Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang19/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

2.2. Môi trường kinh doanh quốc gia 
Mỗi một môi trường kinh doanh quốc gia bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài công 
ty có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó.
2.2.1 Môi trường chính trị và pháp luật 
2.2.1.1 Các hệ thống chính trị trên thế giới
a) Hệ thống chính trị 
Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực 
hiện quyền lực chính trị trong xã hội (Tạ Lợi & Nguyễn Thị Hường, 2016, pp. 127). 
Một hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức 
chính trị xã hội cùng với mối quan hệ tác động qua lại giữa các tổ chức này trong việc tham 
gia vào quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm đảm bảo quyền 
thống trị của giai cấp cầm quyền và duy trì trật tự an toàn, sự phát triển xã hội. Ví dụ, hệ 
thống chính trị ở Nhật Bản có đặc trưng là Thủ tướng được bầu cử bởi Quốc hội và Chính 
phủ được điều hành bởi nội các – bao gồm các Bộ trưởng. Quốc hội bao gồm hai hạ nghị 
viện và hạ nghị viện được ban hàng các đạo luật. Những đạo luật này không chỉ áp dụng 
cho công dân Nhật Bản mà còn tác động đến các hoạt động của các công ty kinh doanh 
trên quốc gia này.
b) Phân loại các hệ thống chính trị 
Hệ thống chính trị được phân ra hai hình thức đó là chế độ dân chủ và chế độ chuyên 
chế. 
- Chế độ dân chủ gồm nền dân chủ thuần túy và nền dân chủ đại nghị. Nền dân chủ 
thuần túy là hệ thống chính trị mà ở đó những người đứng đầu Chính phủ được bầu cử trực 
tiếp bởi người dân hoặc những đại biểu cử tri. Như ở Thụy Sĩ, hệ thống chính trị của nước 
này khuyến khích mọi người dân tham gia trưng cầu dân ý để thông qua nhiều vấn đề quan 
trọng của quốc gia. Với nền dân chủ đại nghị, công dân giới thiệu các cá nhân đại diện cho 
họ để thực hiện những quan điểm chính trị và những nhu cầu chính trị của họ. Những đại 
cử tri này giúp quản lý người dân và thông qua pháp luật.
- Chế độ chuyên chế là chế độ chính trị mà ở đó cá nhân thống trị xã hội mà không 
cần sự ủng hộ của dân chúng. Chế độ này tập trung quyền lực vào giới làm chính trị, nhà 
nước trong chế độ chuyên chế sẽ nắm quyền điều tiết hầu hết khía cạnh của đời sống xã 
hội như kinh tế, chính trị, giá trị và niềm tin của người dân,…Một số quốc gia tiêu biểu 
cho chế độ chính trị này là Đức (1933-1945), Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông,… 


20 
c) Rủi ro chính trị 
Rủi ro chính trị là sự kiện chính trị bất thường xảy ra và tác động tiêu cực đối với 
hoạt động của doanh nghiệp (Tạ Lợi & Nguyễn Thị Hường, 2016, pp. 132). Các nguyên 
nhân gây ra rủi ro chính trị có thể do những nguyên nhân sau: sự lãnh đạo chính trị yếu 
kém; hệ thống chính trị không ổn định; mâu thuẫn giữa các quốc gia; những xung đột về 
chủng tộc, tôn giáo, dân tộc thiểu số,… 
Rủi ro chính trị có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau. Trong bài 
giảng này, rủi ro chính trị sẽ được phân loại theo phạm vi tác động và bản chất của nó. 
Phân loại rủi ro chính trị theo phạm vi tác động 
- Rủi ro vĩ mô ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước. 
Những bất ổn về chính trị tại Ai Cập không chỉ tác động trực tiếp đến vấn đề kinh tế - xã 
hội ở nước này mà còn đe dọa đến sự phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng kinh tế 
toàn cầu năm 2008. 
- Rủi ro vi mô tác động đến một hoặc các công ty thuộc một ngành nào đó. Cuối năm 
2014, hãng hàng không EasyJet của Anh đã phải thông báo hủy 38 chuyến bay bao gồm 
các chuyến tới nội địa Pháp, thành phố Milan của Ý, và Barcelona của Tây Ban Nha sau 
ngày Giáng sinh vì các tiếp viên hàng không của hãng này tổ chức đình công tại Pháp. 
Phân loại rủi ro theo bản chất 
- Xung đột và bạo lực: Thứ nhất, xung đột địa phương có thể gây ra cản trở mạnh mẽ 
đến đầu tư của các công ty quốc tế. Bạo lực sẽ làm suy yếu khả năng sản xuất, khả năng 
phân phối sản phẩm, gây khó khăn cho việc tiếp nhận nguyên vật liệu và thiết bị, gây cản 
trở trong việc tuyển dụng nhân công. Xung đột xảy ra đe doạ đến tài sản và đời sống nhân 
công. Thứ hai, xung đột diễn ra do tranh chấp giữa lãnh thổ các quốc gia. Chẳng hạn như 
tranh chấp biên giới giữa Ecudo và Peru. Thứ ba, chiến tranh xảy ra giữa các dân tộc, chủng 
tộc và tôn giáo. Tiêu biểu là cuộc xung đột xảy ra thường xuyên giữa đạo Hồi và đạo Hindu 
tại Ấn Độ.
- Khủng bố và bắt cóc: Khủng bố tạo ra sự lo sợ và ép buộc sự thay đổi thông qua 
việc gây ra những cái chết và tàn phá tài sản một cách bất ngờ không thể lường trước được. 
Các tổ chức nhỏ thường gây ra khủng bố để nhằm thỏa mãn vị trí chính trị và xã hội. Bắt 
cóc thường được sử dụng nhằm tài trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố. 
- Chiếm đoạt tài sản: Một số chính quyền chiếm đoạt tài sản của các công ty trên lãnh 
thổ của họ thông qua ba hình thức đó là tịch thu, sang công và quốc hữu hóa.
- Sự thay đổi các chính sách có thể gây ra các rủi ro cho các doanh nghiệp đang kinh 
doanh tại thị trường nước đó. Chính sách thay đổi tác động tác động tới hoạt động kinh 
doanh của các công ty quốc tế trong nhiều trường hợp, kể cả bị thuế cao, cấm hoạt động 
hay thu hẹp tài chính.
- Những yêu cầu của địa phương: Luật khuyến khích các nhà sản xuất trong nước 
cung cấp hàng hóa, dịch vụ nào đó gọi là bảo hộ địa phương. Chế độ bảo hộ địa phương 
yêu cầu các công ty sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương, mua một phần từ nhà cung 
cấp địa phương hoặc thuê nhân công tại địa phương. Họ cũng giúp Chính phủ kiểm soát 


21 
các công ty nước ngoài mà không cần phải dùng đến các biện pháp cực đoan như tịch thu 
hoặc sung công tài sản. 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương