Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga


Các học thuyết thương mại cổ điển



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang29/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

3.1.2. Các học thuyết thương mại cổ điển 
Những lập luận kinh tế xung quanh những lợi ích và chi phí của tự do hóa thương 
mại về hàng hóa và dịch vụ không phải là những lập luận mang tính hàn lâm trừu tượng. 
Lý thuyết về thương mại quốc tế đã định hình nên chính sách kinh tế của nhiều quốc gia 
trong vòng 50 năm qua. Đó chính là động lực đằng sau việc hình thành Tổ chức thương 
mại thế giới (WTO) và các tổ chức thương mại khu vực như Liên minh châu Âu (EU), và 
Hiệp định thương mại tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA). Đặc biệt, thập kỷ 90 của thế kỷ trước 
chứng kiến toàn thế giới vận động mạnh mẽ về hướng tự do hóa nhiều hơn. Do đó, điều 
quan trọng là chúng ta phải hiểu được những lý thuyết thương mại đó là gì và tại sao chúng 
lại thành công trong việc định hình chính sách kinh tế của nhiều nước trên thế giới cũng 
như hiểu được môi tường trong đó các doanh nghiệp quốc tế cạnh tranh gay gắt với nhau.
Hình 3.1: Quá trình phát triển của các học thuyết thương mại quốc tế 
Quá trình phát triển của các học thuyết thương mại quốc tế được tóm tắt trong hình 
3.1, Thương mại quốc tế được coi là đã ra đời cách đây hàng ngàn năm, nhưng phải đến 
thế kỷ XV mới xuất hiện những nỗ lực đầu tiên nhằm giải thích nguồn gốc dẫn đến thương 
mại quốc tế. Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong các thế kỷ XVI – XVII, tiếp theo là sự ra 
đời của các học thuyết thương mại cổ điển vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XX, bao 
gồm các lý thuyết tuyệt đối, lợi thế so sánh, lý thuyết lợi thế so sánh và lý thuyết tỷ lệ các 
yếu tố. Từ giữa thế kỷ XX trở đi xuất hiện các lý thuyết mới giải thích thương mại quốc tế 
dựa trên những yếu tố khác ngoài lợi thế so sánh, điển hình là các lý thuyết vòng đời quốc 
tế về sản phẩm, lý thuyết về thương mại mới và lý thuyết lợi thế cạnh cạnh quốc gia. Các 
lý thuyết sẽ giúp trả lời các câu hỏi cơ bản là tại sao các quốc gia buôn bán với nhau, lợi 
ích của buôn bán đó là gì, cơ cấu và dòng thương mại quốc tế. 
3.1.2.1. Chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương được coi là học thuyết đầu tiên về thương mại quốc tế, xuất 
hiện tại Anh vào giữa thế kỷ 16. Luận điểm chính của học thuyết chủ nghĩa trọng thương 
cho rằng vàng và bạc là những trụ cột chính của sự thịnh vượng quốc gia và vô cùng cần 
thiết cho một nền thương mại vững mạnh. Vào thời điểm đó, vàng và bạc là tiền tệ trong 
thương mại giữa các quốc gia; một quốc gia có thể có được vàng và bạc nhờ vào xuất khẩu 
hàng hóa. Ngược lại, việc nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác đồng nghĩa với việc vàng 


40 
và bạc chảy sang các quốc gia đó. Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương được thể hiện 
qua ba luận điểm chính sau:
Thứ nhất, các quốc gia sẽ thu được nhiều lợi ích nhất khi duy trì thặng dư mậu dịch, 
nghĩa là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Bằng cách đó, một quốc gia có thể tích lũy vàng 
và bạc, và vì vậy làm tăng của cải, uy tín, và sức mạnh quốc gia. Các quốc gia cần tránh 
tình trạng thâm hụt thương mại bằng mọi giá, tức là trường hợp nhập khẩu của quốc gia 
lớn hơn xuất khẩu của quốc gia đó.
Thứ hai, học thuyết trọng thương ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được 
thặng dư trong cán cân thương mại. Chính phủ có thể đạt được mục tiêu này bằng cách 
cấm nhập khẩu một số mặt hàng, hoặc áp đặt các công cụ hạn chế nhập khẩu như thuế quan 
hoặc hạn ngạch. Đồng thời, các ngành công nghiệp trong nước được trợ cấp để có thể đẩy 
mạnh xuất khẩu. Chính phủ cũng thường áp dụng biện pháp cấm vận chuyển vàng bạc tới 
các nước khác. Nhà kinh tế học cổ điển David Hume đã chỉ ra sự thiếu nhất quán cố hữu 
trong học thuyết về chủ nghĩa trọng thương vào năm 1752. Theo Hume, nếu Anh có cán 
cân thương mại thặng dư với Pháp (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) thì dòng chảy của 
vàng và bạc vào Anh sẽ làm tăng cung tiền nội địa và gây ra lạm phát tại Anh. Tuy nhiên 
tại Pháp, dòng chảy của vàng và bạc ra khỏi Pháp sẽ cho kết quả ngược lại. Cung tiền của 
Pháp sẽ giảm xuống và giá cả tại Pháp cũng giảm theo. Sự thay đổi về giá tương đối giữa 
Pháp và Anh sẽ khiến người Pháp mua ít hàng hóa của Anh hơn (bởi vì chúng trở nên đắt 
hơn) và người Anh sẽ mua nhiều hàng hóa của Pháp hơn (bởi vì chúng trở nên rẻ hơn). Kết 
quả sẽ làm cán cân thương mại của Anh bị sụt giảm, trong khi cán cân thương mại của 
Pháp lại được cải thiện cho đến khi tình trạng thặng dư của Anh không còn nữa. Do đó, 
theo Hume, về dài hạn sẽ không có quốc gia nào duy trì được tình trạng thặng dư trong cán 
cân thương mại và tích lũy được vàng bạc như chủ nghĩa trọng thương đã chỉ ra.
Thứ ba, chủ nghĩa trọng thương coi thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi 
ích bằng không (zero sum game) – một quốc gia chỉ có thể có lợi mậu dịch dựa trên sự hi 
sinh của một quốc gia khác. Các quốc gia tìm kiếm các vùng lãnh thổ kém phát triển (các 
thuộc địa) thành nơi cung cấp nguyên liệu thô, và đồng thời thị trường tiêu thụ các sản 
phẩm (các mặt hàng chế tạo) với giá cao. Các thuộc địa chỉ nhận được giá thấp khi bán các 
sản phẩm nguyên liệu thô, nhưng phải trả giá cao khi mua các mặt hàng chế tạo từ chính 
quốc.
Ngày nay, một số quốc gia trên thế giới bị phê phán cho ràng áp dụng chiến lược 
trọng thương hiện đại do duy trì mức thặng dư thương mại cao đối với các nước công 
nghiệp khác. Ví dụ: Trung Quốc bị phê phán theo đuổi chính sách trọng thương hiện đại, 
cố ý giữ giá trị đồng Nhân dân tệ thấp so với đô-la Mỹ để bán được nhiều hàng hóa hơn 
vào Mỹ, và do đó có được thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối lớn. 
3.1.2.2. Lợi thế tuyệt đối 
Trong cuốn sách xuất bản năm 1776 “The Wealth of Nations” (Sự Thịnh vượng của 
các Quốc gia), nhà kinh tế học Adam Smith đã xây dựng những khái niệm về lý thuyết lợi 
thế tuyệt đối. Theo Smith, một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm nếu có thể 
sản xuất và bán sản phẩm đó với chi phí thấp hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Bởi 


41 
vậy, các quốc gia nên chuyên môn hóa trong sản xuất những hàng hóa mà họ có lợi thế 
tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng lấy những hàng hóa khác được sản xuất tại các quốc gia 
khác. Bằng cách đó, các quốc gia đều thu lợi thông qua thương mại.
Ví dụ: Xem xét những ảnh hưởng của thương mại giữa hai quốc gia gồm Ghana và 
Hàn Quốc. Giả sử Ghana và Hàn Quốc đều có 200 đơn vị tài nguyên sẵn có tại mỗi quốc 
gia; Ghana cần 10 đơn vị tài nguyên để sản xuất 1 tấn ca cao và 20 đơn vị để sản xuất 1 
tấn gạo; Hàn Quốc cần 40 đơn vị tài nguyên để tạo ra 1 tấn ca cao và 10 đơn vị để sản xuất 
1 tấn gạo.
Nếu mỗi quốc gia sử dụng 100 đơn vị tài nguyên để sản xuất ca cao và 100 đơn vị tài 
nguyên để sản xuất gạo, thì Ghana có thể sản xuất được 10 tấn ca cao và 5 tấn gạo; còn 
Hàn Quốc sản xuất được 2,5 tấn ca cao và 10 tấn gạo. Như vậy, nếu so sánh sản lượng của 
hai loại lương thực, Ghna có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất ca cao, Hàn Quốc có lợi thế 
tuyệt đối trong sản xuất gạo. Hai quốc gia nên bán hàng hóa mà mình sản xuất và mua 
những hàng hóa mà mình không sản xuất hiệu quả bằng nước kia. Như vậy, Ghana nên tập 
trung sản xuất ca cao và Hàn Quốc nên tập trung sản xuất gạo. 
Nếu mỗi quốc gia tập trung sản xuất một sản phẩm mình có lợi thế thì Ghana có thể 
sản xuất được 20 tấn ca cao và Hàn Quốc có thể sản xuất được 20 tấn gạo. Do đó, thông 
qua chuyên môn hóa lượng của hai quốc gia có thể được nâng lên. Sản lượng ca cao sẽ 
tăng từ 12,5 tấn lên 20 tấn, trong khi đó sản lượng gạo sẽ tăng từ 15 tấn lên 20 tấn.
Hãy giả sử rằng Ghana và Hàn Quốc trao đổi ca cao và gạo theo tỉ lệ 1-1; điều đó có 
nghĩa là giá của một tấn gạo bằng với giá của một tấn ca cao. Nếu Ghana quyết định xuất 
khẩu 6 tấn ca cao cho Hàn Quốc và nhập khẩu 6 tấn gạo thì lượng tiêu dùng cuối cùng sau 
khi trao đổi sẽ là 14 tấn ca cao và 6 tấn gạo. Con số này nhiều hơn 4 tấn ca cao và 1 tấn 
gạo so với trước khi có chuyên môn hóa và thương mại. Tương tự, lượng tiêu dùng cuối 
cùng của Hàn Quốc sau khi có thương mại là 6 tấn ca cao và 14 tấn gạo. Nghĩa là nhiều 
hơn 3,5 tấn so với trước khi có chuyên môn hóa và thương mại. Do đó, nhờ vào chuyên 
môn hóa và thương mại, sản lượng của cả ca cao và gạo được nâng lên, và người tiêu dùng 
tại cả hai quốc gia có thể tiêu dùng nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy rằng thương mại là 
một trò chơi có tổng số dương; nó tạo ra lợi ích ròng cho tất cả đối tượng liên quan.

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương