BỘ TƯ­ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


B/ VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI



tải về 205.33 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích205.33 Kb.
#23586
1   2   3

B/ VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
I. CÁC MẶT THÀNH CÔNG

Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định 68/2002/NĐ-CP) là văn bản pháp luật quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn về cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP, bước đầu đã tiệm cận với cơ chế quốc tế trong lĩnh vực này, góp phần để các cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.

Trên cơ sở báo cáo sơ kết của các địa phương và ý kiến đóng góp tại Hội nghị sơ kết toàn quốc cho thấy việc thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP trong thời gian qua đã có những mặt thành công sau:

1. Tạo ra cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế minh bạch hơn so với thời kỳ trước đây

Nghị định 68/2002/NĐ-CP có bước phát triển quan trọng so với Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 trong việc cải cách cơ chế, quy trình, thủ tục, hồ sơ giấy tờ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài theo hướng minh bạch hơn, rõ ràng và cụ thể hơn, cũng như tiệm cận dần với cơ chế quốc tế, bước đầu đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay. Cụ thể như sau:



Thứ nhất, Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài, theo đó chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở những nước ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi. Như vậy, cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế là điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài hữu quan. Đối với những nước chưa ký kết điều ước quốc tế, chỉ giải quyết trong một số trường hợp ngoại lệ có tính nhân đạo, theo pháp luật Việt nam. Việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài trên cơ sở các Hiệp định song phương, có thể coi như một bước tập dượt cần thiết trong tiến trình tham gia Công ước Lahay về nuôi con nuôi.

Thứ hai, Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định trách nhiệm theo dõi, quản lý vấn đề con nuôi quốc tế cho một cơ quan đầu mối là Cơ quan con nuôi quốc tế của Bộ Tư pháp (tức là Cục Con nuôi). Cơ quan này đồng thời đảm nhiệm chức năng của Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế theo các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước. Với sự thành lập cơ quan này và gắn với trách nhiệm thẩm tra hồ sơ của người xin nhận con nuôi, đã bước đầu thực hiện trung ương hóa về thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài mà trước đây, theo Nghị định 184/CP, tất cả các khâu đều giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp) giải quyết.

Thứ ba, đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài cũng được quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn và chặt chẽ hơn trước đây (chủ yếu bao gồm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp). Với sự kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền của địa phương và trung ương đối với hồ sơ của trẻ em, đã dần dần tạo ra sự minh bạch hơn về nguồn gốc của trẻ em. Điều này góp phần hạn chế một cách đáng kể các hành vi làm sai lệch hồ sơ về nguồn gốc của trẻ em để cho làm con nuôi người nước ngoài, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ em. Các thông tin về trẻ em được theo dõi, quản lý khá thống nhất từ địa phương đến trung ương.

Thứ tư, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở địa phương với nhau và với cơ quan trung ương đã được kiện toàn một bước. Nhiều tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi quốc tế, tạo ra sự kiểm tra thường xuyên hơn đối với hoạt động nuôi con nuôi quốc tế tại địa phương, có ý nghĩa tích cực trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích trục lợi.

Đồng thời, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan địa phương và trung ương (thông qua đầu mối là Cục Con nuôi) đã thúc đẩy công tác quản lý và điều hành thống nhất giữa trung ương và địa phương, nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong khâu quản lý, đảm bảo yêu cầu đối ngoại.



Thứ năm, công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế đã được Bộ Tư pháp và các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đặc biệt quan tâm. Để hướng dẫn thi hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP, ngày 16 tháng 12 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 07/2002/TT-BTP và ngày 08/12/2006 ban hành Thông tư 08/2006/TT-BTP hướng dẫn thực hiện các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật này, khi phát sinh những vấn đề bất cập, Bộ Tư pháp đều phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý, bảo đảm chặt chẽ và phúc đáp yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Thứ sáu, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với các cơ quan/tổ chức nước ngoài trong quá trình thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi cũng được cải tiến đáng kể, đặc biệt là với các Đại sứ quán, lãnh sự quán và cơ quan quản lý nhập cư của các nước, đã tạo điều kiện để nước ta thực hiện được đầy đủ các cam kết theo Hiệp định. Định kỳ hàng năm hoặc 2 năm Nhóm hỗn hợp gồm chuyên gia của nước ta và các nước ký kết Hiệp định nhóm họp để kiểm điểm tình hình thực hiện Hiệp định, cùng nhau bàn bạc để tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc, nhằm đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các Hiệp định, tăng cường hợp tác nuôi con nuôi với các nước.

Như vậy, có thể nói rằng Nghị định 68/2002/NĐ-CP (và Nghị định 69/2006/NĐ-CP) đã tạo ra một cơ chế với nhiều điểm mới so với Nghị định 184/CP trước đây, tạo thuận lợi hơn cho việc giải quyết vấn đề con nuôi quốc tế. Đây chính là bước chuyển tiếp quan trọng để chuẩn bị cho việc áp dụng cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế theo Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế mà nước ta đang chuẩn bị tham gia. Chính cơ chế này đã cho phép tạo ra quy trình, thủ tục minh bạch hơn trong việc xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế.



2. Tìm được mái ấm gia đình thay thế cho nhiều trẻ em

Do đối tượng trẻ đủ điều kiện cho làm con nuôi và thủ tục, trình tự giải quyết được quy định cụ thể, rõ ràng hơn trong Nghị định 68/2002/NĐ-CP, nên tính đến thời điểm lập báomcáo này, trong hơn 05 năm qua đã trên 6.000 trẻ em tìm được mái ấm gia đình thay thế, theo cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa Việt Nam và nước nhận thông qua các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi đã được ký kết.

Việc tìm mái ấm gia đình cho các trẻ em nêu trên cũng là đem lại tiếng cười và niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình cha mẹ nuôi, trong đó có một số lượng đáng kể các gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là việc làm nhân đạo để tăng cường hơn nữa sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, thiết lập nên mối quan hệ thân thiện với các dân tộc trên thế giới và góp phần quan trọng thực hiện chính sách của Đảng về đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Qua các báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi ở nước ngoài và kết quả khảo sát nhiều nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trực tiếp thăm hàng trăm gia đình và gặp mặt hàng ngàn trẻ em cùng gia đình cha mẹ nuôi ở các nước khác nhau, đều thấy rằng con nuôi Việt Nam hội nhập nhanh với môi trường nước nhận, được chăm sóc chu đáo. Ở nhiều nơi con nuôi Việt Nam đứng đầu lớp về học lực; nhiều em phát triển được tài năng trong lĩnh vực âm nhạc, thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ, tin học. Các gia đình cha mẹ nuôi rất tự hào về con nuôi Việt Nam và họ luôn ý thức hướng cho trẻ em tìm hiểu về cội nguồn quê hương đất nước, nơi trẻ em sinh ra. Tại nhiều nước đã lập ra các Hội con nuôi Việt Nam và lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em. Nhiều cháu nói được tiếng Việt và có sự hiểu biết về quê hương đất tổ. Nhiều gia đình đã đưa con nuôi về Việt Nam thăm lại cơ sở nuôi dưỡng nơi trẻ em đã được chăm sóc, thăm các danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Nhiều gia đình đã lưu giữ ảnh, kỷ vật và đồ lưu niệm từ Việt Nam để qua đó, giúp cho trẻ em có ý thức về nguồn gốc của mình. Đồng thời, thông qua hiệp hội nuôi con nuôi và các gia đình xin con nuôi Việt Nam, nhiều gia đình nước ngoài khác cũng muốn đến Việt Nam để xin con nuôi, vì họ cho rằng thủ tục giải quyết nuôi con nuôi ở Việt Nam không mất nhiều thời gian như ở nhiều nước hiện nay; các cơ quan nhà nước đều bảo đảm sự thuận lợi, an toàn và họ rất có thiện cảm với trẻ em Việt Nam.

Cùng với đó, thời gian qua cũng có nhiều trẻ em khuyết tật, tàn tật, bị bệnh hiểm nghèo, được các tổ chức con nuôi đưa ra nước ngoài chữa trị và sau đó được giải quyết cho làm con nuôi (thông qua thủ tục tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại). Điều đó không những đã góp phần giảm bớt chi phí, thời gian cho đương sự, mà còn thể hiện sự cải cách đáng kể các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.

3. Cải thiện đời sống của trẻ em tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng

Một trong những mặt thành công của Nghị định 68/2002/NĐ-CP là đã xoá bỏ cơ chế cha mẹ nuôi trực tiếp hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng (theo Nghị định 184/CP trước đây), tạo ra cơ chế mới về hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng thông qua dự án nhân đạo. Theo thông báo của các địa phương, hiện cả nước có 91/378 cơ sở nuôi dưỡng có quyền cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Đây là những cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, chủ yếu do Sở Lao động Thương binh và Xã hội (cấp tỉnh) quản lý, là nơi tiếp nhận các dự án hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức con nuôi nước ngoài. Chỉ có một số ít các cơ sở nuôi dưỡng là Sở Y tế hoặc Phòng Lao động thương binh và xã hội (cấp huyện) quản lý.

Qua báo cáo của các địa phương và các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam cho thấy, việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng, sau một thời gian đã trở nên khang trang hơn; điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn do nhận được nguồn hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại địa bàn. Mức hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em nhiều nơi đạt khoảng 1 triệu đồng/1 trẻ/tháng. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng có hệ thống cung cấp nước sạch, trẻ được ăn uống đầy đủ hơn, có các tiện nghi cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh. Số lượng các cháu bị bệnh hay bị chết do điều kiện vệ sinh không tốt hay bệnh tật ở các cơ sở nuôi dưỡng này đã giảm hẳn.

Nhiều địa phương quản lý tương đối chặt chẽ các khoản hỗ trợ nhân đạo, công khai các khoản thu, khoản chi, hàng năm các khoản hỗ trợ nhân đạo đều được kiểm toán. Kết quả các đợt kiểm tra, kiểm toán được thông báo cho Cục Con nuôi. Đa số các khoản hỗ trợ nhân đạo được chi đúng đối tượng, tuân thủ các quy định của pháp luật về tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ phi chính phủ.

Ngoài ra, nhiều trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng và ngoài cộng đồng còn được khám chữa bệnh miễn phí do có sự hỗ trợ từ các tổ chức con nuôi và các tổ chức nhân đạo nước ngoài khác, được cung cấp thuốc chữa bệnh. Nhiều trẻ tàn tật được cung cấp xe lăn, các dụng cụ thiết yếu cho trẻ tàn tật, trẻ bị bệnh tim được can thiệp kịp thời, chăm sóc tốt.

Theo báo cáo chưa đầy đủ, từ 2003 - 6/2008, tổng số 69 Văn phòng con nuôi nước ngoài đã hỗ trợ nhân đạo (bằng tiền và vật chất) cho gần 100 cơ sở nuôi dưỡng khoảng 160 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2007 đạt gần 60 tỷ đồng. Các Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ nhiều, gồm có: Dillon International (Hoa Kỳ): 10,2 tỷ đồng; AC (Thuỵ điển): 9,8 tỷ đồng; Destinees (Pháp): 9 tỷ đồng; AC (Đan Mạch): 8,9 tỷ đồng; CHI (Hoa Kỳ): 8,2 tỷ đồng; TDH (Canada): 8,1 tỷ đồng; Comexseo (Pháp): 8 tỷ đồng; NAAA (Italia): 7,93 tỷ đồng; ODA Marseille (Pháp): 7,8 tỷ đồng; Holt International (Hoa Kỳ): 7,4 tỷ đồng; WCI (Hoa Kỳ): 6,2 tỷ đồng; VORF (Hoa Kỳ): 6 tỷ đồng; Danadopt (Đan Mạch): 5,32 tỷ đồng); PLAN (Hoa Kỳ): 5 tỷ đồng; PSBI (Hoa Kỳ): 4,5 tỷ đồng; CB (Canada): 4,4 tỷ đồng; CAA (Hoa Kỳ): 3,9 tỷ đồng; Helping Hand (Ailen): 3,7 tỷ đồng; IAAP (Hoa Kỳ): 3,1tỷ đồng; Faith International (Hoa Kỳ): 3 tỷ đồng.



4. Cải tiến một bước trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài

Theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP, thì thủ tục trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế được cải tiến một bước đáng kể so với Nghị định 184/CP trước đây. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế được rút từ 6 tháng trước đây xuống còn 4 tháng; thời gian xử lý ở từng khâu của các cơ quan liên quan được quy định rõ ràng, hợp lý hơn, ngắn hơn; các giấy tờ được thiết kế theo mẫu dễ dàng cho việc thực hiện.

Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (Cục Con nuôi, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ sở nuôi dưỡng) được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn ở từng khâu liên quan trong toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ của người xin con nuôi và hồ sơ của trẻ em.

Về phía Cục Con nuôi, thời hạn giải quyết hồ sơ đã được tuân thủ khá tốt, thậm chí còn được rút ngắn hơn so với luật định. Cục đã phân công, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện của các chuyên viên trong Cục, đồng thời cũng đôn đốc các cơ quan hữu quan khác ở trung ương và địa phương đảm bảo thời hạn giải quyết. Các giấy tờ trong hồ sơ của người xin con nuôi được kiểm tra, xem xét kỹ theo quy định pháp luật của nước nhận và Hiệp định. Các giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em cũng được kiểm tra trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam. Bất kỳ một nghi vấn nào trong hồ sơ đều được xem xét và yêu cầu địa phương giải trình.

Ở địa phương tuỵêt đại đa số các Sở Tư pháp đã có bộ phận chuyên trách xử lý về hồ sơ con nuôi quốc tế (thuộc Phòng Hộ tịch do Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách); cán bộ tư pháp và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại địa phương hàng năm đều được Cục Con nuôi tập huấn về nghiệp vụ.

Việc cấp hộ chiếu cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam đã được cải tiến một bước. Nếu trước đây nhiều địa phương giải quyết việc cấp hộ chiếu trong thời hạn 20 ngày, thì gần đây rút xuống còn 05 ngày. Cục Con nuôi đã phối hợp chặt chẽ với A.18 Bộ Công an để hướng dẫn cho đương sự về thủ tục xin cấp hộ chiếu cho trẻ em sau khi được giải quyết cho làm con nuôi, đảm bảo rút ngắn thời hạn cấp hộ chiếu để tạo thuận lợi cho trẻ em xuất cảnh. Kể cả việc cấp thị thực “nóng” tại cửa khẩu cho một số cha mẹ nuôi người nước ngoài vì lý do đột xuất cũng đã được quan tâm hơn.

Thời hạn cha mẹ nuôi đến Việt Nam để làm lễ giao nhận con nuôi và làm các thủ tục khác để đưa con nuôi về nước cũng được rút ngắn đáng kể (khoảng trên dưới 03 tuần), phù hợp với thời gian nghỉ phép của họ. Đây là điều kiện thuận lợi để cha mẹ nuôi có thể thu xếp công việc đến Việt Nam mà không ảnh hưởng lớn đến công việc làm ăn ở nước ngoài.

5. Công tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường một bước

Công tác kiểm tra, thanh tra là công tác được đặc biệt quan tâm kể từ khi thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Công tác này đã góp phần uốn nắn kịp thời những lệch lạc, xử lý các vi phạm, nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần trách nhiệm của những người hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

Hàng năm, Bộ Tư pháp đều phối hợp cùng các cơ quan khác ở trung ương như Bộ Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành kiểm tra tình hình nuôi con nuôi quốc tế ở các địa phương. Ngoài ra, các cuộc kiểm tra đột xuất cũng được Cục Con nuôi tiến hành khi phát hiện có những vấn đề phức tạp phát sinh. Nội dung các cuộc kiểm tra khá toàn diện, đặc biệt về việc xác minh nguồn gốc trẻ em; việc bảo đảm các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ (nhất là những giấy tờ liên quan đến việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng); việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo. Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng yêu cầu các địa phương hàng năm tự tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ các vướng mắc, bất cập, vi phạm để báo cáo về Bộ xử lý.

Hàng năm, Bộ Tư pháp có kế hoạch kiểm tra định kỳ các Văn phòng con nuôi nước ngoài trên phạm vi cả nước để kịp thời phát hiện và uốn nắn các lệch lạc, qua đó thấy được những khó khăn, vướng mắc của các Văn phòng con nuôi nước ngoài để có giải pháp tháo gỡ. Ngoài ra, các tỉnh cũng đều có kế hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng và hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài trên phạm vi địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra được thông báo cho Bộ Tư pháp. Thanh tra Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra định kỳ và đột xuất một số địa phương, nhất là những nơi có dấu hiệu vi phạm hoặc thực hiện chưa tốt pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế.

Hoạt động kiểm tra, thanh tra đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý, nhất là việc xử lý, ngăn ngừa các vi phạm trong lĩnh vực giải quyết các vụ việc về nuôi con nuôi quốc tế trong thời gian qua.

6. Hoạt động hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi được mở rộng

Một trong những thay đổi quan trọng của Nghị định 68/2002/NĐ-CP là yêu cầu hoạt động nuôi con nuôi quốc tế được tiến hành trên cơ sở điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước. Nghị định 184/CP trước đây không có yêu cầu này. Cùng với việc mở rộng ký kết, thực hiện các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi, công tác hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi được Bộ Tư pháp đặc biệt quan tâm. Hoạt động hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế được xác định là hoạt động có tính chất nhạy cảm, do đó, cần bảo đảm phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này. Trong các hoạt động đối ngoại, các bên luôn tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, tuân thủ các nguyên tắc đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Với tư cách là Cơ quan trung ương theo các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế, Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của các nước ký kết và các nước hữu quan khác, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện tốt các quy định của Hiệp định và xử lý các vụ việc liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Việc trao đổi với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam của các nước ký kết Hiệp định về các vấn đề nuôi con nuôi cũng được duy trì thường xuyên, kịp thời phối hợp xử lý các vấn đề tác nghiệp liên quan đến hồ sơ nuôi con nuôi và các thủ tục, trình tự liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi. Trong thời gian qua, Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp đã tổ chức 3 cuộc đối thoại trực tiếp tại Hà Nội với các nhân viên lãnh sự của các nước ký kết để trao đổi về các vấn đề mà phía nước ngoài đặt ra nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.



II. NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP

Bên cạnh những thành công như nêu trên, Hội nghị cũng nhận thấy việc thực hiện các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP trong vòng 05 năm qua cho thấy còn có một số tồn tại, bất cập cần tháo gỡ, nhằm đảm bảo cơ chế nuôi con nuôi quốc tế chặt chẽ hơn và minh bạch hơn như sau:



1. Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi

Mặc dù việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài đã tiến hành gần hai chục năm nay, song trong một số cơ quan nhà nước, kể cả ở Trung ương và địa phương còn có sự nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi quốc tế nói riêng; thậm chí còn mơ hồ về tính nhân đạo, nhân văn của lĩnh vực con nuôi quốc tế, cũng như về các vấn đề pháp lý có liên quan.

Nuôi con nuôi quốc tế là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng liên quan đến số phận của những trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi phải sống xa quê hương, đất nước nơi mình sinh ra, hậu quả của nó còn kéo dài hàng chục năm sau đó. Vì vậy, trên phương diện pháp luật, Nhà nước phải xử lý hàng loạt các vấn đề liên quan đến con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, những người và tổ chức có liên quan khác và trong đó, quan trọng hơn cả là liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em.

Một quyết định không được cân nhắc kỹ lưỡng, thiếu chính xác, một hành vi thiếu tính nhân đạo hoặc trục lợi sẽ gây hậu quả khôn lường không những đối với trẻ em, người xin con nuôi, tổ chức con nuôi mà thậm chí đến quan hệ giữa nước cho con nuôi và nước nhận con nuôi. Một nhận thức không đúng về vấn đề nuôi con nuôi có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gốc của trẻ, một công chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ở địa phương có thể tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo diễn cho trẻ em làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội.



2. Làm sai lệch nguồn gốc trẻ em

Thực tiễn thi hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP cho thấy hiện tượng một số địa phương đã làm sai lệch nguồn gốc của trẻ em để cho làm con nuôi. Việc làm sai lệch nguồn gốc trẻ em, đã làm ảnh hưởng đến tính trung thực, minh bạch trong hồ sơ giấy tờ và có thể dẫn đến sự vi phạm các quyền của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Qua vụ án đã được khởi tố tại Nam Định và một số địa phương khác thời gian gần đây đã cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đích thực của trẻ em. Nguyên nhân là do sự buông lỏng quản lý ở các cơ sở nuôi dưỡng, chạy theo lợi ích vật chất kinh tế trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, thậm chí có sự cấu kết giữa cơ sở nuôi dưỡng và những kẻ môi giới bất hợp pháp bên ngoài để đưa trẻ em từ các nơi khác về cơ sở nuôi dưỡng và hợp thức hoá bằng hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi để cho làm con nuôi người nước ngoài.

Các cơ quan có thẩm quyền của địa phương, nhất là chính quyền cấp xã, cần tăng cường kiểm tra, thực hiện đúng các quy định về việc xác định nguồn gốc của trẻ em, nhất là trẻ bị bỏ rơi, chống mọi biểu hiện làm sai lệch nguồn gốc trẻ em, ngăn ngừa sự cấu kết, tiếp tay với những người môi giới bất hợp pháp để đưa trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng vào cơ sở nuôi dưỡng để cho làm con nuôi người nước ngoài.

Mặc dù Điều 32 của Nghị định 76/2006/NNĐ-CP ngày 02/8/2006 có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp (như hành vi vi phạm của cá nhân trong việc khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi; tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, lợi dụng giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích vụ lợi, làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật), song các quy định này lại ít đi vào đời sống và không khả thi. Bởi trên thực tế, mức phạt chưa đủ mạnh để răn đe, nên các sai sót về hồ sơ giấy tờ chỉ được các cơ quan chuyên môn nhắc nhở và chưa xử phạt một trường hợp vi phạm nào. Nhìn chung, thủ tục phát hiện, xem xét để xử lý các vi phạm hành chính về lập hồ sơ cho trẻ em, làm giả giấy tờ, tài liệu nhằm mục đích trục lợi còn chưa có tính khả thi.



3. Chưa bảo đảm ưu tiên việc nuôi con nuôi trong nước trước khi cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài

Một trong những hạn chế của pháp luật về hôn nhân gia đình nước ta nói chung và Nghị định 68/2002/NĐ-CP nói riêng là còn thiếu các quy định đảm bảo sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế theo hướng ưu tiên nuôi con nuôi trong nước; nuôi con nuôi nước ngoài chỉ được coi là biện pháp thay thế cuối cùng khi không thể tìm được mái ấm cho trẻ em ở trong nước. Đây là một yêu cầu quan trọng của Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế mà Việt Nam đang chuẩn bị ký. Nhưng hiện nay yêu cầu này chưa được bảo đảm thực thi nghiêm túc ở nước ta, do còn thiếu các biện pháp kiên quyết và hữu hiệu.

Theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP, trước khi giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm thông báo 30 ngày trên phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh (trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình) về việc tìm mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em. Nhưng trên thực tế, nhiều nơi chỉ làm một cách hình thức, chiếu lệ, không bảo đảm đích thực của việc tìm mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em. Thậm chí có nơi chỉ nộp giấy xác nhận đã thông báo trên đài phát thanh hoặc trên vô tuyến truyền hình, còn thực tế có thông báo hay không, lại không có sự kiểm tra.

Ngoài ra, Nghị định 69/2006/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 68/2002/NĐ-CP) cũng không quy định phải thông báo tìm mái ấm gia đình cho trẻ em mồ côi, trẻ em được cha mẹ đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, do đó, chưa tạo ra sự thống nhất về việc tìm mái ấm gia đình cho trẻ em nói chung, trước khi giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài.

Như vậy, có thể nói, bản thân pháp luật hiện hành của nước ta về lĩnh vực này cũng chưa có các quy định nhằm bảo đảm ưu tiên việc nuôi con nuôi trong nước đối với trẻ em, cho nên các cơ quan nhà nước, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em cũng chưa thực sự quan tâm đến việc này, mà chỉ chú ý vào việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Tâm lý “hướng ngoại” ấy phần nào còn bị ảnh hưởng bởi những lợi ích vật chất/kinh tế trong việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài mà chưa chú ý đến việc thu xếp mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước.


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 205.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương