BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảO 4 chưƠng trình bảo vệ VÀ phát triển nguồn lợi thủy sảN ĐẾn năM 2020


Hệ thống tổ chức bộ máy chuyên ngành quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa ổn định, chưa thể hiện tính thống nhất trong tổ chức bộ máy ngành thủy sản của các tỉ



tải về 411.23 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích411.23 Kb.
#33884
1   2   3   4

Hệ thống tổ chức bộ máy chuyên ngành quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa ổn định, chưa thể hiện tính thống nhất trong tổ chức bộ máy ngành thủy sản của các tỉnh.

  • Thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành khai thác và bảo vệ nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sinh vật đặc biệt ở các cấp huyện, xã. Thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các cơ quan quản lý nhà nước ngành thuỷ sản.

  • Cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí cho lực lượng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoạt động còn hạn chế nên có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.



    1.3. Ý nghĩa và tiếp cận định hướng xây dựng Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.

    Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020 được triển khai sẽ cung cấp đầy đủ và có hệ thống về tổng quan hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam tại các thủy vực tự nhiên. Trên cơ sở hiện trạng về nguồn lợi thuỷ sản, Chương trình sẽ cung cấp và xây dựng nên bộ cơ sở dữ liệu Quốc gia chính xác về mặt khoa học, tin cậy về mặt số liệu sử dụng phục vụ công tác quản lý Ngành có hiệu quả

    - Cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thuỷ sản là những thông tin quan trọng để xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Thủy sản là một trong những yếu tố cơ bản trong quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường tự nhiên;

    - Hệ thống các khu bảo vệ in-situ (khu bảo tồn loài, khu dự trữ sinh quyển, khu bãi đẻ, bãi giống, khu kiếm mồi…) được hình thành trên cả nước góp phần bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, nguồn giống thủy sản, các hệ sinh thái, duy trì tính ổn định của quần thể, phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững

    - Nguồn lợi thủy sản được tăng lên thông qua các hoạt động tái tạo, thả bổ sung giống thuỷ sản. Quá trình trên làm gia tăng sản lượng khai thác góp phần chung vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tạo thu nhập ổn định cho công đồng cư dân, ổn định kinh tế - xã hội.

    - Chương trình hình thành và từng bước đào tạo và xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

    - Thông qua việc thực hiện Chương trình, nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chúng và bảo vệ các loài thủy sinh có nguy cơ tuyệt chủng nói riêng được nâng cao;

    - Việc triển khai thực hiện tốt Chương trình sẽ giúp Việt Nam hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới trong công tác bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và các hoạt động khác mà Việt Nam đã gia nhập và cam kết thực hiện.

    Tiếp thu các bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2004 - 2010 (chương trình 131) và quá trình phát triển của kinh tế - xã hội để có một tiếp cận đúng trong định hướng xây dựng Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020:

    - Tiếp tục triển khai các nội dung, dự án ưu tiên của Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2004 - 2010 đang thực hiện;

    - Tổng hợp các Chương trình, Đề án, Dự án khác có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đưa chung vào Chương trình này.

    - Chương trình xây dựng phải đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong đó ưu tiên triển khai các dự án:

    + Điều tra, nghiên cứu tổng quan hiện trạng nguồn lợi thủy sản nội địa, các vùng biển; Đối với vùng nội đồng tập trung đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản tại hệ thống các lưu vực sông chính như lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình; sông Ba; sông Cửu Long; hệ thống hồ chứa và hồ tự nhiên khu vực Tây nguyên; hệ thống suối các tỉnh Tây Bắc và Đồng Bắc, khu vực miền Trung.

    + Dự án phục hồi hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thủy sản ưu tiên tập trung phục hồi các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn.

    + Dự án tái tạo nguồn lợi thủy sản ưu tiên tập trung thả các giống thuỷ sản quý, hiếm có khả năng sinh sản ngoài thủy vực tự nhiên.

    + Thành lập các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa, bảo tồn ngoại vi.

    - Các giải pháp về cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả phải được nghiên cứu kỹ và có các đề xuất phù hợp với tình hình phát triển hiện nay và định hướng đến 2020.
    PHẦN II

    CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

    II. 1. Căn cứ pháp lý:

    1. Luật pháp và điều ước quốc tế

    Công ước RAMSAR, 1971, IRAN, Công ước Quốc tế về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước;

    Công ước Đa dạng sinh học, 1992, BRAXIN “Chương trình hành động thế kỷ 21 về bảo vệ Đa dạng sinh học” cam kết sử dụng có hiệu quả hệ thống các khu đất ngập nước, trước hết bảo tồn các loài chim nước tránh nguy cơ bị thuyệt chủng tiếp đến các loài động vật, thực vật khác;

    Công ước quốc tế về Luật biển 1982;

    Công ước Cites.

    2. Luật và các văn bản quy phạm

    - Luật Thuỷ sản ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 tại chương II (điều 7 đến điều 10) quy định nội dung Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản; Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; Quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa phục vụ công tác nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn nguồn gen quý hiếm là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

    - Luật Đa dạng sinh học 2008;

    - Luật Bảo vệ Môi trường 2005;

    - Nghị định số 65/NĐ-CP/2010 về hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đa dạng Sinh học.

    - Nghị định 109/2003/NĐ - CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng Đất ngập nước; tại chương III điều 9 nêu rõ phân công, phân cấp, nghiên cứu, điều tra các vùng đất ngập nước trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản tổ chức điều tra, nghiên cứu các vùng ĐNN có tính chuyên nghành, có tầm quan trọng Quốc tế, Quốc gia và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.

    - Nghị định 27/NĐ - CP của Chính phủ ngày 8/3/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuỷ sản. Tại điều 5 mục 2 đã quy định Khu bảo tồn vùng nước nội địa được quản lý theo Nghị định 109/2003/NĐ – CP.

    - Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.

    - Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020.

    - Quyết định số 47/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

    - Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

    - Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Chiến lược phát triển Thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.

    - Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 2/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

    II. 2. n cứ khoa học

    a, Các kết quả điều tra, nghiên cứu, thông tin tư liệu liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

    Dựa vào các kết quả điều tra, nghiên cứu về nguồn lợi biển, nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải phòng, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học chuyên ngành, Trung tâm nghiên cứu trong và ngoài ngành, các nghiên cứu của một số tổ chức: FAO, SEAFDEC, GEF, UNDP, một số chương trình hợp tác giữa Việt Nam và một số tổ chức DANIDA, JACA, NORAD. Các công trình nghiên cứu về biển kể đến:

    - Năm 1977-1978, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Biển Bergen, Na-Uy tổ chức 9 chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi bằng máy dò thủy âm (EK500-38, 50 và 120 kHz) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ bằng tàu Nghiên cứu Biển Đông.

    - Năm 1978-1980, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện đề tài “Điều tra nguồn lợi cá tầng giữa và tầng trên ở vùng biển Thuận Hải - Minh Hải” (1978-1980).

    - Năm 1979-1988, trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Liên Xô (cũ), chương trình nghiên cứu nguồn lợi cá biển Việt Nam đã tiến hành 33 chuyến khảo sát trên các loại tàu từ 800-3.800CV, được trang bị đầy đủ các loại ngư cụ, thiết bị khác nhau và đã thu thập được nguồn dữ liệu rất lớn. Kết quả đã xác định được nguồn lợi, ngư trường của một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao: cá nục đỏ đuôi, cá mối thường, cá mối vạch,... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có báo cáo tổng kết chung nên việc tham khảo dữ liệu và khả năng áp dụng các kết quả nghiên cứu còn hạn chế.

    - Năm 1991, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển (thuộc Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn) đã tổ chức chương trình điều tra tổng thể vùng thềm lục địa và toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    - Năm 1992-1993, đề tài “Điều tra nghiên cứu nguồn lợi các loài đặc sản ở vùng biển xa bờ Việt Nam - mã số KN.04.01” được thực hiện.

    - Năm 1992-1995, Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi cá ngừ ở biển Việt Nam - mã số KT.03.09”.

    - Năm 1992-1995, đề tài “Nghiên cứu xác định các khu vực cấm và hạn chế đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi - mã số KN.04.02”.

    - Năm 1993-1997, đề tài “Điều tra tổng hợp nguồn lợi sinh vật biển và môi trường vùng biển Quần đảo Trường Sa” đã tiến hành nghiên cứu nguồn lợi cá nổi bằng lưới rê, khu hệ cá rạn san hô quanh các đảo và thu thập các yếu tố môi trường ở vùng biển này.

    - Năm 1995-1997, dự án “Đánh giá nguồn lợi cá nổi lớn ở biển Việt Nam” với sự tài trợ của tổ chức JACA (Nhật Bản) đã sử dụng tàu Biển Đông để thực hiện 4 chuyến điều tra nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn bằng lưới rê ở vùng biển ven bờ và xa bờ

    - Năm 1996-1999, dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, giai đoạn I” do DANIDA (Đan Mạch) tài trợ đã được thực hiện.

    - Năm 1997-2003, dự án “Điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển lâu bền ngành hải sản vùng gần bờ biển nước ta” (gọi tắt là “Dự án ven bờ”) đã được thực hiện.

    - Năm 2000-2002, đề tài “Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ” (gọi tắt là “đề tài xa bờ”).

    - Từ năm 2000-2005, dự án ALMRV giai đoạn II đã kết hợp với “đề tài xa bờ” và “dự án ven bờ” tiến hành điều tra nguồn lợi hải sản sống đáy và gần đáy bằng tàu lưới kéo đáy (giã tôm và giã cá) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

    - Năm 2003-2006, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá nục, cá trích, cá cơm, cá bạc má.) ở biển Việt Nam” (gọi tắt là “đề tài cá nổi nhỏ”).

    - Năm 2005-2007, đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam.

    - Năm 2005-2007, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển Tây Nam Bộ và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý”.

    - Năm 2006-2008, đề tài “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa, Linnaeus 1758) ở vùng biển Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu trên bước đầu đã thông kê và xác định được:

    - Có khoảng 12.000 loài sinh vật cư trú trong 20 hệ sinh thái

    - Có trên 2.000 loài cá biển thuộc 528 giống, 222 họ, trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao.

    - Trữ lượng khai thác bền vững tối đa vào khoảng 1,8 - 2 triệu tấn/năm.

    Các nghiên cứu về nguồn lợi nội địa phải kể đến:

    - Nghiên cứu về nguồn lợi khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long của Mai Ñình Yeân vaø Nguyeãn Vaên Troïng (1985) ñaõ xaùc ñònh ÑBSCL coù 255 loaøi caù nöôùc ngoït (thuoäc 43 hoï, 130 gioáng), trong ñoù coù 55 loaøi caù kinh teá (32,5%). Hoï caù cheùp (Cyprinidae) coù nhieàu loaøi nhaát laø 83 loaøi (32,5%).

    - Nghiên cứu khu hệ cá Quảng Bình của Mai Đình Yên, Nguyễn Thái Tự đã công bố 78 loài thuộc 23 họ và 11 bộ. Đặc biệt qua nghiên cứu này đã phát hiện được thêm nhiều loài cá mang tính đặc hữu của vùng như cá Chanh (Carassiodes phongnhaensis), cá Lăng Quảng Bình (Mystus centralus), cá Mại Khe (Chela quangbinhensis), cá Ton (Cyprinus quydatensis) và cá Chuôi (Parazacco hieni).

    - NguyÔn V¨n H¶o, Ng« SÜ V©n (2001), NguyÔn V¨n H¶o (2005) ®· c«ng bè 1.027 loµi c¸ n­íc ngät thuéc 22 bé, 97 hä vµ 427 gièng. Riªng hä c¸ chÐp cã 79 loµi thuéc 32 gièng, 1 ph©n hä ®­îc coi lµ ®Æc h÷u ë ViÖt Nam. Trong ®ã, cã 1 gièng, 40 loµi vµ ph©n loµi míi cho khoa häc. PhÇn lín c¸c loµi ®Æc h÷u ®Òu cã ph©n bè ë c¸c vïng n­íc s«ng, suèi, vïng nói.

    - Nghiên cứu về khu hệ cá sông Đà của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2002) phát hiện có 174 loài cá thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ. Trong đó bộ cá Chép (Cypriniformes) có thành phần phong phú nhất với 123 loài thuộc 59 giống chiếm 70,6% tổng số loài; tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluniformes) với 28 loài thuộc 12 giống chiếm 16% tổng số loài.

    b, Khoa học, công nghệ ứng dụng trong việc sinh sản, lưu giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản

    Dựa vào kết quả nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về sản xuất, nhân giống thủy sản, lưu giữ và bảo tồn các giống thuỷ sản quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Áp dụng công nghệ sinh học, kỹ thuật tiên tiến trong bảo tồn khôi phục các loài thuỷ sinh có nguy cơ tuyệt chủng. Phương pháp bảo quản tinh, mẫu phụ sinh, phân tích ADN, sinh sản nhân tạo là những giải pháp khoa học, công nghệ cao góp phần khôi phục hiệu quả các loài thuỷ sinh có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay đã cho nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá hô (Catlocarpio siammensis) rất quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra chương trình của Ủy hội sông Mekong cũng hỗ trợ nghiên cứu sinh sản các loài bản địa như cá chài (Leptobarbus hoevennii), cá duồng (Cirhinus microlepis), cá ét mọi (Labeo chrysophekadion), cá mè hôi (Osteochilus melanoplerus) và cá bông lau (Pangasius krempfi). Chương trình SPFS giúp cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá cóc (Cyclocheilychthys enoplos), cá chạch lấu (Mastacembelus favus). Một số loài cá quý hiếm khác cũng đang được sự hỗ trợ nghiên cứu từ nguồn vốn của các địa phương.


    c, Tổng hợp kinh nghiệm, các nguồn tài liệu nước ngoài

    Tổng hợp và sử dụng nguồn tư liệu về quản lý nguồn lợi, điều tra, nghiên cứu nguồn lợi, bảo tồn, bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ, các hệ sinh thái.




    PHẦN III

    QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
    I. QUAN ĐIỂM:

    1. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và của toàn xã hội; là hoạt động cần được tiến hành đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển khai thác hợp lý gắn liền với bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh, phục hồi nguồn lợi, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên cơ sở môi trường bền vững;

    2. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải gắn kết với việc tổ chức, sắp xếp, cơ cấu và định hướng phát triển các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

    3. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải kết hợp cân đối giữa phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, hài hoà lợi ích phát triển của các ngành, các địa phương.

    4. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải tăng cường với hoạt động kiểm soát khai thác nguồn lợi tự nhiên, kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

    II. MỤC TIÊU:

    II.1. Mục tiêu chung

    Bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, giá trị kinh tế nhằm giữ gìn tính đa dạng, phong phú của hệ sinh thái góp phần bảo vệ môi trường.

    Phục hồi nguồn lợi thuỷ sản tại các thuỷ vực tự nhiên, ưu tiên vùng ven bờ, hệ thống sông, suối, hồ chứa nhằm phát triển hài hoà giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

    Tăng cường năng lực quản lý của hệ thống khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương trong về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn các tác động làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, tổn thương các hệ sinh thái tại các thủy vực tự nhiên.



    II.2. Mục tiêu cụ thể

    a, Tổng quan hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản tại 63 tỉnh thành được điều tra, nghiên cứu, cập nhật và bổ sung dữ liệu về thành phần loài, đặc tính sinh học, mùa vụ khai thác, ngư trường khai thác, trữ lượng nguồn lợi thủy sản, sản lượng khai thác và biến động quần thể.

    b, Kiểm soát chặt chẽ các phương thức khai thác tthủy sản mang tính huỷ diệt, các ngư cụ cấm, nghề cấm; giảm dần và từng bước loại bỏ nghề khai thác thiếu lựa chọn, khai thác thủy sản còn non, phục hồi và phát triển các nghề thay thế phù hợp.

    c, Thành lập được 16 khu bảo tồn biển, 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa đại diện cho các loại hình thủy vực tự nhiên.

    d, Phục hồi và khoanh vùng bảo vệ ít nhất 1/3 diện tích các hệ sinh thái điểm hình như: san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, cửa sông ven biển.

    e, Tái tạo và thả bổ sung được 50% giống thủy sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế tại các thủy vực ven biển, đảo, hệ thống sông và hồ chứa.

    f, Hình thành hệ thống kiểm ngư đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
    III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

    1. Điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam

    1.1 Mục tiêu:

    Xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu tổng quan về nguồn lợi thuỷ sản tại các vùng biển và nội địa làm cơ sở khoa học cho công tác dự báo, đánh giá biến động nguồn lợi, ngư trường khai thác thủy sản; phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng chính sách quản lý nguồn lợi.



    1.2. Các hoạt động chính:
    - Điều tra, khảo sát đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi thủy sản tại các thuỷ vực nước ngọt (thành phần loài, đặc tính sinh học, khu vực phân bố, trữ lượng khai thác, mùa vụ khai thác).

    - Điều tra, khảo sát đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi thủy sản tại các thuỷ vực đầm phá, cửa sông ven biển (thành phần loài, đặc tính sinh học, khu vực phân bố, trữ lượng khai thác, mùa vụ khai thác).

    - Điều tra, khảo sát đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi hải sản tại các vùng biển (thành phần loài, đặc tính sinh học, khu vực phân bố, trữ lượng khai thác, mùa vụ khai thác).

    - Điều tra, thống kê nghề cá thương phẩm tại 28 tỉnh ven biển Việt Nam.



    2. Tổ chức và kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản

    2.1 Mục tiêu:

    Ngăn chặn các hoạt động làm suy giảm nguồn lợi, giảm và từng bước tiến tới chấm dứt các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp làm ảnh hướng đến biến động nguồn lợi thuỷ sản, biến động về trữ lượng, sản lượng khai thác qua đó điều chỉnh các hoạt động nhằm bảo tồn, bảo vệ và khai thác có hiệu quả bền vững nguồn lợi thuỷ sản.



    2.2. Các hoạt động chính:

    - Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề, ngư cụ khai thác phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, môi trường tự nhiên.

    - Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương thức khai thác thủy sản mang tính hủy diệt (sử dụng xung điện, chất nổ), các ngư cụ cấm khai thác, đồng thời không phát triển và giảm dần các nghề khai thác thiếu lựa chọn, khai thác cả thủy sản còn non, phục hồi và phát triển các nghề thay thế khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ, tạo điều kiện ổn định đời sống ngư dân, giảm sức ép khai thác đối với nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ.

    - Xây dựng và công bố danh mục các ngư cụ, các loại nghề cấm hoặc hạn chế khai thác, mùa vụ và thời gian cấm khai thác.

    - Xây dựng hệ thống dự báo ngư trường, hướng dẫn khai thác thủy sản, trước hết tại các ngư trường trọng điểm, nơi tập trung tàu thuyền hoạt động.

    - Tăng cường năng lực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, đặc biệt là ở các vùng biển trọng điểm (Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông và Tây Nam Bộ), các khu vực cấm, hạn chế khai thác, các bãi đẻ, vùng tập trung thủy sản còn non với mật độ cao.

    - Xây dựng các mô hình tổ chức quản lý vùng biển ven bờ phù hợp với tập quán, truyền thống của ngư dân địa phương. Đồng thời phát huy và nâng cao vai trò của cộng đồng ngư dân trong hoạt động quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản.

    - Nghiên cứu, đề xuất các mô hình chuyển đổi nghề, chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng cư dân sinh sống trong và xung quanh các khu bảo tồn.



    3. Bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

    3.1 Mục tiêu:

    Bảo tồn nguồn gen, nguồn giống thủy sản quý, hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng nhằm ổn định và duy trì sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.



    3.2. Các hoạt động chính:

    - Quy hoạch chi tiết, đề xuất thiết lập và đi vào quản lý hệ thống 16 khu bảo tồn biển Việt Nam (Thực hiện Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v quy hoạch hệ thống các Khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020)

    - Quy hoạch chi tiết, đề xuất thiết lập và đi vào quản lý hệ thống 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa đại diện cho các loại hình thuỷ vực ngoài tự nhiên. (Thực hiện Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ V/v quy hoạch hệ thống các Khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020).

    - Triển khai thực hiện nội dung Đề án 485/QĐ-TTg về bảo tồn các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ bị truyệt chủng.

    - Khoanh vùng bảo vệ các bãi đẻ, bãi giống thuỷ sản còn non hoặc các khu vực cư trú của các loài thủy sản quý, hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng.

    - Khoanh vùng bảo vệ và hình thành các vùng phục hồi các hệ sinh thái tiêu biểu rạn san hô, thảm cỏ biển, đầm phá và các cửa sông. Đồng thời thả rạn nhân tạo, tạo sinh cảnh, nơi cư trú cho các loài thủy sản ở một số khu vực có điều kiện thuộc vùng biển ven bờ, các khu bảo tồn biển và xung quanh một số đảo có điều kiện.

    - Xây dựng và công bố các danh mục: Các loài thuỷ sản quý, hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng, các loài cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn, khu vực cấm khai thác, chủng loại, kích cỡ các loài khai thác.

    4. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

    4.1. Mục tiêu:

    Khôi phục nguồn lợi thuỷ sản, từng bước phục hồi và tái tạo các loài thuỷ sản quý, hiếm, bản địa tại các thủy vực tự nhiên; phục hồi nguồn lợi làm nguyên liệu cho các làng cá truyền thống góp phần phát triển bền vững ngành thuỷ sản.



    4.2. Các hoạt động chính:

    - Thả giống thủy sản: Nghiên cứu thả bổ sung vào môi trường tự nhiên một số giống bản địa, quý, hiếm, có giá trị kinh tế nhằm khôi phục khả năng tự tái tạo, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật trong các thủy vực. Các đối tượng ưu tiên thả giống gồm:

    + Cá nước ngọt: Cá Bỗng (ở Trung và thượng lưu các sông Hồng, Thu Bồn; Trà Khúc); cá Chiên, cá Lăng đỏ (Đồng bằng sông Cửu Long); cá Chày đất, cá Trà sóc; các Tra dầu; cá Còm; cá Mòi cờ hoa; cá Bỗng đen, cá bớp; cá Chình hoa (vùng sông Ba, hạ lưu sông Hương); cá Rầm xanh, các Anh vũ, cá Hỏa (sông Đà, sông Hồng)

    + Cá Mú dẹt (vùng biển Vịnh Nha Trang); Cá bàng chài vân sóng (Trường sa, Côn Đảo); Cá lẹp hàm dài (vùng biển Đông Nam Bộ); Cá Đuối bướm 2 chấm (Vịnh Bắc Bộ).

    - Tái tạo và phát triển mạnh một số nhóm đối tượng chủ lực, có nguồn gốc, thương hiệu gắn với làng nghề như: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ven biển Bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long); Trai ngọc (Cô Tô, Phú Quốc); Tu Hài (Cát Bà, Quảng Ninh); Bào Ngư (Bạch Long Vỹ); Tôm Hùm (Phú Yên, Khánh Hoà); Ốc hương, Sò điệp (ven biển miềm Trung); cá Giò, cá Mú (Hải Phòng; Côn Đảo)

    - Trồng phục hồi: Rong mơ, rong câu chân vịt, rong câu Kỳ lân ven biển miền Trung;

    - Nghiên cứu lựa chọn một số đối tượng cho sinh sản nhân tạo nhằm tăng cường và bổ sung nguồn giống phục vụ công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

    - Triển khai và đi vào hoạt động nội dung của Quyết định số 29/2007/QĐ-TTg ngày 28/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam.

    5. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

    5.1. Mục tiêu:

    Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái cho mọi tầng lớp cộng đồng dân cư.

    5.2. Các hoạt động chính:

    - Tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho các nhóm đồng quản lý, các tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương.

    - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về truyền thông, nhằm tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản, bao gồm hoạt động sau:

    + Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã và ngư dân về pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản đối với chính cộng đồng ngư dân cũng như toàn xã hội.

    + Xây dựng các chương trình truyền thông về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    + In ấn, phát hành tranh ảnh và áp phích cổ động tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

    + Xây dựng các bộ phim về cổ động, tuyên truyền cho cộng đồng cư dân.

    + Xây dựng nội dung giáo dục về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản ở tất cả các bậc học thích hợp.

    - Tăng cường công tác hợp tác quốc tế với các Tổ chức phi Chính phủ về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản



    tải về 411.23 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương