Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga


Bảng 2.1. Thời gian rút ngắn vòng đời sản phẩm



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang26/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

Bảng 2.1. Thời gian rút ngắn vòng đời sản phẩm 
Sản phẩm 
Thời gian từ khi phát minh đến 
khai thác thương mại (năm) 
Động cơ điện 
65 
TV 
52 
Bóng đèn điện tử 
33 
Phecmơtuya 
30 
Bóng X-Quang 
18 
Thực phẩm đông lạnh 
15 
Lò phản ứng hạt nhân 
10 
Ra-đa 

Pin mặt trời 

Nguồn: Philippe Lasserre (2012)


35 
Một ví dụ khác minh họa cho tốc độ phổ biến công nghệ là thời gian trung bình của giai 
đoạn giới thiệu sản phẩm điện tử. Trong thời kỳ 1922-1942, thời gian đó là 12,5 năm, sang 
giai đoạn 1945-1964, giảm xuống còn 7 năm, và đến những năm 1967-1979 thì chỉ còn 2 
năm. Thời gian để sản sản phẩm điện thoại có mặt ở 25% số hộ gia đình của là 37 năm, đối 
với TV là 26 năm, radio – 22 năm, máy tính cá nhân – 16 năm, và Internet là 7 năm
7

Tốc độ phổ biến công nghệ còn phụ thuộc vào thời gian để các doanh nghiệp có thể tiếp 
cận được thông tin về kết quả hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm của các đối thủ 
cạnh tranh. Nếu như trước đây thời gian đó có thể kéo dài tới hàng chục năm thì giờ đây 
các doanh nghiệp có thể chỉ mất từ 12 đến 18 tháng. Có những trường hợp doanh nghiệp 
có thể học hỏi hành vi cạnh tranh thành công của doanh nghiệp khác chỉ trong thời gian 
vài ngày.
Hiện nay trên thị trường có thể xuất hiện các loại công nghệ đột phá, có tác dụng làm triệt 
tiêu giá trị của công nghệ cũ, dẫn đến xuất hiện những sản phẩm và thị trường mới. Chẳng 
hạn những mặt hàng như máy tính cá nhân, Internet, wifi, vải chịu nước được coi là sản 
phẩm của những công nghệ mới mang tính đột phá. Hãng Amazon.com được coi là đã tạo 
ra ngành công nghiệp mới khi sử dụng công nghệ có tính đột phá là Internet. Một công 
nghệ đột phá có thể dẫn đến hình thành một ngành mới hoặc tác động tiêu cực đến các 
doanh nghiệp hiện tại trong ngành. Một số doanh nghiệp trong ngành có thể thích ứng được 
với điều kiện mới nhờ có nguồn lực ưu việt, khả năng và kinh nghiệm để tiếp cận công 
nghệ mới thông qua các kênh khác nhau như liên minh, thôn tính, sáp nhập hoặc tự mình 
thực hiện những nghiên cứu cơ bản. Một khi công nghệ đột phá hình thành nên một ngành 
mới, các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào tham gia. Bên cạnh việc sử dụng công nghệ đột 
phá, một doanh nghiệp có thể sử dụng những kỹ năng vượt trội về công nghệ để nghiên 
cứu thông tin về khách hàng, từ đó xác định nhu cầu của khách hàng và những sản phẩm 
và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu đó.
Bên cạnh vai trò quan trọng của quá trình phổ biến công nghệ, các doanh nghiệp cần nhận 
thức vai trò của sự phổ biến, truyền bá tri thức – bao gồm những yếu tố vô hình như thông 
tin, sự hiểu biết, kỹ năng, tạo nên nền tảng cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ vào 
cuộc sống. Ngày nay tri thức trở thành nhân tố hết sức quan trọng dẫn đến lợi thế cạnh 
tranh của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào thành công trong việc nắm bắt được 
tri thức, chuyển hóa nó thành những kỹ năng có ích và phổ biến nó rộng rãi trong nội bộ 
doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh chiến lược. Do vậy, các doanh nghiệp cần phát 
triển, tiếp nhận tri thức (thông qua đào tạo, thuê mướn và sử dụng nhân công có trình độ 
cao), rồi phổ biến, truyền bá rộng rãi nó trong phạm vi doanh nghiệp để tạo lập và khai 
thác các kỹ năng, từ đó hình thành lợi thế cạnh tranh. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp 
cần tạo ra các kênh thích hợp để dòng tri thức có thể lan tỏa tới mọi “ngõ ngách” của doanh 
nghiệp, và được khai thác một cách hiệu quả nhất.
7
 Hitt, M. A., R. Duane Ireland, R. E. Hoskisson (2007), Strategic Management – Competitiveness and 
Globalization: Concepts and Cases, 7th Edition, Thompson South-Western, p. 10. 


36 
Sự phổ biến và sử dụng có hiệu quả tri thức trong phạm vi một doanh nghiệp phụ thuộc 
vào tính linh hoạt chiến lược – khả năng của doanh nghiệp phản ứng lại trước những biến 
động trong môi trường cạnh tranh, bao hàm cả những cơ hội, điều kiện thuận lợi lẫn những 
khó khăn, thách thức mới. Để có được tính linh hoạt chiến lược, doanh nghiệp cần phát 
triển được khả năng học hỏi. Tuy nhiên, để có thể có được lợi thế cạnh tranh trước các đối 
thủ, doanh nghiệp cần biết cách học hỏi tốt hơn, vận dụng những kiến thức học hỏi được 
vào hoạt động kinh doanh của mình một cách nhanh hơn và rộng hơn so với các đối thủ 
đó. 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương