Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang18/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

2.1. Môi trường kinh doanh quốc tế 
2.1.1. Khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế 
Bùi Xuân Phong (2013) định nghĩa môi trường kinh doanh là sự tổng hợp và tác động 
lẫn giữa ba tác nhân: kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội; tác động trực tiếp hoặc gián tiếp 
tới các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp
5
. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có môi trường 
kinh doanh khác nhau. 
2.1.2. Các thành phần của môi trường kinh doanh quốc tế 
Thông tin, vốn, con người, và sản phẩm là tất cả các yếu tố vận động trong môi trường 
kinh doanh quốc tế. Tương ứng với sự vận động của các yếu tố đó bao gồm các nhóm sau: 
- Người tiêu dùng trên thế giới đang có xu hướng tạo ra những mong muốn và nhu 
cầu tương tự nhau, đặc biệt là đối với những loại sản phẩm như máy tính cá nhân, máy 
nghe nhạc, âm nhạc…Thêm vào đó, họ ngày càng hiểu biết hơn về giá trị sản phẩm sẵn có 
trên thị trường toàn cầu. Những sản phẩm như vậy có thể mua từ bất kỳ nhà sản xuất, cung 
ứng, những công ty bán lẻ thông qua hệ thống Word Wide Web.
- Công nhân sẽ được phân bổ lại khi cơ hội việc làm trong nước không đủ để đáp ứng 
họ. Việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do, tiêu biểu như khu vực EU, có thể thúc đẩy 
sự di chuyển của công nhân giữa các quốc gia thành viên. 
- Các công ty bán hàng hóa và dịch vụ trên khắp thế giới và tìm kiếm vốn đầu từ trên 
các thị trường tài chính quốc tế.
- Chính phủ mua sắm các sản phẩm từ các nhà cung cấp quốc tế để đạt được các mục 
tiêu về xã hội, kinh tế và quân sự. Ngoài ra, Chính phủ còn có vai trò điều tiết dòng vận 
động quốc tế của hàng hóa, lao động, thông tin và vốn. Nền kinh tế toàn cầu sẽ được hưởng 
lợi từ việc thực thi các đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Bên cạnh đó, các 
đạo luật gây trở ngại đối với các hoạt động thương mại và đầu tư cũng gây ra những tổn 
hại về lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu.
5
Bùi Xuân Phong, 2013, Quản trị kinh doanh quốc tế, Nơi xuất bản: Học viện Công nghệ Bưu 
chính Viễn thông.


19 
- Các tổ chức tài chính có những vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh quốc 
tế. Thứ nhất, các tổ chức tài chính là nơi cung cấp cho các công ty tham gia kinh doanh 
quốc tế nguồn vốn bằng đồng tiền của nước khác để thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu 
cần thiết. Đồng thời, các tổ chức này còn thay mặt cho các công ty để mua các đồng tiền 
của các quốc gia khác khi các nhà quản trị muốn giảm thiểu rủi ro trong giao dịch quốc tế. 
Thứ hai, các tổ chức tài chính giúp các công ty tạo lập nguồn vốn và sử dụng nguồn tiền 
mặt nhàn rỗi để đầu tư vào các thị trường tài chính trên thế giới. 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương