Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

1.2. 
Tổng quan về toàn cầu hóa 
1.2.1. Khái niệm toàn cầu hóa
Chúng ta đang sống trong một thế giới, trong đó các nền kinh tế quốc gia ngày càng 
phụ thuộc qua lại chặt chẽ với nhau hơn. Trong nền kinh tế toàn cầu, khoảng cách địa lý 
và biên giới quốc gia ngày càng trở nên mờ nhạt, hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, con người, kỹ 
năng, thông tin, ý tưởng di chuyển vượt qua biên giới các quốc gia ngày càng tự do hơn. 
Như vậy, toàn cầu hóa là quá trình hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế, 


10 
văn hóa – xã hội, chính trị và những lĩnh vực khác, trong đó hội nhập về kinh tế chiếm vị 
trí chủ đạo.
1.2.1.1. Toàn cầu hóa thị trường
Toàn cầu hóa thị trường là quá trình chuyển dịch từ các thị trường quốc gia riêng biệt, 
bị cô lập bời các hàng rào thương mại cũng như các trở ngại về không gian, thời gian và 
văn hóa để hướng tới một hệ thống mà các thị trường quốc gia hợp nhất thành một thị 
trường toàn cầu, có sự hội tụ thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau trên 
thế giới.
Xu thế này diễn ra đối với nhiều sản phẩm tiêu dùng, tư liệu sản xuất và dịch vụ. Một 
số hãng như Nike (giày thể thao) và Sony (hàng điện tử) kinh doanh những sản phẩm toàn 
cầu – những sản phẩm được tung ra khắp các thị trường mà không cần có những thay đổi, 
hoặc chỉ với những thay đổi không đáng kể. Tương tự, sản phẩm iPhone của Apple cũng 
được coi là sản phẩm toàn cầu vì có tính chuẩn hóa cao, được bán trên toàn cầu với cùng 
nhãn hiệu và chính sách marketing giống nhau.
Toàn cầu hóa thị trường mang lại nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp. Thứ nhất, 
các doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm toàn cầu có thể thu được lợi ích về chi phí 
nhờsản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau với quy mô lớn và chuẩn hóa các hoạt động 
marketing.
Thứ hai, các doanh nghiệp bán những sản phẩm toàn cầu có thể khai thác các cơ hội 
trên thị trường nước ngoài nếu thị trường trong nước nhỏ hẹp hoặc rơi vào tình trạng bão 
hòa.
Thứ ba, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng phổ biến nhưng mang tính 
thời vụ có thể dựa vào việc bán hàng trên thị trường nước ngoài để ổn định dòng thu nhập 
của mình.
Bất chấp xu hướng toàn cầu hóa thị trường, các doanh nghiệp vẫn cần cân nhắc việc 
thích ứng sản phẩm trên các thị trường nếu như điều đó mang lại lợi ích lớn hơn so với 
kinh doanh các sản phẩm chuẩn hóa. Chẳng hạn, nhiều mặt hàng như đồ uống, đồ ăn nhanh 
được coi là những sản phẩm toàn cầu, nhưng đôi khi các doanh nghiệp phải có những điều 
chỉnh cần thiết để thích ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. Ví dụ, ở Ấn 
Độ, nơi bò được coi là con vật linh thiêng và việc ăn thịt bò bị cấm, hãng Mc Donald đưa 
ra thị trường món “Malaraja Mac” – loại bánh bao gồm chả bằng thịt cừu kẹp bên trong có 
rắc vừng hạt, thay thế nguyên liệu truyền thống của hãng này ở tại các quốc gia khác.
1.2.1.2. Toàn cầu hóa sản xuất 
Toàn cầu hóa sản xuất là xu hướng của những công ty riêng lẻ tiến hành phân tán các 
bộ phận trong qui trình sản xuất của họ tới nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới để 
khai thác lợi thế do sự khác biệt về chi phi và chất lượng của các yếu tố sản xuất.
Toàn cầu hóa là quá trình tiếp cận tới những nguồn cung cấp và phân tán những hoạt 
động tạo giá trị của doanh nghiệp tới những địa điểm khác nhau trên thế giới nhằm tạo ra 
các lợi thế do sự khác biệt về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất, Các yếu tố sản 
xuất là các yếu tố đầu vào trên quy trình sản xuất của công ty, bao gồm: lao động, quản trị, 
đất đai và bí quyết công nghệ. Bằng cách này, các doanh nghiệp hy vọng sẽ hạ thấp toàn 


11 
diện cơ cấu chi phí, hoặc cải thiện chất lượng hay tính năng của sản phẩm. từ đó cho phép 
họ cạnh tranh một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ: 30% giá trị của máy bay dân dụng Boeing 777 được sản xuất bởi các công ty 
nước ngoài: Nhật Bản sản xuất bộ phận thân máy bay, cửa ra vào và đôi cánh ; Singapore 
chế tạo cửa cho bộ phận hạ cánh và đầu máy bay; Italia chế tạo bộ phận điều chỉnh gió trên 
cánh máy bay. Đối với loại máy bay dân dụng tầm xa đời mới nhất 787, hãng đã thúc đẩy 
mạnh mẽ xu hướng toàn cầu hóa sản xuất, với khoảng 65% tổng giá trị của chiếc máy bay 
được cung cấp bởi các công ty nước ngoài.
Các doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi ích từ quá trình toàn cầu hóa sản xuất. 
Thứ nhất, việc phân tán các hoạt động tạo giá trị trên phạm vi toàn cầu mang lại lợi ích về 
chi phí cho các doanh nghiệp nhờ tiếp cận được nguồn nhân công rẻ. Các doanh nghiệp 
thường thiết lập nhà máy tại những nước có mức lương thấp để sản xuất nhiều loại sản 
phẩm như đồ gia dụng, đồ chơi, hàng điện tử giá rẻ, dệt may.
Thứ hai, toàn cầu hóa sản xuất cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp cận những 
nguồn lực mà trong nước không sẵn có hoặc với mức chi phí cao.
Thứ ba, toàn cầu hóa sản xuất mang lại lợi ích học hỏi cho các doanh nghiệp. Doanh 
nghiệp có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tích tụ kiến thức, kỹ năng, phương 
pháp kinh doanh, thông tin, và kinh nghiệm thông qua dòng chuyển giao con người và các 
yếu tố nói trên giữa các chi nhánh trên thị trường nước ngoài.

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương