệp quan tâm hơn so với năm 2011. Số doanh nghiệp đưa mục này vào trang/cổng thong tin điện tử chỉ bằng một phần tư so với năm 2011. Hầu hết, lượng thông tin ở các mục trao đổi, hỏi đáp, góp ý và giới thiệu thông tin sản phẩm dịch vụ được ít doanh nghiệp quan tâm nhưng mục bán hàng hóa dịch vụ qua mạng lại được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn so với năm 2011. Điều này được thể hiện rõ ràng trên Hình 6.4.

6.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành


Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành được thể hiện trong việc doanh nghiệp đó sử dụng các phần mềm ứng dụng vào quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các phần mềm ứng dụng thông thường mà doanh nghiệp thường hay sử dụng là phần mềm văn phòng (Office), thư điện tử (E-mail), trao đổi nội bộ (Chat), phần mềm kế toán (KT-TC), phần mềm nhân sự (QLNS), phần mềm quản lý văn bản (QLVB), phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM: Customer Relation Management) và phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning). Trong đó, phần mềm văn phòng, thư điện tử được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất, phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng được ít doanh nghiệp sử dụng nhất. Các phần mềm còn lại tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng lần lượt là: phần mềm kế toán có 47,98%, phần mềm quản lý văn bản có 40,14%, phần mềm quản lý nhân sự có 39,31%.

Hình 6.5. Tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng phần mềm năm 2012



Hình 6.6. Tình hình ứng dụng e-mail cho mục đích kinh doanh đối với


lãnh đạo doanh nghiệp năm 2012


Hình 6.7. Tình hình ứng dụng e-mail cho mục đích kinh doanh đối với nhân viên


trong doanh nghiệp năm 2012

Theo thống kê khảo sát được trình bày ở Hình 6.6 và 6.7, e-mail trở thành công cụ giao tiếp cho mục đích kinh doanh mà được đa số lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên trong các doanh nghiệp được khảo sát sử dụng. Có 90,62% lãnh đạo doanh nghiệp và 87,77% nhân viên trong doanh nghiệp sử dụng trao đổi hàng ngày trong khi chỉ có 4,28% lãnh đạo và 5,82% nhân viên trong doanh nghiệp sử dụng trao đổi hàng tuần. Do đó, email là một công cụ không thể thiếu được trong giao tiếp dành cho mục đích kinh doanh.


6.2.3. Tham gia dịch vụ công trực tuyến


Hình 6.8. Tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến của doanh nghiệp năm 2012

Trong số các dịch vụ công trực tuyến, một số dịch vụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng là đăng ký kinh doanh trực tuyến, đăng ký kê khai thuế trực tuyến, đăng ký khai báo hải quan từ xa và đấu thầu trực tuyến. Trong đó, dịch vụ đăng ký kê khai thuế trực tuyến được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất, sau đó là đến dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến, đăng ký khai báo hải quan từ xa và đấu thầu trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn không biết đến dịch vụ công trực tuyến, và có nhiều doanh nghiệp không sử dụng các dịch vụ này. Có 17,4% doanh nghiệp được hỏi không biết đến dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến, 7,93% doanh nghiệp không có thông tin về dịch vụ đưng ký kê khai thuế trực tuyến, 22,5% doanh nghiệp không biết có dịch vụ đăng ký khai báo hải quan từ xa và 25,94% doanh nghiệp không có thông tư về đấu thầu trực tuyến. Dịch vụ có số doanh nghiệp không sử dụng nhiều nhất là đấu thầu trực tuyến (59,26%), tiếp đến là đăng ký khai báo hải quan từ xa (57,24%), đăng ký kinh doanh trực tuyến (50%) và đăng ký kê khai thuế trực tuyến (22,68%). Khoảng 10% doanh nghiệp khảo sát chưa sử dụng những dịch vụ công trực tuyến này cho biết là sẽ sử dụng chúng trong tương lai.

Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đem lại rất nhiều lợi ích. Các doanh nghiệp cũng rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt công nghệ thông tin để đạt được những kết quả tốt nhất như: sử dụng các phương tiện truyền dẫn đa dạng để kết nối Internet, thay đổi phương thức trao đổi thư tín bằng cách sử dụng thư điện tử (email), sử dụng các phần mềm vào việc quản lý điều hành công việc và tham gia các dịch vụ công trực tuyến.



Каталог: upload -> 531
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
531 -> TRƯỜng đẠi học vinh khoa đỊa lý qltn

tải về 5.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương