BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh dự thảO


Giải thích nội dung quy chuẩn



tải về 385.17 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích385.17 Kb.
#18826
1   2   3   4

Giải thích nội dung quy chuẩn

    1. Nội dung quy chuẩn


Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến được xây dựng trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn các nội dung liên quan của tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 V 1.9.2 (9-2011) với bố cục được biên soạn lại phù hợp với mẫu QCVN.

Nội dung quy chuẩn được sắp xếp theo các điều sau:

1. Qui định chung

2. Qui định kỹ thuật

3. Qui định về quản lý

4. Trách nhiện tổ chức, cá nhân

5. Tổ chức thực hiện

Phụ lục


Nội dụng cụ thể trong các điều gồm:

Điều 1: Qui định chung bao gồm Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: chấp thuận nguyên vẹn tài liệu tham chiếu chính EN 301 489-1;

Phạm vi áp dụng của quy chuẩn này cũng như các tiêu chuẩn/quy chuẩn sản phẩm thiết bị vô tuyến được xây dựng trên cơ sở tài liệu tham chiếu EN 301 489-x là các yêu cầu về EMC đối với các thiết bị vô tuyến đã liệt kê trong danh mục tiêu chuẩn EMC sản phẩm liên quan bao gồm: các thiết bị vô tuyến dùng trong : viễn thông, tin học, nghiệp dư, ra đa, công nghiệp, khoa học, y tế…



Điều 2: Qui định kỹ thuật bao gồm các khoản 2.1: các định nghĩa, giới hạn, phương pháp đo kiểm phát xạ và 2.2: các định nghĩa, giới hạn, phương pháp đo thử miễn nhiễm. Nội dung của các khoản này hoàn toàn tương đương nội dung tương ứng trong tiêu chuẩn EN 301 489-1 V1.9.2 (9-2011). Điều này bao hàm các yêu cầu về tương thích điện từ đối với một thiết bị vô tuyến : phát xạ nhiễu và miễn nhiễm.

Trong các khoản 2.1: Phát xạ và 2.2 Miễn nhiễm đều đưa ra bảng tổng quan ứng dụng tương ứng, trong đó đưa ra các áp dụng đối với từng loại thiết bị vô tuyến và các mục tham chiếu thích hợp của quy chuẩn. Bảng tổng quan ứng dụng giúp người dùng sử dụng quy chuẩn dễ dàng thuận lợi hơn. Các qui định về cấu hình đo kiểm cần tuân thủ khi đánh giá EMC thiết bị vô tuyến có trong các mục con 2.1.2 và 2.2.2.

Các giới hạn, phương pháp đo kiểm phát xạ trong các cổng vỏ, cổng ra/vào nguồn điện AC, nguồn điện DC, cổng viễn thông thiết bị vô tuyến có trong các mục con 2.1.3, 2.1.4, 2.1.5, 2.1.5, 2.1.6, 2.1.7 và 2.1.8.

Các mức thử và phép thử miễn nhiễm thiết bị vô tuyến đối với nhiễu điện từ tần số vô tuyến, phóng tính điện, hiện tượng đột biến nhanh, giảm áp thoáng qua, quá áp, ngắt quãng điện áp, đột biến quá áp trong môi trường phương tiện vận tải có trong các mục con từ 2.2.3 đến 2.2.9.

Bổ xung (thay thế đường dẫn bằng các nội dung tham chiếu) các nội dung trong tiêu chuẩn liên quan của IEC về giới hạn, phương pháp đo kiểm phát xạ, miễn nhiễm mà tài liệu EN 301 489-1 tham chiếu đến các tài liệu CENELEC EN 61000-x-x và CISPR-xx. Do các tiêu chuẩn CENELEC EN 61000-x và CISPR-xx đã được xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương tại Việt Nam với tên gọi là TCVN 8241-x-x 2009 và QCVN 7189 2009 nên một số nội dung về giới hạn, phương pháp đo kiểm của Quy chuẩn này được tham chiếu về các tiêu chuẩn quốc gia trên.

Điều 2 là sở cứ kỹ thuật để thực hiện đo kiểm và chứng nhận, hợp quy thiết bị vô tuyến về EMC.



Phần Phụ lục: Bao gồm 7 phụ lục qui định: A- Điều kiện đo; B- Đánh giá chỉ tiêu; C- Chỉ tiêu chất lượng. E: Bảng yêu cầu HS và kỹ thuật đo tuân thủ; F: Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị điện tử lắp thêm trên phương tiện xe; G: Áp dụng tiêu chuẩn EMC đối với thiết bị đa phần vô tuyến và thiết bị vô tuyến đa tiêu chuẩn. Nội dung các phụ lục này chấp thuận nguyên vẹn các mục 4, 5, 6 và các phụ lục A, B, C trong tiêu chuẩn EN 301 489-1 V.1.9.2 9-2011. Riêng phụ lục D đưa ra danh mục các tiêu chuẩn EMC sản phẩm liên quan đến phạm vi áp dụng của quy chuẩn này. Danh mục này được ETSI qui định trong phần mở đầu của tiêu chuẩn EN 301 489-1 V.1.9.2 9-2011. Sử dụng danh mục tiêu chuẩn này (đồng nghĩa với danh mục thiết bị vô tuyến cụ thể) để áp dụng đúng và tránh nhầm lẫn với các tiêu chuẩn EMC khác hiện có tại Việt Nam.
    1. Một số sửa đổi, bổ xung quy chuẩn so với nội dung tài liệu tham chiếu


Về nội dung các yêu cầu kỹ thuật giữ nguyên vẹn so với tài liêu tham chiếu chính.

Các bổ xung trong dự thảo quy chuẩn so với tài liệu tham chiếu chính bao gồm:

- Bổ xung một số nội dung chi tiết trong các tiêu chuẩn chung của IEC liên quan về giới hạn, phương pháp đo kiểm phát xạ, miễn nhiễm mà tài liệu EN 301 489-1 chỉ nêu đường dẫn tham chiếu đến các tài liệu CENELEC EN 61000-x và CISPR-xx. Các nội dung liên quan này đã được tham chiếu thay thế về các tiêu chuẩn TCVN/ QCVN tương đương như QCVN 7189: 2009 và TCVN 8241-x-x đã ban hành, nhằm thuận tiện cho người dùng tại Việt Nam.

- Thay đổi sắp xếp đề mục : Điều 7: Applicability overview trong tài liệu tham chiếu chính EN 301 489-1 bao gồm 2 mục 7.1: Emission và 7.2: Immunity được biên soạn lại thành khoản 2.1: Phát xạ EMC, 2.2: Miễn nhiễm, trong dự thảo quy chuẩn.

Thay đổi sắp xếp: Chuyển mục 4- Điều kiện đo; 5- Đánh giá chỉ tiêu; 6- Chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn EN 301 489-1 thành các phụ lục qui định tương ứng A- Điều kiện đo; B- Đánh giá chỉ tiêu; C- Chỉ tiêu chất lượng. Chuyển phụ lục A, B, C trong của tiêu chuẩn EN 301 489-1 thành các phụ lục qui định tương ứng E: Bảng yêu cầu HS và kỹ thuật đo tuân thủ; F: Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị lắp thêm trên phương tiện xe; G: Áp dụng tiêu chuẩn EMC đối với thiết bị đa phần vô tuyến và thiết bị vô tuyến đa tiêu chuẩn.

    1. Cấu trúc nội dung quy chuẩn kỹ thuật EMC đối với thiết bị vô tuyến


Nội dung của dự thảo quy chuẩn được trình bày theo bố cục như sau:

1. Qui định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.2 Đối tượng áp dụng

1.3 Tài liệu viện dẫn

1.4 Giải thích từ ngữ

1.5 Chữ viết tắt

2 Qui định kỹ thuật

2.1 Phát xạ EMC

2.1.1 Khả năng áp dụng các phép đo phát xạ EMC

2.1.2 Cấu hình đo kiểm

2.1.3 Phát xạ từ cổng vỏ thiết bị phụ trợ độc lập

2.1.4 Phát xạ từ các cổng vào/ra nguồn điện DC

2.1.5 Phát xạ từ cổng ra/vào nguồn điện AC

2.1.6 Phát xạ dòng hài (cổng vào nguồn điện lưới AC)

2.1.7 Dao động biên độ và biến động dạng sóng điện áp (cổng đầu vào nguồn điện lưới AC)

2.1.8 Phát xạ từ cổng viễn thông

2.2 Miễn nhiễm

2.2.1 Khả năng áp dụng các phép thử miễn nhiễm

2.2.2 Cấu hình thử

2.2.3 Miễn nhiễm trong trường điện từ tần số vô tuyến (80 MHz đến 1 000 MHz và 1 400 MHz đến 2 700 MHz)

2.2.4 Miễn nhiễm đối với phóng tĩnh điện

2.2.5 Miễn nhiễm đối với đột biến nhanh, chế độ chung

2.2.6 Miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung

2.2.7 Miễn nhiễm đối với đột biến, quá áp trong môi trường phương tiện vận tải

2.2.8 Miễn nhiễm đối với sụt áp và gián đoạn điện áp

2.2.9 Miễn nhiễm đối với quá áp

3 Qui định về quản lý

4 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

5 Tổ chức thực hiện

Phụ lục A (Qui định) Điều kiện đo kiểm

A.1 Tổng quát

A.2 Bố trí tín hiệu đo kiểm

A3 Dải tần loại trừ

A4 Đáp ứng băng hẹp máy thu hoặc máy thu là một phần của máy thu phát

A5 Điều chế đo kiểm bình thường

Phụ lục B (Qui định) Đánh giá chỉ tiêu

B.1 Tổng quát

B.2 Thiết bị có thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

B.3 Thiết bị không thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

B.4 Thiết bị phụ trợ

B.5 Phân loại thiết bị

Phụ lục C (Qui định) Tiêu chí chất lượng

C.1 Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy phát và máy thu

C.2 Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy phát, máy thu

C.3 Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị không cung cấp kết nối thông tin liên tục

C.4 Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị phụ trợ được đo kiểm độc lập

Phụ lục D (Qui định): Danh mục các tiêu chuẩn EMC đối với thiết bị vô tuyến cụ thể có liên quan đến nội dung quy chuẩn này

Phụ lục E (Qui định): Bảng yêu cầu HS và kỹ thuật đo kiểm tuân thủ (HS-RTT)

Phụ lục F (Qui định): Các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị điện/ điện tử lắp thêm (ESAs) không liên quan tới khả năng miễn nhiễm của phương tiện vận tải, cần thiết để chứng minh tuân thủ theo Hướng dẫn EMC đối với phương tiện cơ giới 2004/104/EC.

F.1 Tổng quan

F.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến

F.2.1 (Phát xạ) nhiễu điện từ băng rộng tạo ra từ ESA

F.2.2 (Phát xạ) nhiễu điện từ băng hẹp tạo ra từ ESA

F.2.3 Khả năng miễn nhiễm của ESA đối với nhiễu dẫn đột biến dọc theo đường dây cấp nguồn

F.2.4 (Phát xạ) nhiễu dẫn gây ra bởi ESA

Phụ lục G (qui định): Áp dụng các tiêu chuẩn EMC hài hòa đối với thiết bị đa phần vô tuyến, đa tiêu chuẩn vô tuyến, vô tuyến tổ hợp và phi vô tuyến.

G.1 Khi tất cả sản phẩm có thể hoạt động độc lập với nhau

G.1.1 Phát xạ

G.1.2 Miễn nhiễm

G.2 Trường hợp một hoặc nhiều sản phẩm riêng không hoạt động độc lập.

G.2.1 Các sản phẩm tích hợp vật lý trong sản phẩm khác

G.2.2 Các sản phẩm đấu nối tới (không tích hợp vật lý bên trong) sản phẩm khác

G.3 Trường hợp không có bộ phận cấu thành độc lập

G.3.1 Phát xạ

G.3.2 Miễn nhiễm

G.4 Ứng dụng các tiêu chuẩn EMC hài hòa đối với thiết bị đa phần vô tuyến và thiết bị đa tiêu chuẩn vô tuyến

G.4.1 Thiết bị đa phần vô tuyến có khả năng truyền dẫn độc lập

G.4.2 Thiết bị đa phần vô tuyến và thiết bị đa tiêu chuẩn vô tuyến không có khả năng truyền dẫn độc lập

G.4.3 Thiết bị đa phần vô tuyến bao gồm nhiều máy phát vô tuyến giống nhau



Tài liệu tham khảo
  1. Bảng đối chiếu nội dung quy chuẩn kỹ thuật về EMC đối với thiết bị vô tuyến với tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09)





QCVNxxx: 201x

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2(2011-09)

Sửa đổi, bổ sung

1. Qui định chung







1.1. Phạm vi điều chỉnh




Chấp nhận nguyên vẹn

1.2. Đối tượng áp dụng




Tự xây dựng

1.3. Tài liệu viện dẫn




Tự xây dựng

1.4. Giải thích từ ngữ

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09), điều 3.1

Chấp nhận nguyên vẹn

1.5. Chữ viết tắt

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09), điều 3.2

Chấp nhận nguyên vẹn


2. Qui định kỹ thuật







2.1. Phát xạ





2.1.1. Khả năng áp dụng các phép đo phát xạ

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09), điều 7.1

Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.2. Các cấu hình đo kiểm.

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2(2011-09) điều 8.1

Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.3. Phát xạ từ cổng vỏ thiết bị phụ trợ độc lập

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 8.2

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết bảng giá trị các giới hạn và phương pháp đo từ TCVN 7189: 2009

2.1.4. Phát xạ từ cổng vào/ra nguồn DC

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 8.3

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết bảng giá trị các giới hạn và phương pháp đo từ TCVN 7189: 2009

2.1.5. Phát xạ từ cổng vào/ra nguồn AC

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 2011-09) điều 8.4

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết bảng giá trị các giới hạn và phương pháp đo từ TCVN 7189: 2009

2.1.6. Phát xạ dòng hài (cổng vào nguồn AC)

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 2011-09) điều 8.5

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết bảng giá trị các giới hạn và phương pháp đo từ TCVN 7189: 2009

2.1.7. Dao động biên độ và biến động dạng sóng điện áp

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 8.6

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết bảng giá trị các giới hạn và phương pháp đo từ TCVN 7189: 2009

2.1.8 Phát xạ từ cổng viễn thông

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 2011-09) điều 8.7

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết bảng giá trị các giới hạn và phương pháp đo từ TCVN 7189: 2009

2.2. Miễn nhiễm








2.2.1. Khả năng áp dụng các phép thử miễn nhiễm

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 7.2

Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.2. Các cấu hình thử

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 9.1

Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.3. Phép thử miễn nhiễm trong trường điện từ RF (từ 80 MHz đến 1000 MHz và từ 1400 MHz đến 2700 MHz)

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 9.2

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết các mức thử phương pháp thử miễn nhiễm từ TCVN 8241:2009

2.2.4. Phép thử miễn nhiễm đối với phóng tĩnh điện

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 9.3

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết các mức thử phương pháp thử miễn nhiễm từ TCVN 8241:2009

2.2.5. Phép thử miễn nhiễm đối với các đột biến, chế độ chung

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 9.4

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết các mức thử phương pháp thử miễn nhiễm từ TCVN 8241:2009

2.2.6. Phép thử miễn nhiễm đối với RF, chế độ chung

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 2011-09) điều 9.5

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết các mức thử phương pháp thử miễn nhiễm từ TCVN 8241:2009

2.2.7. Phép thử miễn nhiễm đối với đột biến, xung sốc trong môi trường phương tiện giao thông vận tải

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 9.6

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết các mức thử phương pháp thử miễn nhiễm từ TCVN 8241:2009

2.2.8. Phép thử miễn nhiễm đối với sụt áp và gián đoạn điện áp

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 9.7

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết các mức thử phương pháp thử miễn nhiễm từ TCVN 8241:2009

2.2.9. Xung sốc

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 9.8

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ xung chi tiết các mức thử phương pháp thử miễn nhiễm từ TCVN 8241:2009

3. Qui định về quản lý




Tự xây dựng

4. Trách nhiệm của tổ chức cá nhân



Tự xây dựng

5. Tổ chức thực hiện



Tự xây dựng

Phụ lục A: Điều kiện đo kiểm

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 4

Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục B: Đánh giá chỉ tiêu

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) điều 5

Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục D: Danh mục các tiêu chuẩn EMC thiết bị vô tuyến cụ thể liên quan đến Quy chuẩn

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) phần Mở đầu

Trích dẫn nguyên vẹn

Phụ lục E: Bảng yêu cầu HS và kỹ thuật đo tuân thủ (HS-RTT)

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) Phụ lục A

Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục F: Các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị điện/điện tử lắp thêm (ESA) trên các phương tiện vận tải…

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) Phụ lục B

Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục G: Áp dụng tiêu chuẩn EMC đối với thiết bị đa phần vô tuyến, vô tuyến đa tiêu chuẩn,…

ETSI EN 301 489-1 V1.9.2 (2011-09) Phụ lục C

Chấp nhận nguyên vẹn


  1. Kết luận và khuyến nghị


Tại Việt Nam đã xây dựng khá nhiều tiêu chuẩn/ quy chuẩn về EMC dựa trên cơ sở tham chiếu đến bộ tiêu chuẩn đa phần ETSI EN 301 489. Các tiêu chuẩn EMC dùng cho thiết bị vô tuyến này thường dùng hai tài liệu tham chiếu chính gồm một phần tiêu chuẩn chung EN 301 489 -1 và một phần tiêu chuẩn về điều kiện riêng của thiết bị vô tuyến cụ thể. Tuy nhiên phần tiêu chuẩn chung EN 301 489 -1 chưa được xây dựng. Vì vậy việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 là cần thiết để làm tài liệu tham chiếu chung, tránh sự trùng lặp nội dung yêu cầu kỹ thuật chung và thống nhất bố cục trong các tiêu chuẩn này.

Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ đối với các thiết bị vô tuyến được xây dựng trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn nội dung tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-1 V 1.9.2 (2011-9), bố cục được biên soạn lại phù hợp với định dạng QCVN.

Khuyến nghị việc áp dụng quy chuẩn:


  • Quy chuẩn này có thể được sử dụng làm cơ sở tham chiếu về yêu cầu kỹ thuật chung cho một số quy chuẩn/ tiêu chuẩn về EMC thiết bị vô tuyến dựa trên bộ tiêu chuẩn EN 301 489.

  • Các tiêu chuẩn/ quy chuẩn thiết bị vô tuyến dựa trên bộ tiêu chuẩn EN 301 489 trong khi rà soát hoặc xây dựng mới nên áp dụng cấu trúc của quy chuẩn này để tạo ra sự thống nhất trong soạn thảo, sử dụng quy chuẩn. Các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp đo thử, đánh giá kết quả chung không nên trình bày chi tiết trong các quy chuẩn thiết bị vô tuyến cụ thể, mà chỉ đưa ra đường dẫn tham chiếu thích hợp đến quy chuẩn kỹ thuật này.

  • Hiện tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước về EMC tham chiếu đến các phần tiêu chuẩn EN 301 489-x có khá nhiều nhưng mới ở dạng dự thảo, chưa ban hành. Vì vậy để áp dụng thống nhất với quy chuẩn này, đòi hỏi phải sửa đổi các dự thảo này hoặc chờ đến khi rà soát lại các quy chuẩn liên quan đã ban hành. Đối với các quy chuẩn EMC dựa trên bộ tiêu chuẩn EN 301 489 sắp xây dựng có thể áp dụng các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp đo chung bằng phương pháp tham chiếu và sử dụng cùng một cấu trúc tiêu chuẩn thống nhất theo quy chuẩn này.

  • Quy chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật EMC chung bao gồm chi tiết về giới hạn phát xạ nhiễu miễn nhiễm, phương pháp đo thử, các điều kiện đo thử, đánh giá kết quả chung. Quy chuẩn có thể áp dụng chung cho các thiết bị vô tuyến và các thiết bị phụ trợ liên với các yêu cầu như sau:

+ Trong trường hợp thiết bị vô tuyến đã có phần tiêu chuẩn điều kiện riêng trong bộ tiêu chuẩn EN 301 489 thì nó được kết hợp với quy chuẩn này làm sở cứ đầy đủ để chứng minh tuân thủ EMC cho thiết bị vô tuyến đó.

+ Trong trường hợp thiết bị vô tuyến chưa có phần tiêu chuẩn điều kiện riêng thì quy chuẩn này kết hợp với thông tin riêng của thiết bị do nhà sản xuất cung cấp để chứng minh tuân thủ EMC cho thiết bị đó.

+ Đối với các thiết bị vô tuyến đã có tiêu chuẩn EMC riêng thích hợp thì tiêu chuẩn đó được ưu tiên áp dụng.

Việc ban hành quy chuẩn này không ảnh hưởng tới các quy chuẩn EMC tại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Hướng dẫn EMC của EC như QCVN 18:2010 và TCVN 8235:2009... vì phạm vi áp dụng cho các thiết bị của chúng là không chồng lấn nhau. Mức bảo vệ EMC của các tiêu chuẩn này là hoàn toàn tương đương nhau vì cùng tham chiếu đến các tiêu chuẩn EMC cơ sở của IEC.







Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 385.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương