Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang28/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

3.1. Tổng quan về thương mại quốc tế 
3.1.1. Khái niệm và vai trò của thương mại quốc tế 
3.1.1.1. Khái niệm, nội dung, chức năng của thương mại quốc tế 
a) Khái niệm thương mại quốc tế 
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua 
mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi 
ích cho các bên (Bùi Xuân Phong, 2013, trang 58)
8

Có ba góc độ để nghiên cứu kinh doanh quốc tế. Góc nhìn thứ nhất nhìn nhận hoạt 
động thương mại trên quan điểm toàn cầu; tìm ra các quy luật, xu hướng, vấn đề có tính 
chất chung nhất trên thế giới, không phụ thuộc vào từng quốc gia. Góc nhìn thứ hai dựa 
trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét hoạt động buôn bán chủ yếu của 
quốc gia đó với các quốc gia còn lại trên thế giới. Góc nhìn cuối cùng gắn với hoạt động 
kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm thu lại lợi nhuận lớn nhất cho họ.
b) Nội dung của hoạt động thương mại quốc tế 
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động. Xét trên góc độ của một quốc gia đó 
chính là hoạt động ngoại thương. Các nội dung của thương mại quốc tế gồm những nội 
dung dưới đây: 
- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thực 
phẩm, hàng tiêu dùng, …) và hàng hóa hữu hình (bằng sáng chế, phát minh, phần mềm 
máy tính, công nghệ, …); xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua ủy thác.
- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công: Khi trình độ phát triển 
thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì cần chú trọng các hoạt động thuê cho 
nước ngoài. Nhưng khi phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức để nước 
ngoài gia công cho mình, cao hơn nữa là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.
8
Bùi Xuân Phong, 2013, Quản trị kinh doanh quốc tế, Nơi xuất bản: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 


38 
- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: Trong hoạt động tái xuất khẩu, người ta tiến hành 
xuất khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó tiến hành xuất khẩu sang một nước 
thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến. Trong hoạt động chuyển 
khẩu không có hành vi mua bán, chỉ thực hiện các dịch vụ như xuất cảnh, lưu kho, lưu bãi, 
bảo quản, … 
- Xuất khẩu tại chỗ đề cập đến việc hàng hóa và dịch vụ chưa thể vượt qua biên giới 
quốc gia nhưng nó có ý nghĩa kinh tế tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung 
cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế, … 
c) Chức năng của thương mại quốc tế 
Thương mại quốc tế gồm hai chức năng cơ bản sau: 
- Thương mại quốc tế làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu 
nhập quốc dân trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho 
nền kinh tế trong nước.
- Thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân thông 
qua việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ 
sở phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành. Các chức 
năng của thương mại quốc tế có liên quan chặt chẽ với các nhân tố thúc đẩy sự hình thành 
và phát triển của nó.
3.1.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế 
Đối với doanh nghiệp 
Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi 
hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận 
của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả 
sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo 
cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững. 
Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho 
doanh nghiệp không những, ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua 
việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan 
hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản 
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân
Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông 
qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày 
công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên 
ngoài cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy 
sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng...Kinh doanh thương mại quốc tế còn góp 
phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên 
trường quốc tế. 


39 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương