BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh dự thảO



tải về 385.17 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích385.17 Kb.
#18826
  1   2   3   4
+
BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ VÔ TUYẾN - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Mã số: 37-13 - KHKT - TC

(Tài liệu giám định cấp Bộ)


HÀ NỘI – 9/2013

`19


THUYẾT MINH DỰ THẢO

RÀ SOÁT, CẬP NHẬT VÀ CHUYỂN ĐỔI TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA



Mã số: 90 - 10 - KHKT - TC



MỤC LỤC

1 Tên quy chuẩn: 3

2 Đặt vấn đề 3

2.1 Đặc điểm tình hình đối tượng 3

2.1.1 Tình hình sử dụng 5

2.1.1.1 Quốc tế 5

2.1.1.2 Trong nước 6

2.1.2 Tình hình tiêu chuẩn hoá 7

2.1.2.1 Quốc tế 7

2.1.2.2 Trong nước 19

2.2 Lý do, mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến 29

3 Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật 31

3.1 Tổng hợp tài liệu liên quan 31

3.2 Lựa chọn tài liệu tham chiếu 33

3.2.1 Sở cứ lựa chọn 33

3.2.2 Lựa chọn tài liệu tham chiếu 33

4 Giải thích nội dung quy chuẩn 34

4.1 Nội dung quy chuẩn 34

4.2 Một số sửa đổi, bổ xung quy chuẩn so với nội dung tài liệu tham chiếu 36

4.3 Cấu trúc nội dung quy chuẩn kỹ thuật EMC đối với thiết bị vô tuyến 37

5 Bảng đối chiếu nội dung quy chuẩn kỹ thuật về EMC đối với thiết bị vô tuyến với tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) 39

6 Kết luận và khuyến nghị 41


THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT



  1. Tên quy chuẩn:


Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ đối với các thiết bị vô tuyến – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật chung
  1. Đặt vấn đề


Mục tiêu xây dựng quy chuẩn: Phục vụ cho việc chứng nhận và công bố hợp thiết bị vô tuyến về tương thích điện từ (EMC).

Nội dung quy chuẩn: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ đối với các thiết bị vô tuyến -Yêu cầu kỹ thuật chung, bao gồm:

+ Giới hạn và phương pháp đo kiểm đối với phát xạ nhiễu,

+ Mức thử và phương pháp thử miễn nhiễm,

+ Các điều kiện đo kiểm,

+ Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá.

Phương pháp thực hiện: Quy chuẩn được xây dựng theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn các nội dung tiêu chuẩn quốc tế và theo hình thức biên soạn lại. Hình thức trình bày quy chuẩn tuân thủ theo mẫu Quy chuẩn Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông qui định.

    1. Đặc điểm tình hình đối tượng


Trong lĩnh vực điện tử viễn thông, thiết bị vô tuyến đã đóng vai trò quan trọng cả về mặt số lượng, chủng loại và tính năng ứng dụng. Sự khác biệt của thiết bị vô tuyến là sử dụng môi trường truyền dẫn không gian tự do để truyền sóng điện từ. Việc truyền lan sóng khắp mọi nơi có thể gây nhiễu đến các thiết bị điện tử khác. Vì vậy, cần phải có các biện pháp thiết kế, tiêu chuẩn hóa, quản lý thích hợp để phòng ngừa và làm giảm ảnh hưởng nhiễu của các thiết bị vô tuyến.

Các thiết bị vô tuyến thu hoặc phát tín hiệu với các tần số/ dải tần số trong dải tần số vô tuyến theo qui định của ITU. Các máy phát và máy thu trong hệ thống thông tin vô tuyến truyền sóng điện từ từ máy phát tới máy thu thông qua môi trường truyền dẫn là không gian tự do. Đó là đặc điểm chung nhất của các thiết bị vô thông tin vô tuyến và cũng là sự khác biệt giữa thông tin vô tuyến và thông tin hữu tuyến. Chính vì vậy mà các nhiễu không mong muốn gây ra từ các thiết bị vô tuyến có phạm vi ảnh hưởng rất rộng.



Các loại thiết bị vô tuyến

Thiết bị vô tuyến rất đa dạng về chủng loại, tùy thuộc theo chức năng, yêu cầu sử dụng, cấu trúc thiết bị và thiết kế của các nhà sản xuất khác nhau. Với các tín hiệu cần truyền khác nhau, các bộ điều chế/ mã hóa và các bộ giải điều chế/giải mã khác nhau dẫn đến có nhiều loại thiết bị vô tuyến khác nhau. Ngoài ra các yêu cầu sử dụng, các dạng cấu trúc thiết bị, công suất phát khác nhau cũng góp phần tạo ra sự phong phú của các thiết bị vô tuyến. Chính sự phong phú này dẫn đến sự phức tạp trong việc phân loại, quản lý, tiêu chuẩn hóa thiết bị vô tuyến.

Một số loại thiết bị vô tuyến thường gặp trong thị trường điện tử viễn thông tin học gồm:

- Thiết bị thông tin vô tuyến công suất lớn,

- Thiết bị vi ba

- Thiết bị thông tin di động tế bào GSM, CDMA...

- Thiết bị thông tin vô tuyến mặt đất

- Thiết bị thông tin vệ tinh cố định, di động mặt đất

- Thiết bị thông tin vô tuyến định vị, dẫn đường

- Thiết bị thông tin vô tuyến hàng không

- Thiết bị thông tin vô tuyến hàng hải

- Thiết bị vô tuyến thông tin, an toàn và cứu nạn hàng hải

- Thiết bị vô tuyến điện tử dân dụng

- Thiết bị thu phát hình, phát thanh quảng bá

- Thiết bị vô tuyến dùng trong y học, khoa học, thăm dò vũ trụ...

- Thiết bị ra đa, phát xung trực tiếp

- Thiết bị công nghệ tin học sử dụng kết nối vô tuyến v.v.

Phổ tần

Các thiết bị vô tuyến thực tế hoạt động trên phạm vi dải tần rất rộng từ 9 KHz đến 300 GHz. Một thiết bị vô tuyến thường làm việc trên một tần số hoặc một dải tần cụ thể nào đó trong toàn bộ dải tần trên. Dải tần của từng loại thiết bị vô tuyến này có thể chồng lấn với dải tần hoạt động của các thiết bị vô tuyến khác có thể gây nhiễu lẫn nhau. Để tránh nhiễu lẫn nhau, đặc biệt là các thiết bị nằm trong vùng ảnh hưởng thường lựa chọn các tần số/dải tần số hoạt động khác nhau hoặc lựa chọn các phương thức điều chế/mã hóa khác nhau.

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ITU đã đưa ra thể lệ vô tuyến qui định cụ thể các dải tần số hoạt động, qui định về mức công suất cực đại, sai số tần số/công suất cho phép đối với từng loại thiết bị và dịch vụ vô tuyến sử dụng trên toàn thế giới nhằm tránh sự chồng lấn tần số và giảm nhiễu có hại trong các thiết bị và hệ thống vô tuyến.

Mặc dù đã có nhiều qui định quốc tế, khu vực, quốc gia về sử dụng và phân bổ tần số cho từng loại thiết bị vô tuyến, nhưng tùy thuộc vào chất lượng thiết bị các phát xạ không mong muốn ít nhiều vẫn tồn tại và là tác nhân gây nhiễu. Chính vì vậy mà các quốc gia cần phải có các biện pháp đo lường, kiểm chuẩn, hợp quy để quản lý hoạt động của các thiết bị này.



Khả năng phát xạ nhiễu:

Đối với một thiết bị vô tuyến bất kỳ đều tồn tại hai dạng phát xạ: phát xạ mong muốn và phát xạ không mong muốn.

Phát xạ mong muốn là phát xạ có ích nhằm truyền dẫn thông tin có chủ định từ máy phát hoặc bộ phận phát xạ đến máy thu hoặc bộ phận tiếp nhận. Phát xạ này được phát ra từ anten chính của máy phát. Phát xạ chính được đặc trưng bởi công suất phát và tần số/ dải tần số phát qui định theo thiết bị vô tuyến cụ thể.

Phát xạ không mong muốn là các phát xạ nhiễu bao gồm phát xạ ngoài băng, phát xạ giả gây ra do quá trình điều chế, chất lượng hạn chế của các bộ lọc, các phần tử phi tuyến, phát xạ hài, xuyên điều chế, đổi tần.....Các phát xạ không mong muốn có thể được phát ra từ anten chính, các cổng của thiết bị như cổng nguồn điện lưới, cổng nguồn một chiều, cổng vỏ, cổng thông tin điều khiển.....Phát xạ không mong muốn là các phát xạ nhiễu cần được hạn chế tối thiểu và được qui định bởi mức phát xạ và tần số phát xạ nhiễu cho phép theo qui định của các tổ chức tiêu chuẩn và cơ quan quản lý nhà nước về thiết bị vô tuyến.



Khả năng miễn nhiễm

Do thiết bị vô tuyến thường xuyên làm việc trong môi trường có các nhiễu nên chúng phải được thiết kế có khả năng chịu được các nhiễu này ở một mức độ nhất định. Khả năng thiết bị vô tuyến có thể hoạt động bình thường không suy giảm chức năng trong môi trường nhiễu được gọi là miễn nhiễm. Để đánh giá miễn nhiễm của thiết bị vô tuyến người ta căn cứ vào khả năng làm việc của chúng đối với trường điện từ tần số vô tuyến, hiện tượng phóng tĩnh điện, hiện tượng đột biến, hiện tượng thay đổi, thăng giáng, quá áp nguồn điện cung cấp v.v. Trong môi trường cùng hoạt động và ảnh hưởng lẫn nhau, các thiết bị vô tuyến cần phải được thiết kế chế tạo ở mức miễn nhiễm nhất định được tiêu chuẩn hóa phù hợp với từng loại thiết bị và với từng môi trường làm việc cụ thể.


      1. Tình hình sử dụng

        1. Quốc tế


Thiết bị vô tuyến đã có một lịch sử phát triển từ rất lâu, chúng được sử dụng hiệu quả vào nhiều mục đích khác nhau.

Các thiết bị vô tuyến được dùng nhiều nhất cho mục đích thông tin, truyền thông. Với khả năng truyền lan xa trong không gian, thời gian triển khai nhanh, có thể khắc phục được những hạn chế về địa lý, khí hậu thiết bị thông tin vô tuyến đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Từ những thiết bị thông tin sơ khai như vô tuyến điện báo đến các thiết bị thông tin hiện đại dùng trong lĩnh vực quân sự và vũ trụ, từ các thiết bị băng hẹp đến các thiết bị siêu băng rộng thiết bị vô tuyến đã có mặt khắp nơi trong lĩnh vực của các quốc gia. Thiết bị vô tuyến đã đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thay thế được trong lĩnh vực viễn thông và nền kinh tế của các nước trên toàn thế giới.

Thiết bị vô tuyến được áp dụng nhiều trong lĩnh vực y tế như các thiết bị cấy ghép vô tuyến, soi chụp, chữa bệnh, hỗ trợ bệnh nhân....

Trong công nghiệp có nhiều thiết bị hoặc bộ phận công nghiệp ứng dụng kỹ thuật vô tuyến để giám sát, điều khiển, thông tin, kết nối các bộ phận máy móc.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thăm dò vũ trụ cũng sử dụng nhiều thiết bị vô tuyến để hỗ trợ, triển khai nghiên cứu v.v.

Thiết bị vô tuyến được áp dụng khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của con người từ thiết bị giải trí, giám sát, điều khiển đến thông tin liên lạc....

Trong lĩnh vực quân sự thiết bị vô tuyến được sử dụng nhiều trong các hệ thống thông tin liên lạc, ra đa dò tìm cảnh giới, điều khiển vũ khí....

Chính vì vậy mà thiết bị vô tuyến rất đa dạng và có số lượng sử dụng rất lớn. Việc quản lý và đảm bảo cho các thiết bị này cùng tồn tại với nhau khá phức tạp và khó khăn. Các thiết bị vô tuyến phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn bởi những cơ quan chức năng để tạo ra một môi trường vô tuyến an toàn và hiệu quả.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay, với những thành công vượt bậc của công nghệ và kỹ thuật vô tuyến các thiết bị vô tuyến mới không ngừng được phát triển và gia tăng số lượng. Các thiết bị vô tuyến đang dần thay thế các thiết bị có dây với khả năng an toàn và bảo mật ngày càng được nâng cao hơn.

        1. Trong nước


Cũng như các nước trên thế giới Việt Nam là quốc gia đang phát triển mạnh về lĩnh vực thiết bị điện tử, viễn thông tin học. Hiện tại các thiết bị vô tuyến đang được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực. Từ dân sự đến quân sự, từ công nghiệp đến y học, nghiên cứu khoa học thiết bị vô tuyến đã thông dụng như một công cụ không thể thiếu được.

Thiết bị vô tuyến được nhập khẩu từ các nước các khu vực khác nhau hoặc được sản xuất, lắp ráp trong nước. Xu hướng phát triển các thiết bị vô tuyến ngày càng tăng về số lượng và ứng dụng. Cùng với xu hướng phát triển trên giới, thiết bị vô tuyến sử dụng tại Việt Nam đang dần thay thế các thiết bị có dây.

Thiết bị vô tuyến trong nước rất da dạng về chủng loại, công nghệ, hình dáng, ứng dụng. Việt Nam cũng rất chú trọng trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động các thiết bị vô tuyến. Việt Nam đã có các cơ quan chuyên ngành về quản lý cấp phép, giám sát hoạt động, đo kiểm và hợp chuẩn, hợp quy các thiết bị vô tuyến.

      1. Tình hình tiêu chuẩn hoá

        1. Quốc tế


Hiện nay, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, khu vực đối với thiết bị vô tuyến thường được phân thành các phần như sau:

- Tiêu chuẩn về tương thích điện từ phù hợp với điều khoản 3.1b Hướng dẫn 1999/5/EC ngày 9/3/1999 về R&TTE.

- Tiêu chuẩn về các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu sử dụng hiệu quả phổ tần phù hợp với điều khoản 3.2 Hướng dẫn 1999/5/EC ngày 9/3/1999 về R&TTE.

-Tiêu chuẩn về an toàn phù hợp với điều khoản 3.1a Hướng dẫn 1999/5/EC ngày 9/3/1999 về R&TTE...

Các phần tiêu chuẩn này kết hợp với nhau để tạo ra bộ tiêu chuẩn đầy đủ về một thiết bị vô tuyến phục vụ cho mục đích quản lý, công nhận, hợp chuẩn, hợp quy, khai thác thiết bị, hài hòa giữa các đơn vị, quốc gia, khu vực.

Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, IEC, ETSI, FCC… đã ban hành nhiều khuyến nghị và tiêu chuẩn về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến. Các yêu cầu kỹ thuật đặc trưng cho tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến bao gồm phát xạ nhiễu và khả năng miễn nhiễm.

Sau đây là một số tiêu chuẩn tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

Các tiêu chuẩn của ITU

ITU R đã có nhiều qui định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị vô tuyến. Trong đó ITU đưa ra yêu cầu phân bổ về tần số, công suất phát xạ, can nhiễu đối với các hệ thống và dịch vụ vô tuyến. Tuy nhiên ITU không đề cập đến các yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị vô tuyến cụ thể mà chỉ đưa ra các dải tần, mức phát xạ cực đại, nhiễu .. cho một chủng loại thiết bị, hệ thống hoặc một dịch vụ vô tuyến cụ thể nào đó. Các yêu cầu kỹ thuật này phù hợp cho công tác quản lý, thiết kế, khai thác hệ thống, dịch vụ vô tuyến. ITU cũng đã đưa ra một số khuyến nghị về EMC đối với các thiết bị vô tuyến như trạm gốc di động, hệ thống vi ba chuyển tiếp, thiết bị truy nhập. ITU đã dành riêng một phần các khuyến nghị có kí hiệu đầu là chữ K cho các yêu cầu về chống nhiễu, trong đó có các yêu cầu về EMC.

- ITU Recommendation K.43 (7/2003): Immunity requyrements for telecommunication equypment (Các yêu cầu miễn nhiễm cho thiết bị viễn thông)

- ITU T Recommendation K.34 (7/2003): Classification of electromagnetic environmental conditions for telecommunication equypment – Basic EMC Recommendation (Phân loại điều kiện môi trường điện từ cho thiết bị viễn thông- Khuyến nghị cơ bản về EMC)

- ITU T Recommendation K.38 (7/2003): Radiated emission test procedure for physically large systems (Quy trình đo phát xạ bức xạ cho các hệ thống có kích thước lớn)

- ITU T Recommendation K.80 (7/2009): EMC requyrements for telecommunication network equypment (1GHz - 6GHz): Các yêu cầu về EMC đối với các thiết bị mạng viễn thông (Dải tần 1~6 GHz) áp dụng cho các thiết bị di động IMT 2000, LAN không dây, thiết bị vô tuyến truy nhập băng rộng.

- ITU T Recommendation K.48 (2006): EMC requyrements for telecommunication equypment – Product family Recommendation. Khuyến nghị đưa ra yêu cầu về phát xạ nhiễu và miễn nhiễm đối với các hệ thống chuyển mạch, hệ thống truyền dẫn, cung cấp nguồn điện, trạm BTS kỹ thuật số, LAN không dây, chuyển tiếp vô tuyến số và các thiết bị xDSL, giám sát.

- ITU T Recommendation K.76 (2008): EMC requyrements for telecommunication network equypment – (9 kHz-150 kHz). Khuyến nghị đưa ra các yêu cầu phát xạ nhiễu và miễn nhiễm đối với các thiết bị mạng viễn thông hoạt động trong dải tần từ 9 đến 150 KHz.

- Recommendation ITU-R SM.329-10 (2003), Unwanted emissions in the spurious domain. Khuyến nghị đưa ra các giới hạn về phát xạ không mong muốn trong vùng giả và phương pháp đo phát xạ trong miền giả. Các thiết bị vô tuyến thỏa mãn các yêu cầu khuyến nghị này thì cũng đáp ứng được các yêu cầu về EMC.

- Các tiêu chuẩn thuộc dự án 3G của ITU 3GPP (phối hợp nhiều tổ chức tiêu chuẩn) cũng đưa ra các yêu cầu tương thích điện từ đối với các hệ thống, trạm 3G, ví dụ như:

3GPP TS 25.113: “Base station and repeater electromagnetic compatibility (EMC)”. Tài liệu này gồm các đánh giá về tương thích điện từ (EMC) đối với các trạm gốc, các trạm lặp và thiết bị phụ trợ 3G.

3GPP TS 34.124 “ Universal Mobile Telecommuncation System (UMTS). Electromagnetic compatibility (EMC) requyrements for mobile terminals and ancillary equypment: Hệ thống thông tin di động toàn cầu - Các yêu cầu tương thích điện từ đối với thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ.

Nhận xét: Các tiêu chuẩn, khuyến nghị của ITU đề cập đến các yêu cầu EMC và phương pháp đo thử chung cho các hệ thống hoặc họ thiết bị dùng trong mạng viễn thông.

Tiêu chuẩn IEC

Liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn về tương thích điện từ trên thế giới, hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC) vẫn được đánh giá là đầy đủ nhất, đồng thời hệ thống tiêu chuẩn này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Hầu hết các nước trên thế giới đều tuân theo các tiêu chuẩn này. Các tài liệu của IEC được chia thành 2 nhóm chính:

- Các tiêu chuẩn tương thích điện từ cơ bản : Các tiêu chuẩn cơ bản của IEC qui định các điều kiện hoặc các nguyên tắc chung để đạt được sự tương thích điện từ. Các tiêu chuẩn này được bao gồm trong các bộ tiêu chuẩn IEC 61000 hoặc CISPR x.

- Các tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm : Chúng có thể là các tiêu chuẩn tương thích điện từ chung hoặc tiêu chuẩn tương thích điện từ cho một sản phẩm cụ thể, đó là các nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn cơ bản cụ thể.



Một số tiêu chuẩn liên quan đến tương thích điện từ của IEC gồm:

  • IEC/TR EN 61000-1-1, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 1: General - Section 1: Application and interpretation of fundamental definitions and terms

  • IEC/TR EN 61000-2-1, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 2: Environment - Section 1: Description of the environment - Electromagnetic environment for low-frequency conducted disturbances and signalling in public power supply systems

  • IEC/TR EN 61000-2-3, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 2: Environment - Section 3: Description of the environment - Radiated and non-network-frequency-related conducted phenomena

  • IEC EN 61000-3-2, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2 - Limits - Limits for harmonic current emissions (equypment input current ≤ 16 A per phase)

  • IEC EN 61000-3-4, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-4: Limits - Limitation of emission of harmonic currents in low-voltage power supply systems for equypment with rated current greater than 16 A

  • IEC/TS EN 61000-3-5, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3: Limits - Section 5: Limitation of voltage fluctuations and flicker in low-voltage power supply systems for equypment with rated current greater than 16 A

  • IEC EN 61000-4-2, Electromagnetic compatibility (EMC)- Part 4-2: Testing and measurement techniques - Electrostatic discharge immunity test

  • IEC EN 61000-4-3, Electromagnetic compatibility (EMC)- Part 4-3: Testing and measurement techniques - Radiated, radio-frequency, electromagnetic field immunity test

  • IEC EN 61000-4-4, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-4: Testing and measurement techniques - Electrical fast transient/burst immunity test

  • IEC EN 61000-4-5, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-5: Testing and measurement techniques - Surge immunity test

  • IEC EN 61000-4-6, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-6: Testing and measurement techniques - Immunity to conducted disturbances, induced by radio-frequency fields

  • IEC EN 61000-4-7, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-7: Testing and measurement techniques - General guide on harmonics and interharmonics measurements and instrumentation, for power supply systems and equypment connected thereto

  • IEC EN 61000-4-8, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-8: Testing and measurement techniques - Power frequency magnetic field immunity test

  • IEC EN 61000-4-9, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-9: Testing and measurement techniques - Pulse magnetic field immunity test

  • IEC EN 61000-4-11, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-11: Testing and measurement techniques - Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests

Các tiêu chuẩn CISPR

Các tiêu chuẩn CISPR đưa ra các yêu cầu về phát xạ nhiễu từ các thiết bị điện, điện tử, thiết bị vô tuyến và các phương pháp đo, thiết bị đo tương ứng. Trong đó:



  • CISPR 11, Industrial, scientific and medical (ISM) radio-frequency equypment - Electromagnetic disturbance characteristics - Limits and methods of measurement.

  • CISPR 12, Vehicles, boats and internal combustion engine driven devices - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement for the protection of receivers except those installed in the vehicle/boat/device itself or in adjacent vehicles/boats/devices.

  • CISPR 14-1, Electromagnetic compatibility - Requyrements for household appliances, electric tools and similar apparatus - Part 1: Emission.

  • CISPR 14-2, Electromagnetic compatibility - Requyrements for household appliances, electric tools and similar apparatus - Part 2: Immunity - Product family standard.

  • CISPR 16-1, Specification for radio disturbance and immunity measurement apparatus and methods - Part 1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus

  • CISPR 16-2, Specification for radio disturbance and immunity measurement apparatus and methods - Part 2: Methods of measurement of disturbances and immunity

  • CISPR 16-3, Specification for radio disturbance and immunity measurement apparatus and methods - Part 3: Reports and recommendations of CISPR

  • CISPR 16-4, Part 4-1: Uncertainties, statistics and limit modelling — Uncertainties instandardized EMC tests

  • CISPR 22, Information technology equypment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement

  • CISPR 24, Information technology equypment - Immunity characteristics - Limits and methods of measurement.

  • CISPR 25, Vehicles, boats and internal combustion engines - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement for the protection of on-board receivers"

CISPR 16 gồm 14 tiêu chuẩn qui định thiết bị và các phương pháp đo nhiễu và khả năng miễn nhiễm đối với chúng ở các tần số trên 9 kHz. CISPR 16-1 bao gồm 5 phần, qui định điện áp, dòng điện và dụng cụ đo trường cho các loại nhiễu băng rộng và hẹp ở các tần số này, bao gồm các đặc tính kỹ thuật cho thiết bị chuyên biệt cần để đo nhiễu liên tục.

CISPR 22 là tiêu chuẩn về họ sản phẩm của IEC. Tiêu chuẩn quốc tế CISPR 22 “Information technolory equypment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement” đề cập cụ thể đến giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu vô tuyến của thiết bị công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn CISPR 22 đã được bổ sung cập nhật trong các phiên bản đã ban hành gần đây nhất.

CISPR 25 đưa ra các giới hạn nhiễu vô tuyến và phương pháp đo kiểm để bảo vệ máy thu trên tàu thuyền.

CISPR 11 đề cập đặc tính nhiễu điện từ, phương pháp đo nhiễu đối với các thiết bị dùng trong công nghiệp, y tế và khoa học thoạt động ở tần số vô tuyến.



Nhận xét : các tiêu chuẩn về EMC của IEC là các tiêu chuẩn cơ sở chung đầy đủ và có hệ thống. Các tiêu chuẩn của các tổ chức khác thường tham chiếu đến các tài liệu của IEC.

Các tiêu chuẩn của ISO

Các tiêu chuẩn EMC của ISO tập trung chủ yếu vào nhiễu điện trong lĩnh vực phương tiện vận tải như:



  • ISO 11451-1, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 1: General and definitions

  • ISO 11451-2, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 2: Off-vehicle radiation source

  • ISO 11451-3, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 3: On-board transmitter simulation

  • ISO 11451-4, Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy - Part 4: Bulk current injection (BCI)

  • ISO 11452, Road vehicles - Electrical disturbances by narrowband radiated electromagnetic energy - Component test methods

  • ISO 13766, Earthmoving Machinery - Electromagnetic Compatibility

  • ISO 14982, Agricultural and forestry machinery -- Electromagnetic compatibility -- Test methods and acceptance criteria

Các tiêu chuẩn châu Âu
Một số tiêu chuẩn châu Âu liên quan đến phát xạ không mong muốn gồm:

  • EN 50 081 part1 European Generic emission standard, part1: Domestic, commercial and light industry environment, replaced by EN61000-6-3

  • EN 50 081 part2 European Generic emission standard, part2: industrial environment, replaced by EN61000-6-4

  • EN 55 011 European limits and methods of measurement of radio disturbance characteristics for scientific and medical equypment

  • EN 55 013 European limits and methods of measurement of radio disturbance characteristics of broadcast receivers

  • EN 55 014 European limits and methods of measurement of radio disturbance characteristics of household appliances and power tools, replaced by EN55014-1, and immunity part is covered by EN55014-2

  • EN 55 015 European limits and methods of measurement of radio disturbance characteristics of fluorescent lamps

  • EN 55 022 European limits and methods of measurement of radio disturbance characteristics of information technology equypment

  • EN 60 555 part 2 and 3 Disturbances of power supply network (part 2) and power fluctuations (part 3) caused by of household appliances and power tools, replaced by EN61000-3-2 and EN61000-3-3

  • EN 13309 Construction Machinery - Electromagnetic compatibility of machines with internal electrical power supplies

  • VDE 0875 German EMC directive for broadband interference generated by household appliances

  • VDE 0871 German EMC directive for broadband and narrowband interference generated by information technology equypment

Một số tiêu chuẩn châu Âu liên quan đến miễn nhiễm đối với phát xạ điện gồm:


  • EN 50 082 part1 European immunity standard, part1: Domestic, commercial and light industry environment, replaced by EN61000-6-1

  • EN 50 082 part2 European immunity standard, part2: industrial environment, replaced by EN61000-6-2

  • EN 50 093 European, immunity to short dips in the power supply (brownouts)

  • EN 55 020 European, immunity from radio interference of broadcast receivers

  • EN 55 024 European immunity requyrements for information technology equypment

  • EN 55 101 older draft of immunity requyrements for information technology equypment, replaced by EN 55 024

  • EN 50 081 part1 European Generic emission standard, part1: Domestic, commercial and light industry environment, replaced by EN61000-6-3

  • EN 50 081 part2 European immunity requyrements for information technology equypment, replaced by EN61000-6-4

Các tiêu chuẩn của ETSI

ETSI tập trung về các tiêu chuẩn tương thích điện từ đối với các sản phẩm thiết bị cụ thể, tránh chồng chéo với các tổ chức tiêu chuẩn khác như IEC, ITU, ISO… Dựa vào một số tiêu chuẩn EMC cơ sở của ITU và IEC, các tiêu chuẩn của ETSI cụ thể hóa các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện đo kiểm EMC cho từng thiết bị. Về các giới hạn và phương pháp đo kiểm phát xạ nhiễu các tiêu chuẩn EMC của ETSI tham chiếu đến các tiêu chuẩn CISPR –x của IEC. Về các yêu cầu miễn nhiễm và phương pháp thử các tiêu chuẩn EMC của ETSI tham chiếu đến các tiêu chuẩn 61000–x của IEC.

Các tiêu chuẩn EMC của ETSI được áp dụng cho các nước thuộc cộng đồng châu Âu, tuy nhiên các tiêu chuẩn này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng và làm tài liệu tham chiếu để xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia.

Một số tiêu chuẩn tương thích điện từ của ETSI gồm:

Bộ tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301 489 “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equypment and services : Tương thích điện từ và phổ vô tuyến (ERM); Tiêu chuẩn tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị và dịch vụ vô tuyến” bao gồm các phần sau:

Phần 1: "Common technical requyrements"; Các yêu cầu kỹ thuật chung

Phần 2: "Specific conditions for radio paging equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị nhắn tin vô tuyến

Phần 3: "Specific conditions for Short-Range Devices (SRD) operating on frequencies between 9 kHz and 40 GHz"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến tầm ngắn hoạt động trên các tần số từ 9 kHz đến 40 GHz

Phần 4: "Specific conditions for fixed radio links and ancillary equypment and services"; Điều kiện riêng đối với thiết bị kết nối, thiết bị phụ trợ và dịch vụ vô tuyến cố định

Phần 5: "Specific conditions for Private land Mobile Radio (PMR) and ancillary equypment (speech and non-speech)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất dùng riêng và thiết bị phụ trợ (thoại và phi thoại)

Phần 6: "Specific conditions for Digital Enhanced Cordless Telecommunications (DECT) equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị thông tin không dây số cải tiến (DECT)

Phần 7: "Specific conditions for mobile and portable radio and ancillary equypment of digital cellular radio telecommunications systems (GSM and DCS)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến di động , lưu động và thiết bị phụ trợ trong hệ thống thông tin di động (GSM và DCS)

Phần 8: "Specific conditions for GSM base stations"; Điều kiện riêng đối với trạm gốc GSM

Phần 9: "Specific conditions for wireless microphones, similar Radio Frequency (RF) audio link equypment, cordless audio and in-ear monitoring devices"; Điều kiện riêng đối với micrô không dây, thiết bị kết nối âm thanh hoạt động ở tần số vô tuyến (RF), thiết bị âm thanh và tai nghe giám sát không dây.

Phần 10: "Specific conditions for First (CT1 and CT1+) and Second Generation Cordless Telephone (CT2) equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị điện thoại không dây thế hệ 1 (CT1 và CT2+) và điện thoại không dây thế hệ 2 (CT2)

Phần 11: "Specific conditions for terrestrial sound broadcasting service transmitters"; Điều kiện riêng đối với máy phát thanh quảng bá mặt đất

Phần 12: "Specific conditions for Very Small Aperture Terminal, Satellite Interactive Earth Stations operated in the frequency ranges between 4 GHz and 30 GHz in the Fixed Satellite Service (FSS)"; Điều kiện riêng đối với đầu thu vệ tinh góc mở rất nhỏ, Trạm vệ tinh mặt đất hoạt động trong dải tần từ 4 GHz đến 30 GHz trong dịch vụ vệ tinh cố định (FSS)

Phần 13: "Specific conditions for Citizens' Band (CB) radio and ancillary equypment (speech and non-speech)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến băng tần nghiệp dư (CB) và thiết bị phụ trợ (thoại và phi thoại)

Phần 14: "Specific conditions for analogue and digital terrestrial TV broadcasting service transmitters"; Điều kiện riêng đối với máy phát truyền hình quảng bá số và tương tự mặt đất

Phần 15: "Specific conditions for commercially available amateur radio equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến nghiệp dư sẵn có trong thương mại

Phần 16: "Specific conditions for analogue cellular radio communications equypment, mobile and portable"; Điều kiện riêng đối với thiết bị thông tin vô tuyến di động tương tự, di động và lưu chuyển

Phần 17: "Specific conditions for 2,4 GHz wideband transmission systems, 5 GHz high LAN equypment and 5,8 GHz Broadband Data Transmitting Systems"; Điều kiện riêng đối với hệ thống truyền dẫn băng rộng 2,4 GHz, thiết bị LAN 5 GHz cao và hệ thống truyền dẫn dữ liệu băng rộng 5,8 GHz

Phần 18: "Specific conditions for Terrestrial Trunked Radio (TETRA) equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị trung kế vô tuyến số mặt đất (TETRA)

Phần 19: "Specific conditions for Receive Only Mobile Earth Stations (ROMES) operating in the 1,5 GHz band providing data communications"; Điều kiện riêng đối với trạm mặt đất di động chỉ thu (ROMES) hoạt động trong dải tần 1,5 GHz cung cấp thông tin số liệu

Phần 20: "Specific conditions for Mobile Earth Stations (MES) used in the Mobile Satellite Services (MSS) Điều kiện riêng đối với trạm mặt đất di động (MES) dùng trong dịch vụ vệ tinh di động (MSS)

Phần 22: "Specific conditions for ground based VHF aeronautical mobile and fixed radio equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến hàng không mặt đất VHF di động và cố định

Phần 23: "Specific conditions for IMT-2000 CDMA Direct Spread Base Station (BS) radio, repeater and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với vô tuyến trạm gốc, trạm lặp IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp và thiết bị phụ trợ

Phần 24: "Specific conditions for IMT-2000 CDMA Direct Spread for Mobile and portable (UE) radio and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với thiết bị vô tuyến di động và lưu chuyển IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp (UE) và thiết bị phụ trợ

Phần 25: "Specific conditions for CDMA 1x spread spectrum Mobile Stations and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với trạm di động trải phổ CDMA 1x và thiết bị phụ trợ

Phần 26: "Specific conditions for CDMA 1x spread spectrum Base Stations, repeaters and ancillary equypment"; Điều kiện riêng đối với trạm gốc, trạm lặp trải phổ CDMA 1x và thiết bị phụ trợ


Phần 27: "Specific conditions for Ultra Low Power Active Medical Implants (ULP-AMI) and related peripheral devices (ULP-AMI-P)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị y tế cấy ghép điện năng siêu thấp (ULP-AMI) và các thiết bị ngoại vi liên quan (ULP-AMI-P).

Phần 28: "Specific conditions for wireless digital video links"; Điều kiện riêng đối với đường kết nối video số không dây

Phần 29: : "Specific conditions for Medical Data Service Devices (MEDS) operating in the 401 MHz to 402 MHz and 405 MHz to 406 MHz bands"; Điều kiện riêng đối với thiết bị y tế số (MEDS) hoạt động trên dải tần 401 MHz đến 402 MHz và 405 MHz đến 406 MHz.

Phần 31: "Specific conditions for equypment in the 9 kHz to 315 kHz band for Ultra Low Power Active Medical Implants (ULP-AMI) and related peripheral devices (ULP-AMI-P)"; Điều kiện riêng đối với thiết bị y tế cấy ghép điện năng siêu thấp (ULP-AMI) và các thiết bị ngoại vi liên quan (ULP-AMI-P) hoạt động trên dải tần 9 kHz to 315 kHz .

Phần 32: "Specific conditions for Ground and Wall Probing Radar applications". Điều kiện riêng đối với các ứng dụng ra đa thăm dò xuyên tường và mặt đất

Phần 33: "Specific conditions for Ultra Wide Band (UWB) communications devices"; Điều kiện riêng đối với thiết bị thông tin băng siêu rộng (UWB)

Phần 34: "Specific conditions for External Power Supply (EPS) for mobile phones". Điều kiện riêng đối với bộ cung cấp nguồn ngoài (EPS) dùng cho điện thoại di động

Bộ tiêu chuẩn ETSI EN 301 489 là bộ tiêu chuẩn về yêu cầu tương thích điện từ trường cho thiết bị vô tuyến và phụ trợ kèm theo. Bộ tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các thiết bị vô tuyến đã nêu trong danh mục các phần tiêu chuẩn trên. Bộ tiêu chuẩn này được chấp thuận sử dụng hài hòa giữa các nước thuộc cộng đồng chung châu Âu và được nhiều nước chấp thuận áp dụng.

Phần 1 của bộ tiêu chuẩn này ETSI EN 301 489-1 qui định các yêu cầu kỹ thuật chung cho các thiết bị vô tuyến trong danh mục thiết bị do ETSI công bố. Phiên bản đầu tiên của phần chung này là V 1.2.1 ban hành năm 2000 là kết quả rà soát thay thế một số tiêu chuẩn về EMC đối với thiết bị vô tuyến của ETSI trước đó và cập nhật nội dung tham chiếu chéo đến các tiêu chuẩn của ITU và IEC. Phiên bản 1.6.1 công bố 11-2005 bổ xung thêm phần phụ lục liên quan đến các yêu cầu kỹ thuật về EMC đối với thiết bị điện điện tử lắp thêm sau bán hàng đối với các phương tiện xe cộ phù hợp theo Hướng dẫn 2004/104/EC về xe cơ giới. Phiên bản 1.8.1 công bố 2-2008 đã bổ xung một số thay đổi về dải tần đo kiểm nhiễu phát xạ phù hợp với sự cập nhập của EN 55033 -2006; các yêu cầu về phát xạ dòng hài đầu vào nguồn điện AC của các thiết bị có dòng đầu vào lớn hơn 16A/pha cập nhật theo EN 61000 3-12; các yêu cầu về miễn nhiễm đối với các thay đổi điện áp đầu vào AC cập nhật theo EN 61000 3-11; các yêu cầu miễn nhiễm đối với sụt áp và ngắt quãng điện áp cập nhật theo EN 61000-4-1; bổ xung phụ lục C hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn EMC khi đo kiểm các thiết bị tổ hợp của thiết bị vô tuyến với thiết bị không phải là vô tuyến và thiết bị có nhiều thành phần vô tuyến. Phiên bản gần đây nhất V 1.9.2 công bố 9-2011 bổ xung nội dung yêu cầu đối với thiết bị vô tuyến đa tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá tuân thủ EMC đối với các thiết bị này.

Các phần ETSI EN 301 489-x tiếp theo qui định các yêu cầu bổ sung cụ thể cho từng dịch vụ vô tuyến riêng, bao gồm thông tin di động và hàng không, quảng bá truyền hình, các dịch vụ vệ tinh, thiết bị y tế và ra đa. Các phần này đều có tiêu đề chung là “Điều kiện cụ thể đối với ……” nhằm nhấn mạnh các nội dung trong phần tiêu chuẩn này là các đặc thù, khác biệt cần bổ xung thêm cho nội dung trong phần tiêu chuẩn chung ETSI EN 301 489-1.

Tháng 3 năm 2012 ETSI ban hành tài liệu TR 103 088 V1.1.1 hướng dẫn việc sử dụng các phần tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn EMC EN 301 489. Tài liệu hướng dẫn người dùng bộ tiêu chuẩn EN 301 489 sử dụng hiệu quả, lựa chọn đúng các phần tiêu chuẩn sản phẩm để chứng minh tính phù hợp với điều khoản 3.1b của Hướng dẫn 1999/5/EC (R&TTE) và tăng tính thống nhất trong ứng dụng.

Nhận xét :

- Các tiêu chuẩn EMC của ETSI áp dụng đối với từng thiết bị vô tuyến cụ thể. Vì vậy khi xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia các tiêu chuẩn của ETSI thường xuyên được lựa chọn làm tài liệu tham chiếu chính.

- Do lịch sử phát triển của thiết bị vô tuyến rất đa dạng, trải qua nhiều thời kỳ nên hệ thống tiêu chuẩn EMC đối với các thiết bị này cũng rất phức tạp và không thể tránh khỏi sự chồng lấn, xung khắc lẫn nhau. ETSI từ năm 2000 đã có sự thay đổi, hệ thống hóa lại các tiêu chuẩn về EMC đối với các thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối viễn thông một cách khoa học tiện dụng, tránh trùng lặp giữa các tiêu chuẩn và theo một cấu trúc tiêu chuẩn thống nhất. Sự thay đổi đó được thể hiện trong sơ đồ cấu trúc tiêu chuẩn theo Hướng dẫn R&TTE như trong Hình 1.

Theo sơ đồ cấu trúc modul, hệ thống tiêu chuẩn của ETSI tồn tại hai dòng tiêu chuẩn về EMC đối với thiết bị vô tuyến và thiết bị đầu cuối viễn thông:



  • Dòng tiêu chuẩn EMC trong tập tiêu chuẩn đa phần EN 300 489 phù hợp theo Hướng dẫn 1999/05/EC bao gồm 1 tiêu chuẩn chung và 33 tiêu chuẩn sản phẩm liên quan (hiện tại) có nội dung tham chiếu đến tiêu chuẩn chung.

  • Dòng tiêu chuẩn EMC chung và sản phẩm khác phù hợp theo Hướng dẫn về EMC 2004/108/EC

Mức độ yêu cầu về tương thích điện từ trong hai dòng tiêu chuẩn này là hoàn toàn như nhau và cùng viện dẫn các tiêu chuẩn cơ bản về giới hạn phát xạ nhiễu, miễn nhiễm, phương pháp đo thử tương ứng của IEC. Điều khác biệt giữa 2 dòng tiêu chuẩn này là cấu trúc tiêu chuẩn: một loại đưa tất cả các yêu cầu chung, đặc thù vào một tiêu chuẩn để áp dụng cho một thiết bị hoặc một loại thiết bị vô tuyến cụ thể. Loại thứ hai tách các yêu cầu chung thành một tiêu chuẩn chung áp dụng cho nhiều loại thiết bị vô tuyến liên quan và các yêu cầu riêng, đặc thù của từng thiết bị cụ thể được đưa vào một tiêu chuẩn riêng tương ứng. Nhược điểm của loại thứ hai này là phải dùng tới hai phần tiêu chuẩn để chứng minh tuân thủ EMC cho một loại thiết bị, nhưng đổi lại hệ thống tiêu chuẩn EMC có cùng cấu trúc bố cục mang tính khoa học, rất dễ sử dụng, tránh trùng lắp sao chép nội dung và thuận tiện khi cập nhật, xây dựng tiêu chuẩn thiết bị mới.

Phạm vi áp dụng của tập tiêu chuẩn EMC EN 301 489 áp dụng cho các thiết bị trong phạm vi của hướng dẫn 1999/05/EC về R&TTE và theo danh mục các tiêu chuẩn do ETSI qui định. Các tiêu chuẩn này áp dụng chỉ cho các thiết bị vô tuyến là các thiết bị đầu cuối và phi đầu cuối viễn thông



Phạm vi áp dụng của một số tiêu chuẩn EMC chung và sản phẩm khác của ETSI áp dụng cho các thiết bị trong phạm vi của Hướng dẫn 2004/108/EC về EMC và chúng không bao gồm các thiết bị đã qui định trong Hướng dẫn 1999/05/EC cũng như thiết bị dùng cho hàng không (theo điều 1 Hướng dẫn EMC 2004/108/EC). Các tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị vô tuyến và phi vô tuyến, các thiết bị đầu cuối và phi đầu cuối viễn thông.

Như vậy phạm vi áp dụng đối với các thiết bị của hai dòng tiêu chuẩn EMC này của ETSI là không chồng lấn nhau. Các phiên bản mới của các Hướng dẫn EC cũng thường xuyên được cập nhật nhằm tránh các hiện tượng chồng lấn giữa các hệ thống tiêu chuẩn.

Trong dòng tiêu chuẩn đa phần EN 300 489 ETSI đã thay thế, rà soát cập nhật một số tiêu chuẩn EMC liên quan đã có sẵn trước năm 2000 và xây dựng một số mới tạo thành tập 32 tiêu chuẩn EMC có nội dung phù hợp với tình hình công nghệ hiện tại. Tập 32 tiêu chuẩn này có cùng một cấu trúc bố cục tiêu chuẩn gồm 1 tiêu chuẩn chung (phần 1: Yêu cầu kỹ thuật chung) có đủ các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu, phương pháp đo kiểm tương ứng và 31 tiêu chuẩn sản phẩm (phần 2 đến phần 34: Điều kiện riêng của ...) có viện dẫn về phần tiêu chuẩn chung và bổ xung các yêu cầu đặc thù của sản phẩm (nếu có). Một ưu điểm nổi bật của tập tiêu chuẩn EN 300 489 là đáp ứng dễ dàng đối với việc cập nhật thiết bị mới, công nghệ mới và thay đổi dải tần số làm việc mà không tốn nhiều công sức và tiền của trong việc thay đổi công bố lại tiêu chuẩn.



Một số tiêu chuẩn EMC của Mỹ

Ủy ban truyền thông liên bang FCC cũng đã đưa ra các tài liệu qui định về phát xạ nhiễu, miễn nhiễm và phương pháp đo thử đối với các thiết bị vô tuyến tại các mục A,B,C,…,H trong phần 15 thể lệ truyền thông FCC áp dụng cho khu vực châu Mỹ.


        1. Trong nước


Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một số quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tương thích điện từ dùng chung cho các thiết bị vô tuyến trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn quốc tế như ETSI, IEC….

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một sô tiêu chuẩn cơ bản về lĩnh vực EMC như TCVN 7189: 2009, TCVN 8241 x-x: 2009; …. trên cơ sở áp dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn quốc tế IEC như bộ tiêu chuẩn IEC 61000, bộ tiêu chuẩn CISPR 16, CISPR 25 và CISPR 22…

Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009 được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn IEC CISRP 22: 2006 về EMC đặc tính nhiễu vô tuyến và phương pháp đo kiểm. Đây là tiêu chuẩn cơ sở dùng để tham chiếu chung cho các tiêu chuẩn EMC sản phẩm/họ sản phẩm thiết bị công nghệ thông tin.

Tập tiêu chuẩn TCVN 8241 x-x: 2009 được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn IEC EN61000 x-x: 2005 về miễn nhiễm và phương pháp đo thử EMC. Đây là tập tiêu chuẩn cơ sở dùng để tham chiếu chung cho các tiêu chuẩn EMC sản phẩm/họ sản phẩm thiết bị.

Quy chuẩn QCVN 18: 2010 xây dựng trên cơ sở rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-192 2003 tham chiếu theo tiêu chuẩn ETSI EN 300 339 V1.1.1 (6-1998). Quy chuẩn QCVN 18: 2010 về EMC áp dụng cho tất cả các loại thiết bị thông tin vô tuyến nhưng không bao gồm các máy thu thông tin quảng bá, các thiết bị thông tin cảm ứng, các máy phát có công suất siêu lớn (> 10 kW), các máy vi ba nghiệp vụ cố định và các hệ thống số liệu băng tần siêu rộng sử dụng kỹ thuật trải phổ hoặc công nghệ CDMA. Tiêu chuẩn này được áp dụng tạm thời đối với các thiết bị thông tin vô tuyến khi chúng chưa có tiêu chuẩn/ quy chuẩn EMC sản phẩm tương ứng hoặc bộ tiêu chuẩn về EMC chung cho mọi thiết bị. Tuy nhiên, đến thời điểm này tiêu chuẩn EN 300 339 V1.1.1 (6-1998) của ETSI chỉ có duy nhất một phiên bản V1.1.1 và đã được xếp vào loại tài liệu quá khứ (historical). Tiêu chuẩn EN 300 339 V1.1.1 (6-1998) được xây dựng trên cơ sở Hướng dẫn 89/336/EEC nhưng hiện nay Hướng dẫn này đã được EC hủy bỏ và thay thế bằng hướng dẫn 2004/108/EC. Các yêu cầu kỹ thuật của EN 300 339 V1.1.1 (6-1998) tham chiếu tới các phiên bản đã quá cũ của các tiêu chuẩn IEC.

Tiêu chuẩn TCVN 8235:2009: Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị mạng viễn thông – Yêu cầu về tương thích điện từ. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về phát xạ và miễn nhiễm đối với các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn hữu tuyến, cấp nguồn, giám sát, mạng LAN không dây, trạm gốc vô tuyến, hệ thống chuyển tiếp vô tuyến số (gọi chung là thiết bị mạng viễn thông). Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện làm việc để thực hiện các phép đo phát xạ, phép thử miễn nhiễm và các tiêu chí chất lượng cho các phép thử miễn nhiễm dựa trên tiêu chuẩn ITU-K48. Các qui định chung về điều kiện làm việc của thiết bị và tiêu chí chất lượng tuân thủ Khuyến nghị của ITU-T K.43. Các điều kiện về môi trường tiêu chuẩn này dựa trên Khuyến nghị ITU- K.34. Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện đo thử cụ thể áp dụng cho thiết bị mạng viễn thông.

Một số tiêu chuẩn TCVN và quy chuẩn QCVN đã ban hành bao gồm trong bảng tổng hợp sau đây.

Bảng 1. Bảng tổng hợp một số tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về tương thích điện từ

TT

Tên tiêu chuẩn

Tiêu đề

Tóm tắt

Tham chiếu

1

TCVN 8235:2009

Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị mạng viễn thông – Yêu cầu về tương thích điện từ

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về phát xạ và miễn nhiễm đối với các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn hữu tuyến, cấp nguồn, giám sát, mạng LAN không dây, trạm gốc vô tuyến, hệ thống chuyển tiếp vô tuyến số (gọi chung là thiết bị mạng viễn thông)

Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện làm việc để thực hiện các phép đo phát xạ, phép thử miễn nhiễm và các tiêu chí chất lượng cho các phép thử miễn nhiễm. Các qui định chung về điều kiện làm việc của thiết bị và tiêu chí chất lượng tuân thủ Khuyến nghị của ITU-T K.43. Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện đo thử cụ thể áp dụng cho thiết bị mạng viễn thông.



ITU-K48, K43, K34

2

TCVN 8241-4-2:2009


Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện


Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về miễn nhiễm và phương pháp thử cho các thiết bị điện, điện tử đối với hiện tượng phóng tĩnh điện trực tiếp từ người khai thác sử dụng và từ các đối tượng kề bên. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn xác định các mức thử tương ứng với các điều kiện lắp đặt, điều kiện môi trường khác nhau và các thủ tục thực hiện phép thử.

Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra một qui định chung, có khả năng tái tạo lại trong việc đánh giá chất lượng của thiết bị điện, điện tử khi phải chịu ảnh hưởng của các hiện tượng phóng tĩnh điện. Tiêu chuẩn này bao gồm cả trường hợp phóng tĩnh điện từ người khai thác sử dụng tới các đối tượng kề bên thiết bị được kiểm tra.



IEC 61000-4-2:2001

3

TCVN 8241-4-3:2009


Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến


Tiêu chuẩn này áp dụng yêu cầu miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử đối với năng lượng phát xạ điện từ. Tiêu chuẩn này thiết lập các mức thử và các quy trình thử cần thiết.

Tiêu chuẩn này thiết lập một chuẩn chung để đánh giá khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử khi chịu ảnh hưởng của trường điện từ phát xạ tần số vô tuyến.

Tiêu chuẩn này đề cập đến các phép thử miễn nhiễm liên quan đến việc bảo vệ chống lại ảnh hưởng của trường điện từ tần số vô tuyến từ một nguồn bất kỳ.


IEC 61000-4-3:2006

4

TCVN 8241-4-5:2009


Tương thích điện từ (EMC) -  Phần 4-5: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với xung


Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về khả năng miễn nhiễm, các phương pháp thử, mức thử khuyến cáo cho thiết bị đối với các xung đơn cực do hiện tượng quá áp tạo ra khi đóng ngắt mạch hoặc do sét đánh. Các mức thử khác nhau áp dụng đối với môi trường và các điều kiện lắp đặt khác nhau. Các yêu cầu này áp dụng cho thiết bị điện và điện tử.

Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết lập một chuẩn chung để đánh giá khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện, điện tử khi thiết bị chịu tác động của các nguồn nhiễu.



IEC 61000-4-5:2005

5

TCVN 8241-4-6:2009


Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-6: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến


Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện -điện tử đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến trong dải tần từ 9 kHz đến 80 MHz. Các thiết bị không có bất kỳ một cáp dẫn nào (ví dụ như cáp nguồn, cáp tín hiệu, hay dây nối đất), là môi trường truyền dẫn các trường nhiễu RF tới thiết bị, nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là thiết lập một chuẩn chung để đánh giá miễn nhiễm về chức năng của thiết bị điện và điện tử đối với các nhiễu dẫn tần số vô tuyến.



IEC 61000-4-6:2004

6

TCVN 8241-4-8:2009


Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-8: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn


Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về miễn nhiễm của các thiết bị điện, điện tử dưới điều kiện làm việc đối với nhiễu từ tần số nguồn tại:

- Các khu vực dân cư và thương mại;

- Các nhà máy điện và các khu công nghiệp;

- Các trạm biến thế trung áp và cao áp.



IEC 61000-4-8:2001

7

TCVN 8241-4-11:2009


Tương thích điện từ (EMC) -  Phần 4-11: Phương pháp đo và thử - Miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp


Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp thử miễn nhiễm và các mức thử khuyến nghị cho thiết bị điện và điện tử nối với nguồn điện hạ áp có các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị điện, điện tử có dòng đầu vào định mức không vượt quá 16 A mỗi pha, cho kết nối tới nguồn AC 50 Hz hoặc 60 Hz.



IEC 61000-4-11:2004

8

TCVN 7189:2009


Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo


Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là ITE) được định nghĩa trong 3.1.

Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình đo mức tín hiệu giả phát ra từ ITE và qui định các giới hạn đối với dải tần số từ 9 kHz đến 400 GHz cho cả thiết bị loại A và loại B. Tại các tần số không qui định giới hạn thì không cần thực hiện phép đo.



Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết lập các yêu cầu đồng nhất đối với mức nhiễu tần số vô tuyến của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn, ấn định các giới hạn nhiễu, mô tả các phương pháp đo và tiêu chuẩn hoá các điều kiện làm việc cũng như thể hiện các kết quả.

CISPR 22:2006

9

TCVN 7909-1-1:2008

Tương thích điện từ (EMC). Phần 1-1: Qui định chung. Ứng dụng và giải thích các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản

Tiêu chuẩn này nhằm mô tả và giải thích các thuật ngữ khác nhau, được coi là cơ sở quan trọng cho các khái niệm và ứng dụng thực tiễn khi thiết kế và đánh giá hệ thống tương thích điện từ.

IEC/TR 61000-1-1:1992

10

TCVN 7909-1-2:2008

Tương thích điện từ (EMC). Phần 1-2: Qui định chung. Phương pháp luận để đạt được an toàn chức năng của thiết bị điện và điện tử liên quan đến hiện tượng điện từ

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp luận để đạt được an toàn chức năng liên quan đến hiện tượng điện từ (EM) của thiết bị điện và điện tử: thiết bị, hệ thống, trạm lắp đặt, khi được lắp đặt và sử dụng trong các điều kiện làm việc

IEC/TR 61000-1-2:2001

11

TCVN 7909-1-5:2008

Tương thích điện từ (EMC). Phần 1-5: Qui định chung. Ảnh hưởng của điện từ công suất lớn (HPEM) trong khu dân cư

Tiêu chuẩn này đưa ra các thông tin quan trọng để mô tả động lực thúc đẩy quá trình xây dựng các tiêu chuẩn IEC về ảnh hưởng của dòng điện, điện áp và điện từ công suất lớn (HPEM) lên khu dân cư.

IEC/TR 61000-1-5:2004

12

TCVN 7909-2-2:2008

Tương thích điện từ (EMC). Phần 2-2: Môi trường. Mức tương thích đối với nhiễu dẫn tần số thấp và tín hiệu truyền trong hệ thống cung cấp điện hạ áp công cộng

Tiêu chuẩn này đề cập đến nhiễu dẫn trong dải tần từ 0 kHz đến 9 kHz, mở rộng đến 148,5 kHz dành riêng cho hệ thống tín hiệu truyền trong lưới điện.

IEC/TR 61000-2-2:2002

13

TCVN 7909-2-4:2008

Tương thích điện từ (EMC). Phần 2-4: Môi trường. Mức tương thích đối với nhiễu dẫn tần số thấp trong khu công nghiệp

Tiêu chuẩn này đề cập đến nhiễu dẫn trong dải tần từ 0 kHz đến 9 kHz.Tiêu chuẩn này đưa ra các mức tương tích bằng số đối với hệ thống phân phối điện công nghiệp nhưng không phải hệ thống công cộng, có điện áp danh nghĩa đến 35 kV và tần số danh nghĩa 50 Hz hoặc 60 Hz.

IEC/TR 61000-2-4:2002

14

TCVN 7909-2-6:2008

Tương thích điện từ (EMC). Phần 2-6: Môi trường. Đánh giá mức phát xạ liên quan đến nhiễu dẫn tần số thấp trong cung cấp điện của khu công nghiệp

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy trình khuyến cáo để đánh giá mức nhiễu sinh ra do phát xạ của máy móc, thiết bị và hệ thống được lắp đặt trong mạng lưới cảu môi trường công nghiệp, không phải là mạng cấp điện công cộng, liên quan đến nhiễu dẫn tần số thấp trong hệ thống cung cấp điện; trên cơ sở đó, có thể rút ra được mức phát xạ liên quan.

IEC/TR 61000-2-6:1995

15

TCVN 6989-1:2003

Qui định kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ bản thuộc CISPR 16, qui định các đặc tính và tính năng của thiết bị dùng để đo điện áp, dòng điện và trường của nhiễu tần số rađio trong dải từ 9 kHz đến 18 GHz. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho thiết bị chuyên dùng để đo nhiễu không liên tục. Các yêu cầu kỹ thuật gồm cả phép đo các nhiễu tần số rađiô loại băng tần rộng và băng tần hẹp

CISPR 16-1:1999



16

TCVN 6989-1-1:2008

Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Thiết bị đo

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ bản, qui định các đặc tính và tính năng của thiết bị dùng để đo điện áp, dòng điện và trường của nhiễu tần số rađiô trong dải tần 9 kHz đến 18 GHz

CISPR 16-1-1:2006



17

TCVN 6989-1-3:2008

Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-3: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Thiết bị phụ trợ. Công suất nhiễu

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ bản qui định các đặc điểm và hiệu chuẩn kẹp hấp thụ dùng cho phép đo công suất nhiễu tần số rađiô trong dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz.


CISPR 16-1-3:2004



18

TCVN 6989-1-5:2008

Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1-5: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Vị trí thử nghiệm hiệu chuẩn anten trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ bản, qui định các yêu cầu đối với vị trí thử nghiệm hiệu chuẩn được sử dụng để thực hiện hiệu chuẩn anten cũng như các đặc tính của anten thử nghiệm, quy trình kiểm tra vị trí hiệu chuẩn và tiêu chí phù hợp của vị trí

CISPR 16-1-5:2003



19

TCVN 6989-2:2001

Qui định kỹ thuật đối với phương pháp đo và thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm Rađiô. Phần 2: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm

Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp đo hiện tượng tương thích điện từ


CISPR 16-2:1999



20

TCVN 6989-2-2:2008

Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 2-2: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm. Đo công suất nhiễu

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ bản qui định các phương pháp đo công suất nhiễu sử dụng kẹp hấp thụ trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz.

CISPR 16-2-2:2005

21

TCVN 6989-2-4:2008

Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 2-4: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm. Đo miễn nhiễm

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ bản qui định các phương pháp đo miễn nhiễm với các hiện tượng EMC trong dải tần từ 9 kHz đến 18 GHz.

CISPR 16-2-4:2003



23

TCVN 7317:2003

Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính miễn nhiễm. Giới hạn và phương pháp đo

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị công nghệ thông tin (ITE) qui định trong TCVN 7189:2002 (CISPR 22). Tiêu chuẩn này xác định các quy trình cho phép đo ITE và qui định các giới hạn cho ITE trọng phạm vi dải tần từ 0 Hz đến 400 GHz

CISPR 24:1997



24

TCVN 3718-1:2005

Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađio. Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz

Tiêu chuẩn này qui định các giới hạn về mức hấp thụ riêng, và các mức trường dẫn xuất đối với việc phơi nhiễm một phần hoặc toàn bộ cơ thể con người trong trường tần số rađio (RF) ở dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz.


Tài liệu kỹ thuật của WHO, ICNIRP, IRPA

25

TCVN 3718-2:2007

Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô. Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađio liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz

Tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađiô mà con người có thể bị phơi nhiễm. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn qui định các phương pháp thích hợp để đo trường và dòng điện cảm ứng trong cơ thể người khi bị phơi nhiễm trong trường này ở dải tần từ 100kHz đến 300 GHz.

TCVN 3718-1:2005

26

QCVN 31:2011/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số DVB-T

Quy chuẩn này áp dụng cho các loại máy phát dùng cho dịch vụ phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số theo tiêu chuẩn DVB-T của Châu Âu, với độ rộng băng tần kênh 8 MHz, hoạt động trong các băng tần CEPT. Hiện tại, các băng tần số này nằm trong các băng truyền hình III, IV, V.


EN 302 296

v1.1.1 (2005-01), EN 301 489-1 v1.8.1 (2008-04) và EN 301

489-14 v1.2.1 (2003-05)





QCVN 17:2010/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình sử dụng công nghệ tương tự

Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự, với độ rộng băng tần kênh 8 MHz, điều chế âm, hoạt động trong các băng tần đã được qui định nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả phổ tần và không gây can nhiễu đến các hệ thống khác. Hiện tại, các băng tần số này nằm trong các băng truyền hình I, III, IV và V.

ETSI EN 302 297 v1.1.1 (2005-01)




QCVN 18:2010/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện

Quy chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị thông tin vô tuyến điện làm việc trong dải tần từ 9 KHz đến 3000 GHz và thiết bị phụ trợ. Quy chuẩn này được áp dụng đối với các thiết bị chưa có các tiêu chuẩn vô tuyến và EMC cụ thể phù hợp.

EN 300 339 :1998 (Historical)




TCVN 7492-1:2005:

Tương thích điện từ.

Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự. Phần 1: Phát xạ







TCVN 7492-2:

Tương thích điện từ.

Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự . Phần 2: Miễn nhiễm. Tiêu chuẩn họ sản phẩm








TCVN 7186: 2002

Tương thích điện từ.

Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số rađiô của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự







TCVN 6988: 2001

Tương thích điện từ.

Thiết bị tần số Rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM). Đặc tính nhiễu điện từ. Giới hạn và phương pháp đo





Nhận xét :

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn trên đều được xây dựng bằng hình thức chấp thuận áp dụng nguyên vẹn nội dung các tiêu chuẩn của IEC, ITU và ETSI. Các tiêu chuẩn này được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và truyền thông ban hành dưới dạng các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia.

Các tiêu chuẩn TCVN 7189:2009; TCVN 8241-4-2:2009 ; TCVN 8241-4-3:2009; TCVN 8241-4-5:2009; TCVN 8241-4-6:2009; TCVN 8241-4-11:2009… đều được xây dựng trên cơ sở chấp nhận nguyên vẹn tiêu chuẩn của IEC và là tài liệu cơ sở cho mọi tiêu chuẩn EMC về thiết bị vô tuyến cụ thể.


    1. Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
      vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
      vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
      vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
      vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
      vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
      vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
      vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
      vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

      tải về 385.17 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương