Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

1.2.2. Động lực của toàn cầu hóa
Có hai yếu tố vĩ mô làm nền tảng cho xu hướng mở rộng toàn cầu hóa. Thứ nhất là 
việc cắt giảm các rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, và vốn đã xảy ra 
kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Yếu tố thứ hai là sự thay đổi công nghệ, 
đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây của phương tiện truyền thông, 
phương pháp xử lý thông tin và kỹ thuật vận tải.


13 
1.2.2.1. Cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư 
a) Sự ra đời của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT và Tổ chức Thương 
mại thế giới – WTO
Trong những thập niên 1920 và 1930, nhiều quốc gia và vùng lãnh thộ trên thế giới 
đã dựng lên các rào cản nghiêm ngặt đối với hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư trực 
tiếp nước ngoài. Thương mại quốc tế xảy ra khi một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa hay 
dịch vụ tới người tiêu dùng ở một nước khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi 
một doanh nghiệp đầu tư nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh bên ngoài đất nước của 
họ. Nhiều hàng rào thương mại quốc tế được biểu hiện dưới dạng thuế nhập khẩu cao đối 
với hàng chế tạo. Mục tiêu chính của hàng rào thuế quan là để bảo vệ các ngành công 
nghiệp nội địa trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Tuy nhiên, nó dẫn đến hệ quả 
là sự trả đũa bằng những chính sách thương mại kiểu “làm nghèo nước láng giềng”, các 
quốc gia sẽ ngày càng nâng cao cao hàng rào thương mại quốc tế để chống lại nhau. Cuối 
cùng, điều này đã làm suy giảm nhu cầu trên toàn thế giới và góp phần tạo ra cuộc Đại Suy 
Thoái những năm 1930. Sau chiến tranh thế giới thứ II các nước công ngiệp phát triển 
phương Tây cam kết sẽ tháo gỡ những rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch 
vụ và vốn giữa các quốc gia.
Vào năm 1947, 23 quốc gia đã làm nên sự kiện lịch sử khi sáng lập Hiệp đinh chung 
về thương mại và thuế quan (GATT). GATT là một hiệp định quốc tế có chức năng thiết 
lập những quy tắc cụ thể đối với thương mại quốc tế nhằm mở cửa các thị trường quốc gia 
thông qua việc cắt giảm thuế quan (thuế đối với các hàng hóa trao đổi) và các trở ngại phi 
thuế quan như hạn ngạch (hạn chế đối với khối lượng hàng hóa được phép đưa vào một 
nước). Dưới sự bảo trợ của GATT, tám vòng đàm phán giữa các nước thành viên đã bàn 
về việc giảm thiểu các hàng rào ngăn cản sự lưu thông tự do của hàng hóa và dịch vụ. Vòng 
đàm phán Uruguay tiếp tục cắt giảm hơn nữa các rào cản thương mại, mở rộng GATT để 
bao hàm cả các lĩnh vực dịch vụ giống nhau đối với các loại hàng chế tạo; qui định tăng 
cương bảo hộ đối với bằng sáng chế, thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ thành lập Tổ 
chức thương mại Thế giới để giám sát hệ thống thương mại quốc tế.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập với chức năng tăng cường hiệu 
lực của của Hiệp đinh GATT mới – một cơ quan đại diẹn mà hiệp định GATT năm 1947 
mới – một cơ quan đại diện mà hiệp định GATT 1947 chưa có – với chức năng giám sát 
các hiệp định thương mại giữa các thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt 
động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hảy giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới 
tự do thương mại.
b) Vai trò của các khối thương mại
Để thúc đẩy tự do thương mại hóa trong khu vực, một số quốc gia đang liên kết các 
nền kinh tế của mình thành các khối thương mại, ví dụ, Hiệp đinh tự do thương mại Bắc 
Mỹ (Nafta) liên kết các quốc gia (Canada, Mexico, và Mỹ) thành một khối thương mại tự 
do. Một khối có tham vọng lớn hơn nữa Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 nước. Diễn 
đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tập hợp được 21 quốc gia đã cam kết 


14 
thành lập một khu vực mạu dịch tự do dọc theo vòng cung Thái Bình Dương. Tất cả các 
hiệp định trên đều đặt mục tiêu giảm bớt các trửo ngại đối với thương mại quốc tế.
1.2.2.2. Vai trò của sự thay đổi công nghệ
Việc cắt giảm các hàng rào thương mại đã mở ra một khả năng phát triển lý luận về 
toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất. Còn sự thay đổi công nghệ đã tạo ra cơ 
sở thực tiến cho tiến trình toàn cầu hóa.
a) Mạch vi xử lý và hoạt động viễn thông 
Sự phát triển của mạch vi xử lý mở ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng máy tính 
chi phí thấp và công suất cao, cho phép tăng khối lượng xử lý thông tin của các cá nhân và 
doanh nghiệp vô cùng to lớn. Mạch vi xử lý là nền tảng của nhiều tiến bộ công nghệ viễn 
thông. Trong hơn 30 năm qua, hoạt động truyền thông toàn cầu đã được cách mạng hóa 
bởi sự phát triển của vệ tinh nhân tạo, cáp quang, công nghệ vô tuyến điện, Internet và 
mạng viễn thông mở rộng toàn cầu (WWW). Các công nghệ này đều dựa vào mạch vi xử 
lý để mã hóa, truyền tải và giải mã thông tin lưu chuyển trên các đường truyền điện tử với 
khối lượng vô cùng lớn. Chi phí sản xuất mạch vi xử lý tiếp tục giảm xuống trong khi công 
suất của nó tăng lên (hiện tượng này gọi là định luật Moore, dự báo rằng, cứ sau 18 tháng 
thì sức mạnh công nghệ của mạch vi xử lý sẽ tăng gấp đôi và chi phí sản xuất sẽ giảm đi 
một nửa). Vì điều này xảy ra, chi phí của các hoạt động truyền thông toàn cầu giảm mạnh, 
kéo theo chi phí điều phối và kiểm soát của tổ chức toàn cầu. Do đó, từ năm 1930 đến 
1990, chi phí của một cuộc điện thoại 3 phút giữa New York và London đã giảm từ 244,65$ 
xuống còn 3,32$. Đến năm 1998, con số này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 36 cent đối với 
người tiêu dùng và tỷ lệ giảm còn thấp hơn nữa đối với các doanh nghiệp. Bằng việc sử 
dụng Internet và các dịch vụ như Skype, Whatsapp, Viber chẳng hạn, chi phí của một cuộc 
đàm phán quốc tế đang giảm nhanh đến mức gần bằng không.
b) Internet và mạng nội bộ, mạng mở rộng toàn cầu 
Sự tăng trưởng bùng nổ của mạng viễn thông mở rộng toàn cầu kể từ năm 1994 trong 
khi trang web đầu tiên được giới thiệu là biểu hiện mới nhất của luận điểm nói trên. Vào 
năm 1990, có chưa tới 1 triệu người kết nối Internet. Đến năm 1995, con số này đã tăng 
lên 50 triệu người. Đến năm 2011, Internet đã có 2,3 tỷ người sử dụng. Các công ty sử 
dụng mạng toàn cầu (internet) và www (world wide web) để tiếp cận các hoạt động sản 
xuất và phân phối quốc tế. Một công trình nghiên cứu gần đây cho thấy 61% các nhà quản 
trị cảm thấy rằng kiến thức về internet giúp họ cảm thấy rằng kiến thức về internet giúp họ 
trở thành những nhà quản trị cảm thấy kiến thức về internet giúp họ trở thành nhà quản trị 
theo sát thị trường hơn; 76% tin vào sự hiểu biết về mạng (Net-savvy) có lợi cho nghề 
nghiệp của họ trong vòng 5 năm. Nhiều mạng riêng của các trang web nội bộ công ty và 
những thông tin khác (gọi là mạng cục bộ - intranet) cho phép các nhân viên truy cập thông 
tin của công ty mình từ những địa điểm xa xôi thông qua máy tính để bàn và modem. Hãng 
Microsoft thông báo rằng các dũe liệu phân tích bán hàng được truy cập nhiều hơn 5 lần 
bình thường khi chúng được đưa vào mạng intranet của công ty. Ngày nay, các mạng mở 
rộng (extranet) đang được phát triển giúp các nhà phân phối và những người cung cấp có 


15 
thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của một công ty, và do vậy họ có thể đặt hàng hoặc nhập lại 
hàng tồn kho theo hệ thống điện tử và tự động.
c) Công nghệ vận tải 
Những cải cách quan trọng về kỹ thuật vận tải xuất hiện kể từ sau chiến tranh thế giới 
thứ hai. Về mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất là sự phát triển của máy bay phản lực dân 
dụng và máy bay vận tải hàng hóa, cũng như sự ra đời của container giúp đơn giản hóa 
việc chuyển tải hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương thức khác. Với máy bay 
phản lực dân dụng tốc độ cao, cho phép giảm thời gian cần thiết để di chuyển từ địa điểm 
này sang địa điểm khác và rút ngắn khoảng cách thực tế trên toàn cầu. Vận chuyển bằng 
container đã cách mạng hóa hoạt động kinh doanh vận tải, làm giảm đáng kể chi phí vận 
chuyển hàng hóa đường dài. Trước khi container xuất hiện, việc chuyển tải hàng hóa từ 
phương thức vận tải này sang phương thức khác đòi hỏi rấy nhiều lao động, mất thời gian 
và tốn kém chi phí. Việc đó có thể mất nhiều ngày và cần tới hàng trăm, công nhân bốc 
xếp dỡ hàng khỏi một chiếc tàu thủy để chất lên xẻ tải và tàu lửa. Phương thức vận tải bằng 
container ra đời giúp giảm mạnh chi phí vận chuyển, làm cho việc chuyên hàng hóa khắp 
toàn cầu trở nên kinh tế hơn, và do đó đã góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa thị trường và 
toàn cầu hóa sản xuất. Những container như nhau có thể xếp được trên xe tải, tàu hỏa, và 
tàu thủy cho nên việc chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh hơn và chi phí sử dụng 
hai hoặc nhiều phương tiện chuyên chở hơn sẽ giảm xuống.

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương