Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

 
 
 



CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 
Mục tiêu học tập:
1. Nắm được các vấn đề tổng quan về kinh doanh quốc tế 
2. Nắm được các vấn đề tổng quan về toàn cầu hóa
3. Hiểu rõ những kiến thức cơ bản về nội dung và kết cấu môn học kinh doanh quốc tế 
1.1. 
Tổng quan về kinh doanh quốc tế 
Kinh doanh quốc tế xuất hiện rất sớm cùng với quá trình giao lưu, trao đổi mua bán 
hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia. Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu 
hướng vận động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động của cuộc cách mạng khoa 
học kỹ thuật công nghệ, của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, 
hoạt động kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng phong phú, 
đa dạng, đang trở thành một trong những nội dung cực kì quan trọng trong các quan hệ 
kinh tế quốc tế. 
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế 
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam số 59/2020/QH14, khái niệm kinh doanh là “ việc 
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến 
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi 
nhuận”
1
. Theo định nghĩa này, ta có thể thấy kinh doanh quốc tế là hoạt động thực hiện 
một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc 
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, có liên quan tới hai 
hay nhiều quốc gia, hoặc nhiều khu vực khác nhau.
Theo Tạ Lợi và Nguyễn Thị Hương (2016), kinh doanh quốc tế là tổng hợp toàn bộ 
các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của hai hay nhiều quốc gia.
2
Theo Bùi Xuân Phong (2016), kinh doanh quốc tế là tổng thế các hoạt động giao dịch, 
kinh doanh được thực hiện giữa các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức giữa các quốc gia 
nhằm thỏa mãn các mục tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức đó.
3
Từ những khái niệm trên, có thể định nghĩa kinh doanh quốc tế là những hoạt động 
được thực hiện bởi các chủ thể từ hai hay nhiều quốc gia khác nhau, nhằm thỏa mãn các 
mục tiêu kinh tế, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ của quá trình mua bán, trao đổi, đầu 
tư, sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Các hình thức kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào 
chiến lược của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. 
Kinh doanh quốc tế có thể là các hoạt động đơn thuần là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 
1
 Quốc hội, 2020, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 
2
 Tạ Lợi & Nguyễn Thị Hương, 2016, Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học 
Kinh tế quốc dân 
3
 Bùi Xuân Phong, 2013, Quản trị kinh doanh quốc tế, Nơi xuất bản: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn 
thông. 



hoặc dịch vụ của một công ty. Kinh doanh quốc tế còn có thể là các hoạt động có phạm vi 
hoạt động đa quốc gia, xuyên quốc gia, hoặc trên toàn cầu. Mạng lưới hoạt động của các 
công ty này cần có hệ thống quản trị và kiểm soát phực tạp, nơi mà các hoạt động đầu tư 
sản xuất được thực hiện ở một nơi, hoạt động phân phối và tiêu dùng phát triển ở khu vực 
khác trên thế giới.
Sau đây là một số giao dịch kinh doanh quốc tế có tính chất điển hình:
- Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Tên giao dịch tiếng anh là Petro Vietnam) là tập đoàn dầu 
khí quốc gia trực thuộc sự quản lý của Chính phủ Việt Nam, do nhà nước làm chủ sở 
hữu, Petrovietnam đã tiến hành một số dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Nga, 
Malaysia, Indonesia, Algeria, Venezuala và Iraq. 
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực 
của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 – 
2020, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của Việt Nam 
tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,1%/ năm. Năm 2020, mặc dù chịu 
ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, 
phụ tùng tăng 48,6% so với năm 2019, đạt 27,19 tỷ USD; đóng góp 48,4% vào mức 
tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung cả cả nước.
4
- Với vị trí địa lý thuận lợi và nền kinh tế đang trên đà phát triển – Việt Nam đang thu 
hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. 5 tập đoàn lớn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam 
gồm: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Công ty Honda Việt Nam 
(HVN), công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), Công ty TNHH Cannon Việt Nam, công 
ty TNHH quốc tế Unilver Việt Nam.

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương