Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga


Động cơ của các công ty tham gia kinh doanh quốc tế



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

1.1.3. Động cơ của các công ty tham gia kinh doanh quốc tế
Động cơ của các công ty tham gia kinh doanh quốc tế bao gồm những lý do cơ bản 
sau:
1.1.3.1. Tăng doanh số bán hàng
a) Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế 
Các công ty tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do sản phẩm, 
dịch trong nước ở giai đoạn bão hòa, nền kinh tế suy thoái hoặc khai thác các cơ hội bán 
hàng quốc tế. Ngoài ra, việc kinh doanh ở thị trường nước ngoài giúp các công ty có thể 
ổn định doanh số bán hàng bằng cách bổ sung doanh bán hàng quốc tế vào doanh số bán 
hàng trong nước, nhằm giúp các doanh nghiệp tránh các dao động thất thường (quá tải hoặc 
không hết công suất) của quá trình sản xuất. 
Ví dụ: Quê hương của Mc Donald tại Mỹ. Tuy nhiên, hiện tại Mc Donald đã có gần 
40.000 nhà hàng tại 120 quốc gia với các thị trường dẫn đầu như: Úc, Canada, Pháp, Đức, 
Anh. Tại Mỹ, trung bình gần 24.000 người dân Mỹ mới có một cửa hàng, nhưng ở Trung 
Quốc thì con số tương ứng là 4 triệu người trên một cửa hàng. Mc Donald mở rộng hoạt 
động tại thị trường Trung Quốc do tiềm năng tăng trưởng dài hạn về doanh thu tại quốc 
gia này.
b) Tận dụng các công suất dư thừa
Một số các công ty có khả năng sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ hơn nhu cầu của thị 
trường trong nước, khiến cho nguồn lực bị dư thừa. Nhưng các công ty tìm hiểu được nhu 
cầu tiêu thụ quốc tế thì chi phí sản xuất có thể được phân bổ cho số lượng nhiều hơn các 
sản phẩm làm ra, vì thế mà giảm bớt chi phí cho mỗi sản phẩm và tăng được lợi nhuận. 
Nếu lợi ích này được chuyển sang người tiêu dùng dưới hình thức hạ giá bán thì các công 
ty vẫn có thể chiếm được thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
1.1.3.2. Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài 
Các nguồn lực nước ngoài mà doanh nghiệp tiếp cận có thể là các yếu tố đầu vào của 
quá trình sản xuất như tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu hoặc thị trường lao động 
nước ngoài.
Ví dụ: Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu trong sản xuất ô tô. Tuy nhiên,
bản thân Nhật Bản là quốc gia có ít tài nguyên thiên nhiên. Để tiếp cận các nguồn nguyên 
liệu và năng lượng, các công ty sản xuất ô tô của Nhật Bản đặt cơ sở sản xuất tại Trung 
Quốc, Mexico, Đài Loan và Việt Nam – những quốc gia có chi phí năng lượng thấp. Về 
thị trường lao động hấp dẫn các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, phải kể đến các quốc 
gia Phillippines, Bangladesh, Campuchia, Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí nhân công lao 
động giá thấp chưa hẳn là yếu tố duy nhất để thu hút các doanh nghiệp này. Để có sức hấp 



dẫn, một quốc gia phải có mức chi phí thấp, đội ngữ nhân công lành nghề, và một môi 
trường với mức độ ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội.
1.1.3.3. Phân tán các rủi ro cạnh tranh
Mỗi thị trường có những mặt thuận lợi cũng như khó khưn luôn song hành với nhau 
đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ. Ở bất kì một thị trường nào, các doanh 
nghiệp đều phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Tại một số thị trường quốc gia, 
một số các doanh nghiệp lâu năm có thể xây dựng đế chế độc quyền, hoặc các công ty lớn 
liên kết với nhau nhằm tạo ra rào cản không cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập thị 
trường nội địa. Việc tham gia thị trường kinh doanh quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp giảm 
thiểu rủi ro cạnh tranh gay gắt tại thị trường hiện tại.

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương