BỘ thông tin và truyềN thông đỊnh mức kinh tế



tải về 0.67 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.67 Mb.
#9355
1   2   3   4   5   6   7

III. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ


Tài liệu/dữ liệu thô gốc: Là tài liệu thô (dạng giấy) hoặc dữ liệu thô (các tập tin/ thư mục chứa các tập tin) có nội dung thông tin cần thu thập theo yêu cầu của hạng mục CNTT, được người có thẩm quyền của cơ quan/đơn vị cung cấp tài liệu/dữ liệu thô xác nhận, hoặc kèm theo các văn bản có giá trị pháp lý chứng minh sự tương đương về nội dung với thông tin gốc tại nơi thu thập.

Đơn vị tài liệu/dữ liệu thô gốc: Là bộ tài liệu/dữ liệu thô gốc nguyên khối tương ứng với một biểu ghi (mô tả) trong bảng Danh mục các tài liệu/dữ liệu thô cần phải thu thập, được đánh mã số kèm theo một số thông tin mô tả chi tiết (tên tài liệu/dữ liệu, ngày giờ thu thập, người/nơi thu thập).

Dữ liệu thô số hóa: Là tài liệu thô gốc (dạng giấy) được chuyển sang dữ liệu thô dạng số (bằng phương pháp chụp/quét ảnh) để lưu trữ trên máy tính cùng với các dữ liệu thô gốc khác (gọi chung là Dữ liệu thô). Các dữ liệu thô số hóa được đảm bảo có giá trị thông tin tương đương với tài liệu thô gốc về nội dung.

Dữ liệu đặc tả (metadata) là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.

a) Dữ liệu đặc tả dữ liệu ở dạng thô (còn gọi là Thông tin mô tả dữ liệu thô) là các thông tin mô tả dữ liệu thô, dùng để quản lý việc lưu trữ dữ liệu thô số hóa. Dữ liệu đặc tả mô tả dữ liệu dạng thô cần chứa ít nhất 03 (ba) trường thông tin sau:

      1. Định danh của dữ liệu thô,

      2. Người/cơ quan/tổ chức số hóa tài liệu thô,

      3. Thời gian (giờ, ngày, tháng, năm) số hóa tài liệu thô (tạo lập dữ liệu thô).

b) Dữ liệu đặc tả dữ liệu dạng CSDL là các thông tin mô tả dữ liệu thô, có thể chứa trong CSDL (phần mềm chuyên dụng quản lý dữ liệu), dùng để quản lý việc khai thác dữ liệu (tìm kiếm, trích xuất, trao đổi …). Dữ liệu đặc tả dạng CSDL có thể chứa thêm nhiều trường thông tin khác nhau như: Tên tài liệu, Tác giả tài liệu, Thời gian tạo lập tài liệu, thời gian hiệu lực/ban hành tài liệu, Mô tả tóm tắt về tài liệu, ....

Ghi chú: Dữ liệu đặc tả mô tả các thông tin về dữ liệu để phục vụ việc xây dựng Phần mềm và CSDL (như mô tả cấu trúc dữ liệu, nghiệp vụ chuyên môn, qui trình nghiệp vụ...) không nằm trong phạm vi của Bộ định mức này.

Bảng mô tả dữ liệu: Là tài liệu thuyết minh về các đối tượng dữ liệu. Thường một bảng mô tả dữ liệu sẽ mô tả một đối tượng dữ liệu chính được xác định bởi định danh hay khóa chính trong CSDL và một số đối tượng phụ (khác) có liên quan được xác định bởi các khóa ngoại trong CSDL.

Khóa chính: Là một hoặc một nhóm các trường xác định duy nhất một bản ghi trong một bảng CSDL.

Khóa ngoại: Là một hoặc một nhóm các trường trong một bảng mà các trường này là khóa chính của một bảng khác.

Tạo lập dữ liệu thô số hóa và đơn vị dữ liệu thô số hóa: Là quá trình chuyển đổi tài liệu thô gốc (dạng giấy) sang dữ liệu thô số hóa (dạng dữ liệu lưu trữ được trên máy tính bằng các phương tiện CNTT như chụp/quét ảnh, số hóa, photocopy “điện tử”), hoặc sao chép, lưu trữ các dữ liệu thô gốc (dạng tập tin) vào các thư mục qui định trên máy tính, có kèm theo các tập tin lưu giữ thông tin mô tả chi tiết về tài liệu thô gốc (siêu dữ liệu) và thông tin mô tả liên kết tới các tài liệu thô gốc khác (nếu có) để phục vụ cho việc khôi phục thông tin toàn văn bản của tài liệu thô gốc / dữ liệu thô gốc khi cần.

Đơn vị dữ liệu thô số hóa là bộ dữ liệu thô số hóa kèm theo các tập tin dữ liệu đặc tả dùng để mô tả dữ liệu thô (dạng nguyên khối, không thể tách rời).



Kho dữ liệu thô số: Là tập hợp các đơn vị lưu trữ dữ liệu thô số hóa tạo lập từ các tài liệu thô gốc thu thập được, kèm theo các thông tin mô tả dữ liệu thô và được lưu trữ theo cấu trúc thống nhất trên máy tính.

Kho dữ liệu thô số có thể sử dụng để thay thế cho các tài liệu/dữ liệu thô gốc thu thập được trong suốt quá trình thực hiện hạng mục CNTT.



Tạo lập CSDL: là quá trình thu thập, chuyển đổi các tài liệu/dữ liệu thô gốc sang các đơn vị dữ liệu thô số hóa / kho dữ liệu thô số, để lưu trữ trên máy tính và trích xuất (nhập) các thông tin cần thiết vào CSDL theo đúng thiết kế và yêu cầu của các phần mềm quản lý CSDL.

Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu: Là các yêu cầu về tính chính xác, chuẩn mực, đúng đắn của dữ liệu thô số hóa (so với dữ liệu thô gốc) dùng trong quá trình tạo lập CSDL. Yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu có hai cấp độ:

- Chính xác tuyệt đối: là yêu cầu tương ứng về thông tin chính xác (1 - 1) giữa dữ liệu thô gốc và dữ liệu được nhập vào CSDL trong quá trình tạo lập.

- Cho phép sai số theo quy định: là các sai số cho phép (theo tỷ lệ % của độ chính xác tương ứng 1-1 giữa dữ liệu thô gốc và dữ liệu được nhập) trong quá trình tạo lập CSDL.

Hiện trạng dữ liệu thô: Là mức độ tốt hay xấu của tài liệu/dữ liệu thô. Nếu là tài liệu ở dạng giấy là đó là tỷ lệ % đọc được, sao chụp được, tỷ lệ % tài liệu nhàu nát trên tổng số tài liệu thô. Nếu ở dạng dữ liệu thô là tỷ lệ % dữ liệu không sao chép được, hoặc không thể khôi phục để sao chép. Trong Bộ định mức này, nếu tỷ lệ tài liệu/dữ liệu thô không dùng được <30% thì dữ liệu thô được coi là tốt. Tỷ lệ không dùng được lớn hơn 30% được phân loại là xấu.

Tính đặc thù của dữ liệu theo ngành: Mỗi định mức được phân loại theo mức độ phức tạp của từng công việc. Tùy từng Bộ/ngành có thể có các dữ liệu mang tính đặc thù riêng, dẫn đến mức độ phức tạp trong việc tạo lập CSDL là khác nhau.

IV. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC


Mỗi định mức trong Bộ định mức KTKT tạo lập CSDL bao gồm các nội dung sau:

1. Mức hao phí lao động công nghệ

Mức hao phí lao động công nghệ (gọi tắt là mức hao phí lao động) là số lượng ngày công lao động trực tiếp của một cá nhân hay của một nhóm chuyên gia công nghệ cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc tạo lập CSDL.



2. Mức hao phí thiết bị

Mức hao phí thiết bị là số lượng thời gian tính theo ca sử dụng thiết bị trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc tạo lập CSDL.

- Thời hạn sử dụng thiết bị được quy định theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Mức hao phí thiết bị khác (không nằm trong danh mục chính) được tính bằng tỷ lệ % so với tổng mức hao phí thiết bị.



  • Lưu ý: Trong Bộ định mức này chưa tính đến các hao phí tài sản cố định và công cụ dùng chung (nhà cửa, bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, điều hòa, quạt, đèn chiếu sáng,...) Các dịch vụ mua ngoài dùng chung (điện năng, internet, điện thoại,...)

3. Mức hao phí vật liệu

Mức hao phí vật liệu là mức quy định về sử dụng khối lượng vật liệu cần thiết cho việc hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc tạo lập CSDL.

Mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % so với tổng mức hao phí vật liệu.





Каталог: noidung -> vanban -> Lists -> VanBanPhapLuat -> Attachments
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành
Attachments -> BỘ TÀi chính số: 209/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Chương I những quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
Attachments -> TỔng cục dự trữ nhà NƯỚc số : 311/QĐ-tcdt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Số: 365/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 374/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TÀi chính số: 40 /2006/QĐ-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương