Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang31/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

 
 


44 
Bảng 3.2. Lợi thế so sánh và lợi ích từ thương mại 
Nguồn lực cần thiết để sản xuất 1 tấn gạo và 1 tấn ca cao 
 
Ca cao 
Gạo 
Ghana 
10 
13,3 
Hàn Quốc 
40 
20 
Sản lượng và lượng tiêu dùng trong trường hợp không có thương mại 
 
Ca cao 
Gạo 
Ghana 
10 
7,5 
Hàn Quốc 
2,5 

Tổng sản lượng 
12,5 
12,5 
Sản lượng trong trường hợp có chuyên môn hóa 
 
Ca cao 
Gạo 
Ghana 
15 
3,75 
Hàn Quốc 

10 
Tổng sản lượng 
15 
13,75 
Tiêu dùng sau khi Ghana trao đổi 6 tấn ca cao lấy 6 tấn gạo của Hàn Quốc 
 
Ca cao 
Gạo 
Ghana 
11 
7,75 
Hàn Quốc 

60 
Lượng tiêu dùng gia tăng nhờ chuyên môn hóa và thương mại 
 
Ca cao 
Gạo 
Ghana 

0,25 
Hàn Quốc 
1,5 

Một cách tổng quát, ta có công thức tính lợi thế so sánh như sau: 
Chi phí sản xuất 1 đơn vị X ở quốc gia I 

Chi phí sản xuất 1 đơn vị Y ở quốc gia I 
Chi phí sản xuất 1 đơn vị X ở quốc gia II 
Chi phí sản xuất 1 đơn vị Y ở quốc gia II 
Như vậy: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng Y. 
Quốc gia II sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng X. 
Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã chỉ ra rằng thương mại quốc tế mang 
lại lợi ích kinh tế cho tất cả các nước tham gia, là luận cứ sắc bén cho những ai ủng hộ 
thương mại tự do.
 
 


45 
3.1.2.4. Học thuyết Heckscher – Ohlin 
Vào đầu thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eh Heckscher (1919) và 
Bertil Ohlin (1933) đã đưa ra cách giải thích mới về lợi thế so sánh, dẫn tới sự ra đời của 
lý thuyết Heckscher - Ohlin (còn được biểu đến với các tên gọi khác là Lý thuyết tỷ lệ các 
yếu tố, hay Lý thuyết về mức độ trang bị các yếu tố). Heckscher và Ohlin lập luận rằng 
nguồn gốc dẫn đến lợi thế so sánh là sự khác biệt giữa các quốc gia về mức độ sẵn có của 
các yếu tố sản xuất - những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất như đất đai, lao động và 
vốn. Các quốc gia khác nhau thì có mức độ sẵn có về các yếu tố sản xuất là khác nhau và 
chính điều này dẫn tới sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa các quốc gia đó. Yếu tố sản 
xuất càng dồi dào thì chi phí sản xuất càng thấp, và ngược lại yếu tố sản xuất càng khan 
hiếm thì chi phí sản xuất càng cao.
Mặt khác, các sản phẩm khác nhau đòi hỏi mức thâm dụng nguồn lực cũng khác nhau. 
Ví dụ như các mặt hàng dệt may, giày dép được coi là sản phẩm thâm dụng lao động, còn 
các sản phẩm như ô tô, máy bay được coi là sản phẩm thâm dụng vốn. Khi đó, lý thuyết 
Heckscher - Ohlin phát rằng mỗi quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thâm 
dụng yếu tố sản xuất dồi dào, và nhập khẩu những mặt hàng thâm dụng yếu tố sản xuất 
khan hiếm của quốc gia đó.
Từ lý thuyết Heckscher - Ohlin có thể hình dung những nước dồi dào về lao động 
như Trung Quốc và Việt Nam sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng 
lao động như dệt may, giày dép. Ngược lại, những nước dồi dào về vốn như Mỹ, Nhật Bản 
sẽ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng vốn như máy tính, ô tô, máy bay. Những 
nước giàu tài nguyên đất như Australia, Canada sẽ sản xuất và xuất khẩu nhiều các mặt 
hàng thâm dụng đất đai như khoáng sản, ngũ cốc, thịt cừu. 
Lý thuyết Heckscher - Ohlin có sự khác biệt quan trọng so với lý thuyết lợi thế so 
sánh. Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì mỗi quốc gia thực hiện chuyên môn hóa sản xuất 
mặt hàng mà mình có thể sản xuất có hiệu quả hơn một cách tương đối so với các mặt hàng 
khác. Như vậy, lý thuyết này (và cả lý thuyết lợi thế tuyệt đối) nhấn mạnh đến năng suất 
của quá trình sản xuất một mặt hàng cụ thể nào đó. Ngược lại, lý thuyết Heckscher - Ohlin 
cho rằng một nước thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nào sử dụng 
nhiều yếu tố sản xuất dồi dào nhất, chứ không phải mặt hàng mà nước đó có thể sản xuất 
với năng suất cao nhất. Thường thì lao động được coi là yếu tố sản xuất quan trọng nhất 
được đề cập tới đầu tiên, do đó có thể giải thích được thực tế tại sao nhiều doanh nghiệp 
nước ngoài lại đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào những nước như Trung Quốc và 
Mexico để xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất nhằm tận dụng lợi thế lao động dồi dào 
và rẻ ở các nước này.
3.1.2.5. Học thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm 
Raymond Vernon là người đầu tiên đưa ra học thuyết về vòng đời sản phẩm vào giữa 
thập niên 60. Học thuyết của Vernon dựa trên những quan sát thực tế đó trong gần suốt thế 
kỷ 20, một tỷ lệ rất lớn các sản phẩm mới của thế giới đã được phát triển bởi các doanh 
nghiệp Mỹ và được bán ra đầu tiên tại thị trường Mỹ (ví dụ như ô tô sản xuất đại trà, máy 
thu hình, máy chụp ảnh lấy liền, máy sao chụp (photocopy), máy tính cá nhân, và chip bán 


46 
dẫn). Để giải thích thực tế này, Vernon đã lập luận rằng sự thịnh vượng cũng như là quy 
mô của thị trường Mỹ đã mang lại cho các doanh nghiệp Mỹ một động lực mạnh mẽ trong 
việc phát triển các sản phẩm tiêu dùng mới. Ngoài ra, chi phí nhân công cao tại Mỹ cũng 
khiến cho các doanh nghiệp Mỹ nảy ra sáng kiến phải phát triển những quy trình sản xuất 
tiết kiệm chi phí. 
Theo ông, một công ty sẽ khởi đầu bằng cách xuất khẩu sản phẩm của mình sau đó 
tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài khi sản phẩm trải qua các giai đoạn vòng đời của 
nó. Có 4 giai đoạn bao gồm: giai đoạn sản phẩm mới, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn 
chín muồi, giai đoạn suy thoái.
Trong giai đoạn đầu tiên (giai đoạn sản phẩm mới), công ty phát minh (thường ở nước 
phát triển dẫn đầu thế giới về công nghệ là Mỹ) sẽ chỉ sản xuất sản phẩm mới với số lượng 
nhỏ và chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước (do chi phí sản xuất cao và mức cầu trên 
thị trường nội địa chưa định hình). Vào cuối giai đoạn sản phẩm mới, mặt hàng mới này 
bắt đầu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, trước hết là ở những thị trường có mức 
thu nhập tương tự như ở nước phát minh. 
Sang giai đoạn thứ hai (giai đoạn tăng trưởng), sự tồn tại và những lợi ích của sản 
phẩm mới trên thị trường trong và ngoài nước mới được bắt đầu nhận thức một cách đầy 
đủ. Mức cầu đối với sản phẩm mới tăng lên và được duy trì trong một thời gian tương đối 
dài. Quá trình sản xuất được hoàn thiện và gia tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu 
ngày càng tăng từ thị trường trong và ngoài nước. Nước phát minh giữ vai trò là người độc 
quyền sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Gần cuối giai đoạn tăng trưởng, quá trình sản xuất 
có thể được bắt đầu tổ chức ở nước ngoài.
Ở giai đoạn thứ ba (giai đoạn chín muồi), công nghệ sản xuất ngày càng trở nên phổ 
biến, xuất khẩu chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh số bán, sản xuất được mở 
rộng sang các nước khác, mà trước hết là tới các nước phát triển khác, nơi có mức câu cao 
nhất, và sau đó tới các nước đang phát triển có thu nhập thấp hơn.
Vào giai đoạn cuối cùng (giai đoạn suy thoái), khi công nghệ trở nên chuẩn hóa, nước 
phát minh mất đi lợi thế cạnh tranh dựa trên công nghệ. Áp lực cạnh tranh buộc các doanh 
nghiệp có thể tổ chức sản xuất với quy mô lớn và chi phí thấp ở các nước đang phát triển 
để cung ứng cho toàn thị trường thế giới. Hơn nữa, khi phần lớn sản xuất được tiến hành 
ngoài phạm vi nước phát minh thì nhu cầu ở nước này bắt đầu được đáp ứng bởi nhập khẩu 
từ các nước đang phát triển và các nước công nghiệp khác - nước phát minh trở thành nước 
nhập khẩu ròng chính mặt hàng mà mình phát minh ra. Trong giai đoạn suy thoái, sản xuất 
ở nước phát minh cũng có thể chấm dứt hoàn toàn.
Trên thực tế, sự chuyển dịch sản xuất trên phạm vi quốc tế của những mặt hàng như 
TV, máy tính có thể coi là minh chứng cho dự đoán của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản 
phẩm. Tuy nhiên, lý thuyết này bị phê phán bởi 2 lý do chủ yếu sau. Thứ nhất, Mỹ không 
phải là nước duy nhất có thể sáng tạo ra những sản phẩm mới nhờ tiềm lực công nghệ của 
mình. Chẳng hạn, những chiếc điện thoại di động hợp thời trang nhất hiện được nghiên 
cứu, thiết kế và tung ra thị trường bởi các công ty ở châu Á và châu Âu. Thứ hai, quá trình 
chuyên dịch sản xuất diễn ra một cách tuần tự, kéo dài hàng năm, có khi hàng thập kỷ. 


47 
Nhưng trên thực tế ngày càng có nhiều công ty tung ra các sản phẩm mới của mình đồng 
thời trên khắp thị trường toàn cầu (ví dụ như iPods).

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương