BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảO 4 chưƠng trình bảo vệ VÀ phát triển nguồn lợi thủy sảN ĐẾn năM 2020


Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác và bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản từ Trung ương đến địa phương



tải về 411.23 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích411.23 Kb.
#33884
1   2   3   4

6. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác và bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản từ Trung ương đến địa phương.

6.1. Mục tiêu:

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, đảm bảo phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.



6.2. Các hoạt động chính:

- Nghiên cứu, sắp xếp hình thành hệ thống kiểm ngư từ Trung ương đến địa phương.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN (phụ lục chi tiết kèm theo)

Dự án số 1: Điều tra hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam

Dự án số 2: Điều tra hiện trạng nguồn lợi thủy sản nội địa Việt Nam

Dự án số 3: Dự án phục hồi các hệ sinh thái

Dự án số 4: Xây dựng mô quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng



Dự án số 5: Đầu tư xây dựng 3 khu bảo tồn biển có tầm quan trọng Quốc gia, quốc tế.

Dự án số 6: Đầu tư xây dựng 29 khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh tại Việt nam

Dự án số 7: Đầu tư xây dựng 16 khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia Việt nam

Dự án số 8: Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế vào hệ thống các hồ chứa vừa và lớn

Dự án số 9: Truyền thông quốc gia về nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

PHẦN IV

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH:

I.1. Cơ chế về tài chính.

a, Ngân sách Trung ương đầu tư:

- Tập trung cho các dự án điều tra, khảo sát, đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam;



- Đầu tư cho xây dựng các khu bảo tồn biển có ý nghĩa quốc gia, quốc tế; xây dựng các khu bảo tồn ngoại vi; khu cứu hộ động vật thủy sinh hoang dã

- Chuyển giao công nghệ tiến bộ để sản xuất giống thủy sản có chất lượng cao;

- Bảo tồn, bảo quản nguồn gen thủy sản hoang dã và thủy sản nuôi (giống bố mẹ);

- Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, các mô hình quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng;

- Phục hồi một số hệ sinh thái điểm hình: san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn.

- Đào tạo nguồn nhân lực;

- Sử dụng quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản để triển khai thực hiện các nội dung tái tạo nguồn lợi thủy sản

b) Ngân sách địa phương đầu tư:

- Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa đã được phân cấp cho địa phương quản lý;

- Tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản;

- Khắc phục các sự cố về môi trường, phục hồi các hệ sinh thái

- Xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản có sự tham gia của cộng đồng;

- Đảm bảo cho các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn địa phương.



c) Các nguồn vốn huy động khác:

- Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa; chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản;

- Tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thủy sinh vật;

- Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Chương trình và tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật. (theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

I.2. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình

a) Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến 2020: 796 tỷ đồng

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương (nguồn vốn sự nghiệp môi trường, nguồn vốn nghiên cứu khoa học, nguồn vốn đầu tư phát triển) 454 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương (nguồn vốn sự nghiệp môi trường, nguồn vốn nghiên cứu khoa học) : 342 tỷ đồng

- Các nguồn khác: phụ thuộc vào các dự án tài trợ, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân.

b) Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn:

- Giai đoạn 2012 - 2015: 359 tỷ đồng

(Ngân sách Trung ương: 244 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 115 tỷ đồng)

- Giai đoạn 2016 - 2020: 437 tỷ đồng

(Ngân sách Trung ương: 210 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 227 tỷ đồng)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:

1. Giải pháp về thể chế, chính sách:

- Nghiên cứu, rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn về trình tự thành lập, phân cấp quản lý khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa giữa Luật Thuỷ sản và Luật Đa dạng sinh học.

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đầu tư xây dựng khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; phí bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa; phí về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; sản xuất giống thuỷ sản;

+ Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về hoạt động quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, hoạt động các mô hình quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng.

- Hoàn thiện quy chế quản lý khu bảo tồn thủy sản nội địa, khu bảo tồn biển. Thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để giao, cho thuê khu vực quy hoạch bảo tồn thủy sản nội địa, bảo tồn biển cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt trong các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng;

- Đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác, tái tạo giống loài thủy sinh quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng. Các phong tục và luật tục tốt của các địa phương cần được xem xét để xây dựng các quy ước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;


+ Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản, thả giống thủy sản tái tạo nguồn lợi, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn lợi thủy sản, thiết lập hệ thống các khu bảo tồn; chuyển đổi sinh kế cho công đồng cư dân; xây dựng các mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng.

+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như: nghiên cứu, lai tạo, sản xuất các loại giống thủy sản mới có giá trị kinh tế để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc thả vào các vùng nước tự nhiên để tái tạo; xây dựng hệ thống các khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản kết hợp với các hoạt động phát triển du lịch sinh thái bền vững.

+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ nghề khai thác thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ ra xa bờ hoặc các ngành nghề thay thế khác dưới hình thức vay tín dụng với lãi suất ưu đãi; tổ chức hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật cho hộ ngư dân; hỗ trợ về tài chính trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

+ Sửa đổi và hoàn thiện chính sách giao, cho thuê diện tích thủy vực tự nhiên để bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý nhằm tạo động lực để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển, kinh doanh nguồn lợi thủy sản và đảm bảo lợi ích cho các đối tượng nhận khoán, thuê diện tích mặt nước.

+ Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phục hồi giống loài thủy sinh quý hiếm, bảo vệ vùng cấm khai thác, nghề cấm khai thác, giống loài cấm khai thác cho chính quyền các cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ quản lý bãi đẻ, bãi giống, chủ quản lý giống loài quý hiếm để cho sinh sản nhân tạo, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương.

2. Giải pháp huy động sự tham gia các tổ chức, cá nhân, đoàn thể:

- Huy động các tổ chức: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.



- Phân vùng và phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương ven biển; tổ chức quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề dịch vụ khác, trước hết đối với vùng biển ven bờ.

- Tổ chức lại các mô hình sản xuất theo đặc thù của từng vùng, từng miền. Bên cạch đó phát huy xây dựng các mô hình tự quản, quản lý cộng đồng.



3. Giải pháp về khoa học, công nghệ:

- Nghiên cứu, du nhập và ứng dụng các giải pháp công nghệ khai thác nguồn lợi thủy sản có chọn lựa, nuôi trồng thủy sản với môi trường sạch, giảm thiếu hao hụt sau khai thác, thu hoạch, tăng các mặt hàng thủy sản có giá trị gia tăng, sử dụng các chế phẩm sinh học, giảm sử dụng hóa chất.

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống nhân tạo giống thuỷ sản đáp ứng yêu cầu tái tạo, phục hồi mật độ quần thể của các giống loài thủy sản đã hoặc đang bị tập trung khai thác, các loài thủy sản quý hiếm.

- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong việc thả chà, rạn nhân tạo, phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển.

- Ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám, GIS, GPS… vào quản lý, kiểm soát khai thác, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh. Gắn thẻ đối với một số loài động vât thủy sinh di cư.

- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bổ sung thông tin về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể,...) từ đó đề xuất loại hình bảo vệ thích hợp;

- Tập trung nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (có thể mua công nghệ tiên tiến của nước ngoài trong trường hợp cần thiết);

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (quản lý nguồn gen, nghiên cứu sinh sản nhân tạo phục hồi các loài thủy đảm bảo đủ khả năng trao đổi nghiên cứu với nước ngoài.

4. Giải pháp về đào tạo, giáo dục

- Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao nhằm kiệm toàn hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các cấp, đặc biệt là ở cấp xã để đáp ứng yêu cầu về đổi mới của ngành và hội nhập quốc tế;

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các bộ nghiên cứu, các cộng đồng và hộ gia đình tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và tái tạo giống loài thủy sản, ưu tiên những giống loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

- Xây dựng chương trình giáo dục về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong các cấp học với giáo trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và cơ chế quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Khuyến khích các tổ chức đào tạo trong nước, các tổ chức phi Chính phủ và dự án quốc tế tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo cho người quản lý nguồn lợi, người làm công tác tái tạo nguồn lợi, người trực tiếp quản lý các khu bảo tồn thủy sản nội địa, bảo tồn biển., ưu tiên các hộ nghèo và phụ nữ;

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cụ thể:

+ Biên soạn các tài liệu, phim ảnh, phát hành đến mỗi người dân giúp họ thấy được vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản là các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;

+ Tổ chức việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Đào tạo cán bộ kiểm ngư, cán bộ các khu bảo tồn, cán bộ bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành các tuyên truyền viên làm nhiệm vụ này.



5. Giải pháp thực thi công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý giám sát cộng đồng cư dân để quản lý nguồn lợi, hệ sinh thái và môi trường, áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các các nhân, tập thể làm tổn thương đến hệ sinh thái, môi trường tự nhiên và các hoạt động không tuân theo Luật Thuỷ sản, Luật Môi trường, Luật Đa dạng sinh học.

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác thủy sản theo mùa vụ, nghiêm cấm khai thác các đối tượng còn non, đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai thác huỷ diệt, các ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản.

6. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt với các nước láng giếng (Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia về xây dựng các khu bảo tồn xuyên quốc gia.

- Tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và nguồn lực của các tổ chức Quốc tế về đào tạo cán bộ, hợp tác nghiên cứu, về tài chính, vật tư trang thiết bị liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giám sát buôn bán động vật hoang dã quý hiếm, quản lý các loài di cư, quản lý sản phẩm có xuất xứ từ biển khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thông qua việc tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chống buôn bán động vật hoang dã quý hiếm quốc tế (CITES), với khu vực và song phương;

- Chủ động hợp tác tích cực với các quốc gia, các viện, trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo để nhanh chóng tiếp cận các chuẩn mực khoa học và công nghệ nuôi dưỡng, tái tạo, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp trang thiết bị cho ngành;

- Tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (CBD), để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực; tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới như từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng ADB.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nội dung Quyết định.

b) Hướng dẫn các địa phương xây dựng Chương trình cụ thể của từng địa phương, xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm;

c) Tập huấn, đào tạo cộng tác viên truyền thông bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản; tổ chức triển khai các dự án ưu tiên của Chương trình;

d) Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm, kịp thời nhân rộng các mô hình tốt; củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

e) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường kiểm tra, xử lý về chất lượng giống, thức ăn, chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thú y thủy sản;

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, phân bổ các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ quốc tế, đảm bảo kinh phí hàng năm thực hiện Chương trình…

3. Các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý khu bảo tồn quốc gia, các vùng đất ngập nước có liên quan; biên soạn các nội dung đưa vào giảng dạy ở các trường học về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; xây dựng các chương trình và nội dung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng, lập kế hoạch hoạt động cụ thể ở địa phương mình, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án cụ thể, phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và các nhà tài trợ thu hút nguồn vốn và sự hỗ trợ kỹ thuật nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Chương trình.

5. Thực hiện:

Thành lập ban điều phối thực hiện Chương trình

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban điều phối thực hiện Chương trình do Thứ trưởng chuyên môn làm trưởng ban; lãnh đạo các Vụ, Viện, Cục liên quan là uỷ viên. Ban có quy chế hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký phê duyệt.

Nhiệm vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện “Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện quy chế tài chính sử dụng kinh phí của Chương trình bảo đảm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả;

- Tổ chức thực hiện các dự án được phân công;

- Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới phát sinh vượt quá thẩm quyền của Bộ; kiến nghị thay đổi cơ quan chủ trì dự án khi không đảm bảo mục tiêu, tiến độ;

- Định kỳ họp toàn thể và hội thảo chuyên đề giữa các bên tham gia thực hiện các dự án;

- Phối hợp với các đối tác quốc tế, cơ quan, tổ chức liên quan tìm nguồn tài trợ cho thực hiện các dự án.

* Các đơn vị thực hiện Chương trình

- Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện Chương trình.

- Các Viện nghiên cứu khoa học của ngành (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản); các Viện nghiên cứu của các Bộ, ngành có liên quan

- Các Khu Bảo tồn đã được thành lập,

- Các Trường Đại học trên cả nước (Đại học Nha Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Nông - Lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang...)

- Các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT trên toàn quốc;

- Các Tổ chức phi Chính phủ (IUCN, WWF, Traffic…)

* Lộ trình thực hiện Chương trình

- Danh mục các dự án ưu tiên giai đoạn 2012 - 2015 (phụ lục)

- Nguồn vốn cấp cho các Dự án (phụ lục)

Các nội dung, kế hoạch theo thời kỳ của các dự án trong Chương trình nhằm sử dụng có hiệu quả các các nguồn lực trong nước; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác Quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cho bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi.

- Đổi mới tổ chức ngành theo hướng tiến tới có được hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thống nhất, đủ mạnh từ Trung ương đến cơ sở trên phạm vi cả nước;

- Khẩn trương xây dựng lộ trình đổi mới tổ chức ngành; coi việc thành lập tổ chức quản lý nhà nước và tăng cường cán bộ quản lý bảo vệ và tái tạo giống loài thủy sinh quý hiếm, quản lý khu bảo tồn thủy sản nội địa, bảo tồn biển ở cấp huyện và xã là ưu tiên hàng đầu trong 5 năm tới.

- Xây dựng cơ chế phối hợp lâu dài giữa các tổ chức nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với các chủ quản lý bãi giống, bãi đẻ, chủ quản lý giống loài thủy sinh quý hiếm phục vụ sinh sản nhân tạo, doanh nghiệp và cộng đồng để gắn nghiên cứu, đào tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản với sản xuất và kinh doanh thuỷ sản.

* Giám sát và đánh giá Chương trình:

Giám sát

Giám sát thực hiện việc thực hiện Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện.

Các nội dung chính của công tác giám sát thực hiện:

+ Giám sát tiến độ thực hiện các Dự án trong đề án để đảm bảo đúng nội dung và tiến độ đặt ra;

+ Giám sát tình hình huy động các nguồn lực và tài chính ở các cấp;

Đánh giá

Tập trung đánh giá những tác động phát triển chủ yếu. Lập kế hoạch cụ thể cho các đợt khảo sát, đánh giá trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình. Đđảm bảo tính khách quan, việc đánh giá phải giao cho các tổ chức và cơ quan độc lập bao gồm cả các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ.

Các nội dung đánh giá:

+ Đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại theo các mục tiêu và tiến độ thực hiện;

+ Đánh giá những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến các mục tiêu của Chương trình;

+ Cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình như bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường giá trị kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp của ngành thuỷ sản vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp;

+ Đánh giá mức độ phối hợp giữa việc thực hiện Chương trình với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

+ Đánh giá những thay đổi về môi trường chính sách và tác động của các giải pháp chính sách;

+ Đánh giá tác động của Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản tới xóa đói, giảm nghèo;

+ Đánh giá việc triển khai thực hiện những cam kết quốc tế.

Đánh giá định kỳ vào cuối mỗi kế hoạch 5 năm. Đợt đánh giá đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2015 và kết quả sẽ được sử dụng để xây dựng kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.


IV. KẾT LUẬN

1. Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 được xây dựng dựa kết quả nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá hiện trạng về nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các loài thuỷ sinh. Kết quả của gần 30 năm triển khai công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và từ những bài học, kinh nghiệm trong công tác quản lý nguồn lợi của một số nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Triển khai thực hiện Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 dựa trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, đảm bảo xã hội hoá, công tác bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Có sự phân công, phân cấp từ Trung ương đến địa phương, giữa các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ các hoạt động bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh, điều này sẽ đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

3. Kết quả của Chương trình là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững ngành thủy sản, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đối với cộng đồng cư dân. Đồng thời kết quả của Chương trình sẽ tăng cường năng lực quản lý cho hệ thống Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đáp ứng yêu cầu và thực hiện đúng cam kết của Việt Nam với các nước trên thế giới về vấn đề môi trường.


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




tải về 411.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương