BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảO 4 chưƠng trình bảo vệ VÀ phát triển nguồn lợi thủy sảN ĐẾn năM 2020



tải về 411.23 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích411.23 Kb.
#33884
1   2   3   4

Nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc, Miền Trung Tây Nguyên chưa có dấu hiệu phục hồi; nguồn lợi thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long và nguồn lợi hải sản vùng ven bờ tiếp tục bị khai thác quá giới hạn cho phép, tỷ trọng cá tạp trong khai thác ngày càng tăng, nguồn lợi thuỷ sản mất dần khả năng tự tái tạo, phục hồi;

  • Nhiều loài thủy sản thông thường trở thành loài quý hiếm và có nguy cơ tiệt chủng; số sinh vật thủy sinh ngoại lai, ngoại lai xâm hại có xu hướng tăng (ốc bưu vàng, cá chim trắng, rùa tai đỏ, tôm hùm nước ngọt).

    c) Chất lượng môi trường sống của các loài thủy sinh vật có xu hướng ngày càng giảm, thậm chí ở nhiều khu vực xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm cục bộ; nhiều hệ sinh thái thủy sinh bị xâm hại (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, cửa sông)


    d) Tổ chức bộ máy quản lý chuyên ngành khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thiếu thống nhất, hiệu quả họat động hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu quản lý chuyên ngành.

    * Nguyên nhân:

          1. Thiếu thông tin, sự hiểu biết về nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật

    Những hạn chế về hiểu biết đối với nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật được xem là một trong những nguyên nhân chính hạn chế hiệu quả quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

    Công tác điều tra nguồn lợi thuỷ sản được thực hiện không thường xuyên, thiếu các thông tin cập nhật, các tư liệu khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; sự hiểu biết, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản vùng biển khơi còn rất hạn chế.

    Công tác điều tra nguồn lợi ở vùng nước nội đồng (các sông, ngòi, hồ lớn...) chưa được quan tâm đúng mức.

    Các hoạt động quan trắc, giám sát diễn biến của ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản chưa được triển khai.



    Cho đến nay Việt Nam chưa lập được bản đồ nguồn lợi thủy sản; hoạt động thống kê, báo cáo khai thác thủy sản mới chỉ dừng ở các quy định; hệ thống thống kê thuỷ sản bất cập, thiếu cấp cơ sở.

          1. Hệ thống chính sách, luật pháp thiếu, chưa đồng bộ và thường chậm sửa đổi, bổ sung:

    • Quan điểm phát triển bền vững chưa được thể hiện một cách rõ rệt và nhất quán trong hệ thống chính sách, luật pháp và trong chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước ngành thuỷ sản, còn nặng về sản lượng, ưu tiên tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội trước mắt như xóa đói giảm nghèo, các chỉ tiêu pháp lệnh.

    • Luật pháp, chính sách tập trung vào bảo vệ, ngăn ngừa những hoạt động làm tổn hại đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật, còn ít quan tâm đến tái tạo, phục hồi, khắc phục sự suy thoái về nguồn lợi và chất lượng môi trường sống của các loài thủy sinh vật.

    • Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt trong sản xuất giống, tái tạo, phục hồi mật độ quần thể đối với một số loài thủy sản quí hiếm, có giá trị kinh tế.

    • Công tác đảm bảo thi hành pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản còn nhiều bất cập, đặc biệt trong việc thực hiện các quy định về khai thác, bảo vệ, bảo tồn các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế.

    • Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân, các tổ chức kinh tế, xã hội mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục, đưa pháp luật vào cuộc sống được xem là một trong những nội dung hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, song thực tế việc bố trí, đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động trên hầu như mới được quan tâm ở mức độ thấp.

          1. Áp lực và tình trạng khai thác thủy sản thiếu thân thiện với môi trường vẫn phổ biến trên phạm vi cả nước

    • Tàu thuyền khai thác hải sản tiếp tục tăng, khoảng 50% trong vòng 5 năm qua, tập trung ở khối tàu cá lắp máy công suất nhỏ dưới 50 CV. Có trên 80% tổng số tàu cá hoạt động trong vùng biển ven bờ và gần bờ, số lượng tàu tham gia khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ có chiều hướng giảm, đặc biệt từ cuối năm 2007 đến nay ở các khu vực, như: Bắc và Nam quần đảo Trường Sa, DK1, các vùng nước Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ.

    • Công nghệ khai thác hầu như chưa được đổi mới; phương pháp, ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi và môi trường sống: chất nổ, xung điện, chất độc, mắt lưới nhỏ hơn quay định vẫn tồn tại ở nhiều địa phương, đặc biệt tình trạng sử dụng xung điện để khai thác thủy sản ở các tỉnh nội đồng vẫn đang ngày càng phổ biến.

    • Chưa có cơ sở dữ liệu về sản lượng, chủng loài và kích cỡ các đối tượng thủy sản khai thác trên phạm vi cả nước.

        1. Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp dẫn đến những mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng không gian chung; tác động của sự phát triển các ngành kinh tế đô thị làm thu hẹp mặt nước, ô nhiễm nguồn nước, xâm hại các hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thủy sinh vật:

    • Thâm canh cây lúa, thu hẹp diện tích ngập nước;

    • Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm;

    • Xây dựng các công trình thủy điện tác động đến môi trường sống của các loài thủy sinh (Hòa bình, Sơn La, Trị An);

    • Khai thác và chế biến dầu khí;

    • Phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt các cảng, đô thị ven biển;

    • Khai thác, hủy hoại rừng đầu nguồn…
        1. Hệ thống tổ chức quản lý ngành còn chưa đồng bộ, hiệu quả hoạt động chưa cao, thể hiện:

  • 1   2   3   4




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương