BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ CÔng thưƠng viện nghiên cứu thưƠng mại nguyễn thị ĐƯỜng giải pháP ĐẨy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trưỜng trung quốc luậN Án tiến sỹ kinh tế


Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp



tải về 1.85 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.85 Mb.
#26554
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

3.3.2. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp

Thực tế trong ngành nông sản hiện nay, các chủ thể tham gia vào chuỗi sản xuất - chế biến - thương mại (kể cả xuất khẩu) rất đa dạng và bao gồm nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các đơn vị kinh tế tập thể, các hộ nông dân và các thương nhân. Nông sản phần lớn đều do các hộ nông dân sản xuất. Doanh nghiệp tham gia kinh doanh nông sản xuất khẩu cũng theo nhiều hình thức, có doanh nghiệp chỉ chuyên làm công tác xuất khẩu, có doanh nghiệp vừa tham gia chế biến vừa trực tiếp xuất khẩu sản phẩm, nhưng cũng có doanh nghiệp tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến - xuất khẩu. Vì vậy, việc đưa ra các kiến nghị cụ thể cho từng chủ thể rất phức tạp. Trong Luận án này, tác giả chỉ xin đề xuất một số kiến nghị mang tích chất chung; bao gồm:



3.3.2.1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu và thông tin thị trường làm cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả

Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm thông tin không nên ỷ lại trông chờ vào Nhà nước. Doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí để đi tiếp thị, tổ chức tham quan, khảo sát, tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng mới tại thị trường Trung Quốc.

Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường có năng lực, có khả năng thu thập và xử lý thông tin, có những kênh nghiên cứu riêng của mình về thị trường Trung Quốc, không nên dựa hoàn toàn vào Nhà nước bởi mạng lưới thông tin của Chính phủ sẽ khó có thể cung cấp một cách chi tiết những thông tin mà doanh nghiệp cần.

Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin về xu hướng và diễn biến của thị trường, các thay đổi trong chính sách thương mại của Trung Quốc để kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

Mỗi đơn vị kinh doanh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc phải xây dựng cho mình một chiến lược thị trường phù hợp vì Trung Quốc là một thị trường lớn với nhiều khu vực hành chính, có những đặc điểm rất khác nhau về nhu cầu và có thế mạnh riêng nên việc nghiên cứu để tìm ra những mặt hàng có thể bổ sung và khai thác thế mạnh của nhau là rất quan trọng.

Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu để tạo thế cho hàng nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá thấp giữa các doanh nghiệp trong nước để giành giật thị trường, bạn hàng. Các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu bổ sung cho nhau có thể chia sẻ thông tin và cùng nhau xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường; Đoàn kết, hỗ trợ nhau tại thị trường Trung Quốc để đủ sức đương đầu với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc và các nước ASEAN khác.

Doanh nghiệp cần đầu tư công sức để nghiên cứu tìm hiểu hệ thống luật pháp của Trung Quốc, các quy định hiện hành, các luật lệ mới ban hành có liên quan đến thuế nhập khẩu, chính sách biên mậu, quy định về giám định hàng hóa nhập khẩu để vận dụng vào thực tế kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp phải có chiến lược xúc tiến thương mại quy mô và bài bản, cần vận dụng cả hai hình thức xuất khẩu chính ngạch và biên mậu, tập trung khai thác những điều kiện thuận lợi của thương mại biên giới để tăng cường xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. Nên quan tâm đến thị trường Hải Nam, một tỉnh trẻ của Trung Quốc với khoảng 8 triệu dân, có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến và đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại nông sản như cao su, dừa…

Để giảm bớt các rủi ro trong xuất khẩu biên mậu, doanh nghiệp cần quyết tâm theo đuổi con đường xuất khẩu chính ngạch và thanh toán qua ngân hàng theo hình thức L/C để đưa nông sản tới các khu vực phát triển của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh…Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường một cách bài bản và chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài học của doanh nghiệp sản xuất bánh đậu xanh Gia Bảo (Hải Dương) rất đáng tham khảo. Năm 2010, công ty Gia Bảo xuất khẩu bánh đậu xanh đạt kim ngạch 10 triệu Nhân dân tệ, tăng 130% so với năm 2009, trên hầu khắp các siêu thị lớn nhỏ ở Trung Quốc, người ta có thể dễ dàng mua được bánh đậu xanh Gia Bảo của Việt Nam. Có hai yếu tố quyết định sự thành công của công ty Gia Bảo tại thị trường Trung Quốc. Đầu tiên, là việc lựa chọn nhà phân phối ủy quyền có uy tín, năng lực và kinh nghiệm bán các sản phẩm nông sản Việt Nam tại Trung Quốc. Thứ hai, là việc đăng ký thương hiệu độc quyền bánh đậu xanh Gia bảo tại Trung Quốc. Khi đã gây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải cam kết trung thành, giữ vững uy tín cho thương hiệu để phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp nên giao dịch, xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với các công ty, tập đoàn có danh tiếng của Trung Quốc, hạn chế giao dịch qua thương nhân môi giới vì dễ bị lừa, bán hàng xong không thu lại được tiền vì ở Trung Quốc bên cạnh nhiều doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, có tiềm lực, có uy tín cũng còn không ít các công ty, xí nghiệp giả mạo, lừa lọc đang hoạt động. Trước khi ký hợp đồng với khách hàng chưa quen biết, doanh nghiệp nên thông qua các Hội xúc tiến Thương mại, các Sở Thương mại, Cục quản lý hành chính Công thương hoặc cơ quan chuyên trách của Trung Quốc để thẩm tra độ tin cậy của khách hàng.

Theo quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc. Doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua các doanh nghiệp này và trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra. Vì vậy, trước khi ký các hợp đồng lớn, doanh nghiệp Việt Nam nên ủy thác cho doanh nghiệp Trung Quốc nói trên trợ giúp.

3.3.2.2. Chủ động đầu tư xây dựng các vùng trồng nông sản tập trung, chuyên canh phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng cho mình vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh cây nông sản xuất khẩu. Có như vậy mới khắc phục được tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp mới chủ động về chất lượng, số lượng nông sản và thời gian giao hàng cho đối tác. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung mới có điều kiện để áp dụng cơ giới hóa và kỹ thuật thâm canh tiên tiến theo quy trình GAP vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phải đi đôi với việc đầu tư đồng bộ hệ thống bảo quản nông sản sau thu hoạch và nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại, có khả năng chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm nông sản có giá trị gia tăng cao.



3.3.2.3. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, mở rộng liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và thị trường.

Năng lực khoa học công nghệ là những nhân tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp cần chú trọng tăng cường năng lực khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc theo đuổi chất lượng quốc tế không chỉ là theo đuổi những chứng chỉ ISO, HACCP…mà phải là chất lượng thực sự trong từng sản phẩm của doanh nghiệp.

Để gia tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú trọng ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học (giống mới, quy trình canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học). Đồng thời đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế và quyết tâm theo đuổi mục tiêu xuất khẩu nông sản đã được chế biến sâu vào thị trường Trung Quốc để đảm bảo xuất khẩu bền vững và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta không thể xuất khẩu nông sản ở dạng nguyên liệu thô hoặc sơ chế mãi được vì những mặt hàng này tất nhiên sẽ gặp khó khăn về khả năng mở rộng quy mô gieo trồng. Năm 2008, cà phê Trung Nguyên đã đầu tư 50 triệu USD để xây dựng một nhà máy chế biến ở Buôn Mê Thuật với công nghệ hiện đại nhất đã làm cuộc cách mạng thay đổi cách nhìn của thế giới về ngành chế biến cà phê Việt Nam.

Tận dụng mọi nguồn lực, cả trong và ngoài doanh nghiệp để nâng cao năng lực khoa học công nghệ. Các nguồn lực có thể từ Chính phủ, từ địa phương, từ ngành hàng, từ nguồn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp cần tập trung thu hút nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư Trung Quốc, các tập đoàn xuyên quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thông qua hệ thống phân phối của họ tại thị trường Trung Quốc.

Chủ động tìm kiếm và đưa vào gieo trồng các loại cây nông sản mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương và nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Gia tăng sản lượng nông sản xuất khẩu bằng cách áp dụng các kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất để thâm canh tăng năng xuất.

3.3.2.4. Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu

Doanh nghiệp trong quá trình phát triển, để đứng vững trên thị trường cần có những mặt hàng, sản phẩm đóng vai trò chủ đạo và có thương hiệu riêng. Thương hiệu không chỉ tạo dựng, định vị sản phẩm mà nó còn đi kèm với chất lượng và uy tín của chính doanh nghiệp. Việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu là việc làm mang tính cấp bách và lâu dài của doanh nghiệp để đảm bảo thành công trong quá trình phát triển.

Doanh nghiệp, cần chú trọng đầu tư cả về tài chính và trí tuệ cho việc xây dựng thương hiệu. Đăng ký bản quyền tại thị trường Trung Quốc để tránh tranh chấp pháp lý khi quyền sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm; nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ uy tín cho thương hiệu. Tại thị trường Trung Quốc, nếu không đăng ký thương hiệu, chắc chắn sản phẩm Việt Nam sẽ gặp ngay vấn nạn hàng nhái, hàng giả vốn rất nhức nhối ở Trung Quốc.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc có thể phải đối mặt với các vấn đề tranh chấp thương hiệu, bản quyền, nạn hàng giả, hàng nhái…Trước những vấn nạn này, bên cạnh việc dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cần chủ động đối phó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.



3.3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi có được đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh, có khả năng thu thập, xử lý thông tin thị trường nhanh chóng, chính xác; công nhân giỏi tay nghề thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, cách tốt nhất để hiểu biết sâu về thị trường Trung Quốc là gửi cán bộ đi đào tạo ở Trung Quốc hoặc tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm học tập và làm việc ở Trung Quốc, am hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, luật pháp của Trung Quốc.

Các doanh nghiệp nên tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các nước xuất khẩu nông sản thành công vào Trung Quốc như Thái Lan, Malaysia. Philippine.

Doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích bằng lợi ích vật chất để thu hút sinh viên giỏi từ các trường đại học, trường dạy nghề về làm việc tại doanh nghiệp; đào tạo bổ sung, tin tưởng giao việc và tạo điều kiện để họ phát triển; sẵn sàng bổ sung, thay thế cho lực lượng cán bộ hiện nay.

Phát triển nguồn nhân lực là công việc thường xuyên, lâu dài và tốn chi phí đầu tư của doanh nghiệp, do vậy phải có cơ chế thích hợp giàng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi cho cả hai phía./.



KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu và địa hình đa dạng thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu nông sản. Thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại những năm gần đây đã chứng minh xuất khẩu nông sản đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, chiếm 14 - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu nông sản đã tạo ra nguồn vốn quan trọng để tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường địa vị kinh tế của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nông sản Việt Nam. Với hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trong quá trình chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tế nên có nhu cầu ngày càng lớn về các loại nông sản phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt thị trường các tỉnh Nam và Tây Nam Trung Quốc nơi có nhu cầu lớn về các loại nông sản, có yêu cầu không quá khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên phù hợp với trình độ canh tác, với công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại Việt - Trung có truyền thống lịch sử lâu đời, được chính phủ và nhân dân hai nước đồng tình ủng hộ nên có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh.

Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, kim ngạch tăng trưởng cao và ổn định trong cả giai đoạn 2001- 2010. Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng nhất của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại việc xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc thời gian qua còn nhiều tồn tại, hiệu quả xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu chậm được khắc phục, nhiều loại nông sản được xuất khẩu ở dạng thô và sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Hình thức xuất khẩu chưa hợp lý, chúng ta chủ yếu xuất khẩu nông sản theo đường biên mậu vào Trung Quốc nên luôn ở trong tình trạng bị động đối phó trước những thay đổi thất thường trong chính sách biên mậu của Trung Quốc. Lực lượng tham gia gồm đủ các thành phần kinh tế và chủ yếu chạy theo lợi ích ngắn hạn nên năng lực tiếp cận thị trường rất yếu, thiếu thông tin và không cập nhật được các thay đổi trong chính sách của Trung Quốc dẫn đến tình trạng hàng hoá ách tắc tại biên giới diễn ra triền miên. Việc thanh toán qua ngân hàng còn thấp, chủ yếu bằng tiền mặt nên dễ gặp rủi ro và hạn chế khả năng mở rộng thương mại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì có nhiều, nhưng chủ yếu là:

- Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc một cách bài bản.

- Hành lang pháp lý cho trao đổi thương mại giữa hai nước khá phong phú nhưng việc thực thi còn nhiều bất cập, nhiều hiệp định đã ký kết nhưng chưa được triển khai có hiệu quả như Hiệp định thanh toán và hợp tác về ngân hàng, Hiệp định hợp tác về hải quan, về kiểm dịch động thực vật, về vận tải quá cảnh.

- Chúng ta chưa ban hành kịp thời các chính sách quản lý biên mậu, chưa có cơ quan chuyên trách về biên mậu nên việc quản lý còn lỏng lẻo, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nặng về hình thức mà chưa liên kết thực chất.

- Chưa có một cơ quan chuyên trách về thị trường Trung Quốc. Công tác xúc tiến thương mại còn kém hiệu quả. Công tác thông tin thị trường yếu và chưa được cập nhật kịp thời. Năng lực phân tích và dự báo thị trường của cán bộ chuyên môn còn thấp.

- Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu còn nhiều tồn tại, vấn đề về giống và kỹ thuật canh tác mới còn thấp hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Do giống lạc hậu, sản xuất manh mún, mang nặng tính tự phát nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó tập trung nguồn hàng lớn cho xuất khẩu. Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch rất lạc hậu, việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được giải quyết cơ bản. Tổ chức sản xuất theo quy trình canh tác GAP còn yếu kém nên dư lượng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm thường cao hơn mức cho phép.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho trao đổi thương mại còn nhiều bất cập. Trang bị cơ sở vật chất của các cửa khẩu còn thiếu thốn do chưa được đầu tư đúng mức, chưa có kho lạnh bảo quản hàng hóa tại biên giới để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu. Hệ thống đường bộ vận chuyển hàng lên biên giới đang xuống cấp nghiêm trọng nên cản trở tốc độ vận chuyển, vận chuyển đường sông và đường sắt chưa phát triển, vận chuyển đường không thì chi phí cao hơn các nước trong khu vực.

Trên cơ sở các tồn tại trên, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc; bao gồm:

1) Một số giải pháp đối với Nhà nước

- Mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Trung làm tiền đề cho hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường Trung Quốc.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản.

- Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.

- Đẩy mạnh thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng.

- Tăng cường liên kết để nâng cao sức cạnh tranh.

2) Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp

- Tổ chức tốt công tác nghiên cứu và thông tin thị trường làm cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.

- Chủ động đầu tư xây dựng các vùng trồng nông sản tập trung, chuyên canh phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, mở rộng liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và thị trường.

- Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực./.



NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1.

Nguyễn Thị Đường (2006), “Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào Trung Quốc - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thương mại số 13/2006

2.

Nguyễn Thị Đường (2011), “Xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc - Thực trạng và giải pháp” , Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số tháng 05/2011

3.

Nguyễn Thị Đường (2011), “Xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc - Những tồn tại và giải pháp” , Tạp chí Kinh tế & Phát triển số tháng 06/2011


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo: Quan hệ kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc; Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại (04/05/2004).

2. Báo cáo giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2004 của Ủy ban Quốc gia - Hợp tác kinh tế quốc tế NCIEC.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001): “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông lâm sản”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

4. Bộ Tài chính (2003) “Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan theo Chương trình thu hoạch sớm EHP”.

5. Bộ Thương mại: Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển thương mại năm 2004 - 2005 - 2006 và phương hướng nhiệm vụ; Tại các Hội Nghị Thương Mại Toàn Quốc của Bộ Thương Mại các năm 2004, 2005, 2006.

6. Bộ Thương mại (2006) - Chương Trình Quốc Gia về Phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi Việt Nam. (dự thảo 2006).

7. Bộ Thương Mại: Quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010.

8. Bộ Thương Mại - Vụ châu Á Thái Bình Dương: Báo cáo quan hệ kinh tế thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc năm 2004, 2005, 2006 và triển vọng năm 2007.

9. Các văn bản pháp quy và cơ chế chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (2003); Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.

10. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ 2001- 2010; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

11. Chính sách phát triển kinh tế, kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc tập I, II, III (2003, 2004); Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

12. Dự án VIE/61/94 (2005): Đánh gía tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam; Trung tâm thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO/ITC và Cục xúc tiến thương mại (VIETRADE) Tháng 8/2005.

13. Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010; Bộ Thương Mại (2006).

14. Đinh Văn Thành (2004): Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam; Bộ Thương mại - Đề tài khoa học cấp Bộ.

15. Đinh Văn Thành (2006): Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế.

16. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng: Giáo trình Kinh tế quốc tế; Nhà xuất bản Lao động xã hội.

17. Đỗ Kim Chi (2004): “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam”

18. Đỗ Tiến Sâm - Furuta Motô (2002): Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; Nhà xuất bản KHXH.

19. Elena Ianchovichina, Suthiwart - Narueput và Min Zhao (2002): “Đánh giá về tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với giá trị xuất khẩu của các ngành hàng ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010”.

20. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

21. Hiệp định Thái Lan - Trung Quốc về sản phẩm rau quả.

22. Hồ Trung Thanh (2008): Các quy định, tiêu chuẩn môi trường đối với các mặt hàng thủy sản (tôm, cá), nông sản (gạo, cà phê)... Đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp đáp ứng các quy định tiêu chuẩn môi trường và tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

23. Lê Thị Vân Anh: Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Nhà xuất bản Lao động.

24. Nghị Định số 99/2004/NĐ - CP của Chính Phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa và thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004 đến 2008 để thực hiện Chương trình thu hoạch sớm của Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

25. Nguyễn Minh Hằng: Buôn bán qua biên giới Việt - Trung: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng; Nhà xuất bản KHXH.

26. Nguyễn Văn Lịch (2005): Các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); Đề tài NCKH cấp Bộ Mã số 2001.78.060 - Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Lịch (2005): Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lao Cai - Hà Nội - Haỉ Phòng; Nhà xuất bản Thống Kê - Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Lịch (2007): Định hướng chiến lược phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn đến 2015; Đề tài NCKH cấp Bộ Mã số 2006.78.009 - Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Lịch (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc; Đề tài NCKH cấp Nhà nước Mã số KX.01.01/06-10 - Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Lịch (2008): Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển “Một trục hai cánh” nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc.

31. Nguyễn Văn Lịch (2008): Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

32. Nguyễn Văn Lịch (2009): Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc; Đề tài NCKH cấp Nhà nước Mã số KX.01.01/06 - 10 - Hà Nội.

33. Nhóm chuyên gia về Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc (2001): “Tác động của việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc đến lợi ích thương mại toàn cầu”.

34. Trần Công Sách (2005) (đề tài mã số KC.06.01 NN): “Nghiên cứu, điều tra và dự báo thị trường xuất khẩu cho một số chủng loại hàng nông lâm thủy sản”

35. Tổng cục Hải Quan: Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu.

36. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê các năm.

37. Toh Mun Heng and Vasudevan Gayathri (2004): Tác động của tự do hóa thương mại khu vực đối với các nền kinh tế mới nổi: trường hợp Việt Nam; đăng tải trên Tạp chí ASEAN Economic Bulletin.

38. Trịnh Minh Anh (2003): Tác động của việc hình thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc đến kinh tế thương mại Việt Nam.

39. Trịnh Thị Thanh Thủy: “Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ Chương trình thu hoạch sớm trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung quốc”

40. Võ Đại Lược (2004): Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thời cơ và thách thức; Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội.

41. Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương Mại (2004): “Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2010”



42. Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ thương mại (2007): Dự thảo đề án phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015.

Каталог: dao-tao-tuyen-sinh -> thong-bao

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương