Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học nha trang khoa công nghệ thực phẩM


Hình 3.7. Sự biến đổi hàm lượng flavonoid của tỏi theo thời gian lên men



tải về 4.4 Mb.
Chế độ xem pdf
trang56/62
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích4.4 Mb.
#50915
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   62
[123doc] - nghien-cuu-su-bien-doi-thanh-phan-hoa-ly-cua-toi-allium-sativum-phan-rang-theo-thoi-gian-len-men

Hình 3.7. Sự biến đổi hàm lượng flavonoid của tỏi theo thời gian lên men 

Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng flavonoid  

của tỏi (p < 0,05)

 

Kết quả thu được cho thấy hàm lượng flavonoid theo thời gien lên men có xu 

hướng tăng dần đều. Tuy nhiên, flovonoid tăng tương đối nhanh từ ngày 0 đến ngày 

11 của quá trình lên men, sau đó tăng nhẹ vào những ngày còn lại của quá trình lên 

men.  Từ  ngày  0  đến  ngày  11  của  quá  trình  lên  men,  hàm  lượng  flavonoid  tăng  

nhanh trong thời gian lên men là do nhiệt độ ảnh hưởng đến số lượng và sự sắp xếp 

của các nhóm hydroxyl, xảy ra nhiều nhất khi chứa dihydroxylation ở vị trí 3’ và 4’, 

đồng thời khi ở nhiệt độ cao rau, củ thường xảy ra sự biến đổi các hoạt động sinh 

học cao hơn vì những thay đổi hóa học khác nhau trong quá trình xử lý nhiệt, khi 

lên men ở nhiệt độ cao cấu trúc cellulose của tế bào thực vật bị phá vỡ nên tạo điều 

kiện giải phóng các hợp chất flavonoid. Đồng thời, khi ở nhiệt độ cao có thể ức chế 

enzyme ôxy hóa liên quan đến các chất chống ôxy hóa như polyphenol, flavonoid… 

nên làm cho hàm lượng flavonoid tăng cao [17]. Thời gian còn lại của quá trình lên 

men sự thay đổi về điều kiện lên men (nhiệt độ, độ ẩm tương đối  giảm), các biến 

0

5

10



15

20

25



0

1

3



5

7

9



11

13

H



àm

 l

ư



ng

 f



la

va

noi



(m



R

E

/g



)

Thời gian lên men (ngày)










47 

 

 



 

 

đổi trong quá trình lên men (pH, acid tổng…) làm cho hợp chất flovonoid phân giải 



ít nên hàm lượng flavonoid tăng nhẹ từ ngày 11 đến ngày 13.  

Kết quả thu được tương tự với kết quả đã được công bố bởi một số nhà khoa 

học trước đó. Kim và cộng sự [17] đã chỉ ra rằng, nhiệt độ trong quá trình lên men 

có  ảnh  hưởng  đến  thành  phần  acid  phenolic  và  flavonoid,  hàm  lượng  phenolic 

(TPC) và tổng hàm lượng flavonoid (TFC) của tỏi khi chịu các điều kiện xử lí nhiệt 

khác nhau đều cao hơn so với tỏi tươi. Các  flavonoid của tỏi chịu các bước xử lý 

nhiệt  khác  nhau  có  ý  nghĩa  (p  <  0,05)  cao  hơn  so  với  tỏi  tươi.  Các  TFC  đã  tăng 

khoảng 1,1-1,5 lần trong tỏi đen so với tỏi tươi. Cũng theo nghiên cứu của Choi và 

cộng  sự  [14],  nhiệt  độ  lên  men  có  ảnh  hưởng  lớn  đến  hàm  lượng  flavonoid, 

flavonoid phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian lên men, sự tăng hay giảm flavonoid 

trong sản phẩm thực phẩm ít nhiều phụ thuộc vào điều kiện chế biến. Hàm lượng 

flavonoid của tỏi đen (5,38 mg RE/g đến 16,26 mg RE/g) cao hơn đáng kể so với 

tỏi nguyên liệu (3,22 mg RE/g), tăng lên đáng kể đến ngày thứ 21 của quá trình lên 

men sau đó tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian còn lại của quá trình lên men. 

  Qua  kết  quả  nghiên  cứu  đồng  thời  kết  hợp  với  các  kết  quả  nghiên  cứu  trước 

đây, đã cho thấy được rằng: hàm lượng flavonoid trong tỏi đen cao hơn nhiều 

so với tỏi sống, điều này cũng cho phép dự đoán rằng dịch chiết từ tỏi đen có 

hoạt tính chống ôxy hóa mạnh. Tuy nhiên, sự tăng cao hàm lượng flavonoid là 

do sự khác nhau về nhiệt độ lên men, dẫn đến sự biến đổi khác nhau cho mỗi 

quy trình lên men

 

 




48 

 

 



 

 


tải về 4.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương