Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang23/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

2.2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia 
Mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia được xác định trên cơ sở so sánh các phúc 
lợi kinh tế mà người dân thụ hưởng giữa các quốc gia. Ngày nay, các công ty quốc tế có 
xu hướng mở rộng hoạt động sang thị trường có chi phí thấp. Đây là các quốc gia nghèo 
nhưng thường có những chương trình phát triển đầy tiềm năng và tham vọng. Việc tìm hiểu 
rõ hơn về phát triển kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ một cách 
hiệu quả hơn. Dưới đây là một số chỉ số kinh tế cơ bản giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá 
sự vận hành kinh tế và sự phát triển của mỗi quốc gia. 
- Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là một chỉ số quan trọng và có tính tổng thể. GNP 
được coi là cách đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra 
bởi các yếu tố sản xuất trong nước. GNP được hiểu là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do 
một quốc gia tạo ra trong thời kỳ một năm.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch 
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong khoảng thời gian nhất định, 
thường là một năm.
- Tổng thu nhập nội địa (GNI) được dùng để chỉ tổng giá trị của tất cả các thu nhập 
được tạo ra bởi tất cả cư dân một nền kinh tế từ các hoạt động trong và ngoài nước. Chỉ 
tiêu này ngày càng phổ biến và được sử dụng thay cho chỉ tiêu GDP và GNP. Tổng thu 
nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người) phản ánh thu nhập quốc dân bình quân 
đầu người của một quốc gia. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy GNI chia cho tổng số 
dân của quốc gia đó. GNI/người càng cao cho thấy quốc gia đó càng phát triển. Nhưng đối 
với các chuyên gia Marketing, tỷ lệ tăng trưởng quốc gia có ý nghĩa quan trọng hơn vì nó 
thể hiện tốc độ tăng trưởng của thị trường. Thông thường, khi đầu tư vào một quốc gia, các 
nhà quản trị sẽ so sánh chỉ tiêu tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người với tỷ lệ tăng 
trưởng của quốc gia đó để quyết định. 
- Ngang giá sức mua (PPP) phản ánh khả năng tương quan giữa các đồng tiền của hai 
quốc gia trong việc mua cùng một rổ hàng hóa ở chính hai nước này. Rổ hàng hóa ở đây 
đề cập đến những loại hàng hóa tiêu dùng thông thường chẳng hạn như lương thực, thực 
phẩm, đồ tiêu dùng hàng ngày.
- Chỉ số phát triển con người (HDI) dùng để xác định mức độ mà các Chính phủ đáp 
ứng cho nhu cầu của người dân dựa trên ba khía cạnh là tuổi thọ, giáo dục và thu nhập. Chỉ 
tiêu này nhấn mạnh vào khía cạnh con người của phát triển kinh tế. HDI chứng tỏ rằng chỉ 
tiêu tổng thu nhập quốc dân cao nhưng chưa hoàn toàn nói lên được mức cải thiện đời sống 
của người dân.
2.2.2.4 Phân loại các quốc gia theo cấp độ phát triển 
Các quốc gia có sự khác biệt lớn về mức độ phát triển của nền kinh tế. Hiểu được cấp 
độ phát triển của các quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các nhà kinh doanh bởi 
điều này có tác động sâu rộng đến tới tất cả các mặt công việc của hoạt động kinh doanh 


28 
như Marketing, sản xuất và tài chính. Tuy mức độ phát triển của nền kinh tế giữa các quốc 
gia là khác nhau, nhưng chúng thường được nhóm thành năm nhóm sau. 
- Các quốc gia phát triển là những quốc gia đã công nghiệp hóa ở mức độ cao và đạt 
hiệu quả cao, người dân ở các quốc gia này cũng có chất lượng cuộc sống cao. Những quốc 
gia này thường có hệ thống giáo dục và y tế tốt nhất trên thế giới. 
- Các quốc gia đang phát triển là những quốc gia có mức thu nhập kém hơn, cơ sở hạ 
tầng và kỹ thuật phát triển kém hơn. Những quốc gia ở nhóm này hầu hết thuộc khu vực 
châu Phi, Trung Đông và các quốc gia nghèo nhất ở khu vực châu Á và châu Âu. Tỉ lệ sinh 
ở các nước này thường cao, cùng với mức thu nhập thấp là nguyên nhân chính gây trở ngại 
cho sự phát triển kinh tế.
- Những nước công nghiệp mới là những quốc gia đã gần đạt tốc độ tăng trưởng cao 
trong tỷ trọng của sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. Các quốc gia này chủ 
yếu thuộc khu vực châu Á và Mỹ Latinh. Các quốc gia này đang ngày càng thu hút được 
nhiều sự đầu tư toàn cầu. 
- Các nền kinh tế thị trường mối nổi gồm các nước Chile, Malaysia, Trung Quốc, 
Thái Lan và Indonesia. Các nước này là những nước đang phát triển, công nghiệp mới. 
- Các nền kinh tế chuyển đổi gồm những quốc gia trước đây là các nước xã hội chủ 
nghĩa theo hình thức kinh tế kế hoạch tập trung, nay chuyển sang nền kinh tế hỗn hợp hoặc 
nền kinh tế thị trường. 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương