Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang20/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

Hộp 2.1: Tham nhũng ở Nigeria 
Khi Nigeria giành được độc lập từ Anh vào năm 1960, đã từng có những kỳ vọng 
rằng đất nước sẽ hòa hợp và tạo nên một nền kinh tế mạnh tại châu Phi. Nigeria không 
chỉ là đất nước có dân số đồng nhất, mà còn được phủ cho rất nhiều tài nguyên thiên 
nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ đã mang lại cho quốc gia này hơn 500 hiệu $ từ 
năm 1970 tới năm 2009. Mặc dù vậy, Nigeria vẫn là một trong những nước nghèo nhất 
trên thế giới. Theo bảng Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index) năm 
2011 của Liên Hợp Quốc, Nigeria có mục “phát triển con người thấp". Nước này đứng 
thứ 156 trong tổng số 187 nước trong bảng xếp hạng. Tổng thu nhập quốc dân bình quân 
đầu người chỉ đạt 2.069$, 40% dân số trưởng thành mù chữ và tuổi thọ trung bình chỉ 
đạt 52 tuổi. 
Vấn đề ở đây là gì? Mặc dù không có một câu trả lời đơn giản, nhưng một số yếu 
tố dường như đã gây ra thiệt hại trong các hoạt động kinh tế ở Nigeria. Quốc gia này bao 
gồm một số các dân tộc, bộ tộc, nhóm tín ngưỡng xung đột với nhau, và những mâu 
thuẫn giữa họ khiến cho tình hình chính trị không ổn định dẫn tới xung đột chính trị, bao 
gồm cả một cuộc nội chiến tàn bạo vào những năm 1970. Sự hợp pháp của chính phủ 
luôn nằm trong vòng nghi vấn, các nhà lãnh đạo chính trị thường phải mua sự hậu thuẫn 
bằng việc hối lộ đội lốt hợp pháp và bằng việc biển thủ ngân khố quốc gia để thưởng 
cho phe đồng minh. Việc cai trị dân sự sau khi đất nước độc lập kéo theo hàng loạt các 
nhà độc tài quân sự, mỗi người trong số đó có vẻ ngày càng tham nhũng và phi lý hơn 
so với thể chế cũ (đất nước trở lại việc thực thi luật dân sự vào năm 1999). 
Vào những năm 1990, độc tài quân sự Sani Abacha đã lợi dụng một cách công 
khai và có hệ thống ngân khố quốc gia để làm lợi cho bản thân. Vụ lừa đảo trắng trợn 
nhất của tên này là vụ Quỹ Tín thác Xăng dầu (Petroleum Trust Fund) mà hắn đã lợi 
dụng vào giữa những năm 1990 dưới vai trò một kênh mới để bơm các khoản doanh thu 
phụ thêm từ gia tăng giá xăng dầu vào những dự án cơ sở hạ tầng và những khoản đầu 
tư cấp thiết khác. Quỹ không được kiểm toán độc lập, và hầu hết không có khoản tiền 
nào qua quỹ được hạch toán một cách đúng quy chuẩn. Đó thực ra chỉ là một phương 
tiện cho Abacha và thuộc cấp tùy ý sử dụng một khoản tiền mà vào năm 1996 tương 
đương với khoảng 25% tổng ngân sách quốc gia. Abacha ý thức rằng vị trí của hắn là 
một lãnh đạo không được dân chúng yêu thích và không thông qua bầu cử, đã tiêu xài 
tiền xa xỉ để bảo vệ bản thân và đưa hối lộ cho những người mà hắn cần sự bảo hộ. Với 
những ví dụ như thế này ở tầng lớp lãnh đạo cấp cao, việc tham nhũng xảy ra ở tất cả 
các cấp trong bộ máy chính trị và chính quyền là không có gì đáng ngạc nhiên. 
Một số trường hợp khác đơn giản là còn cực đoan hơn rất nhiều. Vào những năm 
1980, một nhà máy luyện nhóm đã được xây dựng theo lệnh của chính phủ, nhằm công 
nghiệp hóa Nigeria. Chi phí nhà máy luyện nhôm này là 2,4 tỷ 3, khoảng 60-100% cao 


22 
hơn chi phi các nhà máy tương tự ở các nước phát triển trên thế giới. Chi phí cao như 
vậy được hiểu một cách rộng rãi là phản ánh những món hối lộ các nhà thầu quốc tế xây 
dựng nhà máy phải trả cho quan chức địa phương. Nhà máy chưa bao giờ hoạt động 
nhiều hơn được một phần công suất dự kiến. 
Tình hình ở Nigeria có tiến triển chút nào kể từ sau khi đất nước quay trở lại hệ 
thống cai trị dân sự vào năm 1999 không? Vào năm 2003, Olusegun Obasanjo được bầu 
cử làm Tổng thống trên cơ sở hứa hẹn về việc đấu tranh chống tham nhũng. Về mặt nào 
đó thị tình hình đã có tiến triển. Trưởng ban phòng chống tham nhũng, Nuhu Ribadu, 
cho biết trong khi vào năm 2002, có 70% doanh thu từ đầu nó của đất nước đã bị chiếm 
đoạt hoặc lãng phi, cho tới giữa thập niên 2000, con số này đã “chỉ còn 40%. Nhưng 
trong một báo cáo gần đây nhất (2011) của tổ chức Minh bạch Quốc lễ (International 
Transparency) vẫn xếp hạng Nigeria trong số những nước tham nhũng nhất trên thế giới, 
ám chỉ rằng quốc gia này vẫn còn một con đường rất dài trước mắt. 
Nguồn: 'A Tale of Two Giants," The Economist, January 15, 2000, p. 5; J. Coolidge and 
S. Rose Ackerman, "High Level Rent Seeking and Corruption in African Regimes," World Bank 
policy research working paper no. 1780, June 1997; D. L. Bevan, P. Collier, and J. W. Gunning. 
Nigeria and Indonesia: The Political Economy of Poverty, Equity and Growth (Oxford: Oxford 
University Press, 1999); "Democracy and Its Discontents," The Economist, January 29, 2005, 
p. 55; A. Field, "Can Reform Save Nigeria?" Journal of Commerce, November 21, 2005, p. 1; 
"A Blacklist to Bolster Democracy." The Economist, February 17, 2007, p. 59; and J. P. Luna, 
"Back on Track: Nigeria's Hard Palh towards Reform," Harvard International Review 29, no. 3 
(2007), p. 7: Transparency International, Corruption Perceptions Index, 2011.
 
2.2.1.2 Hệ thống luật pháp 
Môi trường luật pháp quốc tế ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh quốc tế. Các 
nhà quản lý cần phải quan tâm đến từng chế độ pháp luật riêng biệt tại những quốc gia mà 
họ kinh doanh. Luật pháp sẽ quy định và cho phép những lĩnh vực hoạt động và hình thức, 
mặt hàng doanh nghiệp không được kinh doanh ở một nước nào đó.
a) Các hệ thống luật pháp trên thế giới 
Ba hệ thống luật pháp phổ biến trên thế giới là thông luật, luật dân sự và thần luật. 
- Thông luật bắt đầu từ Anh và đã phát triển được hàng trăm năm qua. Hệ thống pháp 
luật này dựa trên các truyền thống, tiền lệ và phong tục tập quán. Truyền thống đề cập đến 
lịch sử pháp luật của quốc gia. Tiền lệ là những trường hợp đã xuất hiện tại tòa trong quá 
khứ. Phong tục tập quán là cách thức áp dụng trong những tình huống cụ thể. Khi toà án 
diễn giải thông luật sẽ dựa vào ba cơ sở trên. Điều này khiến thông luật trở nên linh hoạt 
hơn so với các luật khác. Thẩm phán sẽ diễn giải luật theo cách luật ứng dụng cho những 
tình huống đặc biệt của một trường hợp cụ thể. Mỗi cách diễn giải mới sẽ tạo ra một tiền 
lệ có thể sử dụng cho tương lai. Khi có thêm những tiền lệ, có thể luật sẽ phải sửa đổi, làm 
rõ hoặc thay đổi để thích ứng với những tình huống mới.
- Luật dân sự dựa trên một bộ các luật chi tiết được thành lập tập hợp các chuẩn mực 
đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận. Tòa án sẽ diễn giải luật dân sự dựa 


23 
trên cơ sở các chuẩn mực này. Hệ thống luật dân sự có xu hướng ít thù địch hơn hệ thống 
thông luật vì thẩm phán chỉ dựa vào các chuẩn mực đạo đức chi tiết chứ không dựa vào 
diễn giải truyền thống, phong tục tập quán và tiền lệ. Các thẩm phán trong hệ thống luật 
này khá cứng nhắc, không được linh hoạt như các thẩm phán trong hệ thống thông luật. 
Thẩm phán trong hệ thống thông luật có quyền diễn giải luật trong khi đó thẩm phán trong 
hệ thống luật dân sự chỉ có quyền áp dụng luật. 
- Luật thần quyền là hệ thống luật dựa trên các giáo huấn về tôn giáo. Ba luật thần 
quyền nổi lên là luật đạo Hồi, đạo Hindu và đạo Do Thái. Trong đó luật đạo Hồi có ảnh 
hưởng mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Các sản phẩm vi phạm đến đạo Hồi như thuốc lá, rượu 
bia đều bị cấm. Cũng theo đạo Hồi, các ngân hàng không được tính lãi các khoản vay và 
lãi suất các chứng chỉ tiền gửi. Thay vì các khoản đi vay này giúp ngân hàng có lợi nhuận 
thông qua việc đầu tư và những người cho vay kiếm được khoản lời thông qua đầu tư của 
ngân hàng. Các doanh nghiệp hoạt động tại các nước thần quyền rất nhạy cảm với niềm tin 
và văn hóa của địa phương. Họ luôn đánh giá hết các hoạt động sản xuất kinh doanh bao 
gồm những thông lệ và chính sách đầu tư để đảm bảo phù hợp với pháp luật và văn hóa, 
tôn giáo địa phương.

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương