BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học thưƠng mại bộ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng thưƠng mạI



tải về 9.48 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2017
Kích9.48 Mb.
#34225
1   2   3   4





TÀI TRỢ CHÍNH






Công ty Cổ phần tập đoàn Trí tuệ Việt

Tập đoàn tài chính SVA


CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG TÀI TRỢ












Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Khách sạn Saigontourane

Công ty TNHH International Delta

Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện


Công ty AXA Việt Nam













Công ty

Nhật Linh

Đà Nẵng

Công ty Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Việt Sin

Công ty

Công nghê tin học

Phương Tùng

Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại 591

Công ty

Điện toán và truyền số liệu VDC

Tổng Công ty Cảng

Hàng không Miền Trung - Cảng Hàng không

Quốc tế Đà Nẵng

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

DEVELOPING ACCOUNTING – AUDITING SERVICE IN VIETNAM IN THE PROCESS OF INTERNATIONAL INTEGRATION

PGS.TS. Đỗ Minh Thành

Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Bài viết phân tích khảng định trong nền kinh tế thị trường với quá trình hội nhập quốc tế kế toán - kiểm toán Việt nam không chỉ đơn thuần là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô cũng như quan lý vi mô trong mỗi đơn vị mà đã phát triển trở thành hoạt động dịch vụ thương mại. Đồng thời bài viết đã phân tích các đặc điểm, vai trò của hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán trong tiến trình hội nhập. Trên cơ sở đó đã phân tích đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán kiểm toán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ kế toán kiểm toán trong tiến trình hội nhập quốc tế nhằm thực hiện các cam kết quốc tế

Từ khóa: Dịch vụ kế toán – kiểm toán, tiến trình hội nhập, cam kết quốc tế

Abstract

In the article, the author focuses on identifying that in the market economy along with the process of international integration, accounting – auditing service of Vietnam is not only a tool managing micro and macro economy of each unit but also is developing to become a commercial service. In addition, features and roles of accounting-auditing service operation as well as emerging issues to these activities in the context of integration are analyzed. On that basis, the author also investigates and evaluates the international integration practice of accounting-auditing service, and then some solutions are stated in order to develop this kind of service in the process of international integration to well-perform international commitments.

Keywords: Accounting-auditing service, the process of integration, international commitments.

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

DEVELOPING PAYMENT CARD SERVICE OF VIETNAM’S COMMERCIAL BANKS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian gần đây (bằng nguồn thông tin thứ cấp), bài viết làm rõ những bất cập, hạn chế trong phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đó là: tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại các ATM còn cao, dịch vụ thẻ ngân hàng tăng về số lượng nhưng chưa có chuyển biến đáng kể về chất lượng, hạ tầng kĩ thuật của hoạt động thanh toán bằng thẻ phát triển chưa rộng khắp, chất lượng hệ thống chưa đảm bảo, tình trạng tội phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ có xu hướng gia tăng. Đồng thời, bài viết cũng chỉ rõ bốn nguyên nhân chính cản trở quá trình phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, đó là: do thói quen sử dụng tiền mặt và nhận thức của dân chúng còn hạn chế, kinh tế “không chính thức” phát triển, vốn đầu tư cho công nghệ còn hạn chế và việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Từ kết quả đánh giá thực trạng và nhận diện những thời cơ, thách thức đối với các NHTM Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn cho sự phát triển bền vững của thị trường thẻ và dịch vụ thẻ thanh toán của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: thẻ thanh toán, máy ATM, máy POS, đơn vị chấp nhận thẻ.

Abstract

Based on the analysis and the assessment of the payment card service development of Vietnam’s commercial banks in recent times (by secondary sources of information), the paper clarifies the limitations in card issuance and payment of Vietnamese banks nowadays, specifically: cash payment ratio remains high in ATMs; bank card services increase in number but few significant changes in quality are recorded; the technical infrastructure of the card payment activities has not developed widespreadly and the system quality still remains low; the crime state in the field of card payment has the tendency to increase. Besides, the paper also indicates four major reasons that hinder the development of card payment services, which are: the habit of using cash in payment and the limited awareness of people; the development of “unofficial” economy; the limited investment capital for technology and the ineffective capital use; the incomplete regulatory environment. According to the results obtained by the analysis and the identification of the opportunites and challenges for Vietnam’s commercial banks, the paper proposes solutions which contribute scientific and pratical arguments to the sustainable development of the card market and the card payment services of Vietnam’s comercial banks in the near future.

Keywords: Payment cards, Automated Teller Machines, Point of Sales, Cards Payment Accepted.

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

ANTI-UNFAIR COMPETITION IN BANKING ACTIVITIES OF COMMERCIAL BANKS IN THE CONTEXT OF EXPANDING VIETNAM’S BANKING SERVICES

ThS. Viên Thế Giang

Trường Đại học Huế



Tóm tắt

Về bản chất, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh không đẹp, trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh không lành mạnh có ở tất cả các lĩnh vực của kinh tế thị trường. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, do vậy, cũng tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội nên việc kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần được thực hiện trên tinh thần thận trọng; chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cần phải có các giải pháp mang tính đồng bộ không chỉ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm, các tổ chức tín dụng và toàn xã hội.

Từ khóa: Cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động ngân hàng, ngân hàng thương mại

Abstract

In essence, unfair competition which is not a good behavior is opposed to the usual standards of business ethics. Unfair competition exists in all areas of the market economy. Banking activities are also business activities; therefore, unfair competition behaviors are appeared, too. Banking activities are very sensitive and they have impacted directly on all aspects of social life. Hence, the control, prevention and treatment of unfair competition should be done very carefully. Fighting unfair competition in banking activities need to have formality soluttions from the State authorized agences, credit institutions but also the whole society.

Keywords: Competition, unfair competition, commercial banks, banking practice/ activities
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN Ở CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE TOURISM IN SOUTH CENTRAL COAST PROVINCES OF VIETNAM

TS. Phạm Xuân Hậu

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm tám tỉnh Đà NẵngQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh HoàNinh ThuậnBình Thuận là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là các loại du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển. Trong giai đoạn vừa qua du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ,... đã có bước tăng trưởng đáng kể về lượng khách, việc làm và thu nhập từ du lịch. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này còn thiếu tính bền vững. Bài viết này khái quát một số vấn đề lý luận, phân tích thực trạng, chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch biển ở các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ khóa: Du lịch ,du lịch biển, phát triển bền vững, thực trạng

Abstact.

South Central Coast including eight provinces, including Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan. These provinces have great potential for tourism development, especially the kind of culture tourism, eco tourism, marine tourism. In the last period, tourism in the South Central Coast has had significant growth in the number of tourists, jobs and income. However, this growth was unsustainable. This article generalizes some theoretical issues, situation analysis, and indicates the existence and the cause. Then, solutions are proposed for sustainable development of marine tourism in the provinces of the South Central Coast.

Keywords: tourism, marine tourism, marine tourism sustainable development.

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN HNX

STUDYING FACTORS AFFECTING ON STOCK PRICE OF HANOI STOCK EXCHANGE

TS. Vũ Mạnh Chiến

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Giá của cổ phiếu chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp, các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố thuộc về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, các yếu tố liên quan đến tâm lý của nhà đầu tư v.v… Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thu thập được từ 67 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong thời gian 2008-2011 với mục đích phân tích một số yếu tố trong lý thuyết đầu tư có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, sử dụng phương pháp hồi quy bội kiểm định các giả thuyết nhằm làm rõ yếu tố nào đóng vai trò tác động đến sự thay đổi giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HNX.

Từ khóa: cổ phiếu, báo cáo tài chính, HNX

Abstract:

Stock price is influenced by many different factors, including the factors that influence directly, indirectly, macroeconomic factors, the elements of financial health of enterprises, and the factors related to the psychology of investors, etc. This study uses data collected from 67 listed firms on Hanoi Stock exchange (HNX) during the period of 2008 and 2011 with the aim of analyzing some factors in the theory of investment that affect stock prices. In addition, multiple regressions to test the hypothesis in order to identify the factors affecting the volatility in share prices of the listed companies on HNX are aslo prensented in this article.

Keywords: stock, financial statements, HNX

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

DEVELOPING ACCOUNTING SERVICE IN VIETNAM TO MEET DEMANDS OF INTERNATIONAL INTEGRATION

PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai

CN. Nguyễn Quỳnh Trang

Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Kế toán, xét trên phương diện hoạt động quản lý, là một yêu cầu tác nghiệp cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Song song với tiến trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam, từ tư duy kinh tế XHCN chuyển sang tư duy kinh tế thị trường, dịch vụ kế toán đã dần được hình thành, như một hoạt động kinh tế. Đến thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế thị trường đã hình thành và vận hành rõ nét, sự chuyên môn hóa các hoạt động là điều kiện quan trọng cho sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ kế toán nói riêng.

Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn đưa ra một số nhận định, đánh giá dựa trên sự nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn cá nhân nhằm phát triển dịch vụ kế toán ở Việt Nam, góp phần giúp kế toán cung cấp các thông tin đáng tin cậy, minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Trong đó tư tưởng chủ đạo trong giai đoạn hiện nay là coi trọng chất lượng hơn số lượng. Để đạt được mục tiêu này cần có sự phối hợp đồng bộ của các công ty cung cấp dịch vụ, Hội kế toán – Kiểm toán, Bộ Tài chính và khách hàng – người sử dụng dịch vụ.

Từ khóa:Dịch vụ kế toán

Abstract

In the field of business management, accounting is known as one of the most essential aspects. Together with the growth of Vietnam economy, accounting services has widely developed and thus, gradually become vital economic activities.

In this article, we will offer some conceptions based on personal experience as well as researches in order to partly improve Vietnam accounting services, especially its function of providing information, which will hopefully contribute to the progress of a healthy business environment. Following this further, Quality will be chosen to be the main target rather than Quantity. Nevertheless, in order to meet the goal, it is necessary for Vietnam Association of Certified Public Accountants, the Ministry of Finance, accounting service providers and their customers as well to combine seamlessly.

Key words: Accounting services

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK

DEVELOPING BRAND ASSOCIATION OF VIETNAM BANK FOR AGRUCULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

ThS Tống Phước Phong - Trường Cao đẳng thương mại Đà nẵng

ThS Phạm Quang Sỹ - Ủy ban giám sát tài chính quốc gia



Tóm tắt

Vấn đề liên kết thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng (NH) tại Việt Nam thực sự đang thu hút sự chú ý và đầu tư của tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các nhà quản lý, xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế. Liên kết thương hiệu trong dịch vụ NH không chỉ được đo lường bằng mức độ biết đến thương hiệu và chất lượng dịch vụ mà các NH mang đến cho khách hàng, quan trọng hơn nhiều là giá trị cảm nhận và gia tăng thông qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp và cung cấp dịch vụ của NH; những giá trị xã hội được ghi nhận và trân trọng từ các NH. Qua phân tích thực trạng hoạt động và định hướng kinh doanh của hệ thống ngân hàng thông qua thu thập thông tin, số liệu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp. Cụ thể, bài viết tập trung giải quyết các vấn đền sau: (i) Những nội dung chủ yếu của liên kết thương hiệu; (ii). Thực trạng gia tăng liên kết thương hiệu và phát triển liên kết thương hiệu trong các NHTM Việt Nam; (iii). Giải pháp gia tăng liên kết thương hiệu thông qua phát triển liên kết thương hiệu trong các ngân hàng thương mại của Việt Nam.

Từ khóa: Liên kết thương hiệu, Ngân hàng Thương mại, Thương hiệu

Abstract

Deriving from the requirement and demand of the international competition, the brands association in the banking sector in Vietnam is really attracting attention and investment of all commercial banks as well as managers of many companies. Brand association in banking services is measured by not only the extent to which the brand is known and the quality of services the bank offers to its customers, but also by the feel and value added through exposure process, communication process, provision of banking services and through social values recognized and appreciated by the banks. Through analyzing real activities and business orientations of banking system (by information collection, data analysis, evaluation, and proposed solutions), the article aims to solve the following matters: (i) The principal contents of the brand association; (ii). Situation of brand association development among commercial banks in Vietnam; (iii). Solutions for developing brand association among the commercial banks of Vietnam.

Keyword: Brand association in banking, the commercial banks, brand

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN HẠ LONG THÀNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐẠT TẦM CỠ QUỐC TẾ

IMPROVING HUMAN RESOURCES IN TOURISM TO DEVELOP HA LONG BAY TO BE AN INTERNATIONAL TOURISM DESTINATION

TS. Nguyễn Thị Tú

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc nâng cao năng lựccạnh tranh của điểm đến du lịch. Một điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế có nhiều tiêu chí xác định, tuy nhiên suy cho cùng để đạt được các tiêu chí đó, nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định Việt Nam cần xây dựng một số điểm đến mang tầm cỡ quốc tế. Thời gian qua, du lịch Hạ Long đang xây dựng để đạt tầm cỡ quốc tế trong bối cảnh nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao còn thiếu và yếu; phần lớn nhân viên phục vụ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch hoặc đã được đào tạo nhưng ở mức thấp; đa số người dân chưa có kiến thức về du lịch đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của thành phố này. Trên cơ sở nghiên cứu những tiêu chí điểm đến quốc tế và yêu cầu về chất lượng nhân lực du lịch để đạt điểm đến tầm cỡ quốc tế, bài viết tập trung đề cập đến những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực du lịch Hạ Long; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu xây dựng Hạ Long thành điểm đến đạt tầm cỡ quốc tế.

- Câu hỏi đặt ra cần giải quyết là: Yêu cầu chất lượng nhân lực du lịch tại điểm đến đạt tầm quốc tế như thế nào? Mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng nhân lực du lịch tại điểm đến Hạ Long ra sao? Làm thế nào để có nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển Hạ Long thành điểm đến đạt tầm cỡ quốc tế?

Từ khóa: điểm đến quốc tế, nhân lực du lịch, chất lượng nhân lực du lịch.

Abstract

Quality of human resources in general and quality of human resources in tourism in particular play the most important role in improving the competitiveness of tourist destinations. An international stature tourist destination of has many defined criteria, but ultimately to achieve these criteria, human resources play a decisive role.

The 11th Resolution National Congress of the Vietnamese Communist Party and the Vietnam Tourism Development Strategy to 2020, vision 2030 has confirmed that Vietnam needs to build some international stature tourist destination. Background of Ha Long tourism development in recent years is the shortage and weak of high quality tourism human resource; most service personnel in small and medium- sized enterprises have not been trained or have been trained, but at low levels; most people do not have knowledge about tourism. On the basis of studying the international destination criteria and quality requirements of human resources to achieve international stature tourism destination , this article focuses referring to the restrictions on the quality of human resource in tourism Ha Long; at the same time, proposing a number of measures to improve the quality of tourism human resources to meet the requirements of building Halong destination of international stature.

- The questions are: What are quality request of tourism human resources in achieving international destinations? What level of quality to meet the requirements of human resources is in tourism destinations Ha Long? How can tourism human resource development meet the requirements of Ha Long a destination of international stature?

Keywords: international destination, tourism human, tourism human, tourism human quality.

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM

IMPROVING CAPACITIES OF ATTRACTING FDI INTO VIETNAM’S RURAL AND AGRICULTURAL AREAS

TS. Phạm Hồng Mạnh

Trường Đại học Nha Trang



Tóm tắt

Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế, yếu kém trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu kém trong nội tại và thể chế cuả ngành nông nghiệp, như: nguồn nhân lực chất lượng thấp, kết cấu hạ tầng xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, môi trường và chính sách đầu tư trực tiếp cho những đối tác chưa được chú trọng và hiệu quả của các cơ quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa phát huy hết hiệu qủa, đang là những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp vào khu vực này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào khu vực nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới.

Từ khóa: Nông nghiệp, nông thôn, đầu tư trực tiếp nước ngoài

Abstract

This article aims to evaluate the status of the attraction of foreign direct investment into agricultural and rural areas in Vietnam in the last time, which is the basis to find out the limitations and weaknesses in attracting foreign direct investment in the agricultural sector. Research results show that the internal weaknesses and institutions in the agricultural sector, including low quality of human resources and social infrastructure in agricultural areas did not meet the requirements of development, environmental policy and direct investment to the partners without the focus and effectiveness of the agency to attract foreign direct investment, which are the main reasons affecting the attraction of direct investment activities in this area. Therefore, in the paper, the author proposed solutions and policies to improve the effectiveness in attracting direct investment in the agricultural and rural sector in the coming period.
Keywords: Agriculture, rural, foreign direct investment

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHẢP

THE STATE’S MANAGEMENT OF TOURISM IN PHU QUOC ISLAND – CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS

TS. Nguyễn Viết Thái



Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định: “…Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển đảo, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hoá và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển các khu du lịch biển tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. “…Đến năm 2020 Việt Nam phải đứng vào nhóm có du lịch biển phát triển nhất khu vực (cùng Thái Lan, Malaysia, Indonesia) với hình ảnh điểm đến khá rõ nét, theo đó phải hình thành được ít nhất 5 khu du lịch biển tầm cỡ quốc tế có sức cạnh tranh cao trong khu vực là Hạ Long - Cát Bà, Lăng Cô - Sơn Trà - Hội An, Nha Trang - Cam Ranh, Phan Thiết - Mũi Né và Phú Quốc”.

Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc thuộc tỉnh Kiên Giang, là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái biển mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực. Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh về thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng. Tuy nhiên, Phú Quốc còn là một hòn đảo hoang sơ, điều kiện hạ tầng cơ sở cho việc phát triển du lịch nói chung và hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch (QLNNVDL) vẫn còn rất hạn chế. Trong bài viết này, trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp, và các dữ liệu sơ cấp được thu thập, phân tích từ phỏng vấn từ 50 nhà quản lý, doanh nghiệp tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước và đề xuất một số giải pháp QLNNVDL tại đảo Phú Quốc tập trung vào các nội dung: mô hình quản lý, hiệu lực quản lý nhà nước, năng lựcđội ngũ cán bộ quản lý…

Từ khóa: du lịch, du lịch Phú Quốc, đảo Phú Quốc, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch

Abstract

Development strategies of Vietnam tourism to 2020 and 2030 vision identified: “Concentrating to develop tourism types and products which are dominant in tourism resources of the nation and each region. Priority tasks are to expand tourist types of beaches and islands and to fosus on typical cultural and ecological factors in tourism products. Moreover, it is vital to promote tremendous and high-quality beach tourism resorts which are competitive in the world”. “…in 2020, Vietnam, ranked in the group of the best tourism development in the South East Asian region (together with Thailand, Malaysia, Indonesia, has stunning destination images that requires at least 5 highly competitive beach resorts recognized globally, include Ha Long - Cat Ba, Lang Co – Son Tra – Hoi An, Nha Trang-Cam Ranh, Phan Thiet-Mui Ne and Phu Quoc”

Phu Quoc, also named “Pearl island”, is located in Kien Giang province, is the first island in Vietnam that that is oriented to be a nationally and regionally standard beach ecology zone. Thank to vulable location in the south and next to nations in South East Asian consisting of Thailand, Singapore, Malaysia, and Indonesia that are considered to develop commerce and tourism vastly, Phu Quoc is seen as a trade center to other nations in the region. However, Phu Quoc, in which infrastructure of promoting tourism in general and the state’s effectiveness of tourism management is limited, is still a wild island. Therefore, in this paper, collected secondary - primary data and analysis of interviews of 50 managers, enterprises, the author analyzed current situation of the state’s management and recommended some solutions of its tourism management at Phu Quoc island, which is illustrated as the follows: management models, the state’s management effectiveness, capabilities of management cadres.

Key words: tourism, Phu Quoc tourism, Phu Quoc Island, the state’s management, and the state’s tourism management

LIÊN KẾT TRONG KINH DOANH DU LỊCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LINKAGES IN TOURISM BUSINESS: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS

CN. Đỗ Minh Phượng

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Trong xu thế toàn cầu hóa, liên kết lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các khu vực, các lĩnh vực ngày càng gia tăng, câu chuyện “liên kết, hợp tác” luôn được đặt ra để tạo tổng lực và mấu chốt là tạo ra lợi ích chung cho các bên cùng tham gia. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế nói riêng và cụ thể là sự hội nhập trong lĩnh vực du lịch đang diễn ra ngày càng sâu và rộng. Do đó, đòi hỏi liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch cần có những bước tiến mới, đột phá, giúp cho hoạt động này có được những cơ hội và lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Thực tiễn phát triển du lịch trong giai đoạn vừa qua cho thấy mặc dù chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 đã xác định phát triển du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên vùng, nhưng sự phát triển thiếu liên kết vẫn còn là điểm hạn chế của du lịch Việt nam. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút và cần có sự tham gia rộng rãi các thành phần xã hội. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Những mô hình phát triển du lịch thành công tại các nước phát triển du lịch đều cho thấy sự liên kết, tham gia của nhiều thành phần phối hợp trong hoạt động du lịch, đặc biệt sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, khối quản lý nhà nước và doanh nghiệp, thấy được vai trò, trách nhiệm của mỗi ngành đối với phát triển du lịch. Các địa phương cần liên kết để phát triển, các doanh nghiệp cần liên kết hợp tác theo yêu cầu của thị trường, cũng như huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong hoạt động du lịch.

Từ khóa: liên kết, du lịch, du lịch Việt Nam, liên kết du lịch, kinh doanh du lịch
Abstract

In the trend of globalization, the interconnectedness between the economies, the areas, and the fields is more and more increasing, the matter of “association and cooperation" is always set forth to create a total force and joint benefits for the involved parties. In Vietnam, the international integration process in general, economic integration in particular, and integration in the tourism field in specific is deeper and wider. Therefore, the link between enterprises in the tourism business requires new advancements, breakthroughs, which brings opportunities and competitive advantages in the integration process.

Tourism development in the last period shows that although tourism development strategy for the 2001 - 2010 period identified that developing tourism need interdisciplinary and interregional coordination, the lack of linkages in development remains a constraint of Vietnam tourism. Tourism activities are attracivet and require the broad participation of the social components. Therefore, we need to set up the effective operation models aimed to encourage the participation of the whole society under the unified management of the State; contribute to improve the social and economic efficiency, preserve and protect natural resources and the environment. The successful tourism development models in developed countries illustrate the association; involvement of components coordinated in tourism activities; especially the cooperation between the public sector and private sector, between the state management union and enterprises; the roles and responsibility of each sector for tourism development. The locals need to link together to develop, the enterprises need to link as request of the market, as well as mobilize the broad participation of the community in tourism activities.

Key words: association, tourism, Vietnamese tourism, tourism association, tourism business

KHÁCH SẠN NHẬN NHƯỢNG QUYỀN Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

FRANCHISE HOTELS IN VIETNAM – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES

CN. Đỗ Thị Thu Huyền

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Với đặc thù là một nước đang phát triển, ngành kinh doanh khách sạn của Việt Nam có những khó khăn nhất định, để tham gia vào nhượng quyền trong kinh doanh khách sạn, các khách sạn của chúng ta thường là bên tiếp nhận nhượng quyền từ những thương hiệu khách sạn nổi tiếng trên thế giới, với hình thức này các khách sạn Việt Nam có thể thu được các lợi ích như tăng doanh thu, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, thiết kế, xây dựng và cải tạo nhiều dự án mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp tích cực về mặt xã hội và có trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên, cũng có những thách thức mà các khách sạn Việt Nam cần phải đối mặt như vẫn chưa đạt đến tính chuyên nghiệp của mô hình nhượng quyền, hay các thương hiệu khách sạn lớn vào Việt Nam nhượng quyền gặp phải khó khăn về hành lang pháp lý, về văn hóa tiêu dùng bản địa,... Vấn đề đặt ra là cần phải phát huy được thế mạnh và khắc phục được những rủi ro như đã nêu ở trên, vì vậy bài viết của tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các rủi ro trong nhận nhượng quyền kinh doanh khách sạn ở nước ta trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển nhượng quyền trong kinh doanh khách sạn ở Việt Nam với những cơ hội và thách thức.

Từ khóa: Nhượng quyền, khách sạn, khách sạn nhượng quyền, hợp tác kinh doanh, quản lý.

Abstract

Vietnam, a developing country, whose hotel industry has certain difficulties to participate in the franchise in the hotel business because hotels in Vietnam are usually franchised from the well-known hotel brands in the world, which results in increseasing benefits such as sales, attracting more new customers, ensuring business efficiency, designing, constructing and renovating projects, improving the quality of human resources, and contributing socially and environmentally responsible aspects. However, there are also challenges that Vietnam hotels face as yet reaching the professionalism of the franchise, or the big hotel brand franchise in Vietnam face difficulties in their legal framework, local consumer culture, ... Therefore, it is necessary to develop strengths and overcome the risks mentioned above. In this article, the author will suggest some solutions to overcome the risks of getting franchise hotel industry in our country on the basis of the research status of franchise development in the hotel business in Vietnam with opportunities and challenges.

Keywords: Franchise, Hospitality, Franchising Hospitality, Business Partnership, Management.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BỀN VỮNG


CỦA DU LỊCH ĐÀ NẴNG THỜI KÌ HỘI NHẬP

SOLLUTIONS TO IMPROVE SUSTAINABLE COMPETITIVENESS OF DANANG TOURISM IN THE INTEGRATION CONTEXT

TS. Nguyễn Hoàng –ThS. Dương Thị Hồng Nhung

Trường Đại học Thương Mại



Tóm tắt

Đà Nẵng hiện đã và đang trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn cho các du khách quốc tế đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và châu Mỹ ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhằm nắm bắt thời cơ và đối diện với thách thức trong thời kỳ mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, nhu cầu đặt ra phải xây dựng được một mô hình phát triển năng lựccạnh tranh bền vững đối với du lịch thành phố Đà Nẵng. Nắm bắt tính cấp thiết này, bài viết tập trung vào phân tích áp dụng mô hình lý thuyết phát triển năng lựccạnh tranh điểm đến của Dwyer và các cộng sự (2004) đối với trường hợp thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng năng lựccạnh tranh của điểm đến Đà Nẵng cũng như những thời cơ và thách thức trong thời hội nhập, bài viết đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cơ bản đến các cấp chức năng thành phố Đà Nẵng và Nhà nước nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh bền vững của điểm đến này.

Từ khóa: Du lịch, Đà Nẵng, năng lựccạnh tranh, bền vững

Abstract

Da Nang is actually an attractive destination for international tourists from China, Japan, Korea, Europe and the United States even during the global economic crisis. In the context of regional and international integration, Da Nang aims to build a strategy for building its sustainable tourist competitiveness. In this perspective, the paper focuses on the application of theoretical models to develop competitiveness of a tourist destination of Dwyer et al (2004) for the case of Da Nang. On the basis of analysis and assessment of destination competitiveness of Da Nang as well as the opportunities and challenges in the integration context, this paper provides some basic recommendations and solutions to improve the sustainable competitiveness of this destination.

Keywords: Tourism, Da Nang, destination competitiveness, sustainable

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC) TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

IMPROVING ENFORCEMENT OF BUSINESS CO-OPERATION CONTRACT IN THE FIELD OF GAS IN VIETNAM

Trần Ngọc Diệp – Trường Đại học Thương mại

ThS Vũ Thu Trang - Viện Khoa học bảo hiểm xã hội



Tóm tắt

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là 1 trong những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với ưu thế là dễ dàng tiến hành, triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn, sớm thu hồi được lợi nhuận. Vì vậy, Nhà nước ta đã luôn tạo điều kiện khuyến khích mô hình này phát triển, nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua đã được tiến hành hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, in ấn, phát hành báo chí… đã đem lại sự tăng trưởng đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó, hợp đồng hợp tác kinh tế trong lĩnh vực dầu khí hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là 1 nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá và có giá trị kinh tế lớn, nếu biết cách tận dụng sẽ là nguồn lực phát triển mạnh mẽ cho đất nước. Tuy nhiên, hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí còn có liên quan tới nhiều vấn đề về môi trường, phát triển bền vững, và đặc biệt là ngoại giao, chủ quyền biển đảo và an ninh quốc gia. Đây là những vấn đề cần được quan tâm và bảo đảm bằng những chính sách và khung pháp lý chặt chẽ, đảm bảo quá trình hợp tác đầu tư được diễn ra 1 cách lành mạnh và hiệu quả.

Tuy nhiên, một số qui định của pháp luật về chủ thể, nội dung, cơ chế giải quyết tranh chấp… của mô hình này hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo đối với các chủ thể tham gia đầu tư. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết, các tác giả muốn đi vào phân tích và đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế về pháp luật của hợp đồng hợp tác kinh tế nói chung và trong lĩnh vực đặc thù là dầu khí, góp phần tạo ra một thị trường đầu tư lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng cường hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Từ khóa: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, BCC, đầu tư nước ngoài, hợp đồng dầu khí..

Abstract

Economic co-operation contract is one model of foreign direct investments in Vietnam. It has many advantages, such as easily to carried, short- term investment, recovery profit quickly… Therefore, Vietnam has always promoted this model with many convenient conditions to attract foreign capitals. Recent years, Economic co-operation contract has becoming an efective model in exploration, exploitation of oil and gas, telecommunications, printing and publishing… which brought us noticeable growth in economic. The economic co-operation contract in petrol is one of the most interesting investment fields. This is a valuable natural resource and will be a precious force for the globalizing proces. But, this kind of co-operation investment also has many concern problems in environment, sustainable development and especially in diplomatic, national sovereignty on the sea… We have to pay attention to these problems with relevant policies and legal framework, in order to make a healthy investment environment.

However, Vietnamese legal framework for this type of attractive investment is still ineffective. Some of the provisions on the subjects, contents and disputing settlements were inadequated or overlapped… they cause problems for investing participants. Based on the analysis and comparing the provisions of some articles, the paper mentioned reasons of the limitations and find out specific solutions to improve enforcement of Economic co-operation contract, and especially in petrol co-opeartion contract, to attract more foreign investment and develop national economic.

Key words: Business co-operation contract, foreign investment, gas contract

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

SOLLUTIONS TO IMPROVE OPERATIONAL CAPACITY OF SECURITIES COMPANIES IN THE CONTEXT OF INTEGRATION

TS. Nguyễn Thu Thủy

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 11 năm hình thành và phát triển, đóng góp vào thành công trong quá trình phát triển đó có phần không nhỏ của các công ty chứng khoán (CTCK). Với tư cách là một định chế tài chính trung gian trên thị trường, thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán, các CTCK có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, tiết kiệm chi phí cho các tổ chức phát hành, giúp các cơ quan quản lý thực hiện chức năng giám sát, góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của các CTCK Việt Nam trong những năm qua cho thấy, chất lượng hoạt động của các CTCK vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng và vai trò của mình. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả và những hạn chế trong hoạt động, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lựchoạt động của các CTCK ở nước ta trong những năm tới.

Từ khóa: Chứng khoán,thị trường chứng khoán Việt Nam, hội nhập, giải pháp, năng lựchoạt động

Abstract

Vietnam’s stock market has established and developed for over 11 years and securities companies play an important role in this development. To be considered as an intermediate financial institution, implementation of brokerage, dealing, delivery consent and securities investment advisory, securities companies play an important part in ensuring the security of all investors, saving costs for delivery organization expenses for issuers, helping agencies manage the implementation of supervisory functions, contributing to the healthy development of the stock market. However, based on operation of securities companies during the last years, quality of their opearation has been inadequate. They have not promoted their best abilities. By analyzing, evaluating results and constraints in the operation, in the paper, the author suggests some sollutions to improve operational capacity of securities companies in Vietnam in the years to come.

Key words: Stock, Vietnam’s stock market, intergration, sollutions, operational capacity.

TĂNG CƯỜNG TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

IMPROVING USEFULNESS OF ACCOUNTING INFORMATION IN FINANCIAL REPORTS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION

ThS. Nguyễn Thành Hưng - Vũ Quang Trọng

Trường Đại học Thương Mại



Tóm tắt

Thông tin kế toán luôn là nguồn thông tin quan trọng, khách quan và cần thiết cho việc ra quyết định của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn thông tin này luôn được cung cấp bởi hệ thống báo cáo tài chính định kỳ. Để các thông tin cung cấp có giá trị cho người sử dụng, thông tin kế toán phải đảm bảo tính hữu ích. Qua khảo sát các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều thông tin kế toán được trình bày và công bố chưa thực sự hợp lý, minh bạch và có ích cho người sử dụng. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính được công khai để đề cập đến thực trạng tính hữu ích của thông tin kế toán trên các đặc điểm về tính trung thực, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh,….trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam. Từ đó, dưới góc độ người sử dụng thông tin, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán cung cấp, phục vụ cho việc ra các quyết định trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ khóa: Thông tin kế toán, tính hữu ích, hội nhập.

Abstract

Accounting information has always been an important source of information, objective and necessary for the decision of internal and external of an enterprise. Source of information is provided by the periodic financial reporting system. To provide valuable information to users, accounting information must ensure usefulness. The survey targets on the financial statements of listed companies, we found that the accounting information presented and published is not really fair, transparent and useful for users. This article uses analysis method and synthesis method of secondary data from public financial statement to refer to the status of the usefulness of accounting information on the characteristics of the truthfulness, completeness, timeliness, comparability,…in the current context of Vietnam. It has been proposed some solutions stand the perspective of the user information in order to further improve the usefulness of accounting information provided for the decisions in the context of international economic integration.

Key words: Thông tin kế toán, tính hữu ích, hội nhập.

INFLUENTIAL FACTORS ON VOLUNTARY DISCLOSURE: EVIDENCE FROM VIETNAMESE NON-FINANCIAL LISTED COMPANIES

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN: DẪN CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

TS. Tạ Quang Bình - ThS. Lê Thị Ngọc Quỳnh

Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Khảo sát các báo cáo thường niên của 199 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2009, nghiên cứu có những đóng góp thực tế quan trọng về việc công bố thông tin tự nguyện và quản trị doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam. Trước hết, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa sự tồn tại của các hoạt động kiểm toán nội bộ và mức độ công bố thông tin tự nguyện và kết luận rằng các công ty niêm yết nên gia tăng các hoạt động kiểm toán nội bộ trong quản trị doanh nghiệp, trong khi các nghiên cứu trước đó không chỉ ra mối quan hệ này. Thứ hai, nghiên cứu cũng chứng minh rằng, các biến độc lập về quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, các hoạt động kiểm toán nội bộ và sự tồn tại của lãnh đạo kép (Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị là một người)đều biến động theo chiều hướng tỷ lệ thuận với mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp.Thứ ba, nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ ảnh hưởng khác nhau của các biến độc lập này tới các nhóm thông tin công bố tự nguyện (6 nhóm). Điều đó có nghĩa là, mỗi biến độc lập tồn tại mối quan hệ ý nghĩa với một hoặc một vài nhóm thông tin, mà không với các nhóm khác.

Từ khóa: Báo cáo thường niên, các nhân tố ảnh hưởng, công bố tự nguyện, cấu trúc sở hữu, sở hữu nhà nước, Việt Nam.

Abstract

Investigating annual reports of 199 non-financial listed companies in 2009, the study intends to make practical contributions to the literature on voluntary disclosure and corporate governance in the context of integration in Vietnam. First, this paper indicated a positive relationship between the existence of internal audit committee and level of voluntary disclosure and concluded that Vietnamese listed companies should enhance the existence of internal audit committee in the firms’ management while prior studies did not show any empirical result of this relationship. Second, the research illustrated that, independent variables of firm size, profitability, audit committee and dual leadership, those belong to firms’ characteristics, ownership structure and corporate governance are all positively associated with level of voluntary information practices. Last but not least, the study also reported the different influential levels of such independent variables on all categories of disclosure information. It means that, each independent variable is significantly associated with one or several categories, but not with the others.

Keywords: Annual reports, government ownership, influential factors, ownership structure, Vietnam, voluntary disclosure.

LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CẠNH TRANH VỚI CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ HỘI NHẬP

ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS IN THE COMPETITION WITH FOREIGN BANKS IN THE INTEGRATION PERIOD

ThS. Trần Thị Thu Trang

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Hội nhập là xu thế tất yếu của các nền kinh tế hiện nay. Xu thế này đang dần bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong bối cảnh chung của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn, song cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh này. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính trong lĩnh vực ngân hàng để so sánh năng lựctài chính và chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài trên thị trường Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra những lợi thế cũng như bất lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương quan so sánh với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết cũng xin đề xuất một số giải pháp góp phần giúp các ngân hàng thương mại trong nước có thể cạnh tranh thành công với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong bối cảnh mới của nền kinh tế.

Từ khóa: Ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng nước ngoài, hội nhập, tài chính, kinh tế

Abstract

Significant global integration is a vital trend of all economy. This trend occurs at all aspects of society, including banking sector. Vietnam commercial banks have much more opportunities but face numerous challenges. One of the major challenges now that Vietnamese banks are facing is the competition from foreign banks. Therefore, Vietnam commercial banks must be ready to compete with them. In this article, the author analyzes the advantages and disadvantages of Vietnam commercial banks in comparison to foreign banks in Vietnam. Besides, the author suggests some solutions to help Vietnam commercial banks improve their competitive capacity in the coming time.

Key words: Vietnam commercial banks, foreign banks, integration, finance, economy

THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

CHALLENGES OF INTERNATIONAL INTEGRATION FOR VIETNAM COMMERCIAL BANKS

ThS. Đặng Thị Minh Nguyệt

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế các ngân hàng thương mại sẽ có nhiều cơ hội để phát huy sức mạnh của mình như thị trường, nguồn lực, công nghệ, tâm lý công chúng,…nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức như trình độ nhân lực, quản trị còn yếu kém, tỷ lệ vốn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh chưa cao,… Điều này đặt ra cho Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải nỗ lực và thận trọng trong điều hành hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của mình. Bài viết đề cập tới lộ trình hội nhập của các ngân hàng ở Việt Nam, đưa ra những thách thức, đồng thời đề xuất hệ thống giải pháp nhằm khắc phục khó khăn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng hiện nay.

Từ khoá: hội nhập, hội nhập của các ngân hàng thương mại, thách thức đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, năng lựccạnh tranh của các Ngân hàng thương mại

Abstract

In the context of international economic integration, commercial banks will have more opportunities to promote theirs strength such as market, resources, technology, public psychology, ….but they also have to face with many challenges like low human resource level, weak governance, low capital ratio, backward technology level, poor baking services, low competitiveness etc… These make Vietnam Commercial Banks to put more efforts and be more prudential into theirs business operations as well as theirs development strategies. This article refers to the integration processes of banks in Vietnam, gives challenges, and proposes solutions system aiming to overcome difficulties of Vietnam commercial banks in the further and wider current integration process.

Key words: Intergration, integration of commercial banks, challenges for commetcial banks, competitiveness of commercial banks.

DE L'INTÉGRATION ÉCONOMIQUE À L'INTÉGRATION JURIDIQUE: DES QUESTIONS ENGENDRÉES POUR LE VIETNAM.

TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN HỘI NHẬP PHÁP LÝ : NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

TS. Trần Thị Thu Phương

Trường Đại học Thương mại



Tóm tắt

Dựa trên các khái niệm về hội nhập kinh tế và hội nhập pháp lý, bài viết cho thấy Việt nam đang ở một mức độ hội nhập kinh tế và pháp lý nhất định. Hệ quả là Việt Nam sẽ phải đối diện với các vấn đề kinh tế và pháp lý phát sinh. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả chỉ tập trung vào phân tích các vấn đề pháp lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc áp dụng điều ước quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc nội, khi các điều ước quốc tế này được coi là những công cụ thiết lập nên cơ sở pháp lý cho hội nhập kinh tế mà Việt nam tham gia. Bằng phương pháp phân tích so sánh, bài viết làm sáng rõ những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong lĩnh vực này. Đó là những vấn đề liên quan đến hệ thống tư pháp, đến cơ chế áp dụng điều ước quốc tế, đặc biệt là cơ chế áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế vào hệ thống nội luật. Cụ thể, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cùng với chất lượng của thẩm phán Việt Nam hiện nay và sự thiếu rõ ràng về tiêu chí đánh giá việc áp dụng trực tiếp một điều ước quốc tế trong hệ thống nội luật, về cơ quan có thẩm quyền đánh giá vấn đề này chính là những khó khăn mà Việt Nam gặp phải. Qua so sánh hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới, trong đó có Pháp, tác giả đưa ra hai nhóm kiến nghị chính nhằm hoàn thiện các vấn đề pháp lý này. Nhóm thứ nhất liên quan đến cơ chế áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc nội. Hai giải pháp được nêu ra là mở rộng nguồn đào tạo thẩm phán và nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán Việt Nam hiện nay. Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào làm rõ các tiêu chí đánh giá một điều ước quốc tế có thể được áp dụng trực tiếp trong hệ thống nội luật và đề xuất cơ quan có thẩm quyền đánh giá những tiêu chí đó.

Từ khóa: Hội nhập kinh tế, hội nhập pháp lý, cơ chế áp dụng điều ước quốc tế, áp dụng trực tiếp, pháp luật Việt Nam.

Résumé

En fondant sur les notions de l’intégration économique et l’intégration juridique, cet article a montré que le Vietnam se trouve actuellement dans un certain niveau d’intégration économique et juridique. Par conséquent, il doit faire face à des problèmes économiques et juridiques engendrés de cet état. Dans le cadre de cet article, l’auteur ne se concentre à analyser que des problèmes juridiques, surtout les problèmes relatifs à l’application des traités internationaux dans l’ordre juridique interne dans la mesure où ces traités sont considérés comme des instruments pour établir l’infrastructure juridique de l’intégration économique dont le Vietnam fait partie. En utilisant la méthode d'analyse comparative, cet article éclaire des difficultés que le Vietnam rencontre en cette matière. Ce sont des difficultés concernant les juridictions vietnamiennes, le mécanisme d’appréciation de l’application directe d’un traité. Concrètement, l’insuffisance de ressource humaine dans les tribunaux vietnamiens aussi que la qualité actuelle des juges et la manque de clarté sur les éléments d’appréciation d’une application directe des traités aussi que l’organe compétent d’en apprécier font ces dificultés. En comparaison des systèmes juridiques de certains pays, dont la France, l’auteur propose deux grands groupes de solutions pour résoudre ces problèmes. Le premier groupe concerne le mécanisme d’application directe des traités dans l’ordre juridique interne. Deux propositions présentées ici sont l’élargissement des sources pour la formations de juges et l’augmentation de la qualité des juges vietnamiens. Le second groupe consiste à proposer clairement des éléments d’appréciation d’une application directe d’un traité et l’organe compétent d’en apprécier.

Mots- clés: Intégration économique, intégration juridique, mécanisme d'application des traités internationaux, effet direct, droit vietnamien.
MỤC LỤC


QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GÓP PHẦN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 7

MANAGING RURAL TOURISM DEVELOPMENT IN ORDER TO MAKE CONTRIBUTION TO FAMINE ELIMINATION AND POVERTY REDUCTION 7

PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn 7

Trường Đại học Thương mại 7

ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TẠI ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ - TIẾP CẬN TỪ GÓC NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 8

EVALUATING THE STATE’S MANAGEMENT OF COMMERCE IN DANANG IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION – APPROACH FROM COMMERCIAL ENTERPRISES’ PERSPECTIVE 8

TS. Phùng Tấn Viết – UBND Thành phố Đà Nẵng 8

ThS. Trần Thị Hòa – Trường Cao đẳng Thương mại 8

TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 9

STATE-OWNED CORPORATIONS IN THE WORLD AND MANAGEMENT ORGANIZATION OF ECONOMIC CORPORATIONS IN VIETNAM 9

PGS.TS Phạm Thị Tuệ 9

Trường Đại học Thương mại 9

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 10

SUSTAINABLE ECONOMY DEVELOPMENT OF DAN NANG CITY IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION 10

ThS. Nguyễn Bá Hiền 10

ThS. Trần Thị Hòa 10

Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng 10

KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ TƯƠNG QUAN GIỮA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN , CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG 11

ACCREDITING THE CORRELATION BETWEEN INFORMATION TECHNOLOGY, E-GOVERNMENT AND NATIONAL – REGIONAL COMPETITIVENESS 11

PGS.TS Nguyễn Văn Minh 12

Trường Đại học Thương mại 12

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 12

IMPROVING THE STATE’S MANAGEMENT OF ENTERPRISE LABOR RELATIONS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION 12

TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn 12

Trường Đại học Thương mại 12

PREFERENTIAL LOANS INTEREST INCOME CONSIDERATIONS MEASURE IN INTERNATIONAL CAPITAL BUDGET 13

THU NHẬP TỪ VỐN VAY ƯU ĐÃI: CÁC CÂN NHẮC VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 13

ZHANG Hongyun 13

GuangXi University of Finance and Economics, NanNing 13

INTERNATIONAL NETWORKS : THE ISSUE OF GLOBAL SOVEREIGNTY 14

MẠNG TOÀN CẦU: VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN TOÀN CẦU 14

Dr COLLIN Paul Marc 14

Associate Professor MAGELLAN 14

IAE de Lyon-France 14

GOUVERNANCE ET PERFORMANCE DES JOINT-VENTURES INTERNATIONALES IMPLANTÉES DANS UN PAYS EN VOIE DE DÉVELOPPEMENT COMME LE VIÊTNAM : REVUE DE LITTÉRATURE ET PROPOSITION D’UN MODÈLE CONCEPTUEL 16

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM – MỘT NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÁI NIỆM 16

Dr. LÊ Philippe, Grenoble Ecole de Management, France 16

TRAN Anh Dung, Université de la Méditerranée, 16

Faculté des Sciences Economiques et de Gestion, France 16

THE EFFECT OF EXCHANGE RATE VOLATILITY ON EXPORTS IN EMERGING EAST ASIAN MARKETS 17

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐÔNG Á MỚI NỔI 17

ThS. Đinh Thị Phương Anh 17

Đại học Southampton 17

STUDY ON THE DEVELOPMENTAL MODE SELECTION IN REALIZING THE INTEGRATION OF DOMESTIC AND FOREIGN TRADE UNDER NEW SITUATION 18

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHẰM HỢP NHẤT NỘI VÀ NGOẠI THƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 18

Zhang Jiangzhong - GuangXi University of Finance and Economics, NanNing 18

Guangxi Univrsity of Finance and Economics, Management Science and Engineering School, Nanning 18

RESEARCH ON THE DEVELOPMENT MODE AND PATH OF DEVELOPMENT FINANCE SUPPORTING THE VENTURE CAPITAL INDUSTRY - TAKING GUANGXI BEIBU GULF ECONOMIC ZONE AS AN EXAMPLE 19

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO CÔNG NGHIỆP ĐẦU TƯ MẠO HIỂM – VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI KHU KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ QUẢNG TÂY 19

Liu Jinlin,Huang Gang ,Wang Chunmin 19

GuangXi University of Finance and Economics, NanNing 19

L’INTÉGRATION ÉCONOMIQUE DU VIÊTNAM : OPPORTUNITÉS ET DÉFIS 20

HỘI NHẬP KINH TẾ Ở VIỆT NAM : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 20

Jean Philippe Pireaux 20

Université du Sud Toulon Var 20

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊNG BANG NGA: TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI 20

TRADE RELATIONS BETWEEN VIETNAM AND RUSSIA: POTENTIALS AND OPPORTUNITIES 20

TS. Nguyễn Thanh Hải 20

Trường Đại học Thương mại 20

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 21

INCREASING COMPETITIVE CAPACITIES OF VIETNAM’S COFFEE EXPORTED TO THE UNITED STATES OF AMERICA 21

ThS. Nguyễn Thu Quỳnh 21

Trường Đại học Thương mại 21

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU GIA NHẬP WTO 22

DEVELOPING PROCESSING INDUSTRY IN ORDER TO INCREASE THE QUALITY OF VIETNAM’S EXPORTING AGRICULTURAL PRODUCTS AFTER JOINING WTO 22

PGS.TS Phạm Văn Dũng 22

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 22

ThS. Vũ Văn Hùng 22

Trường Đại học Thương mại 22

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN 22

THỰC PHẨM TRONG CHUỖI CUNG CẤP THỰC PHẨM 22

CỦA CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 22

SOLUTIONS TO ENSURE QUALITY, HYGIENE AND SAFETY OF FOODSTUFFS IN FOOD SUPPLY CHAIN OF SUPERMARKETS IN HANOI 23

ThS. Trần Thị Thanh Mai 23

Trường Đại học Thương mại 23

NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH VÀ HIỆU QUẢ 23

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BẰNG VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 23

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CHỈ SỐ NGÂN SÁCH MỞ (OBI) 23

ENHANCING THE TRANSPARENCY AND EFFICIENCY IN VIETNAMESE STATE BUDGET 23

ThS. Phạm Quang Huy 23

Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh 23

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM SAU 5 NĂM HỘI NHẬP WTO: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 24

FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM AFTER FIVE YEARS JOINING THE WORLD TRADE ORGANIZATION: CURRENT SITUATION AND MEASURES 24

ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền 24

Trường Đại học Thương mại 24

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 25

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 25

OFFSHORE INVESTMENT OF VIETNAM 25

IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION: 25

PROBLEMS AND SOLUTIONS 25

Phạm Thị Ngọc Liên 25

Trường Cao Đẳng Thương Mại 25

Đinh Đức Hiền 25

Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng 25

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP SANG CÁC NƯỚC CHÂU PHI – HƯỚNG ĐI MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 26

DIRECT INVESTMENT IN AFRICAN COUNTRIES – NEW 26

DIRECTION FOR VIETNAMESE ENTERPRISES 26

CN. Trần Kim Anh 26

CN. Nguyễn Thị Quỳnh Hương 26

Trường Đại học Thương mại 26

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 27

CÁC NGÀNH DỊCH VỤ: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 27

ATTRACTING AND USING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN COMPLIANCE WITH SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF SERVICE INDUSTRY: VIEWS AND MEASURES 27

PGS.TS. Hà Văn Hội 27

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội 27

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 28

PROMOTION OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM: CURRENT PRACTICE AND SOLUTIONS 28

ThS. Nguyễn Thị Lệ 28

Trường Đại học Thương mại 28

AN ANALYSIS OF THE FINANCIAL SUPERVISION SYSTEM OF VIETNAMESE BANKS 30

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 30

TS.Nguyễn Chí Đức 30

Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh 30

LA CRISE DE L’HUILE DE PALME EN ASIE DU SUD-EST L’ENGAGEMENT DES CONSOMMATEURS RESPONSABLES SUR LES RESEAUX SOCIAUX DANS LA GUERRE INTERNET NESTLE/GREENPEACE 30

KHỦNG HOẢNG DẦU CỌ TẠI ĐÔNG NAM Á - SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TRONG CUỘC CHIẾN INTERNET GIỮA NESTLE VÀ TỔ CHỨC HÒA BÌNH XANH (GREENPEACE) 31

Daphné Duvernay 31

Maître de conférences 31

Université du Sud Toulon Var, France 31

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 32

PROBLEMS AND SOLUTIONS: ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION 32

Trần Thị Tuyết 32

Trường Cao Đẳng Thương mại 32

Trần Thị Lê Na, Phan Thị Mến 32

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng 32

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN SAU BA NĂM THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN 33

VIETNAM SEAFOOD EXPORTS TO JAPAN AFTER THREE YEARS OF IMPLEMENTING VIETNAM- JAPAN ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT 33

ThS. Dương Hoàng Anh 33

Trường Đại học Thương mại 33

NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CHÈ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY 33

IDENTIFYING AND ANALYZING CHALLENGES OF TEA INDUSTRY IN THE CURRENT INTEGRATION CONTEXT 33

ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh 34

ThS. Nguyễn Minh Quang 34

Trường Đại học Thương mại 34

PHÁT TRIỂN NHU CẦU DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VIỆT NAM SAU THÀNH LẬP TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 34

DEVELOPING BUSINESS SUPPORT SERVICES FOR SMALL ENTERPRISES IN THE POST-ESTABLISHED PHASE IN VIETNAM IN THE CURRENT CONTEXT 34

ThS. Nguyễn Thị Liên 34

Trường Đại học Thương mại 34

KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 35

CHALLENGES, SOLUTIONS TO DEVELOP VIETNAM SEAFOOD SECTOR 35

NCS. Phạm Minh Đạt 35

Trường Đại học Thương mại 35

NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 36

IMPROVING VIETNAMESE ENTERPRISES’ AWARENESS OF PROTECTING THE ENVIRONMENT IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION CONTEXT 36

ThS. Võ Thị Mỹ Hương 36

Trường Đại học Huế 36

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NHẰM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DA GIẦY SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 37

TRADE POLICY TO SUPPORT LEATHER AND FOOTWEAR FIRMS IN EXPORTING TO THE EU MARKET IN INTEGRATION PERIOD 37

ThS. Vũ Ngọc Tú 37

ThS. Nguyễn Quang Huy 37

Trường Đại học Thương mại 37

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ TẠI VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 38

DEVEOPING DIGITAL CONTENT INDUSTRY IN VIETNAM – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES 38

CN.Vũ Thị Thúy Hằng 38

Trường Đại học Thương mại 38

BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC DỰ BÁO TRONG THỜI KỲ TỚI 39

FLUCTUATIONS OF LABOR AND JOBS IN VIETNAM AFTER FIVE YEARS JOINING WTO – PREDICTION IN THE COMING TIME 39

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng 39

ThS. Vũ Ngọc Tú 39

Trường Đại học Thương mại 39

Abstract 39

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 40

THE GOVERNMENT’S MANAGEMENT POLICIES OF GOLD MARKET IN THE INTEGRATION PERIOD 40

ThS.Nguyễn Thanh Huyền 40

Trường Đại học Thương Mại 40

CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA THÁI LAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI WTO VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 40

POLICIES OF THAILAND’S CONSUMPTION OF AGRICULTURAL PRODUCTS IN THE PROCESS OF IMPLEMENTING WTO’S COMMITMENTS – LESSONS FOR VIETNAM 40

ThS. Vũ Văn Hùng 40

Trường Đại học Thương mại 40

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 41

EVALUATING CURRENT SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM IN THE PRESENT CONTEXT 41

ThS. Nguyễn Bá Hiền 41

ThS. Trần Thị Hòa 41

Trường Cao đẳng Thương mại 41

ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN QUỐC TẾ ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 42

THE IMPACT OF INTERNATIONAL MIGRATION ON VIETNAM HOUSEHOLDS’ INCOME AND CONSUMPTION 42

ThS. Đào Thế Sơn 42

Trường Đại học Thương mại 42

IMPACTS OF ASEAN FREE TRADE AGREEMENT ON VIETNAM ECONOMY 44

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 44

ThS. Lê Thị Ngọc Quỳnh 44

ThS. Tạ Quang Bình 44

Trường Đại học Thương mại 44

HÀI HÒA TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỚI QUỐC TẾ TRONG XU THẾ HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ 45

HORMONIZATION OF VIETNAM’S STANDARDS AND THE WORLD’S IN THE ECONOMIC INTEGRATION TREND 45

PGS.TS Đỗ Thị Ngọc 45

Trường Đại học Thương mại 45

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 46

EXPORT ACTIVITIES OF VIETNAM IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION AND CLIMATE CHANGE 46

ThS. Nguyễn Quốc Tiến 46

Trường Đại học Thương mại 46

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG MẶT HÀNG SỮA NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 47

SOME SOLLUTIONS TO IMPROVE THE STATE’ S MANAGEMENT AND ORGANIZATION STRUCTURE OF IMPORTED DAIRY PRODUCTS IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION 47

ThS.Nguyễn Minh Quang – ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh 47

Trường Đại học Thương mại 47

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 47

SOME CURRENT ISSUES OF DEVELOPING E-COMMERCE IN VIETNAM 47

ThS. Chử Bá Quyết 47

Trường Đại học Thương mại 47

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 48

ANALYZING FACTORS AFFECTING ON VIETNAM’S TRADE BALANCE 48

CN. Cao Tiến Dũng - Công ty THHH Tư Vấn Sóng Xanh 48

Ths. Hồ Thúy Ái – Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM 48

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 49

SUSTAINABLE COMMERCIAL DEVELOPMENT IN THE INTEGRATION PERIOD 49

ThS. Trần Việt Thảo 49

Trường Đại học Thương mại 49

QUAN ĐIỂM BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG(TPP) 50

PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS OF VIETNAM IN THE TRANS-PACIFIC STRATEGIC ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT (TPP) 50

ThS.Phùng Bích Ngọc 50

Trường Đại học Thương mại 50

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÀI HỌC CHO ĐÀ NẴNG 51

INTERNATIONAL EXPERIENCES OF USING ECONOMIC TOOLS IN MANAGING SOLID WASTE – LESSONS FOR DANANG 51

ThS. Nguyễn Nguyệt Nga 51

TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 52

IMPACTS OF TRADE OPENESS ON ECONOMIC DEVELOPMENT IN VIETNAM 52

ThS.Vũ Thị Thu Hương 52

Trường Đại học Thương mại 52

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 52

IMPACTS OF JOINING WTO ON VIETNAM’S EXPORTS 52

ThS Nguyễn Thùy Dương 52

Trường Đại học Thương mại 53

VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ ĐỐI VỚI SỨC CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 53

ROLES OF INSTITUTIONS IN IMPROVING MARKET COMPETITIVENESS OF VIETNAM IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION 53

ThS. Hoàng Thị Thanh Hằng 53

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM 53

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI 54

VIETNAM’S EXPORT ACTIVITIES AFTER THE CRISIS: CHALLENGES AND OPPORTUNITIES 54

CN. Đặng Thị Thanh Bình 54

Trường Đại học Thương mại 54

IFRS ADOPTION AND FINANCIAL STATEMENT READABILITY: KOREAN EVIDENCE 55

ÁP DỤNG IFRS VÀ TÍNH RÕ RÀNG CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ÁP DỤNG TẠI HÀN QUỐC 55

MIN-HO JANG* and JOON-HWA RHO* 55

Chungnam National University, Korea 55

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 59

DEVELOPING ACCOUNTING – AUDITING SERVICE IN VIETNAM IN THE PROCESS OF INTERNATIONAL INTEGRATION 59

PGS.TS. Đỗ Minh Thành 59

Trường Đại học Thương mại 59

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 59

DEVELOPING PAYMENT CARD SERVICE OF VIETNAM’S COMMERCIAL BANKS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION 59

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên 59

Trường Đại học Thương mại 59

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 60

ANTI-UNFAIR COMPETITION IN BANKING ACTIVITIES OF COMMERCIAL BANKS IN THE CONTEXT OF EXPANDING VIETNAM’S BANKING SERVICES 60

ThS. Viên Thế Giang 60

Trường Đại học Huế 60

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN Ở CÁC TỈNH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 61

SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE TOURISM IN SOUTH CENTRAL COAST OF VIETNAM 61

TS. Phạm Xuân Hậu 61

Trường Đại học Thương mại 61

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN HNX 62

STUDYING FACTORS AFFECTING ON STOCK PRICE OF HANOI STOCK EXCHANGE 62

TS. Vũ Mạnh Chiến, 62

Trường Đại học Thương mại 62

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 63

DEVELOPING ACCOUNTING SERVICE IN VIETNAM TO MEET DEMANDS OF INTERNATIONAL INTEGRATION 63

PGS,TS. Trần Thị Hồng Mai - CN. Nguyễn Quỳnh Trang 63

Trường Đại học Thương mại 63

PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK 64

DEVELOPING BRAND ASSOCIATION OF VIETNAM BANK FOR AGRUCULTURE AND RURAL DEVELOPMENT 64

ThS Tống Phước Phong - Trường Cao đẳng thương mại Đà nẵng 64

ThS Phạm Quang Sỹ - Ủy ban giám sát tài chính quốc gia 64

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN HẠ LONG THÀNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐẠT TẦM CỠ QUỐC TẾ 65

IMPROVING HUMAN RESOURCES IN TOURISM TO DEVELOP HA LONG BAY TO BE AN INTERNATIONAL TOURISM DESTINATION 65

TS. Nguyễn Thị Tú 65

Trường Đại học Thương mại 65

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM 66

IMPROVING CAPICITIES OF ATTRACTING FDI INTO VIETNAM’S RURAL AND AGRICULTURAL AREAS 66

TS. Phạm Hồng Mạnh 66

Trường Đại học Nha Trang 66

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHẢP 67

THE STATE’S MANAGEMENT OF TOURISM IN PHU QUOC ISLAND – CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS 67

TS. Nguyễn Viết Thái 67

Trường Đại học Thương mại 67

LIÊN KẾT TRONG KINH DOANH DU LỊCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 68

LINKAGES IN TOURISM BUSINESS: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS 68

CN. Đỗ Minh Phượng 68

Trường Đại học Thương mại 68

KHÁCH SẠN NHẬN NHƯỢNG QUYỀN Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 69

FRANCHISE HOTELS IN VIETNAM – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES 69

CN. Đỗ Thị Thu Huyền 69

Trường Đại học Thương mại 69

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BỀN VỮNG 70

SOLLUTIONS TO IMPROVE SUSTAINABLE COMPETITIVENESS OF DANANG TOURISM IN THE INTEGRATION CONTEXT 70

TS. Nguyễn Hoàng -Th.s Dương Thị Hồng Nhung 70

Trường Đại học Thương Mại 70

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC) TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71

IMPROVING ENFORCEMENT OF BUSINESS CO-OPERATION CONTRACT IN THE FIELD OF GAS IN VIETNAM 71

Trần Ngọc Diệp – Trường Đại học Thương mại 71

ThS Vũ Thu Trang - Viện Khoa học bảo hiểm xã hội 71

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 72

SOLLUTIONS TO IMPROVE OPERATIONAL CAPACITY OF SECURITIES COMPANIES IN THE CONTEXT OF INTEGRATION 73

TS. Nguyễn Thu Thủy 73

Trường Đại học Thương Mại 73

TĂNG CƯỜNG TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP 73

IMPROVING USEFULNESS OF ACCOUNTING INFORMATION IN FINANCIAL REPORTS IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION 73

ThS. Nguyễn Thành Hưng - Vũ Quang Trọng 73

Trường Đại học Thương Mại 74

INFLUENTIAL FACTORS ON VOLUNTARY DISCLOSURE: EVIDENCE FROM VIETNAMESE NON-FINANCIAL LISTED COMPANIES 74

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN: DẪN CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 74

TS. Tạ Quang Bình - ThS. Lê Thị Ngọc Quỳnh 74

Trường Đại học Thương mại 74

LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CẠNH TRANH VỚI CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ HỘI NHẬP 75

ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS IN THE COMPETITION WITH FOREIGN BANKS IN THE INTEGRATION PERIOD 75

ThS. Trần Thị Thu Trang 75

Trường Đại học Thương mại 75

THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 76

CHALLENGES OF INTERNATIONAL INTEGRATION FOR VIETNAM COMMERCIAL BANKS 76

ThS. Đặng Thị Minh Nguyệt 76

Trường Đại học Thương mại 76

DE L'INTÉGRATION ÉCONOMIQUE À L'INTÉGRATION JURIDIQUE: DES QUESTIONS ENGENDRÉES POUR LE VIETNAM. 77

TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN HỘI NHẬP PHÁP LÝ : NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 77

TS. Trần Thị Thu Phương 77

Trường Đại học Thương mại 77


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

HỘI NHẬP : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC - TẬP 2

Chịu trách nhiệm xuất bản
Trần Hữu Thực

BAN BIÊN TẬP
GS. TS. Đinh Văn Sơn, ThS. Nguyễn Bá Hiền, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn, PGS. TS. Đỗ Minh Thành, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, ThS. Nguyễn Tiền Tiến, ThS. Đinh Văn Tuyên, TS. Vũ Mạnh Chiến, TS. Nguyễn Viết Thái, PGS. TS. Phạm Thị Tuệ, PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, PGS.TS. Bùi Hữu Đức, PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy, TS. Phạm Xuân Hậu, PGS.TS. Phan Thị Thu Hoài, PGS.TS. Nguyễn Quang Hùng, PGS.TS. Doãn Kế Bôn, PGS.TS. Hà Văn Sự, PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, PGS.TS. Đàm Gia Mạnh, PGS. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, PGS.TS. Phạm Công Đoàn, ThS. Trần Thanh Diễm, ThS. Nguyễn Minh Trang, ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Thị Mai Thanh, Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, Đinh Thị Việt Hà, ThS.Nguyễn Mạnh Hùng, ThS.Nguyễn Tri Vũ.


Thiết kế bìa
Bùi Dũng Thắng

In 150 cuốn khổ 20,5 x 29 cm tại Công ty TNHH đầu tư và thương mại Trà My

Số đăng ký kế hoạch xuất bản 114 - 2012/CXB/171.2 - 01/TK

In xong và nộp lưu chiểu tháng 12 năm 2012





1 Adresse de correspondance : Dr. Philippe LÊ – Grenoble Ecole de Management – 12, rue Pierre Sémard BP 127 38003 Grenoble Cedex 01. philippe.le@grenoble-em.com


Каталог: adminaspx -> filesupload
filesupload -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
filesupload -> QuyếT ĐỊnh về việc kỷ luật đối với sinh viên
filesupload -> TRƯỜng đẠi học thưƠng mại cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
filesupload -> Hội nghị giữa nhiệm kỳ Công đoàn trường Đại học Thương mại
filesupload -> Danh bạ ĐIỆn thoại nội bộ Trường Đại Học Thương mại
filesupload -> Liste des hotels a da nang
filesupload -> Eiffel hotel Thuy Linh Company Limited
filesupload -> Khách sạn eiffel công Ty tnhh thùy Linh
filesupload -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trư­Ờng đẠi học th­ƯƠng mạI
filesupload -> TRƯỜng đẠi học thưƠng mạI

tải về 9.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương