Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga


Hộp 1.1: Vizio và thị trường TV màn hình phẳng



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

Hộp 1.1: Vizio và thị trường TV màn hình phẳng 
Với cơ chế vận hành tinh vi trong những điều kiện môi trường được giữ gìn sạch 
sẽ tuyệt đối, các trung tâm sản xuất ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản chế tạo ra những 
tấm kính to gấp đôi kích thước của cái giường ngoại cỡ theo các chi tiết kỹ thuật thật 
chính xác. Từ đó, những tấm kính này được chuyển tới các nhà máy của Mexico nằm 
dọc theo biên giới nước Mỹ. Chúng được cắt ra theo kích cỡ phù hợp, kết hợp với các 
linh kiện điện tử được chuyển đến từ Châu Á và Mỹ để lắp ráp thành TV mắn hình phẳng 
hoàn chỉnh. Thành phẩm được vận chuyển bằng xe tải qua biên giới để đưa đến những 
cửa hàng bán lẻ ở Mỹ, nơi mà người tiêu dùng đã chi tới hơn 35 tỷ $ hàng năm để mua 
TV màn hình phẳng. 
Công nghệ hiển thị trên màn hình phẳng cơ bản đã được phát minh ở Mỹ vào cuối 
thập niên 1960 bởi RCA. Nhưng sau khi RCA và các đối thủ cạnh tranh là Westinghouse 
và Xerox quyết định không tiếp tục theo công nghệ này nữa thì Công ty Sharp của Nhật 
Bản đã tấn công mạnh vào lĩnh vực đầu tư phát triển công nghệ hiển thị màn hình phẳng. 
Vào đầu thập kỷ 1990 Sharp đã bán ra những sản phẩm màn hình phẳng đầu tiên, nhưng 
vì nền kinh tế Nhật rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài cả thập niên nên vị trí dẫn đầu 
trong lĩnh vực đầu tư này đã chuyển sang các công ty của Hàn Quốc, như Samsung chẳng 
hạn. Rồi cuộc khủng hoảng ở Châu Á năm 1997 giáng xuống Hàn Quốc và các công ty 
của Đài Loan đã nắm lấy vị thế dẫn đầu. Ngày nay, các công ty của Trung Quốc đang 
bắt đầu chen vào lĩnh vực chế tạo TV màn hình phẳng. 


12 
Vì hoạt động sản xuất TV màn hình phẳng được di chuyển đến những địa điểm có 
chi phí rẻ trên khắp thế giới, nên người thắng kẻ thua đã rõ ràng. Người tiêu dùng Mỹ 
được hưởng lợi từ sự giảm giá của TV màn hình phẳng và đang nắm lấy mối lợi đó. Các 
nhà sản xuất có năng lực thi khai thác được lợi thế của chuỗi cung ứng phân tán trên 
toàn cầu để chế tạo và bán ra TV màn hình phẳng chất lượng cao mà chi phí sản xuất 
thấp. Xuất sắc nhất trong số này là Vizio, một công ty có trụ sở ở California được sáng 
lập bởi một người Đài Loan nhập cư. Trong vòng có tám năm, doanh số bán TV màn 
hình phẳng của Vizio từ mức gần như bằng không đã tăng vọt lên hơn 2,5 tỷ $ vào năm 
2010. Đến cuối năm 2011, công ty đã trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai trên thị trưởng 
Mỹ với thị phần 15,4%. Song, Vizio chỉ có chưa tới 170 lao động. Số này tập trung vào 
việc thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh, bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vizio thuê 
ngoài hầu hết các hoạt động kỹ thuật, toàn bộ hoạt động sản xuất và phần lớn hoạt động 
hậu cần của công ty. Với mỗi mẫu sản phẩm, Vizio tập hợp một nhóm các đối tác cung 
ứng liên kết nhau trên toàn cầu. Ví dụ, với chiếc TV màn hình phẳng 42-inch, gồm có: 
màn hình từ Hàn Quốc, linh kiện điện tử từ Trung Quốc, mạch vi xử lý từ Mỹ và nó 
được lắp ráp ở Mexico. Các nhà quản trị của Vizio liên tục tìm kiếm những nhà sản xuất 
bảng hiển thị màn hình phẳng và linh kiện điện tử giá rẻ nhất trên thế giới. Họ bán hầu 
hết TV của mình qua các nhà bán lẻ, như Costco và Sam's Club, với mức chiết khấu lớn. 
Việc giao hàng rất tốt của các nhà bán lẻ, gắn liền với việc quản trị công tác hậu cần chặt 
chẽ trên toàn cầu, cho phép Vizio thường xuyên đảo hàng tồn kho 3 tuần một lần, nhanh 
gấp đôi so với nhiều đối thủ cạnh tranh, và điều đó giúp tiết kiệm chi phí đáng kể trong 
một lĩnh vực kinh doanh mà giá cả liên tục giảm xuống. 
Mặt khác, sự thay đổi của TV màn hình phẳng đã gây tổn thương cho một số khu 
vực nhất định của nền kinh tế, chẳng hạn như các công ty chế tạo TV theo công nghệ tia 
ca-tốt truyền thống tại những địa điểm có chỉ phi sản xuất cao. Ví dụ, năm 2006 hãng 
điện tử Sanyo của Nhật Bản đã sa thải 300 công nhân trong một nhà máy của họ ở Mỹ, 
và Hitachi đã đóng cửa nhà máy sản xuất TV của họ ở South Carolina, sa thải 200 công 
nhận. Cả hai hãng Sony và Hitachi vẫn sản xuất TV, nhưng là TV màn hình phẳng được 
lắp ráp tại Mexico bằng linh kiện được chế tạo ở Châu Á. 
Nguồn: D. J. Lynch, "Flat Panel TVs Display Effects of Globalization," USA Today, May 8, 2007, 
pp. 18, 2B; P. Engardio and E. Woyke, "Flat Panels, Thin Margins," BusinessWeek, February 26, 2007, 
p. 50; B Womack, "Flat TV Seller Vizio Hits $600 Million in Sales, Growing." Orange County Business 
Journal, September 4, 2007, pp. 1, 64; E. Taub, "Vizio's Flat Panel Display Sales Are Anything but 
Flat," New York Times Online, May 12, 2009; and Greg Tarr, "HIS: Samsung Dusts Vizio in Q4 LCD 
TV Share in the U.S.", This Week in Consumer Electronics, April 12, 2012, p. 12 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương