BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh kỷ YẾu hội thảo khoa học thờI ĐIỂm giao kếT


Qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 chưa cụ thể và còn gây nhiều tranh cãi



tải về 0.64 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.64 Mb.
#5768
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.2. Qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 chưa cụ thể và còn gây nhiều tranh cãi

3.1.2. Bộ luật Dân sự 2005 chưa dự liệu hết các thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng

Theo qui định tại Điều 405, thì “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Theo tinh thần của điều luật thì chỉ những “hợp đồng được giao kết hợp pháp” mới có hiệu lực. Còn những hợp đồng chưa được giao kết hợp pháp, thì nội dung điều luật chưa thể hiện là có hiệu lực hay không. Bởi vậy, ở đây có hai vấn đề cần phải được làm rõ: thế nào là “hợp đồng hợp pháp”, và nếu hợp đồng không hợp pháp thì có hậu quả pháp lý gì.

Khái niệm “hợp đồng hợp pháp” tuy chưa được nhà làm luật qui định rõ ràng, nhưng có thể giải thích được, vì “có thể áp dụng Điều 122 (BLDS 2005)”.63 Theo đó, “hợp đồng hợp pháp” là hợp đồng được xác lập tuân thủ các điều kiện được qui định tại Điều 122 BLDS 2005. Nếu pháp luật chuyên ngành có qui định các điều kiện đặc thù cho các hợp đồng chuyên biệt, thì hợp đồng chỉ được coi là giao kết hợp pháp nếu đáp ứng đồng thời điều kiện có hiệu lực theo qui định của luật chung và luật chuyên ngành. Trên thực tế, nhiều khi người ta chỉ quan tâm tới luật chuyên ngành mà không lưu ý qui định chung, hoặc ngược lại, chỉ chú ý tới điều kiện chung của hợp đồng mà không quan tâm tới qui định của luật chuyên ngành. Vì thế, đã có quan điểm cho rằng áp dụng pháp luật như vậy là máy móc, phiến diện và sẽ dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực do áp dụng pháp luật thiếu chính xác.64 Bởi vậy, qui định về thời điểm có hiệu lực của “hợp đồng hợp pháp” rất cần được xem xét thận trọng trong thực tiễn áp dụng BLDS và pháp luật chuyên ngành.

Vấn đề còn lại là khi hợp đồng không được “giao kết hợp pháp” có hậu quả pháp lý như thế nào, thì nội dung Điều 405 chưa qui định rõ. Để giải quyết vấn đề này, cần vận dụng qui định tại Điều 122 và Điều 127 BLDS 2005: giao dịch dân sự không hợp pháp thì vô hiệu. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, nên hợp đồng không hợp pháp thì cũng bị vô hiệu.65 Về phương diện lý luận, hợp đồng vô hiệu được các luật gia chia làm hai loại là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối. Hợp đồng vô hiệu tương đối thì tùy trường hợp có thể vô hiệu hoặc cũng có thể có hiệu lực.66 Ví dụ: hợp đồng được thiết lập vi phạm sự tự nguyện (trừ giả tạo), hợp đồng được xác lập bởi người chưa đủ năng lực hành vi dân sự (theo qui định với loại giao dịch dân sự tương ứng) mà không có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp là những trường hợp vô hiệu tương đối. Vậy, đối với các hợp đồng vô hiệu tương đối, mặc dù các bên có tranh chấp, nhưng hợp đồng vẫn được tòa án công nhận, thì vấn đề xác định thời điểm có hiệu lực của nó là như thế nào (?). Đây là vấn đề chưa được BLDS 2005 dự liệu. Sau đây là các trường hợp cụ thể:



(1) Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định. Theo qui định hiện hành thì hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu pháp luật có qui định, và khi hợp đồng vi phạm hình thức thì có thể bị vô hiệu hoặc không có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.67 Theo đó, nếu pháp luật có qui định hợp đồng phải tuân theo hình thức bắt buộc, đồng thời cũng qui định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó là thời điểm hợp đồng được thực hiện đúng hình thức luật định, thì hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được lập đúng hình thức. Ví dụ: hợp đồng mua bán nhà giữa tư nhân với nhau “phải được lập bằng văn bản công chứng hoặc chứng thực”68 và có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực;69 hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất “phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo qui định của pháp luật70 và “có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”, tức “có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký71 tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.72 Đây là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó là do pháp luật qui định, nếu các bên không có thỏa thuận khác.73 Bởi vậy, nếu hợp đồng loại này chưa được lập đúng hình thức, thì phải được coi là chưa có hiệu pháp luật. Trong trường hợp này, các bên phải yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết để ra quyết định buộc các bên thực hiện đúng hình thức, thủ tục luật định trong một thời hạn; nếu quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu.74

Vấn đề đặt ra là, nếu hợp đồng vi phạm hình thức mà được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc thực hiện đúng hình thức, thủ tục luật định, như ra phòng công chứng để làm lại hợp đồng, thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là lúc nào(?). Đây là vấn đề hiện còn gây nhiều tranh cãi. Khi bàn về vấn đề hợp đồng không tuân thủ hình thức, có nhiều ý kiến cho rằng pháp luật chưa xác định rõ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bị vi phạm hình thức75 và kiến nghị “cần quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp hình thức hợp đồng được khắc phục”.76 Thật vậy, pháp luật hiện hành chưa giải quyết triệt để vấn đề này. Các nhà bình luận thì cho rằng, về nguyên tắc, hợp đồng được giao kết thì có hiệu lực, không phụ thuộc vào thời điểm công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép.77 Các nhà bình luận xem hiệu lực của hợp đồng từ thời điểm giao kết đến khi hợp đồng được công chứng, chứng thực theo thủ tục luật định là hợp đồng có hiệu lực “treo”, và việc công chứng, chứng thực chỉ là thủ tục xác nhận hợp đồng có hiệu từ khi giao kết chứ không có ý nghĩa quyết định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy vậy, quan điểm cá nhân tôi cho rằng, cách giải thích này có phần chưa chính xác, nhất là đối với các hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó đã được pháp luật qui định minh thị. Ví dụ: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu… Hơn nữa, pháp luật công chứng chỉ qui định văn bản công chứng có hiệu lực từ thời điểm văn bản đó được công chứng và đóng dấu của tổ chức công chứng, chứ không có qui định “hiệu lực hồi tố” của các văn bản này. Thêm vào đó, ngày các bên xác lập hợp đồng chính thức là ngày hợp đồng được lập lại theo đúng thủ tục công chứng, chứ không phải là thời điểm giao kết. Về lô gích pháp lý mà nói, hợp đồng thiếu hình thức trong trường hợp này phải được xem là hợp đồng chưa có hiệu lực, vì các bên chưa đi đến sự quyết định cuối cùng để xác lập hợp đồng, nhưng vì hợp đồng đã được giao kết, nên có thể xem đây là quan hệ tiền hợp đồng.78 Theo đó, hợp đồng tuy chưa có hiệu lực ràng buộc các bên, nhưng các bên có những nghĩa vụ pháp định vì đã tự nguyện xác lập các cam kết đơn phương bằng việc đưa ra đề nghị hoặc chấp nhận giao kết hợp đồng.

Vấn đề này cũng được ngành tòa án giải thích và hướng dẫn áp dụng trong hoạt động xét xử bằng hai văn bản khác nhau cho hai loai hợp đồng khác nhau: hợp đồng mua bán nhà ở và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Theo hướng dẫn của TAND tối cao, thì các trường hợp trên được giải quyết như sau: (i) Đối với hợp đồng mua bán nhà không tuân thủ hình thức luật định mà các bên có tranh chấp, thì Tòa án “quyết định buộc một hoặc các bên phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn một tháng, kể từ ngày Toà án ra quyết định thực hiện các thủ tục để hoàn thiện về hình thức của hợp đồng”;79 (ii) Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993 nhưng có vi phạm hình thức, thủ tục luật định mà các bên phát sinh tranh chấp và có đơn khởi kiện sau ngày 01/07/2004 thì Tòa án “không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này”. Có nghĩa các hợp đồng này vẫn được tòa án công nhận là có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện xác định: đã trả tiền, hoặc đã giao đất…80

Có thể thấy, đối tượng của hai loại hợp đồng đều là bất động sản có đăng ký (quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), hình thức của hợp đồng đều không đúng qui định của pháp luật, nhưng hai văn bản trên lại đưa ra hai đường lối giải quyết không giống nhau. Cách giải thích vấn đề này trong Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP cũng vượt xa ý chí ban đầu của nhà làm luật, nếu không nói là trái luật. Bởi lẽ, theo qui định của BLDS 2005, khi hợp đồng vi phạm hình thức, thủ tục luật định thì tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần “buộc các bên phải thực hiện đúng hình thức của giao dịch trong một thời hạn…” theo Điều 134 BLDS 2005 mới đúng. Mặt khác, theo qui định tại Điều 692 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP, hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi đã tuân thủ điều kiện về hình thức và đã được đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất. Như vậy, hợp đồng trong trường hợp này phải được xem là không có hiệu lực. Các bên phải hoàn nguyên cho nhau các lợi ích đã nhận theo hợp đồng. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.



Tóm lại, việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vi phạm hình thức là vấn đề pháp lý phức tạp, mà cả về lý luận cũng như thực tiễn pháp lý ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có hướng giải quyết hợp lý. Sự phức tạp này xuất phát từ nguyên nhân luật hiện hành chưa xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa hình thức hợp đồng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, cũng như chưa có sự phân biệt rõ ràng hiệu lực ràng buộc nghĩa vụ của hợp đồng trước (giai đoạn tiền hợp đồng) và sau khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Chính vì thế, qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo qui định của BLDS 2005 cần phải được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn, đặc biệt là cần bổ sung hiệu lực của các cam kết tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý khi các bên vi phạm nghĩa vụ trong giai đoạn này.

(2) Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bởi người không có quyền đại diện. Có nhiều hợp đồng được xác lập bởi người không có quyền đại diện, nhưng vẫn có thể được công nhận là hợp đồng có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện do pháp luật qui định. Theo khoản 1 Điều 145 BLDS 2005 thì giao dịch loại này vẫn có hiệu lực nếu “Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định” và phải được “người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý”. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp này, hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ lúc nào: khi hợp đồng thực tế được xác lập, khi người có quyền nhận được thông báo, hay khi người có quyền thể hiện sự đồng ý. Tương tự, về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bởi người đại diện, nhưng vượt quá phạm vi đại diện. Một hợp đồng được người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì phần vượt quá đó không có hiệu lực đối với người được đại diện. Nhưng nếu “người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối” thì phần hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện vẫn có hiệu lực81. Vấn đề là phần hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện đó có hiệu lực từ thời điểm nào, người được đại diện có thể xác định lại thời điểm có hiệu lực của phần hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện theo ý chí của mình hay không. Đây cũng là vấn đề mà BLDS 2005 còn để ngỏ, cần phải được làm rõ.

(3) Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập bởi người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và cần phải có sự đồng ý của người đại diện. Đối với các hợp đồng được xác lập bởi những cá nhân không có năng lực hành vi dân sự tương ứng với yêu cầu pháp lý của hợp đồng (do chủ thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự cần thiết để xác lập, thực hiện hợp đồng) và cần phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp, thì hợp đồng đó vẫn có thể không bị vô hiệu, nếu được người đại diện hợp pháp thể hiện sự đồng ý.82 Vấn đề đặt ra là nếu hợp đồng đã được xác lập bởi người có năng lực hành vi chưa đầy đủ hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi, rồi sau đó người đại diện hợp pháp mới biết và thể hiện sự đồng ý, thì có được không, và nếu việc đồng ý thể hiện sau khi hợp đồng được xác lập, thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm nào: lúc các bên giao kết hợp đồng, hay khi người đại diện tuyên bố đồng ý. Vấn đề này chưa được pháp luật qui định rõ, nên cần phải được bổ sung vào BLDS.

Những thiếu sót nêu trên đã phản ánh nội dung điều luật qui định về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng là quá sơ sài, chưa dự liệu được hết các khả năng đặc biệt được qui định trong các phần khác của BLDS. Để bảo đảm tính toàn diện và bao quát của pháp luật, những nội dung trên đây cần được nghiên cứu để đưa vào qui định trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng.



3.1.3. Qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi các bên “thỏa thuận khác” là chưa rõ ràng và còn gây nhiều tranh cãi

Theo Điều 405 BLDS 2005, về nguyên tắc chung thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp “các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật qui định khác”. Nhiều luật gia thống nhất quan điểm xem thời điểm giao kết hợp đồng là nguyên tắc chung, còn thời điểm do pháp luật qui định hoặc do các bên thỏa thuận là ngoại lệ của thời điểm bắt đầu hiệu lực của hợp đồng.83 Do đó, qui định về thời điểm do các bên thỏa thuận và thời điểm do pháp luật qui định được ưu tiên áp dụng. Chỉ khi nào các bên không thỏa thuận và pháp luật không có qui định thì hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết. Vấn đề đặt ra là, liệu các bên có quyền thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm luật định có được không, hoặc thỏa thuận khác với nguyên tắc chung được không (?). Nhận thức vấn đề còn tồn tại ba quan điểm khác nhau.



Quan điểm thứ nhất cho rằng, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm hợp đồng được giao kết, nhưng “việc lựa chọn này bị loại trừ trong trường hợp pháp luật qui định một hình thức cụ thể, bắt buộc áp dụng cho loại hợp đồng đó (Điều 404, Điều 405)”.84 Theo đó, về nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, nhưng đối với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật qui định thì các bên không được phép thỏa thuận. Quan điểm này cũng được sự đồng thuận của các luật gia khác, gồm cả nhà nghiên cứu cũng như người làm công tác thực tiễn.

Theo một nhà nghiên cứu, thời điểm do các bên thỏa thuận có thứ bậc ưu tiên áp dụng thấp hơn thời điểm do pháp luật qui định: “để áp dụng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phải tuân thủ theo thứ tự: căn cứ vào qui định riêng của pháp luật, trong trường hợp không có qui định riêng, nhưng có thỏa thuận, thì phải căn cứ vào sự thỏa thuận, nếu không có qui định riêng và không có thỏa thuận thì căn cứ vào thời điểm giao kết”.85 Ý kiến này không trực tiếp nói về việc các bên có thể thỏa thuận thay đổi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm có hiệu lực do pháp luật qui định hay không, nhưng qua việc nêu lên thứ bậc áp dụng căn cứ chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như trên, tác giả đã cho rằng, thời điểm do pháp luật qui định có thứ bậc ưu tiên áp dụng cao hơn so với thời điểm do các bên thỏa thuận. Điều đó có nghĩa, các bên không được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nếu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó đã được pháp luật qui định.



Quan điểm thứ hai cho rằng, vì pháp luật hợp đồng chịu sự chi phối của nguyên tắc tự do hợp đồng, nên các bên có thể thỏa thuận bất kỳ vấn đề nào liên quan trong hợp đồng, miễn sao thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là nội dung cơ bản của hợp đồng. Và hiện cũng chưa tìm thấy có qui định nào cấm các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm do pháp luật qui định. Như vậy, các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm giao kết hợp đồng, thậm chí có thể thỏa thuận sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật qui định.

Quan điểm thứ ba cho rằng, đối với các hợp đồng mà “pháp luật có qui định về thời điểm phát sinh hiệu lực” thì “hiệu lực của hợp đồng phát sinh phụ thuộc vào qui định mang tính bắt buộc đó của pháp luật, các bên không được thỏa thuận thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực sớm hơn”.86 Như vậy, theo quan điểm này, đối với các loại hợp đồng pháp luật có qui định về thời điểm có hiệu lực, thì các bên chỉ có quyền thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sau thời điểm do pháp luật qui định, mà không được thỏa thuận về một thời điểm có hiệu lực sớm hơn thời điểm do pháp luật qui định.

Tôi đồng ý với quan điểm thứ ba, vì pháp luật hợp đồng dựa trên nền tảng của nguyên tắc tự do ý chí. Bởi vậy, không thể ngăn cấm các bên tự do thỏa thuận về một thời điểm mà các bên xác định phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi bên. Nhưng tự do nào cũng có giới hạn bởi lẽ công bằng và luật pháp. Để đảm bảo quyền tự do hợp đồng, cần thiết phải cho các bên được thỏa thuận chọn một thời điểm khác với thời điểm giao kết, hoặc thời điểm luật định. Nhưng xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng, đề phòng những trường hợp lẩn tránh pháp luật, phù hợp với các qui định tương ứng khác về thời hiệu, năng lực chủ thể, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp…, thiết nghĩ cần phải hạn chế sự thỏa thuận này, cho các bên được thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, nhưng không được lùi ngược về trước, sớm hơn thời điểm giao kết hoặc sớm hơn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật qui định.

Trong thực tiễn xét xử, vấn đề này dường như chưa được quan tâm đúng mức và hiện vẫn còn chưa nhất quán trong nhận thức giữa các cấp tòa án. Ví dụ thực tế: Quyết định giám đốc thẩm số 23/2008/DS-GĐT ngày 28 tháng 8 năm 2008 của về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của HĐTP – TANDTC (Xem phụ lục 03). Trong vụ án này, các bên đã lập ra ba hợp đồng khác nhau về việc chuyển nhượng một mảnh đất. Đầu tiên, nguyên đơn làm hợp đồng với công ty kinh doanh nhà đất để nhận chuyển nhượng đất nền nhà, trả trước một số tiền. Sau đó, nguyên đơn lại ký hợp đồng với bị đơn để sang nhượng lại mảnh đất nói trên cho bị đơn (do ông Th. chồng của bị đơn đứng tên bên nhận) để lấy tiền chênh lệch. Tiếp đó, nguyên đơn đã đến thương lượng lại với công ty xin chuyển nhượng hợp đồng cho ông Th, và nhân danh ông Th nộp cho công ty khoản tiền còn lại. Công ty đồng ý cho nguyên đơn được chuyển nhượng hợp đồng cho ông Th, nhưng yêu cầu nguyên đơn nhân danh ông Th. ký tên vào hợp đồng mới, nhưng ghi lùi ngày ký hợp đồng về ngày tương ứng mà nguyên đơn đã ký hợp đồng lần đầu với công ty trước đây. Số hợp đồng mới này vẫn giữ nguyên theo số hợp đồng lần đầu giữa nguyên đơn với công ty.

Nhận xét:

(1) Trong cùng một vụ việc, nhưng ba cấp xét xử lại có 03 nhận định khác nhau về giá trị pháp lý của hợp đồng: cấp sơ thẩm cho rằng hợp đồng 180/HĐCN ngày 15/10/1994 giữa ông Th (do nguyên đơn ký thay) với công ty là hợp đồng vô hiệu, cấp phúc thẩm cho rằng hợp đồng này là hợp đồng trái pháp luật và tuyên hủy bỏ, còn cấp giám đốc thẩm cho rằng đây là hợp đồng hợp pháp và có hiệu lực pháp luật. Kết luận thiếu nhất quán của ba cấp xét xử về cùng một vấn đề với những luận điểm rất khác biệt, khiến cho người ta không khỏi nghi ngờ về tính nghiêm minh của pháp luật và của công tác xét xử. Từ đó, vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cần phải được hiểu, giải thích, vận dụng nhất quán hơn.

(2) Một vấn đề pháp lý cần phải được làm rõ là hợp đồng 180/HĐCN ngày 15/10/1994 giữa ông Th (do nguyên đơn ký thay) với Công ty có ghi hiệu lực trước ngày ký hợp đồng (hiệu lực từ 10/10/1994). Như vậy, các bên đã ghi “lùi ngày có hiệu lực” của hợp đồng về trước ngày hợp đồng được giao kết, nhưng vẫn được cấp giám đốc thẩm chấp nhận. Phải chăng điều này là chưa phù hợp với qui định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (?). Hơn nữa, nếu việc chuyển nhượng này được thực hiện đơn giản như trong vụ án mà vẫn được tòa chấp nhận thì tình trạng lẩn tránh pháp luật sẽ rất khó kiểm soát, nhất là trong chuyển nhượng quyền mua nền nhà tái định cư hoặc liên quan đến việc thu thuế chuyển quyền sử dụng đất sẽ không được đảm bảo thực hiện đúng qui định của pháp luật.87

Thiết nghĩ pháp luật cần qui định rõ về vấn đề này, theo hướng không cho phép các bên thỏa thuận lùi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về trước thời điểm giao kết để “lẩn tránh” pháp luật hoặc xâm phạm tới lợi ích công cộng và quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Trước mắt khi chưa thể sửa đổi ngay qui định trên đây của BLDS 2005, TAND tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để qui định nói trên được nhận thức và áp dụng nhất quán.



3.3. Bất cập trong qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có điều kiện

Như đã phân tích trong phần trên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có điều kiện lệ thuộc vào việc giao kết và sự tồn tại của điều kiện hợp đồng. Một vấn đề quan trọng liên quan đến điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng có điều kiện là sự can thiệp của ý chí các bên làm cho điều kiện đó xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn hoặc cản trở làm cho điều kiện đó không thể xảy ra hoặc phải xảy ra không đúng bản chất của nó. Thông thường, mọi sự can thiệp bởi ý chí chủ quan của các bên làm cho sự kiện xuất hiện (xảy ra) hay mất đi (không xảy ra) trái với bản chất khách quan của chúng, thì sự kiện đã xảy được coi như đã không xảy ra, và sự kiện đã không xảy ra sẽ được coi như đã xảy ra. Ngoài ra, pháp luật còn dự liệu các trách nhiệm của các bên trong “thời gian chờ” từ lúc giao kết hợp đồng cho đến khi sự kiện xảy ra hoặc không xảy ra.

Trong thực tiễn xét xử, tòa án các cấp cũng chưa có sự nhận thức nhất quán về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có điều kiện. Ví dụ: Vụ án về “hợp đồng tặng cho nhà đất” tại Bản án số 14/GĐT ngày 26/01/1999 của Tòa Dân sự - TANDTC (Phụ lục số 04). Hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ Tặng với bị đơn là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Điều kiện ở đây là bên được tặng cho phải làm một số công việc, như nuôi dưỡng người tặng cho khi còn sống, mai táng và cúng giỗ người tặng cho sau khi qua đời. Nội dung, hình thức của hợp đồng tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp. Thời điểm tặng cho trước 01/7/1980. Quyền sở hữu nhà được chuyển từ cụ Tặng sang cho bị đơn hoàn tất vào 1994.

Nhận xét:

(1) Vấn đề cần phải được xem xét là hợp đồng tặng cho này đã có hiệu lực hay chưa, có hiệu lực từ khi nào, và nguyên đơn có thể đòi lại nhà đã được tặng cho hay không. Cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều cho rằng hợp đồng này đã có hiệu lực, nên nguyên đơn không thể đòi lại nhà. Cấp giám đốc thẩm cho rằng hợp đồng này chưa có hiệu lực và đáng lý phải bị hủy bỏ. Tuy không công nhận hợp đồng đã có hiệu lực, vì “đây là hợp đồng tặng cho nhà có điều kiện và những điều kiện được đặt ra mới chỉ thực hiện được một phần”, nhưng cấp giám đốc thẩm lại cho rằng, do “ông Ý đã nhận nhà đất, đã làm lại toàn bộ và thực hiện việc chăm sóc vợ chồng cụ Tặng trên một thời gian dài…” “nên cần chấp nhận cho ông Ý được sở hữu, sử dụng ½ nhà đất của cụ Tặng và xem xét việc thanh toán nghĩa vụ, thanh toán chênh lệch tài sản thỏa đáng”. Như vậy, cả ba cấp tòa vẫn chưa có sự thống nhất với nhau về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này.

(2) Theo cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhận định vụ việc theo hướng bên được tặng cho đã hoàn thành phần lớn công việc, nên công nhận hợp đồng tặng cho là có hiệu lực, nhưng phần nghĩa vụ còn lại chưa thực hiện xong thì thay thế bằng một nghĩa vụ khác là buộc người có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền để nguyên đơn thực hiện thay nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trái lại, cấp giám đốc thẩm cho rằng “nguyên đơn xin hủy hợp đồng là có căn cứ” vì những điều kiện đặt ra “mới được bị đơn thực hiện một phần”, có nghĩa theo cấp đốc thẩm, công việc phải được thực hiện hoàn tất thì hợp đồng mới có hiệu lực. Nhưng cấp giám đốc thẩm cũng thừa nhận là bên được tặng cho đã thực hiện phần lớn nghĩa vụ, nên vẫn công nhận hợp đồng có hiệu lực một phần.

Bởi vì nội dung của các qui định liên quan chưa bao quát hết các trường hợp thực tế, nên việc áp dụng pháp luật của tòa án cần phải linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của thực tế và nguyên tắc công bằng. Cách giải quyết của tòa các cấp về vụ án này tuy có thể xem là khá công bằng và có tình, nhưng lại không hoàn toàn đúng luật. Đáng lý phải cho phép bên tặng cho hủy hợp đồng và đòi lại tài sản tặng cho mới đúng. Qua thực tiễn giải quyết vụ này, nếu thừa nhận tính công bằng của hoạt động thực tiễn xét xử, thì cũng có nghĩa là thừa nhận qui định của pháp luật về vấn đề liên quan là còn nhiều bất cập và chưa bao quát hết thực tiễn phổ biến của đời sống. Từ đó, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung qui định của pháp luật hiện hành về nội dung này.



4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.1. Sửa đổi, bổ sung Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 về thời điểm giao kết hợp đồng

Như đã phân tích, nội dung Điều 404 là chưa chặt chẽ do qui định này chỉ dựa trên hình thức giao kết mà không dựa trên phương thức giao kết và hình thức trả lời chấp nhận. Bố cục các khoản trong điều luật này cũng chưa lô gích, vì việc qui định không theo trình tự đi từ nguyên tắc chung đến các trường hợp cụ thể. Các tình huống dự liệu trong điều luật là chưa đầy đủ, và có phần chưa phù hợp với thực tế đời sống. Để giải quyết những bất cập này, cần phải sửa đổi toàn diện nội dung điều luật và bổ sung những qui định còn thiếu. Từ thực trạng đó, tôi kiến nghị một số giải pháp sau:



4.1.1. Cần xác định đúng nguyên tắc chung của thời điểm giao kết hợp đồng, và thiết kế nội dung này thành khoản 1 Điều 404

Khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 hiện hành qui định về trường hợp giao kết với người vắng mặt. Để Điều 404 trở nên hợp lý và lô gích, trước hết, cần sửa đổi kết cấu điều luật theo hướng nguyên tắc chung mang tính phổ biến được qui định trước, và các trường hợp cụ thể, ngoại lệ được qui định sau. Lẽ tất nhiên, trường hợp giao kết trực tiếp, bằng lời là trường hợp phổ biến nhất của thực tiễn đời sống, cần được xem là nguyên tắc chung, thì được qui định trước. Các trường hợp giao kết gián tiếp, hoặc việc trả lời giao kết bằng văn bản, bằng hành vi, hay bằng sự im lặng là những trường hợp ngoại lệ, ít phổ biến hơn và được qui định sau, theo thứ tự giảm dần.

Cụ thể, khoản 1 Điều 404 nên sửa đổi, bổ sung và nên qui định lại như sau: “1. Hợp đồng được giao kết tại thời điểm các bên đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phải được giao kết theo hình thức, thủ tục xác định thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn tất hình thức, thủ tục đó.

Như vậy, nội dung điều luật đã định ra nguyên tắc chung của thời điểm giao kết hợp đồng là hợp đồng được giao kết khi các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng. Bên cạnh đó, qui định này cũng được trình bày theo hướng mở, làm cơ sở để thiết kế những khoản tiếp theo của điều luật trong việc điều chỉnh những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung hợp đồng, nhưng lại thỏa thuận riêng điều khoản giao kết hợp đồng phụ thuộc vào một thủ tục nhất định, như hợp đồng phải được lập bằng văn bản, hoặc phải được sự phê chuẩn của người có thẩm quyền của bên tham gia đàm phán, thì hợp đồng chỉ được giao kết khi văn bản đó đã được lập đúng thể thức, hoặc khi người có thẩm quyền được xác định đã phê chuẩn.



4.1.2. Sửa đổi, bổ sung qui định về thời điểm giao kết hợp đồng khi hợp đồng được giao kết gián tiếp hoặc khi các bên dành thời gian chờ bên được đề nghị trả lời

Qui định thời điểm giao kết hợp đồng gián tiếp qua các phương tiện thông tin, liên lạc được đưa lên khoản 1 Điều 404, như qui định hiện hành là chưa lô gích. Nội dung của qui định này cũng chưa chặt chẽ. Để khắc phục những bất cập này, cần sửa đổi theo hướng xác định rõ, đây là ngoại lệ của qui định về thời điểm giao kết hợp đồng, và cần bổ sung thêm trường hợp “dành thời hạn để chờ bên được đề nghị trả lời”, đồng thời thiết kế qui định này thành khoản 2 của Điều 404. Về giải pháp, việc giao kết hợp đồng bằng phương thức gián tiếp thường được pháp luật các nước xây dựng trên các học thuyết khác nhau, như thuyết “tống phát”, “tiếp nhận”, “thông đạt”.88 Tôi đề xuất qui định này vẫn chọn nguyên tắc “tiếp nhận”, tức là xác định thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận. Từ lập luận đó, kiến nghị nội dung khoản 2 nên được viết lại như sau:

2. Khi hợp đồng được giao kết gián tiếp thông qua thư tín hoặc các phương tiện thông tin, liên lạc khác, hoặc tuy được giao kết trực tiếp nhưng một hoặc các bên dành một thời hạn để chờ bên được đề nghị trả lời, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.

Qui định như vậy tuy khác với quan điểm của Nhật và một số nước theo hệ thống Common Law, do các nước này theo nguyên tắc “tống phát” (hay ‘bày tỏ’) - tức “Postal rule” (hay ‘Mailbox rule’): hợp đồng được giao kết lúc thư trả lời được gửi đi, nhưng quan điểm này lại phù hợp với quan điểm của nhiều quốc gia khác theo hệ thống Châu Âu lục địa, Luật Hợp đồng Trung Quốc, và các tập quán thương mại quốc tế.89 Cách qui định này cũng phù hợp với bản chất của hợp đồng, vì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng chỉ được xác lập khi có sự ưng thuận, tức phải có sự tuyên bố ý chí và có sự gặp gỡ ý chí giữa các bên. Hơn nữa, theo nguyên tắc công bằng, bên được đề nghị là bên “lựa chọn phương thức truyền đạt thông tin và biết rõ phương thức mình chọn có thể có những rủi ro hoặc chậm trễ”, và cũng là bên “có khả năng hơn trong việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm chấp nhận đến nơi nhận”,90 nên bên được đề nghị phải là bên phải chịu rủi ro về việc truyền đạt thông tin. Do đó, nếu việc chuyển thư trả lời chấp nhận không đến được với bên đề nghị thì việc trả lời đó coi như chưa có hiệu lực.



4.1.3. Sửa đổi, bổ sung qui định về thời điểm giao kết hợp đồng khi các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản, hoặc khi bên được đề nghị trả lời bằng văn bản

Việc giao kết hợp đồng bằng văn bản trên thực tế là rất phong phú. Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam cũng từng có quan niệm cho rằng, văn bản không có nghĩa chỉ là văn bản truyền thống, mà còn bao gồm cả những “tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng”,91 thậm chí khái niệm văn bản ngày nay còn bao gồm cả các văn kiện dưới dạng “điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.92 Bởi vậy, Điều khoản này cần phân hóa cụ thể, theo hướng xác định các trường hợp giao kết bằng văn bản khác nhau thì thời điểm giao kết hợp đồng có thể không giống nhau, chứ không nên chỉ dự liệu bằng cách “bên sau cùng ký vào văn bản”, như khoản 4 Điều 404 BLDS hiện hành. Thiết nghĩ, qui định này nên dự liệu thời điểm giao kết cả trong các trường hợp giao kết gián tiếp, trên cùng một văn bản; giao kết bằng nhiều văn bản có nội dung giống nhau được mỗi bên lập ra để giao cho bên kia; và trường hợp chỉ có bên được đề nghị trả lời chấp nhận bằng hình thức văn bản dựa trên đề nghị của bên kia (không phân biệt đề nghị có được làm bằng văn bản hay không).

Mặt khác, để tránh sự tranh cãi không cần thiết, qui định này cũng cần giải thích về văn bản có chữ ký hợp lệ của các bên là đủ, mà không cần phải được đóng dấu, cũng như bất kỳ một thủ tục nào khác, trừ trường hợp có bằng chứng rõ ràng ngược lại, theo qui định của pháp luật hoặc thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, các hình thức trả lời bằng thông điệp dữ liệu sẽ được qui định trong luật chuyên ngành. Tất cả các nội dung này được thiết kế thành khoản 3 Điều 404, cụ thể như sau:

3. Trong trường hợp việc giao kết hợp đồng được các bên xác lập trực tiếp, trên cùng một văn bản, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; nếu hợp đồng được lập thành nhiều văn bản có nội dung giống nhau, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm mỗi bên đã ký vào văn bản của bên kia. Văn bản được lập chỉ cần các bên hoặc người đại diện hợp pháp của các bên ký tên và ghi rõ họ tên là đủ mà không cần phải có thêm thủ tục nào khác, kể cả việc phải đóng dấu của các bên, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định điều này.



Nếu các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản được gửi qua bưu điện, hoặc phương tiện thông tin, liên lạc khác, hoặc nếu chỉ có trả lời chấp nhận là được làm bằng văn bản, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được văn bản trả lời chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác.

Thời điểm nhận được thông điệp dữ liệu được áp dụng theo qui định của Luật Giao dịch điện tử.

4.1.4. Bổ sung qui định thời điểm giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể

Luật hiện hành không dự liệu việc giao kết hợp đồng và trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể, mặc dù đây là hình thức giao dịch khá phổ biến trong đời sống. Cách giải quyết vấn đề này có thể bằng nhiều giải pháp khác nhau, với những hệ quả pháp lý khác nhau cần phải được cân nhắc thận trọng. Tôi cho rằng, việc trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi có ba khả năng: bên được đề nghị trả lời ngay bằng hành vi cụ thể; bên được đề nghị trả lời sau một thời gian xác định và có thông báo về việc thực hiện hành vi cụ thể; bên được đề nghị trả lời sau một thời hạn xác định nhưng không thông báo. Về nguyên tắc, việc giao kết là sự gặp gỡ ý chí giữa các bên, nên khi các bên không trao đổi bằng lời nói hay văn bản, mà được thực hiện bằng hành vi cụ thể, thì sự chấp nhận đó phải được thông tin cho bên đề nghị biết, trừ trường hợp bên kia có thể biết được điều này do tập quán thương mại, hoặc do thói quen giao dịch giữa các bên. Việc xác định thời điểm giao kết cũng có hai giải pháp có thể lựa chọn: khi bên được đề nghị đã thực hiện hoàn thành hành vi, hoặc khi bắt đầu thực hiện hành vi. Thiết nghĩ, cần phân biệt các trường hợp khác nhau như sau:

(i) Trả lời ngay: nếu việc trả lời được thực hiện ngay, bằng hành vi cụ thể thì thời điểm giao kết là thời điểm bắt đầu hành vi cụ thể. Ví dụ: khách hàng vào quán gọi thức ăn, tuy không trả lời nhưng chủ quán vẫn vào quán chuẩn bị thức ăn để mang ra cho khách đúng như yêu cầu; hoặc khách hàng lên xe taxi và thông báo địa chỉ để tài xế điều khiển xe đến vị trí xác định…, thì thời điểm giao kết là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi cụ thể đó: chủ quán cho chuẩn bị món ăn, hoặc tài xế cho xe khởi hành. Nhưng cũng không ít các trường hợp mà do qui ước, hoặc do có thỏa thuận trước, bên được đề nghị phải thực hiện xong những hành vi cụ thể thì hợp đồng mới được giao kết. Ví dụ: bên được hứa thưởng phải đạt được kết quả và bàn giao kết quả đó cho bên hứa thưởng, thì sẽ được trả thưởng: “Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì không công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng” (khoản 1 Điều 592 BLDS 2005). Bởi vậy, trong trường hợp này cần phải qui định theo hướng: nguyên tắc chung là giao kết tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, trừ những ngoại lệ do pháp luật qui định, hoặc các bên có thỏa thuận khác.

(ii) Trả lời sau một thời hạn: Trong hoàn cảnh bình thường thì hợp đồng giao kết tại thời điểm bên được đề nghị đã bắt đầu thực hiện công việc và bên đề nghị đã nhận được thông báo về thời điểm bắt đầu công việc. Nhưng nếu bên thực hiện công việc không chịu thông báo về việc bắt đầu thực hiện công việc, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm công việc được thực hiện hoàn thành.

(iii) Nếu do ấn định trước trong đề nghị, hoặc do thói quen được xác lập giữa các bên, hoặc do tập quán mà việc chấp nhận bằng hành vi cụ thể không cần phải thông báo, thì hợp đồng giao kết lúc bắt đầu công việc.

Như vậy, nội dung này được thiết kế thành khoản 4 Điều 404, cụ thể như sau:

4. Trong trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng bằng một hành vi cụ thể, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi đó, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.

Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp, hoặc tuy giao kết trực tiếp mà một hoặc các bên dành một thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo của bên được đề nghị về việc bắt đầu thực hiện hành vi cụ thể đó. Nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận bằng việc thực hiện một công việc cụ thể nhưng không thông báo về việc này cho bên đề nghị biết, thì hợp đồng giao kết vào thời điểm hoàn thành công việc.

Nhưng nếu theo đề nghị giao kết hợp đồng, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc theo tập quán, bên được đề nghị có thể chấp nhận đề nghị bằng một hành vi cụ thể mà không cần phải thông báo cho bên đề nghị, thì hợp đồng được giao kết khi bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi này.

4.1.5. Bổ sung qui định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng sự im lặng

Im lặng tự nó không phải là sự trả lời chấp nhận. Nhưng có thể do các bên thỏa thuận trước (qui ước trước), do pháp luật qui định, hoặc do thói quen giữa các bên đã được xác lập với nhau, thì im lặng cũng được xem như trả lời chấp nhận, với điều kiện: (i) trong đề nghị của hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời, (ii) hết thời hạn ấn định mà bên được đề nghị đã không trả lời, và cũng không hành động gì (không phản đối), thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm đó. Trong qui định này, không nên đưa tập quán vào làm căn cứ để xác định im lặng là giao kết hợp đồng, vì xác định tập quán trong trường hợp này khá phức tạp. Hơn nữa, đã có qui định chung về việc áp dụng tập quán trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự tại Điều 3 BLDS 2005.

Để tránh sự lạm dụng của các thương gia, hạn chế việc xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ quyền tự do kết ước, qui định này cần được loại trừ áp dụng đối với việc quảng cáo hàng hóa, hoặc đề nghị giao kết bằng cách gửi hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng. Như vậy, qui định tại khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 nên được sửa đổi, bổ sung và thiết kế thành khoản 5 Điều 404 (mới), với nội dung như sau:

5. Theo thỏa thuận, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc pháp luật có qui định im lặng là sự trả lời, và đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời, thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Qui định này không áp dụng đối với việc doanh nghiệp bán hàng có gửi các thông tin quảng cáo hoặc gửi hàng đến địa chỉ giao dịch của người tiêu dùng.



4.2. Sửa đổi, bổ sung Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Cần bổ sung qui định về thời điểm có hợp đồng lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các bên tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng, nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội [BLDS 2005, Điều 128, và khoản 1 Điều 389]. Điều 405 BLDS 2005 cũng qui định các bên có quyền thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy vậy, việc thỏa thuận này cụ thể như thế nào thì lại có nhiều ý kiến tranh cãi. Thực tiễn xét xử về vấn đề này cũng chưa có sự nhất quán. Để có sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng qui định này, thiết nghĩ cần làm rõ các vấn đề: các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm do pháp luật qui định hay không, và nếu có thì giới hạn này là tới đâu (?). Tôi cho rằng, nên qui định các bên có quyền thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo nguyên tắc tự do hợp đồng, nhưng cần phân biệt sự khác nhau giữa các trường hợp sau:

- Thứ nhất, thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng muộn hơn thời điểm giao kết, hoặc muộn hơn thời điểm có hiệu lực do pháp luật qui định: trường hợp này về nguyên tắc là được, vì pháp luật không cấm. Thực tiễn pháp lý cho thấy, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi về sau thời điểm hợp đồng được giao kết hoặc sau thời điểm có hiệu do pháp luật qui định với loại hợp đồng đó. Thời điểm này có thể được cách xác định bằng một mốc thời gian, hoặc bằng một sự kiện pháp lý có thể xảy ra trong tương lai, hoặc bằng một điều kiện nhất định, trừ trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật.

- Thứ hai, thỏa thuận lùi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về trước, sớm hơn thời điểm giao kết. Ví dụ: hợp đồng được giao kết thực tế vào ngày 10/10/2008, nhưng các bên thỏa thuận trong hợp đồng ngày 10/10/2007 là ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp này là không thể chấp nhận vì ba lý do sau: (i) Điều này mâu thuẫn với bản chất pháp lý của hợp đồng vì hợp đồng chỉ được xác lập khi các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, và vì quan hệ hợp đồng giữa các bên chỉ tồn tại khi hợp đồng đã được giao kết; (ii) Việc cho phép các bên tham gia thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại trước ngày giao kết hợp đồng có thể phát sinh nhiều hậu quả pháp lý phức tạp, như tạo kẻ hở cho các bên “lẩn tránh” pháp luật (trốn thuế, hợp thức hóa tài sản có nguồn gốc phạm pháp, hợp pháp hóa chứng từ, hóa đơn, rút ngắn thời hiệu khởi kiện, lẩn tránh áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành…), xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của người thứ ba (gây thiệt hại cho người thứ ba ngay tình), trục lợi bất chính từ hợp đồng (ví dụ: trục lợi từ bảo hiểm); (iii) Thực tiễn pháp luật của các nước theo hệ thống Anh - Mỹ cũng không chấp nhận các hợp đồng có thỏa thuận về các nghĩa vụ đối ứng thuộc về quá khứ, mà thực chất là sự thỏa thuận giao kết hợp đồng nhằm tái xác nhận về công việc đã xảy ra trước đó. Ví dụ: A đã rửa xe cho B. Sau đó, B đưa ra cam kết nếu A rửa xe cho B thì B sẽ trả cho A 10 USD. Trường hợp này, B không phải trả cho A 10 USD như đã hứa vì trên thực tế, A đã rửa xe cho B trước khi B hứa trả tiền. Đây là nghĩa vụ đối ứng đã qua (past consideration) nên không có hiệu lực ràng buộc đối với các bên.93 Đây là một trong những kinh nghiệm rất đáng quan tâm khi xem xét sửa đổi các qui định liên quan nói trên.

Cần phân biệt thỏa thuận dời ngày có hiệu lực của hợp đồng về trước với việc ghi lùi ngày ký hợp đồng. Ví dụ: A thỏa thuận cho B thuê nhà bằng miệng và giao nhà cho B sử dụng ngày 01/01/2008. Đến 30/10/2008, các bên mới làm hợp đồng thuê nhà bằng văn bản, và các bên đã ghi lùi ngày ký hợp đồng về trước đúng thời điểm giao nhà trên thực tế. Mục đích của việc ghi lùi ngày có thể chỉ nhằm xác nhận những giao dịch thực tế đã xảy ra hoặc đang được thực hiện, hoặc để hợp thức hóa hồ sơ, thủ tục, giấy tờ trong việc thực hiện hợp đồng. Nếu các bên không tranh chấp và không xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người thứ ba, thì thực tế này có thể được chấp nhận, và pháp luật cũng không cần phải điều chỉnh. Nhưng nếu việc ghi lùi ngày ký hợp đồng sớm hơn về trước ngày thực tế ký hợp đồng nhằm để giả tạo, “lẩn tránh” pháp luật, hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật mà các bên có tranh chấp, thì hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu theo qui định chung.94



- Thứ ba, việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm do pháp luật ấn định: đây là vấn đề pháp lý phức tạp và hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Thiết nghĩ nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng là nguyên tắc tự do hợp đồng. Nhưng cho dù pháp luật có thừa nhận quyền tự do thỏa thuận thì các bên cũng không được đưa ra những thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, hoặc xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hơn nữa, đối với các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng, thì việc kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng có thỏa thuận lùi ngày phát sinh hiệu lực trở về trước thời điểm công chứng, chứng thực là vượt quá khả năng nghiệp vụ, cũng như làm tăng nặng trách nhiệm nghề nghiệp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng, chứng thực và gây ra các hậu quả pháp lý phức tạp, khó lường. Bởi vậy, luật có thể để các bên tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không nên cho phép thỏa thuận lùi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về sớm hơn thời điểm mà pháp luật đã ấn định cho loại hợp đồng đó. Ví dụ: hợp đồng tặng cho nhà ở giữa cá nhân với nhau được công chứng vào ngày 10/8/2008, thì không thể thỏa thuận lùi ngày có hiệu lực là 01/01/2008 vì đây là yêu cầu pháp lý tối thiểu để hợp đồng tặng cho nhà có hiệu lực; hoặc hợp đồng cầm cố tài sản được xác lập vào ngày 01/01/2009 (ngày giao tài sản cầm cố), thì không thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là ngày 01/10/2008.

Từ nhận thức trên, tôi xin đề xuất bổ sung qui định cho phép các bên được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thiết kế thành khoản 2 (bổ sung) Điều 405, với nội dung cụ thể như sau:

2. Các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định, nhưng không được sớm hơn thời điểm giao kết hợp đồng theo qui định tại Điều 404 của Bộ luật này. Nếu pháp luật có qui định hợp đồng có hiệu lực tại một thời điểm xác định, thì các bên không được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm đó.

Như vậy, qui định này cũng cho phép các bên được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm có hiệu lực mà pháp luật đã ấn định cho loại hợp đồng đó, nhưng không được thỏa thuận hiệu lực hồi tố của hợp đồng về sớm hơn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật qui định.

Ngoài ra, trong các phân tích về thực trạng pháp luật ở mục 2, tôi còn nêu một số bất cập khác liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu tương đối và có tranh chấp, nhưng vẫn được tòa án công nhận, thì hợp đồng có hiệu lực từ khi nào (?), hoặc đối với hợp đồng có điều kiện thì hợp đồng phát sinh hiệu lực khi nào (?). Do dung lượng đề tài không cho phép, nên những vấn đề này sẽ được tiếp tục làm rõ trong các đề tài khác khi điều kiện cho phép.

5. KẾT LUẬN



5.1. Vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được BLDS 2005 qui định khá cụ thể và tương đối hoàn chỉnh. BLDS 2005 cũng đã đưa ra nguyên tắc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: hợp đồng được giao kết hợp pháp thì có hiệu lực đối với các bên từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có qui định khác. Ngoài ra, để xác lập căn cứ pháp lý cho việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, BLDS 2005 cũng qui định chi tiết về trình tự giao kết hợp đồng, và đặc biệt là xác định rõ thời điểm giao kết hợp đồng, dựa trên các hình thức khác nhau của hợp đồng.

5.2. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng cho thấy, các qui định này vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập như: việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên yếu tố hình thức của hợp đồng là chưa khoa học, chưa chặt chẽ; nội dung điều luật chưa dự liệu hết các tình huống của thực tiễn đời sống và bố cục điều luật cũng chưa hợp lý; qui định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo thỏa thuận của các bên vẫn chưa rõ ràng, cụ thể nên còn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.v.v. Thực tiễn xét xử liên quan đến việc xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong một số vụ án vẫn còn lúng túng và chưa có sự nhất quán giữa các cấp tòa án. Từ đó, đòi hỏi cần phải xem xét lại một số qui định liên quan đến việc xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong pháp luật hiện hành, nhất là các qui định trực tiếp trong BLDS 2005, tại các điều 404 và 405 và các qui định khác có liên quan.

5.3. Trên cơ sở nhận thức về một số điểm bất cập như vừa trình bay, trong mục 3 của chuyên đề, tôi đã nêu ra một số ý kiến đề xuất liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung toàn diện qui định tại Điều 404 BLDS 2005, và sửa đổi, bổ sung một phần qui định tại Điều 405 BLDS 2005, với những gợi ý cụ thể về nội dung của từng điều khoản kèm theo. Trong đó, có những đề xuất mà tôi tâm đắc như kiến nghị sửa đổi và bổ sung khoản 2 Điều 404 về giao kết hợp đồng trong trường hợp bên được đề nghị im lặng, bổ sung qui định mới về giao kết hợp đồng thông qua việc bên được đề nghị trả lời bằng hành vi cụ thể và thiết kế qui định này thành khoản 5 (mới) của Điều 405 BLDS 2005.

5.4. Tôi cũng nhận thức rõ ràng rằng, việc bảo đảm hiệu lực ràng buộc của hợp đồng nếu chỉ dựa vào việc qui định chặt chẽ vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là chưa đủ, mà còn cần phải tăng cường bổ sung các qui định về nghĩa vụ tiền hợp đồng, như nghĩa vụ bảo mật thông tin và nghĩa vụ giao kết thiện chí. Đây là nội dung chưa được quan tâm đúng mức trong pháp luật hiện hành, rất cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



        1. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005.

        2. Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995.

        3. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb. Tư pháp, H. 2006.

        4. Bộ luật Dân sự CHLB Đức (Bản dịch của Văn phòng Quốc hội, khóa IX, 1994).

        5. Bộ luật Dân sự Nhật Bản (Bản dịch của Văn phòng Quốc hội, khóa IX, 1994).

        6. Bộ luật Dân sự – Thương mại Thái Lan, Nxb. CTQG, H. 1995.

        7. Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.

        8. Bộ luật Lao động 1994, sửa đổi ngày 02/4/2002 và ngày 29/11/2006.

        9. Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Dg: Nguyễn Minh Hằng, Đào Thu Hiền và các Dgk, Nxb. Tư pháp, H. 2005.

        10. Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Công ước Viên – CISG – 1980, (bản dịch tiếng Việt) in trong phần cuối quyển Kỷ yếu Hội thảo Pháp luật về hợp đồng”, do UBPL của Quốc hội và Dự án Star – Việt Nam (USAID), tổ chức tại Hà Nội, ngày 29/4/2004.

        11. Corinne Renault – Branhinsky, Đại cương về Pháp luật hợp đồng, Nxb.Văn hóa - Thông tin, H. 2002.

        12. Ngô Huy Cương, Khái niệm hiệu lực của nghĩa vụ và vấn đề thực hiện nghĩa vụ, Nhà nước và Pháp luật, số 8/2008, tr. 37 – 48.

        13. Chế Mỹ Phương Đài, Những điểm mới cơ bản của phần thứ III – Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự - BLDS 2005, Khoa học Pháp lý, số 6/2005, 8 - 13.

        14. Đỗ Văn Đại, Vị trí của Bộ luật Dân sự trong lĩnh vực hợp đồng, Nhà nước và Pháp luật, số 7/2008, 12 -9.

        15. Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG, H. 2007.

        16. Đỗ Văn Đại, Bàn về sự im lặng trong giao kết hợp đồng, Tạp chí Kiểm sát, số 17, tháng 9/2006, tr. 26-27 & 47.

        17. Lê Hồng Hạnh (Cb), Nền tảng pháp lý cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - Dự án TA 2853 – VIE do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ, Hà Nội, 2002.

        18. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, sung bởi Nghị quyết 51/2001/QH10).

        19. Phạm Công Lạc, Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Báo Pháp luật Việt Nam, Số chuyên đề 01 tháng 11/2004, tr. 15.

        20. Phạm Công Lạc, Về “điều kiện” trong hợp đồng có điều kiện, Luật học, số 2/1998, tr. 29-32.

        21. Hoàng Thế Liên (Cb), Nguyễn Đức Giao, Nguyễn Xuân Anh và các tgk, Bình luận khoa học Một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự 1995, Nxb. CTQG, H. 1997.

        22. Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2008.

        23. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Dự thảo lần 4), Nguồn: địa chỉ website http://www.vibonline.com.vn/vi-N/Drafts/Details.aspx?DraftID=334&Version=4.

        24. Luật Công chứng 2006.

        25. Luật Doanh nghiệp 2005.

        26. Luật Hợp đồng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bản dịch tiếng Việt) in trong phần cuối của Kỷ yếu Hội thảo Pháp luật về hợp đồng”, do UBPL của Quốc hội và Dự án Star – Việt Nam (USAID), tổ chức tại Hà Nội, ngày 29/4/2004.

        27. Luật Nhà ở 2005.

        28. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan tới đầu tư xây dựng cơ bản 2009.

        29. Luật Thương mại 2005.

        30. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009).

        31. Vũ Văn Mẫu, Pháp luật diễn giảng, quyển thứ nhất, tập 2, Nxb. Luật khoa Đại học, Sài Gòn, 1975.

        32. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật - luợc khảo, Quyển II “Nghĩa vụ và khế ước”, Phần thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ, Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn 1963.

        33. Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn 1958.

        34. Nghị định số 05/2005/NĐ-CP Ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

        35. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.

        36. Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP-TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình.

        37. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 14/6/2003 của HĐTP-TANDTC về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự và hôn nhân gia đình.

        38. Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Nghiên cứu Lập pháp, số 5, tháng 5/2003, tr.38-46.

        39. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989.

        40. Nguyễn Như Phát, Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước, trong quyển “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Như Phát & Lê Thị Thu Thủy (Cb), Nxb. CAND, H. 2003, tr. 5 - 17.

        41. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

        42. Schmidt, Johanna, Thư bày tỏ ý định giao kết hợp đồng, trích Kỷ yếu hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế, nhà Pháp luật Việt – Pháp tổ chức tại Hà Nội, tr. 125 – 132.

        43. Đinh Văn Thanh, Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự, Tạp chí Luật học, số 4/1999, tr.19 – 20, 23.

        44. Đinh Văn Thanh, Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Luật học, số Chuyên đề về Bộ luật Dân sự, 1996, tr. 52 – 55.

        45. Đinh Văn Thanh & Nguyễn MinhTuấn (Cb), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb. CAND, H. 2006.

        46. Đinh Văn Thanh & Nguyễn Minh Tuấn (Cb), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. CAND, H. 2006.

        47. Lê Thị Bích Thọ, Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu, Thông tin Khoa học Pháp lý, số 5/2002.

        48. Lê Thị Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, Luật học, số 2/2002, tr. 43-47.

        49. Phan Hữu Thư (Cb), Kỹ năng hành nghề luật sư, tập 3, Nxb. CAND, H. 2002.

        50. Phan Hữu Thư, Lê Thu Hà (Cb), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb. CAND, H.2007.

        51. Tòa án Nhân dân Tối cao, Các Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao năm 2005, H. 2008.

        52. Đinh Trung Tụng (Cb), Bình luận những nội dung mới của BLDS 2005, Nxb. Tư pháp, H. 2005.

        53. Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H. 2007.

        54. Nguyễn Văn Vân, Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Khoa học Pháp lý, số 04/2000, tr. 36-40.

        55. Vacaxum, Xaca & Tori Aritdumi, Bình Luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Dg: Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến Dũng, Nxb. CTQG, H. 1995.

TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI

        1. Brain, Robert D., Contract – Quick Review, 6th ed., West Group, CA 1999.

        2. Cartwright, John & Martijn Hesselink (Editers), Precontractual Liability in European Private Law, CUP, Cambridge, 2008.

        3. MacMillan C.A. & R. Stone, Elements of the Law of Contract, University of London, London, 2004.

        4. Oughton, David & Martin Davis, Sourcebook on Contract Law, 2nd ed., Cavendish, London 2000.

        5. Stone, Richard, The Modern Law of Contract, 5th ed., Cavendish, London 2002.

        6. The Principles of European Contract, http://www.jus.uio.no/lm/eu.contract.
          principles.part1.1995/
          , accessed on 25 Oct. 2007.

Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> tintuc sukien
tintuc sukien -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
tintuc sukien -> Học vị tiến sĩ và học hàm ở các đại học Úc và Mỹ Phần 1
dhluat -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
tintuc sukien -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
dhluat -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập – Tự do – Hạnh phúc
tintuc sukien -> Bảo vệ luận văn cuối khóa cho các sinh viên lớp Cử nhân Luật tăng cường tiếng Pháp
tintuc sukien -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Kế hoạch xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
tintuc sukien -> I. ĐỐi tưỢng dự thi

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương