Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga


Các hình thức cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

1.1.4. Các hình thức cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Ba nhóm hình thức kinh doanh quốc tế cơ bản bao gồm: nhóm hình thức kinh doanh 
trên lĩnh vực ngoại thương (Xuất nhập khẩu), nhóm hình thức kinh doanh thông qua các 
hợp đồng, nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài.
1.1.4.1. Nhóm hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương (Xuất – nhập khẩu)
Hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu thường là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản, 
đầu tiên của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khóa” mở ra những giao dịch kinh doanh quốc 
tế cho mỗi doanh nghiệp. Khoảng 50% công ty Mỹ kinh doanh ở nước ngoài thông qua 
con đường xuất khẩu, đa số các doanh nghiệp Nhật Bản bước đầu thực hiện kinh doanh ở 
nước ngoài bằng hình thức xuất khẩu. 
- Nhập khẩu là hình thức mua hàng hóa nước ngoài về quốc gia của mình. Đây là dấu 
hiệu các công ty tham gia kinh doanh quốc tế trong giai đoạn đầu.
- Xuất khẩu là hình thức bán hàng hóa của quốc gia mình sang quốc gia khác, đó cũng là 
cách thức các công ty tham gia kinh doanh quốc tế.
- Gia công quốc tế là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán đứt nguyên vật liệu hoặc 
bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau một thời gian thỏa thuận, bên nhận gia 
công nộp hoặc bán lại thành phẩm cho bên đặt gia công và bên đặt gia công phải trả 
cho bên nhận gia công một khoản gọi là phí gia công.
- Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hóa trước đây có nhập 
khẩu nhưng không qua gia công chế biến.
- Chuyển khẩu là hàng hóa được chuyển từ một nước sang một nước thứ ba thông qua 
một nước khác.
- Xuất khẩu tại chỗ là hành vi bán hàng hóa cho người nước ngoài trên lãnh thổ của quốc 
gia mình.
- Buôn bán đối lưu là hoạt động xuất khẩu được kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người 
bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng 
nhận về.
- Hội chợ quốc tế là hoạt động định kỳ, tổ chức vào một thời gian và địa điểm cụ thể và 
trong một thời hạn cụ thể. Tại đó người bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp 
xúc trực tiếp với người mua để ký hợp đồng mua bán.
 



1.1.4.2. Nhóm hình thức kinh doanh thông qua hợp đồng 

Dự án chìa khóa trao tay 
Dự án chìa khóa trao tay là một dự án trong đó một công ty sẽ thiết kế, xây dựng và 
vận hành, thử nghiệm một công trình sản xuất, sau đó sẽ trao công trình này cho khách 
hàng của mình khi nó sẵn sàng đi vào hoạt động, đổi lại họ sẽ nhận được một khoản phí. 
Đây là một trong các hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài được nhiều công ty lựa 
chọn. 

Hợp đồng cấp giấy phép (Hợp đồng li-xăng)
Li-xăng là hợp đồng thông qua đó một doanh nghiệp (người cấp giấy phép) trao quyền 
sử dụng những tài sản vô hình cho một doanh nghiệp khác (người được cấp giấy phép) 
trong một khoảng thời gian nhất định và nhận được một khoản tiền nhất định từ phía người 
được cấp giấy phép do sử dụng tài sản đó. 
Những tài sản vô hình này thường rất đa dạng như: nhãn hiệu (tên mậu dịch, tên 
thương mại các hàng hóa), kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ (bí quyết kĩ thuật), 
phát minh, sáng chế,…gắn liền với những tài sản vô hình này có nhiều loại hợp đồng cấp 
giấy phép như độc quyền hoặc không độc quyền, hợp đồng sử dụng bằng phát minh, sáng 
chế hay nhãn hiệu, bí quyết công nghệ,…Một công ty có công nghệ,bí quyết kĩ thuật hoặc 
uy tính nhãn hiệu cao có thể sử dụng hợp đồng Li-xăng để tăng thêm lợi nhuận cho công 
ty mà không cần đầu tư thêm. 

Hợp đồng nhượng quyền 
Hợp đồng nhượng quyền là hình thức kinh doanh thông qua đó một bên (doanh 
nghiệp) là người đưa ra đặc quyền trao và cho phép người nhận đặc quyền sử dụng tên 
doanh nghiệp (của người đưa ra đặc quyền), nhãn hiệu, mẫu mã và đây là tài sản cần thiết 
cho việc kinh doanh của phía đối tác. Người đưa ra đặc quyền vẫn tiếp tục thực hiện sự 
giúp đỡ đối với hoạt động kinh doanh của đối tác và đổi lại thì họ sẽ nhận đc một khoản 
tiền (chi phí) từ phía đối tác ấy. 
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng cấp giấy phép và hợp đồng đại lý đặc 
quyền là ở chỗ người đưa ra đặc quyền không chỉ tạo cho người đại lý đặc quyền việc sử 
dụng tài sản vô hình của mình mà còn thực hiện tiếp tục sự giúp đỡ đối với người nhận đại 
lý đặc quyền trong hoạt động kinh doanh. Sự giúp đỡ này thường về cách tổ chức về tiếp 
thị quản lý chung, thậm chí có thể đưa ra đặc quyền yêu cầu bên nhận đặc quyền mua hàng 
hóa hoặc nguyên vật liệu cung cấp để bảo đảm được chất lượng hàng hóa và dịch vụ đặc 
quyền giống như nhau trên toàn cầu. 

Hợp đồng quản lý
Là những hợp đồng thông qua đó một công ty thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với 
một công ty khác bằng việc cung cấp những nhân viên quản lý nhằm hỗ trợ trợ thực hiện 
các chức năng quản lý tổng quát hoặc chuyên môn sâu trong một khoảng thời gian nhất 
định để thu được một khoản thù lao từ sự giúp đỡ đó. 

Hợp đồng theo đơn đặt hàng 



Đây là hợp đồng thường diễn ra với các dự án quá lớn và các sản phẩm gồm nhiều 
chi tiết, bộ phận phức tạp mà một công ty duy nhất khó có thể thực hiện được. chẳng hạn 
như việc thăm dò, khai thác dầu khí hoặc phát minh và sản xuất ra một loại máy bay mới,… 
thì người ta sử dụng hợp đồng theo đơn đặt hàng theo từng bộ phận công việc, từng chi tiết 
sản phẩm. 

Hợp đồng xây dựng và chuyển giao 
Hợp đồng này thường áp dụng với các doanh nghiệp xây dựng. Dự án xây dựng và 
chuyển giao liên quan tới một hợp đồng nhằm xây dựng những tiện nghi hoạt động sau đó 
chuyển giao cho người chủ để thu được một khoản tiền thù lao khi những công trình này 
đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp sử dụng các hợp đồng xây dựng và chuyển giao thường 
là những nhà sản xuất các thiết bị công nghiệp và họ sẽ cung cấp một số thiết bị của mình 
cho dự án. Những doanh nghiệp này phổ biến là những doanh nghiệp xây dựng, ngoài ra 
cũng có thể là doanh nghiệp tư vấn, nhà sản xuất. Khách hàng của những dự án xây dựng 
và chuyển giao này thường là một cơ quan nhà nước, họ ra sắc lệnh buộc một sản phẩm 
nhất định nào đó phải được sản xuất ở một địa phương và dưới sự bảo hộ của họ. 

Hợp đồng phân chia sản phẩm 
Hợp đồng phân chia sản phẩm là loại hợp đồng mà hai bên hoặc nhiều bên ký kết với 
nhau, cùng nhau góp vốn để tiến hàng các hoạt động kinh doanh và sản phẩm thu được sẽ 
được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận.
1.1.4.3. Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài có hai hình thức cơ bản đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign 
Direct Investment) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (Porfolio Investment). 
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư mang vốn và tài sản sang nước 
khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn, 
đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của dự án.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư nước ngoài mang vốn sang nước 
khác để đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng bỏ vốn 
đầu tư hoặc thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay.
Ngày nay, hoạt động kinh doanh quốc tế xuất hiện nhiều hình thức đa dạng để doanh 
nghiệp lựa chọn như kinh doanh tổng hợp và các dịch vụ quốc tế. Tuy nhiên, trên đây là 
ba nhóm hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến nhất và cơ bản nhất mà các chủ thể kinh 
doanh quốc tế có thể lựa chọn.

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương