A tì Đạt Ma Câu Xá Tập I



tải về 1.12 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích1.12 Mb.
#39974
1   2   3   4   5   6   7   8
 (T26n1538 p524a2): « Hỏi: Do nguyên nhân gì mà cá ở trong nước thì thấy, nhưng trên đất liền thì không thấy?…»

236 pratihanyate, dạng động từ của pratigha & pratighāta, ở đây được hiểu “tấn công.” Sphut., jale pratihanyata iti jale svaviṣaye pravartata, “nó bị tấn công trong nước, nghĩa là nó hoạt động trong nước là cảnh vực của nó.” Cf. Samyutta iv. 201: evameva kho bhikkhave assutavā putthọjano cakkhusmiṃ haññati manāpāmapehi rūpehi, “Cũng vậy, này các Tì-kheo, phàm phu vô văn ở nơi con mắt bị tấn công (bị bức hại) bởi các sắc khả ái hay không khả ái.” Ht., Cđ. hữu ngại 有礙.

237 śiśumāra, Ht. phiên âm: thất-thú-ma-la 室獸摩羅; Cđ. ngạc 鼉.

238 piśāca, một loại quỷ ăn thịt người. Ht. tất-xá-già 畢舍遮; Cđ. quỷ 鬼.

239 ālambanapratighāta. Ht. sở duyên hữu đối 所緣有對. Cđ. duyên duyên ngại 緣緣礙.

240 nipāta, sự rơi xuống, sự xông vào (tấn công). Ht. hòa hội 和會; Cđ. dĩ đáo 以到.

241 Trường hợp, cảnh giới hữu đối (viṣaya-pratighāta), mà không phải là chứng ngại hữu đối (āvaraṇa-pratighāta).

242 Trường hợp, chướng ngại, mà không phải là cảnh giới.

243 Vừa cả hai.

244 Không phải cả hai.

245 Ht., «Nếu vậy, vô lậu duy chỉ là vô ký?»

246 Chỉ ba thiện căn: vô tham, vô sân, vô si; trīṇi kuśalamūlāni: alobhaḥ, adveṣaḥ, amohaḥ.

247 kavaḍīkārāhāra, thức ăn được vo thành miếng, Hán: đoạn thực 段食; đoàn thực 摶食.

248 Ht.: «Trong cõi này, có loại xúc mà tự tính không phải là đoàn thực.»

249 Sphut., «Hai giới này, mà tự tánh không phải là thực phẩm, cũng tồn tại trong cõi này.»

250 Sphut., «vị khác» ở đây chỉ Đại đức Śrīlāta.

251 Sphut., vaibhāṣīyaḥ kaścit, trả lời của một vị Tì-bà-sa sư nào đó.

252 Ht., «Cũng như không có nam căn thì cũng không có y xứ (của nam căn).»

253 Thêm một giải thích khác của Vaibhāṣika.

254 Sphut., ācārya āha, đây là lời của Luận chủ, tức Thế Thân.

255 Sphut., «trong Sắc giới, hai căn mũi và lưỡi không tồn tại, vì không có nguyên nhân.»

256 Sphut., Luận chủ nêu vấn đề.

257 Sphut., trả lời của Vaibhāṣika.

258 kośagatavastiguhya; Ht. âm tàng ẩn mật 陰藏隱密; Cđ. tượng vương âm 象王陰.

259 ibid., ý kiến của Luận chủ.

260 ibid., Vaibhāṣika dẫn chứng Kinh.

261 Không tồn tại quan năng sinh dục trong Sắc giới. Cf. Tì-bà-sa 145, T27n1545 p746a4.

262 ibid., kết luận của Vaibhāṣika.

263 Ht.: «Do đó, chỉ có ba giới sau cùng hệ thuộc Vô sắc giới.»

264 Ht. hữu tầm hữu tứ 有尋有伺. Cđ. hữu giác hữu quán 有覺有觀. Về ý nghĩa, cf. bản luận, Ch.ii, K.28, 33.

265 Ht., «Vì hành tướng của chúng thô, hoạt động hướng ra ngoại giới.»

266 Skt. hi, Ht. duy 唯; Cđ. định 定.

267 triprakāra, tam phẩm 三品. Ba trường hợp được nêu thành ba vấn đề trên.

268 Sphut., từ kila (Ht. truyền thuyết 傳說, Cđ., bỉ thuyết 彼說) nêu rõ đây là ý kiến của người khác. Ý của Luận chủ được nói đoạn sau.

269 svabhāva-vikalp; Ht., Cđ. tự tính phân biệt 自性分別.

270 abhinirūpaṇa-vikalpa; Ht. kế đạc phân biệt 計度分別; Cđ. nhị hiển thị phân biệt 二顯示分別.

271 anusmaraṇa-vikalpa; Ht. tùy niệm phân biệt 隨念分別; Cđ. ức niệm phân biệt 憶念分別.

272 Bản luận, Ch.ii, K.33.

273 Ht. tuệ 慧; Cđ. trí 智.

274 Ht. ý địa 意地; Cđ. tâm địa 心地.

275 Ht., «Tất cả sự ức niệm đều có tự thể là ý địa.»

276 sālambana, hình dung từ, chỉ tính chất sở hữu đối tượng, tồn tại trong liện hệ đối tượng; Ht. hữu sở duyên 有所緣; Cđ. hữu duyên duyên 有緣緣.

277 Trong bản Ht. Bản Sanskrit và Cđ. không có.

278 upātta, được tiếp thu (nhận), tính chất gần với khái niệm vật chất hữu cơ. Định nghĩa của bản luận đoạn sau. Ht. chấp thọ 執受; Cđ. hữu chấp 有執.

279 HT. «Các thứ trong thân, trừ phần kết hợp với gốc… Và các thứ ngoài thân, như sắc, hương, vị, xúc trong đất, nước…»

280 sacetana, có tính nhạy cảm; Ht. hữu giác xúc 有覺觸; Cđ. hữu giác 有覺.

281 Hán: (đại) sở tạo 大所造.

282 Định nghĩa bhautika: bhūteṣu bhavatvāt.

283 Ht., 10 sắc xứ.

284 Cf. bản luận, i. k 12 trên.

285 Chỉ bốn tính chất cứng, ẩm, nóng, động. Xem i. K 12 trên

286 Xem, i. k 10d.

287 Ht., «Như vậy, theo trong Kinh…» Kết luận của Luận chủ.

288 Sphut., dẫn Kinh để lập luân, tự thể của nhãn căn là tính chất cứng, v.v… tức bốn đại chủng.

289 Skt. tenāvinirbhāgavarttino māṃsapiṇḍasyaiṣa, Ht., «Không tách rời khối thịt nhãn căn mà có tính chất cứng (địa đại) các thứ.» Cđ. «Khối thịt và nhãn căn không tách rời nhau.» Giải thích của Sphut., tena cakṣurindriyeṇāvinirbhāgavarttino’ adhiṣṭānasyaitad, «cái đó (chỉ tính cứng v.v…) của y xứ (chỉ con mắt thịt) không phân ly với căn con mắt.» Theo đó eṣa (etad), đại từ, Ht. hiểu là «kiên tính.»

290 Ht. Cđ. Nhập thai kinh 入胎經. Dẫn Kinh để chứng minh bốn đại chủng cũng là tự thể của nhãn căn v.v… Cf. Pāli, M. iii. 239 (Dhātuvibhaṅga): chadhāturo ayaṃ, bhikkhu, puriso chaphassāyatano aṭṭhārasamanovicāro caturādiṭṭhāna, «Sáu giới, Tỳ-kheo, là con người này; là sáu xúc xứ, 18 ý cận hành, bốn thắng xứ.»

291 Ht. bản sự 本事. Cđ. chúng sinh căn bản 眾生根本. Sphut., nêu hai giải thích: «hoặc, bốn giới đầu (bốn đại) là thực thể căn bản (mūlasattva), vì năm xúc xứ (sparśāyatana), của con mắt v.v… từ đó mà phát sinh. Ý giới (manodhātu) cũng là thực thể căn bản, vì ý xúc xứ (manaḥsparśāyatana) từ đó mà sinh khởi. Hoặc, bốn giới đầu, vì là sở y của sắc phái sinh; và ý giới, vì là sở y của tâm sở; nên chúng chính là thực thể căn bản.» Nghĩa là, theo ý Kinh, thực thể căn bản, chứ không phải là tự thể.

292 Tì-bà-sa 74 (T27n1545 p381c16): «Sáu xứ (con mắt...) khi làm sở y cho xúc được gọi là sáu xúc xứ.» Nghĩa là, ngoài xúc còn có thọ tức các tâm sở khác nữa.

293 Quang ký 2: «Kinh tuy nói sáu xúc xứ, mà ngoài ra cũng còn có các tâm sở khác.» (Bởi vì các tâm sở khác không được bao gồm trong sáu xúc xứ.)

294 Quang ký 2: «Kinh nói, tưởng các thứ y chỉ tâm. Đâu có phải nói tự thể của tâm trở lại y chỉ chính nó.»

295 Sphut., sarāga cittam iti cittarāgayo parasparato’ arthāntaratvam, tâm có tham, tâm và tham là hai ý nghĩa khác nhau.

296 Ht. cực vi tụ 極微聚.

297 Cf. Tì-bà-sa 133 (T27n1545 p689c8): «Bao nhiêu xứ hòa hiệp nói là năng đoạn? Bao nhiêu xứ hòa hiệp nói là sở đoạn?»

298 Động từ căn: chid, cắt, chặt, chẻ, làm gián đoạn. Năng động: chinatti, chintte, nó chặt; Hán: năng chước 能斫; thụ động: chidyte, nó bị chặt; Hán: sở chước 所斫.

299 accha. Ht: tịnh diệu 淨妙. Cđ. thanh tịnh 清淨.

300 Động từ căn: dah, thiêu, đốt cháy. Năng động: dahati/dahate, nó đốt; danh từ tác nhân: dagdhṛ: người đốt, dāhaka, cái đốt, sự đốt; Ht. năng thiêu 能燒. Thụ động: dahyte, nó bị đốt 所燒.

301 Động từ căn: tul, cân. Năng động: tolayati/tulayati, nó cân 能稱. Thụ động: tolyate, nó bị cân; danh từ thụ động: tulya, cái bị cân, sự cân bằng; Ht. sở xứng 所稱.

302 Ht.: «Cái năng thiêu cũng là cái sở xứng. Tự thể như trước»

303 Vipākaja, được sinh ra như là sự chín muồi của nghiệp quá khứ. Cđ. quả báo sinh 果報生.

304 Aupcayika, cái được tích lũy lên, được phát triển thêm lên. Cđ. tăng trưởng sinh 增長生.

305 vipākahetor jātāḥ vipākajāḥ.

306 Sphut., yathā gobhir yukto ratho goratha iti, «cũng như xe được kéo bởi những con bò được gọi là xe bò.»

307 Động từ căn; pac; pacati, nó nấu; pacyate, nó được nấu, →vi-pacyate, nó được nấu chín.

308 Skt. aupacayika < upa-caya: dồn chứa lên → sự phát triển. Ht. sở trưởng dưỡng 所長養. Cđ. tăng trưởng 增長.

309 Cf. Tạp A-tì-đàm tâm luận 1 (T28n1552 p879a7): «Vì được trưởng dưỡng bởi phạm hạnh, chánh thọ.»

310 Skt. santāna: sự nối kết thành một quá trình liên tục. Hán: tương tục 相續.

311 Sphut., anupacitakāyasya śabdasauṣṭhavādarśanāt, «bởi vì, đối với thân không khỏe mạnh (=không được phát triển) thì thanh không tỏ ra vi diệu.»

312 Sphut., yat tu vipākajaṃ na tasyecchayā pravṛttiḥ, «Cái gì như là kết quả của quá khứ, cái đó không hoạt động theo ý muốn.»

313 Tức khẳng định thanh cũng là dị thục sinh.

314 Quá trình ba đoạn của thanh: karma (nghiệp) - bhūtāni (các đại chủng) - śabda (thanh).

315 Xem cht. dưới.

316 Thanh hoạt động do ý muốn. Thọ không do ý muốn.

317 Skt. naiṣyandika < ni-syad: tuôn chảy xuống.

318 Skt. sabhāgasarvatraga-hetu: nhân phổ biến (sabhāgahetu, Ht. biến hành nhân) và đồng loại (sarvatraga-hetu, Ht. đồng loại nhân). Hai nhân này cho quả lưu loại (niṣyanda-phala, đẳng lưu quả), kết quả tương tự và cùng loại với nhân. (ii.56)

319 Vipākahetu, ii. 54.

320 Skt. dravyavant [

321 Skt. prathamānāsrave, vô lậu tối sơ, chỉ sát na đầu tiên chứng Dự lưu hướng.

322 Vì ba giới ấy trong một sát-na này không do nhân đồng loại nên không phải là quả đẳng lưu. Sphut., pūrvakṣaṇāsravābhāvāt, «vì vô lậu chưa có trong sát na trước đó.»

323 K. ii. 36, đạt được cái trước đó chưa có, gọi là thủ đắc (pratilambha, Ht. hoạch 獲 ). Cái đã có mà chưa mất, gọi là thành tựu (samānvagata).

324 Skt. pṛthak lābhaḥ. Ht. độc đắc.

325 Trong hai trường hợp, nhãn căn trước đó chưa tồn tại (chưa thành tựu).

326 Skt. saha. Ht. câu đắc.

327 ca: sahāpi ca.

328 Nội tư thân, hay nội tại; Skt. ādhyātmiaka: adhi (tăng thượng) + ātma (tự ngã). Cđ. ngã y 我依, nội 內. Ht. nội 內. Xem định nghĩa dưới.

329 Skt. ahaṃkāra < ahaṃ (đại từ nhân xưng, chủ cách) + kāra (sự tác thành). Hán: ngã chấp 我執.

330 Skt. ātmanā hi sudāntena, «do bởi khéo tự chế ngự» (= do bởi tự ngã được khéo chế ngự, ātman, danh từ, được dùng như phản thân đại từ).

331 Xem K.i.17a-b.

332 Quan điểm Hữu bộ: tam thế thực hữu.

333 Đặc tính hay yếu tính, là tính cách không xả bỏ tự thể (Sphut., na hi svabhāvaparityāgo ‘sti).

334 Skt. sabhāga, rất khó dịch: sa (=saha, cộng đồng, cộng hữu) + bhāga (bộ phận, bộ loại). Trong liên hệ ở đây, Ht. đồng phần 同分; Cđ. đẳng phần 等分. Nơi khác, liên hệ nhân quả, sabhāga-hetu, Ht., Cđ. đồng loại nhân 同類因.

335 Skt. niyataḥ. Ht. định 定. Quang ký 2: «định, hàm nghĩa bất cộng. Vì mỗi cảnh là đối tương riêng biệt cho mỗi thức tương ứng.»

336 Ht., sinh pháp 生法. Cđ., định sinh vi pháp 定生為法.

337 Tì-bà-sa 71 (T27n1545 p370c7): «Hỏi: Pháp giới có khi nào là bỉ đồng phần không? Đáp: Không. Không một pháp nào mà không được nhận thức bởi vô lượng ý thức, quá khứ, hiện tại và vị lai.»

338 Ht. «Những thứ đã được trừ như vậy...»

339 Skt. anyasya cittakṣaṇasya, sát-na của tâm. Ht. đệ nhị niệm tâm 第二念心. Cđ. đệ nhị sát-na tâm 第二剎那心.

340 Skt. tat-sabhāga: tat (đại từ, cái đó) + sabhāga (xem cht. 319 trên). Ht. bỉ đồng phần 彼同分 Cđ. phi đẳng phần 非等分.

341 Quang ký 2: «Phần, hàm nghĩa là loại 分是類義. Nghĩa là nó thâu nhận một cách phổ biến những gì là đồng loại.»

342 Ht.: «...không nhìn sắc.»

343 Skt. prāptagrahaṇa, sự nhận thức khi tự thân đối tượng đi thẳng đến trong căn; giữa căn sở y của thức và tự thân đối tượng không có gián cách. Ht. chí (căn) phương thủ 至根方取. Cđ. chí đáo căn 至到根. Xem K.i.43.

344 Skt. bhāga; động từ căn bhaj: phân chia, chia phần hay nhận phần

345 Skt. anyonyabhajanam, sự chia phần cho nhau. Ht. cánh tương giao thiệp 更相交涉. Cđ. cánh hỗ tương ưng 更互相應.

346 Skt. kātribhajanam, sự phân chia công tác. Ht. kỷ tác dụng 己作用. Cđ. cộng tác nhất công năng 共作一切能.

347 Định nghĩa tiền tố sa- (trong sabhāga): sa eṣām asti (chúng có cái đó). Sa: ngữ cơ của tad, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít; dùng làm tiền tố trong phức hợp từ.

348 Skt. sparśasamānakāryatva, trạng thái cùng phần chung là tiếp xúc. Ht. sở sinh xúc 所生觸. Cđ. đồng dĩ nhất xúc vi sự 同以一觸為事

349 darśanaheya, Ht. kiến sở đoạn 見所斷; Cđ. kiến đế sở diệt 見諦所滅

350 bhāvanaheya. Ht. tu sở đoạn 修所斷; Cđ. tu đạo sở diệt 修道所滅.

351 aheya. Ht. phi sở đoạn 非所斷; Cđ. phi sở diệt 非所滅.

352 Sphut., tatsahabhuva, các pháp đồng thời sinh khởi với các tùy miên, là các pháp tương ưng (samprayukta) của chúng: thức, thọ, v.v… và các pháp không tương ưng (asamprayukta): bốn tướng sinh, trụ, dị, diệt và các tướng tùy phụ (tallakṣaṇānulakṣaṇāni: các tướng và tùy tướng của nó).

353 tatprapti: tat (nó), chỉ tùy miên

354 Thuận chính lý 6: “88 tùy miên, cùng với tâm và tâm sở pháp tương ưng với chúng, và các pháp câu hữu là các đắc của chúng và các tướng (sinh, trụ, dị, diệt) của chúng, đều là kiến sở đoạn.”

355 Quang ký: ý kiến của Kinh bộ (Sautrāntika), “Dị sinh tính, không khởi khi đắc Thánh; vì tương phản với Thánh, nên đáng lý thuộc kiến đoạn.” Sphut, quan điểm của Vātsīputriya (Độc tử bộ): “Vì tương phản với Thánh đạo,... do đó, như hữu thân kiến các thứ, cả hai được đoạn trừ bởi kiến.”

356 Kệ tụng theo Sphut.

357 Hiển tông: “Bất nhiễm, đây chỉ thiện hữu lậu, và vô phú vô ký.”

358 Hiển tông: “Sắc hữu lậu, nhiễm hay không nhiễm.”

359 Sphut., “Đoạn thiện căn tức không thành tựu các thiện pháp nhưng vẫn thành tựu dị sinh tính.”

360 Chính lý: “Dị sinh tính thuộc tính chất vô ký không nhiễm ô. Nếu nó là nhiễm ô, hạng dị sinh ở Dục giới sau khi đã ly dục tham (chứng Sơ thiền) không còn là định sinh nữa.”

361 Hiển tông: “Pháp bất nhiễm và các sắc pháp không thuộc kiến đoạn. Vì chỉ khi nào hoàn toàn đoạn trừ các phiền não lấy chúng làm đối tượng, bấy giờ mới nói là đoạn trừ.”

362 Kiṃ punaḥ kāraṇam, theo Sphut và bản Cđ.; nhảy sót trong bản Huyền Trang và Thakur.

363 Cđ. vi tứ đế lý 違四諦理, trái với lý bốn Thánh đế. Không có câu này trong bản Ht. Sphut., dị sinh tính, vì là ác tính phi phiền não (akleśaduṣṭatvāt), nên không mâu thuẫn với Thánh đế.

364 Sphut., nghiệp thân và ngữ không phải là sở duyên.

365 Ht., tức năm thức.

366 Ht., năm nhiễm ô kiến 五染污見.

367 Cđ., “ Các vô lậu kiến trong thân của bậc vô học.”

368 Santīrika, Hán: quyết đạc 決度. Sphut., “santīraṇa, khả năng phán đoán, là khả năng dẫn khởi sự quyết định trước khi khảo sát đối tượng.”

369 upadhyāna = upanidhyāna, Ht. thẩm lự 審慮 . Cđ. giản trạch 簡擇 .

370 Ht., Cđ. “Vì là vô phân biệt.”

371 Bảo sớ: Thế Hữu chủ trương con mắt thấy. Pháp Cứu, thứ con mắt thấy. Diệu Âm, tuệ tương ưng với thức con mắt thấy. Thí dụ bộ, thức con mắt đồng thời hòa hiệp với tâm, tâm sở thấy. Độc tử bộ, tâm-tâm sở hòa hiệp thấy.

372 anyavijñānasamaṅgino. Cđ. dư thức tương ưng 餘識相應. Ht. dư thức hành thời 餘識行時, khi thức khác đang hoạt động

373 Chánh lý: “Nếu con mắt có thể thấy, tại sao không thể trong cùng một lúc nắm bắt tất cả đối tượng?” Bảo sớ: “Nếu con mắt có thể thấy, thì khi thức của tai đang hiện khởi, mắt cũng có thể thấy.”

374 Chính lý: “chỉ một phần ít con mắt là thấy sắc; đó là con mắt khi đồng phần... Khi nào có thức trú trì, khi đó con mắt là đồng phần.”

375 Quang ký: Tiền đề của thức kiến gia (vijñānavādin).

376 Sphut., chỉ những vị chủ trương mắt thấy trong Vaibhāṣika.

336 Sphut., Luận chủ chấp nhận quan điểm thức kiến, đặt vấn đề và giải thích.

377 Ht. cảnh hiệp 境合; Cđ. chí cảnh 至境. Thân căn chỉ có thể nhận thức khi đối tượng đến áp sát nó (prāpta-viṣaya), nhưng với con mắt thì không; xem i. 43cd.

378 Cđ.: “Nếu vậy, tại sao nó không thấy?” Ht.: “Nếu vậy, chủ trương nhãn thức là thế nào?” Chất vấn của nhãn kiến gia.

379 Xem i. 17.

380 Sphut., “Hành động của thức y chỉ được ám chỉ bằng con mắt được y chỉ... Như những người ngồi trên giường kêu, được nói là cái giưòng kêu.”

381 Ht. thiểu phần tuệ 少分慧. Quang ký: “Có tuệ không phải là kiến, nên nói là một phần (thiểu phần).” Cđ. “Ví như có giải thoát được gọi là kiến hoặc được gọi là trí.”

382 Ht. giản trạch 簡擇. Cđ. trí 智.

383 Sphut., nói là kaścit (một phần nào đó), vì không phải tất cả thức đều thấy.

384 Bảo sớ: theo Thái Pháp sư, đây là chất vấn của Độc tử bộ (Vātsīputriya).

385 Bảo sớ: theo Thái Pháp sư, quan điểm của Đàm-ma-đa-la bộ

386 Cf. Tì-bà-sa, quyển 95.

387 divasakara; Ht. năng tác trú 能作晝.

388 Skt. kim idam ākāśaṃ khādyate, “tại sao nhai nghiến hư không?” Ht., như hà cộng tụ tra xế hư không 如何共聚楂掣虛空?

389 Janapadanirukti. Ht. Phương vực ngôn từ方域言詞; Cđ. Phương ngôn 方言. Cf. M.iii. 230: janapadaniruttiṃ nābhiniveseyya samaññaṃ nātidhāvanti; S.iv. 230: yaṃ ca sāmaṃ ñātaṃ taṃ ca atidhāvanti, yaṃ ca loke saccaṃmataṃ taṃ ca atidhāvanti.

390 naikatarānyathbhāvāt; Sphut.: Nếu cả hai con, một mở và một hơi nhắm, hoặc nhắm lại cả hoặc mở cả, bấy giờ không thấy hai mặt trăng. Ht. “(Mở một con và xúc chạm một con thì thấy hai mặt trăng). Nhắm một con và xúc chạm một con thì sự kiện ấy không có.” Cđ. “do một trong hai con biến dị sẽ thấy không rõ.”

391 Ht. “Không giống như ngại sắc.”

392 (a) prāptaviṣaya, đối tượng vươn đến để kết hợp với chủ thể phát sinh nhận thức. Ht. chí cảnh 至境. Cđ. chí trần至塵.

393 Quang ký: nạn vấn của Thắng luận sư (Vaiśeṣika), chủ trương cả sáu căn đều nhận đối tượng tiếp hợp.

394 Ht., thêm: “Tai cũng vậy.”

395 nirantarotpattiḥ, không có khoảng cách giữa căn và cảnh. Chính lý: “Căn và cảnh tiếp cận nhau để sinh khởi, mới có thể tiếp nhận.”

396 Cđ. lân hư 鄰虛.

397 Ht. hữu phần 有分. Cđ. hữu phương phần 有方分.

398 Sphut., “Nếu chúng không tiếp xúc, khi không có sự đánh gõ, âm thanh không thể phát ra.” Ht. “(Âm thanh phát ra) Do cực vi vô gián sinh. Nếu chúng xúc nhau, khi đá chọi đá, tay vỗ tay, chúng sẽ dính lại.”

399 Ht. hòa hiệp sắc 和合色. Cđ. vi tụ vật 微聚物.

400 “Đối với các vật phi xúc, cũng được hỏi như vậy” (Ht.)

401 viśīryate, Ht. “khi vật hòa hiệp bị ly tán.” Sphut., tadyathā śuṣkā mṛccūrṇīkriyamāṇā, như bột cục bị sấy khô. Quang ký: “Như đám bột rải trong không.”

402 cayaṃ gacchati, Ht. “Vật ly tán lúc đang hòa hiệp.”

403 cayavattāṃ cayaḥ; Cđ. “Tụ kết hợp với tụ.” Ht. “Vật đã hòa hiệp lại được hòa hiệp.”

404 vātāyanaraja; Ht. “hướng du trần đồng loại tương tục.” Quang ký: “Tụ vi tế sinh tụ vi tế; hoặc sinh đồng loại.”

405 Quang ký: tức Đại đức Pháp Cứu (Dharmatrata).

406 Xem cht.102, tr.19 trên (i. 13).

407 Ht.: phương phần 方分.

408 Ht.: hữu phương phần有分.

409 Ht.: “Nếu không có phương phần, dù thừa nhận có tiếp xúc, cũng không có lỗi ấy.”

410 Sphut., “Tại sao sự tiếp nhận các đối tượng lớn, như núi non, được đặc trưng bởi một lần, mà không phải theo thứ tự?”

411 Sphut., “...Với tốc độ rất nhanh... như sự tiếp thu vòng lửa đang quay diễn theo thứ tự, nhưng được đặc trưng như là một lần.”

412 Sphut., “Con mắt có đối tượng tương xứng khi nhìn quả nho; không tương xứng khi nhìn đầu sợi tóc hay nhìn ngọn núi.”

413 Ht. an bố sai biệt 安布差別. 

414 Cđ. Thì-la hoa 時羅花. Ht. hương tuy hoa 香荾花.

415 Ht. “Xoáy tròn như vỏ cây hoa cuốn lại 卷樺皮.” Cđ. “Như vỏ cây phù-hưu-xà 浮休闍皮.”

416 Ht. “Trên dưới úp nhau như hai móng tay.”

417 Ht. “Được bố trí nằm ngang, không có cao thấp.”

418 Quang ký: “Theo sự tương truyền của các cổ đức phương Tây, y phương gia cho rằng trong thiệt căn có một điểm nhỏ bằng đầu sợi lông. Chỗ không có thiệt căn, là điểm mạt-ma (marman, tử huyệt). Lấy kim chích vào đó, người kia chết ngay.” Sphut.: āgamasūcinārthaḥ kilaśabdaḥ, “Từ kila chỉ cho sự truyền đạt của Thanh giáo.”

419 Quang ký: chỉ quan điểm truyền thống của Hữu bộ.

420 Ht.: “Toàn thể thân căn làm thức phát khởi.” Cđ.: “Nếu tất cả đều làm phát sinh thân thức.” Bản Thakur đọc là sarvaiḥ kila. Sphut. đọc sa kila.

421 Xem i. k. 17a-b.

422 Ht., thêm: “Năm căn, mắt v.v… là biệt sở y. Ý căn là là sở y thông cho cả năm.” Sphut.: sở y là nhãn căn và sở y là ý căn.”

423 Ht. đẳng vô gián duyên 等無間緣. Cđ. thứ đệ duyên 次第緣. Xem k.i. 62.

424 Ht.: nhãn căn câu sinh. Sphut.: Mắt, là sở y cho nhãn thức, chứ không là đẳng vô gián duyên.

425 Sphut.: Có tính chất đẳng vô gián chứ không có tính chất sở y. Sáu sở y của thức là mắt v.v… cho đến ý.

426 Sphut.: Cả hai, là sở y và là đẳng vô gián.

427 Ht.: “Tức là, nó làm sở y cho ý thức chứ không làm đẳng vô gián duyên cho ý thức v.v...” Cđ.: “Ý thức không có trường hợp đầu; vì pháp nào làm sở y thì cũng làm thứ đệ duyên.” Sphut.: “Cái gì làm sở y cho ý thức thì cũng là đẳng vô gián duyên.”

428 eṣām, trong bản Ht., bỉ 彼, thuộc tụng văn theo sau. Do đó, phần trường hàng có thêm giải thích: “bỉ, chỉ sở y được gọi là mắt v.v… đã nói trên.”

429 Ht. Cđ. bất cộng (nhân) 不共因

430 Sphut.: “Cũng như trong đời người ta nói tiếng trống, mầm lúa, chứ không nói tiếng dùi, mầm ruộng.”

431 Ht., sắc thuộc Dục giới.

432 Cđ., mắt và thức thuộc sơ định.

433 Ht., thân ở Dục giới; ba thứ kia thuộc sơ định.

434 Ht., tự địa sắc 自地色.

435 Ht., mắt thuộc nhị định.

436 Ht., ba thuộc sơ định, sắc thuộc Dục giới.

437 Ht., nhìn sắc thuộc sơ định.

438 Ht., ba thuộc sơ định; mắt thuộc nhị định.

439 Ht., thân thức thuộc sơ định, sắc thuộc Dục giới, mắt thuộc nhị định.

440 Ht., thân và thức thuộc sơ định, sắc và mắt thuộc nhị định.

441 Ht., (...) và Tứ thiền, nhìn sắc tự địa, hay hạ hoặc thượng địa.

442 Ht., sinh ở tĩnh lự thứ hai, thứ ba hay thứ tư.

443 Ht., quyết định tướng 決定相. Cđ. quyết phán 決判.

444 Lặp lại tụng văn trên; thay mắt bằng tai, sắc bằng thanh.

445 Ht., thức đối với thân và xúc, hoặc tại tự địa, hoặc thấp hơn.

446 Ht., sinh vào ba định trên.

447 Ht., ba thứ. Tức ý, thức và pháp.

448 ānuṣaṅgikaḥ; Sphut.: phụ luận của tụng i. 41, cakṣuś ca dharmatoś ca dṛṣṭiḥ.

449 Ht.: cái gì là thức? Cái gì là sở thức?

450 Sphut., Kinh được Phật nói cho Jātiśroṇa brahmaṇa (Sinh Văn bà-la-môn). Cf. Pāli, Vbh 122 sq; Vism 491 sq.

451 Cđ. ngã y 我依.


tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương