A tì Đạt Ma Câu Xá Tập I



tải về 1.12 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích1.12 Mb.
#39974
1   2   3   4   5   6   7   8

18. Nội nghoại
Có bao nhiêu giới thuộc nội tự thân?328 Bao nhiêu giới ngoại thân?

dvādaśādhyātmikāḥ…

內十二眼等

[39a] Nội giới, có mười hai.



Những gì là mười hai?

… hitvā


rūpādīn…

[39ab] Trừ đi các giới có sắc.

Sáu thức và sáu sở y của chúng; đây là mười hai giới nội tự thân. Sáu giới thuộc cảnh vực, gồm sắc các thứ, là các ngoại giới.

Trong khi không tồn tại tự ngã, do đâu mà nói nội tự thân và ngoại tại? Vì là điểm y chỉ cho quan niệm về cái tôi chủ thể,329 tâm được gọi là tự ngã. Như Kinh nói, «Do bởi tự ngã được khéo chế ngự,330 kẻ trí đạt đến thiên giới.» Và nơi khác, Thế Tôn nói đến sự chế ngự đối với tâm, «Tốt đẹp thay, sự chế ngự đối với tâm. Tâm được chế ngự dẫn đến an lạc.» Do sự gần gũi với sở y của tâm vốn được cho là tự ngã, các căn, kể từ con mắt, được nói là thuộc nội tự thân. Sắc các thứ, vì là cảnh vực, nên được gọi là ngoại tại.

Nếu vậy, sáu thức giới không thể được gọi là thuộc nội tự thân. Thật vậy, khi chưa trở thành trạng thái ý giới, chúng không làm sở y cho tâm.331 Nhưng khi chúng trở thành trạng thái ý giới, chúng không vượt ngoài đặc tính của ý giới. Nếu không như vậy, ý giới chỉ là quá khứ chứ không là vị lai, hiện tại. Nhưng mười tám giới được thừa nhận332 thuộc cả ba thời. Vả lại, nếu thức vị lai và hiện tại không có đặc tính của ý giới, thì ý giới trong thời quá khứ cũng không được xác nhận. Thật vậy, đặc tính333 thì không biến đổi trong các thời.
---o0o---
19. Đồng phần-Bỉ đồng phần
Bao nhiêu giới là đồng phần?334 Bao nhiêu là bỉ đồng phần?

a. Đồng phần

…dharmasaṃjñakaḥ/

sabhāgaḥ…

法同分…

[39b-c] Những gì được quan niệm là pháp



Là đồng phần.

Cảnh vực được hạn định335 cho thức. Nếu ở trong cảnh vực ấy thức đã hiện khởi, hay là pháp tất yếu hiện khởi (utpattidharmī);336 cảnh vực đó được gọi là đồng phần. Không một pháp giới nào mà trong đó không sinh khởi hay sẽ sinh khởi vô biên ý thức.337 Quả vậy, tất cả Thánh nhân một cách tất yếu phát khởi tâm này: «Tất cả pháp là vô ngã.» Đối với tâm ấy, trừ tự thể và những gì cộng tồn, tất cả pháp đều là đối tượng của nó. Lại nữa, tâm sát na này338 lại là đối tượng của tâm sát na khác.339 Như vậy, trong hai sát na, tất cả pháp đều là đối tượng. Do dó, một cách xác định, tất cả pháp đều là đồng phần.

b. Bỉ đồng phần

… tatsabhāgāś ca

śeṣāḥ…

…餘二


[39cd] và bỉ đồng phần,

Những giới còn lại.

Từ «và» (ca) chỉ cho đồng phần. Cái gì được gọi là bỉ đồng phần?340

… yo na svakarmakṛt//39/

作不作自業

[39d] Những gì không thực hiện chức năng của nó.



Điều được nói đó có nghĩa là gì? Cái gì thực hiện chức năng của nó thì đó là đồng phần.341 Ở đây, con mắt nào đã thấy sắc, sẽ và đang thấy sắc, con mắt đó được gọi là đồng phần. Cũng vậy, cho đến ý; mỗi giới được đề cập với hoạt động theo đối tượng cá biệt của nó.

Theo các nhà Kaśmira, con mắt bỉ đồng phần có bốn trường hợp: con mắt sau khi thấy sắc,342 đã diệt, đang diệt, sẽ diệt, hay con mắt thuộc pháp không sinh khởi.

Mặt khác, theo các nhà phương Tây (Pāścāttya), có năm trường hợp: pháp không sinh khởi gồm có hai, tương ưng với thức và không tương ưng với thức. Cho đến thân, nên biết, cũng vậy. Nhưng, ý giới, nếu là pháp không sinh khởi, nó là bỉ đồng phần.

Các sắc đã, đang và sẽ được thấy bởi mắt đều là đồng phần. Chúng là bỉ đồng phần trong bốn trường hợp: những sắc sau khi được thấy, đã, đang và sẽ diệt, hay thuộc pháp không sinh khởi. Cũng vậy, cho đến xúc; mỗi giới cần được biết với hoạt động cá biệt liên hệ đến căn của nó. Con mắt nào là đồng phần đối với một người thì cũng đồng phần đối với tất cả. Bỉ đồng phần cũng vậy. Như vậy cho đến ý.

Tuy nhiên, sắc là đồng phần đối với người nhìn thấy nó. Với người không nhìn thấy, sắc ấy là bỉ đồng phần. Tại sao vậy? Quả thật, có hiện tượng, sắc mà một người nhìn thấy thì cũng được nhiều người nhìn thấy, như trong sự nhìn ngắm mặt trăng, khiêu vũ, lực sĩ giao đấu. Nhưng không có hiện tượng, hai người nhìn bằng một con mắt chung. Bởi vì con mắt không cộng thông, cho nên đồng phần và bỉ đồng phần được xác định bằng mỗi cá thể. Nhưng, sắc các thứ vốn cộng thông nên được xác định bởi nhiều cá thể khác nhau. Cũng như sắc; các giới thanh, hương, vị, xúc, nên biết, cũng vậy.

Thanh có thể là như vậy. Nhưng hương, vị, xúc được tiếp nhận bởi một cá thể này thì không được tiếp nhận bởi một cá thể khác vì không cộng thông, tức là, vì tiếp nhận áp sát.343 Vậy, theo lẽ chúng cũng như con mắt các thứ? Điều đó cũng đúng, nhưng vẫn có hiện tượng cộng thông. Hiện tượng đó là, hương các thứ có thể làm phát sinh thức khứu giác của một cá thể này thì đối với cá thể khác cũng vậy; nhưng con mắt các thứ thì không như vậy. Do đó, chúng được suy lý như sắc.

Vậy, sự đồng phần và bỉ đồng phần của thức con mắt các thứ, vì là pháp sinh hay pháp không sinh, cũng như ý giới.

Đồng phần có nghĩa là gì? Phần,344 là sự giao thiệp hỗ tương345 của căn, cảnh, thức. Hay phần là sự tương giao tác dụng.346 Có chung phần ấy347 nên được gọi là đồng phần. Hoặc do bởi tác dụng cộng đồng của xúc.348

Những gì không phải là đồng phần, nhưng là đồng loại với đồng phần, nên nói là bỉ đồng phần.
---o0o---
20. Đoạn trừ
Có bao nhiêu giới được đoạn trừ ở kiến đạo?349 Bao nhiêu được đoạn trừ ở tu đạo?350 Bao nhiêu phi sở đoạn?351

daśa bhāvanayā heyāḥ pañca ca...

十五唯修斷

[40a] Mười giới được đoạn trừ bởi tu, và năm thức giới.



antyās trayas tridhā

後三界通三


[40b] Ba giới cuối thuộc cả ba.

Ý giới, pháp giới, và ý thức giới, theo thứ tự liệt kê, ba giới này được kể là ba giới cuối, gồm cả ba hình thái.

Được đoạn trừ bởi kiến (darśanaheya) là tám mươi tám tùy miên (anuśaya), cùng với những cộng hữu của chúng (tatsahabhūva),352 đắc (prapti)353 của chúng, và cùng với các tùy hành.354 Được đoạn trừ ở tu đạo (bhāvanaheya) là các pháp hữu lậu còn lại. Vô lậu thuộc phi đoạn (apraheya).

Há không phải có một pháp khác được đoạn trừ bởi kiến (darśnaprahātavyam), tức dị sinh tính (pṛthagjanatvat), và nghiệp thân, khẩu, ý dẫn đọa ác thú; vì pháp này hoàn toàn tương phản với Thánh đạo?355 Tuy vậy, pháp ấy không phải được trừ bởi kiến. Điều này được nói vắn tắt.

na dṛṣṭiheyam akliṣṭaṃ

na rūpaṃ nāpy aṣaṣṭam356 //40

不染非六生 色定非見斷

[40cd]Không phải là kiến đoạn, không phải phi nhiễm ô,

không phải thứ sáu sinh, cũng không phải là sắc.

Không có pháp không nhiễm ô357 nào được đoạn trừ bởi kiến; sắc358 cũng không. Dị sinh tính thuộc loại vô ký không nhiễm ô, vì đã thành tựu đoạn thiện căn,359 hay ly nhiễm.360 Nghiệp thân và ngữ là sắc. Do đó, chúng không được đoạn trừ bởi kiến.361 Vì sao?362 Vì không mâu thuẫn với các chân đế (satyeṣu),363 và vì không phải là sở duyên (anālambanatvāt),364 và vì sẽ vẫn là dị sinh trong khổ pháp trí nhẫn (duḥkhe dharmakśṣātau).

Thứ sáu, chỉ cho ý xứ. Bởi vì nó phát sinh từ chỗ khác, sinh từ năm căn,365 nên gọi là phi thứ sáu sinh (aṣaṣṭa). Cái này cũng không được đoạn trừ bởi kiến.
---o0o---
21. Kiến - Phi kiến
Trong mười tám giới, bao nhiêu giới là sự thấy? Bao nhiêu là phi thấy?

cakṣuś ca dharmadhātoś ca

pradeśo dṛṣṭiḥ...

眼法界一分 ... ( 說名見)

[41a-b] con mắt, và một phần pháp giới, là sự thấy.

Một phần đó là gì?

...aṣṭadhā/

八種 (說名見)


[41b]... mười tám thứ.

Năm kiến,366 gồm hữu thân kiến các thứ, là những sự thấy (dṛṣṭi). Chánh kiến thuộc thế gian; sự thấy thuộc hữu học; sự thấy thuộc vô học. Tám hình thái của pháp giới này là những sự thấy. Còn lại, không phải là sự thấy.

Trong đây, hữu thân kiến các thứ sẽ được diễn giải trong “Phẩm Tùy miên” khi thích hợp.

Lại nữa, thế gian chính kiến là tuệ thuộc hữu lậu thiện tương ưng với ý thức. Thuộc hữu học (chánh kiến), là vô lậu (chánh kiến) của bậc hữu học. Thuộc vô học (chánh kiến) là (chánh kiến) của bậc vô học.367 Như sự thấy sắc khi có mây, khi không mây, lúc ban đêm, lúc ban ngày; cũng vậy, sự thấy pháp bởi cái thấy (dṛṣṭi) nhiễm ô hay không nhiễm ô, thế gian hay hữu học, vô học.

Ở đây, vì sao thế gian chánh kiến (laukikī samyagdṛṣṭi) được nói là chỉ tương ưng với ý thức? Bởi vì,

pañcavijñānasahajā dhīr

na dṛṣṭir atīraṇāt //41/

五識俱生慧 非見不度故

[41cd] Tuệ cùng sinh với năm thức

Không phải là sự thấy, vì không suy đạc.

Sự thấy là khả năng phán đoán (santīrika),368 vì nó làm phát khởi sự khảo sát.369 Tuệ (prajñā) cùng sinh với năm thức thì không như vậy,370 nên không phải là sự thấy. Cũng như vậy, các pháp khác, và tuệ nhiễm ô hay không nhiễm ô đều không phải là sự thấy.

Con mắt cũng không có suy đạc, tại sao lại là thấy? Thấy ở đây có nghĩa là quán chiếu sắc (rupālocana).371Bởi vì, cakṣuḥ paśyati rūpāni

眼見色...

[42a] Mắt thấy các sắc.



Nếu con mắt có thể thấy, tương ưng với thức khác372 cũng có thể thấy?373 Không phải tất cả mắt đều thấy.374 Vậy cái gì thấy?

sabhāgaṃ...

... 同分

[42b] đồng phần.



Khi có thức, nó thấy. Ngoài ra, không thấy.

Nếu vậy, thức y nơi con mắt cũng thấy?375

...na tad āśritam/

vijñānaṃ...

非彼能依識

[42a-b] Không phải thức y chỉ kia.



Thức không thể thấy. Vì sao?

... dṛṣyate rūpaṃ

na kilāntaritaṃ yataḥ //42/

傳說不能觀 彼障諸色故

[42cd] Sắc không được nhìn thấy,

Truyền thuyết nói, khi bị ngăn cách.

Truyền thuyết nói, sắc không được nhìn thấy khi bị che khuất bởi vách tường các thứ. Nếu thức có thể thấy, do tính không đối kháng của nó, nó không bị trở kháng qua vách tường các thứ, cho nên nó có thế thấy ngay cả sắc bị che khuất. Thật vậy, khi bị che khuất, thức con mắt không phát sinh. Đã không phát sinh, làm sao thấy? Vì sao nó không sinh? Những vị376 chủ trương con mắt thấy thừa nhận rằng, do tính chất có đối kháng của nó con mắt không có tác dụng gì khi bị ngăn che, thức không sinh khởi vì nó hoạt động trên cùng một cảnh vực với sở y.

Vậy, tại sao mắt không thể thấy vật bị ngăn che, như thân căn với đối tượng tiếp hợp (prāptaviṣaya)377? Vì tính cách đối kháng của nó. Tại sao người ta có thể thấy vật bị ngăn cách bởi pha lê, vân mẫu, thuỷ tinh, nước? Do đó, không phải vì tính cách đối kháng mà con mắt không nhìn thấy sắc bị ngăn che. Nghĩa là thế nào?378 Nơi nào sắc tuy bị khuất nhưng ánh sáng không bị ngăn, ở đó thức của mắt sinh khởi. Nhưng nơi nào ánh sáng bị ngăn, nơi đó nó không khởi. Vì không khởi nên không thấy vật bị khuất.

Tuy thế, ở đây Kinh nói: “Các sắc được thấy bởi mắt.” Đây ý muốn nói, mắt được y chỉ bởi thức. Như nói: “Sau khi nhận thức các pháp bởi ý.” Không phải rằng ý nhận thức các pháp, vì nó đã quá khứ.379 Cái gì nhận thức? Ý thức. Hoặc hành vị của cái y chỉ được ám chỉ bằng cái được y chỉ.380 Như người ta nói, “Cái giường kêu.” Như Kinh nói, “Sắc được nhận thức bởi mắt, khả ái.” Không phải rằng các sắc này được nhận thức bởi mắt. Kinh cũng nói, “Này Bà-la-môn, mắt là cửa... cho đến, để nhìn thấy sắc.” Do đó biết rằng, thức nhìn thấy ngang qua cửa là con mắt. Ở đây, sự thấy (darśana) nói là cửa. Thật vô lý khi nói, “Sự thấy để thấy các sắc.”

Nếu thức thấy (paśyati), cái gì thức biệt (vijānāti)? Sự sai biệt của hai cái này là gì? Cái gì nhận thức sắc, cái đó thấy sắc. Cũng như một phần tuệ (kaścit prajñā)381 được nói là thấy (paśyati), và cũng tuệ tri (prajānāti).382Cũng vậy, một phần thức (kaścid vijñānaṃ)383 được nói là thấy, và cũng thức biệt.

Một số vị khác nói, “Nếu mắt thấy, hành vi thấy có gì khác với kẻ tác nghiệp là con mắt?”384 Chất vấn này không chính xác. Nếu cho rằng, “thức nhận thức” (vijñānaṃ vijānāti); ở đây cũng không có sự phân biệt tác giả với tác nghiệp.

Quan điểm khác nói,385 “thức của mắt thấy,” nhưng do sở y của nó mà nói “mắt thấy.” Cũng như do sở y của tiếng kêu mà nói “Chuông kêu.” Nếu vậy, con mắt cũng có khả năng thức biệt, vì nó là sở y của thức? Không có khả năng ấy. Thế gian công nhận con mắt thấy. Khi nó phát khởi, người ta nói, sắc được thấy, mà không nói được thức biệt.

Điều này được nói trong Vibhāṣā:386 “Được thủ đắc bởi mắt, được tiếp nhận bởi thức của mắt, được nói là được thấy.” Do đó nói, mắt thấy, mà không nói nó thức biệt. Thức chỉ khi nào hiện diện mới thức biệt sắc. Như gọi mặt trời là “kẻ tạo ngày.”387

Ở đây, các nhà Kinh lượng bộ (Sautrāntika) nói, “Sao lại vô ích thế!388 Do duyên con mắt và sắc, thức của mắt khởi lên. Ở đây, cái gì thấy, cái gì bị thấy? Không có gì khác hơn là pháp, duy chỉ là nhân và quả. Nhưng tùy thuận thế tình mà quy ước rằng “mắt thấy; thức thức biệt.” Không nên ở đó mà cố chấp. Thật vậy, Thế Tôn nói, “Không nên cố chấp từ nghĩa địa phương389 và chạy theo khái niệm của người đời.

Nhưng các nhà Vaibhāṣika ở Kaśmira chủ trương như vầy: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý thức biệt.
---o0o---
22. Phụ luận
i. Hai vị trí

Nếu con mắt thấy, vậy nó thấy các sắc bởi một con mắt, hay bởi cả hai?

ubhāyām api cakṣurbhyā

paśyati vyaktdarśanāt/

或二眼俱時 見色分明故

[43ab] Cả hai mắt đều cùng

thấy, vì sự thấy được rõ ràng.

Các nhà Abhidharmika đều nói, cả hai mắt cùng thấy. Thật vậy, cả hai mắt đều mở thì sự thấy tỏ rõ hơn. Khi một mắt mở, con kia hơi nhắm, người ta nhìn thấy hai mặt trăng. Không phải do sự đổi khác của một trong hai con.390 Cũng không phải có sự phân hai do sở y bị phân hai, vì không có vị trí cố định của thức, như sắc.391


ii. Cảnh tiếp hợp

Nếu mắt thấy, tai nghe, cho đến ý thức biệt, trong chúng, cái nào tiếp hợp đối tượng? Hoặc không tiếp hợp?

cakṣuḥ śrotramano’ prāptaviṣayaṃ...

眼耳意根境 不至...

[43cd] Mắt, tai, ý, không tiếp hợp đối tượng.392

Thật vậy, mắt thấy sắc từ xa, nhưng không thấy thuốc trong con mắt. Tai nghe tiếng từ xa. Nếu đối tượng tiếp hợp, thiên nhãn và thiên nhĩ không khởi lên với những thiền giả trong cõi người, như căn của mũi.

Nếu con mắt có đối tượng không tiếp hợp, tại sao nó không thấy tất cả đối tượng xa, và bị che khuất?393 Thì cũng như, tại sao nam châm không hút hết thảy kim loại không đến gần? Đối tượng tiếp hợp cũng đồng như vậy. Cũng như, tại sao mắt không thấy tất cả vật tiếp hợp như thuốc trong mắt hay thẻ tre? Lại nữa, cũng như mũi các thứ vốn nhận đối tượng tiếp hợp nhưng không phải là nhận tất cả, vì không thể nhận các thứ cộng hữu như mùi hương v.v... Cũng vậy, mắt chỉ có thể có đối tượng không tiếp hợp mà không phải là tất cả.394 Ý cũng vậy không có khả năng tiếp cận, và là phi sắc.

Lại nữa, một số vị khác quan niệm tai có đối tượng tiếp hợp và cả không tiếp hợp; vì nó có thể nghe âm thanh trong lỗ tai.

Nhưng, còn lại mũi, lưỡi, thân

... trayam anyathā //43/

三相違

[43d] Ba căn này khác biệt.



Nghĩa là chúng có đối tượng tiếp hợp. Mũi tại sao có đối tượng tiếp hợp? Vì ngưng thở thì không ngửi được mùi hương.

Tiếp hợp là thế nào? Sự sinh khởi không có gián cách.395

Vậy thì, các cực vi (paramāṇa)396 có tiếp xúc nhau hay không?

Phái Kaśmīrika nói, không tiếp xúc. Tại sao? Nếu chúng tiếp xúc toàn thân, các vật thể trở thành hỗn hợp. Nếu tiếp xúc từng phần, cực vi có các phần tử (sāvayava).397 Nhưng cực vi thì không có các phần tử (nirayava).

Nếu vậy, âm thanh xuất hiện như thế nào?398 Nếu chúng tiếp xúc, tay sẽ dính trong tay; đá sẽ dính trong đá.

Nhưng, vậy tại sao khối hợp chất khi kích nhau không bị phân rã? Do chúng được duy trì bởi phong giới (vāyadhātu). Có loại gió có tác dụng làm phân tán, như gió thời kỳ kiếp hoại (saṃvarttanyām); và có loại có tác dụng kết hợp, như gió thời kiếp thành (vivarttanyām). Nay bằng cách nào ba căn này do sự tiếp hợp không gián cách mà được nói là có đối tượng tiếp hợp? Sự tiếp hợp chính là trạng thái không gián cách; ở trung gian không có bất cứ vật gì. Vả lại, không có gì sai lầm, vì do có phần tử nên các hợp thể (saṃghāta)399 tiếp xúc nhau.

Vả lại, bằng lý luận như vậy, văn nghĩa của Vaibhāṣika được chứng minh: “Vật được xúc (spṛṣṭa) sinh khởi do nhân là vật được xúc, hay do nhân là vật không được xúc?”400 Sau khi hỏi như vậy rồi, Vaibhāṣika trả lời, “Về nhân, có khi do nhân là xúc mà vật phi xúc phát sinh, như khi nó bị phân tán.401 Có khi do nhân phi xúc mà vật bị xúc phát sinh, như khi nó được tích hợp.402 Có khi nhân xúc, vật được xúc phát sinh, khi vật đã tích hợp càng được tích hợp.403 Có khi nhân phi xúc làm phát sinh vật phi xúc, như bụi bay qua cửa sổ.404

Đại đức Vasumitra nói: Nếu các cực vi tiếp xúc, chúng tồn tại đến sát na sau.

Đại Đức405 nói, chúng không tiếp xúc, nhưng do không gián cách mà quy ước là chúng tiếp xúc. Ý kiến của Đại đức đáng được chấp nhận. Nếu không vậy, trong các trung gian trống của giữa cực vi không gián cách nhau, cái gì cản trở sự đi qua, để thừa nhận chúng có tính đối ngại? Vả lại, các hợp thể không gì khác hơn là các cực vi. Chính những cực vi hợp thể này được xúc chạm, cũng như chúng bị băng hoại (rūpyante).406

Lại nữa, nếu tưởng tượng rằng cực vi có bộ vị phân biệt (digbhāgabheda),407 dù được xúc hay không được xúc, chúng có bộ phận (sāvayavatva).408 Nếu không có bộ phận, không chứng minh được chúng có tiếp xúc.409


iii. Hình lượng

a. Lượng của đối tượng

Phải chăng, các căn này, con mắt v.v… tiếp nhận đối tượng theo chiều kích và trọng lượng của tự thân với tốc độ rất nhanh, như núi non,410 vòng lửa các thứ;411 hay nhất thiết là lượng tương xứng hay không tương xứng?412 Đáp: Tùy theo đối tượng tiếp hợp hay không tiếp hợp như đã nói. Đó là,

tribhir ghrāṇādibhis tulya-

viṣayagrahaṇaṃ matas/

應知鼻等三 唯取等量境

[44ab] Ba (căn), mũi v.v… chỉ

tiếp nhận đối tượng tương xứng.

Tùy theo mức độ cực vi của căn và cực vi của đối tượng được kết hợp mà nhận thức được dẫn khởi. Nhưng quy luật này không áp dụng cho mắt và tai. Có khi nó nhìn thấy đối tượng nhỏ hơn như đầu sợi tóc. Có khi nó nhìn thấy đối tượng ngang bằng như quả nho. Có khi nhìn đối tượng lớn hơn, như quả núi, với một con mắt mở. Cũng vậy, với tai, khi nghe tiếng muỗi, hay tiếng sấm.

Ý không phải là vật cố kết, hình lượng của nó không được xác định.

b. Cực vi của căn

Các cực vi của các căn này, mắt v.v… được tích hợp (sanniveśa)413 như thế nào? Cực vi của mắt được bố trí tùy theo hạn lượng của đồng tử, như hoa thì-la (ajājīpuṣpa),414 được trùm lên bằng một màng mỏng trong suốt khiến không bị phân tán.

Có thuyết nói, chúng được chồng thành lớp như viên bi (piṇḍavat). Chúng không che khuất nhau, như pha lê, vì trong suốt.

Cực vi của căn lỗ tai được bố trí bên trong như lá bối (bhūrja).415

Cực vi của căn của mũi ở bên trong xoang mũi (ghāṭābhyantare) có hình que (śalākāvat).416

Ba căn đầu này được bố trí như tràng hoa (mālāvat).417

Cực vi của căn lưỡi như hình bán nguyệt. Truyền thuyết nói,418 chúng chỉ bằng đầu sợi tóc, ở phần giữa của lưỡi, không được trùm khắp bởi cực vi của căn của lưỡi.

Cực vi thân căn bố trí theo hình của thân.

Cực vi của nữ căn như hình cái trống cơm.

Cực vi của nam căn hình như ngón tay cái.

Ở đây, các cực vi của căn của mắt có khi toàn thể là đồng phần (sabhāga); có khi là bỉ đồng phần (tatsabhāga). Có khi một số đồng phần, một số bỉ đồng phần. Cũng vậy, cho đến các cực vi của căn của lưỡi. Nhưng các cực vi của thân căn thì không toàn thể đồng phần. Đối với các chúng sinh bị giam cầm trong địa ngục thiêu đốt, vô lượng cực vi của thân căn là bỉ đồng phần. Truyền thuyết nói,419 với tất cả cực vi ấy,420 khi thức khởi, thân thể (āśraya: sở y) bị vỡ vụn. Không có một cực vi của căn hay một cực vi của cảnh duy nhất làm phát sinh thức. Vì năm thức thân lấy hợp thể (saṃcita) làm sở y và đối tượng. Do đó, cực vi được nói là không biểu hiện (anidarśana), vì không được nhìn thấy.
iv. Thời gian tính của thức

Có sáu thức giới đã được nói, thức con mắt cho đến ý thức. Đối tượng của năm thức duy hiện tại; của thức cuối cùng thông cả ba thời. Sở y của chúng cũng như vậy chăng? Không phải như vậy. Tại sao?

caramasyāśrayo’ tītaḥ

pañcānāṃ sahajaś ca taiḥ //44/

後依唯過去 五識依或俱

[44cd] Sở y của thức cuối là quá khứ;

Của năm thức, và đồng thời.

Sở y của ý thức giới là ý vô gián diệt (samanantaraniruddhaṃ manas)421

Từ  (ca) chỉ cho quá khứ. Mắt là sở y đồng thời (sahaja) của thức con mắt. Cũng vậy, cho đến thân là sở y đồng thời của thân thức. Sở y quá khứ của chúng là ý. Như vậy, năm thức thân này là hai căn sở y.422 Do đó nói rằng, “Cái là sở y cho thức con mắt, cái đó có là điều kiện không gián cách (samanantara)423 cho thức con mắt không?

Có bốn trường hợp. Thứ nhất, con mắt.424 Thứ hai, pháp giới, tâm sở pháp quá khứ không gián cách.425Thứ ba, ý quá khứ không gián cách.426 Thứ tư, các pháp trừ pháp đã nói. Cũng vậy, cho đến căn tự thân của thân thức.

Ý thức, thuộc trường hợp đầu.427 Cái nào làm sở y thì cũng là điều kiện không gián cách. Có cái có thể làm điều kiện không gián cách, nhưng không phải là sở y, đó là pháp giới tâm sở thuộc quá khứ không gián cách.
v. Định danh sở y và thức

a. Sở y


Thức khi sinh khởi y thác cả hai, tại sao chỉ có mắt v.v… chứ không phải là sắc v.v… được nói là sở y?

tadvikāravikāritvād

āśrayāś ca cakṣurādayaḥ/

隨根變識異 故眼等名依

[44ab] Vì (thức) biến dị theo sự biến dị của nó

Nên (nói) mắt v.v... là sở y.

Cái được y thác (adhīna) là các giới. Do sự biến dị của mắt v.v... mà thức ấy cũng biến dị. Vì do sự lành mạnh hay tổn thương (của mắt) mà (thức) trở nên hoặc bén nhạy hoặc chậm lụt. Nhưng nó không biến đổi với sự biến đổi của sắc v.v… Do đó, chỗ y thác của nó không phải là mắt v.v… Cái gì làm chỗ y thác, cái đó là sở y.

b. Thức


Lại nữa, tại sao cái mà bởi đó sắc v.v... được nhận thức được gọi là thức của mắt, cho đến ý thức, chứ không gọi là thức của sắc, cho đến thức của pháp? Cái gì có những cái này, mắt v.v… là sở y; thì đối với chúng,428

ato’ sādhāraṇatvāc ca

vijñānaṃ tair nirucyate //45/

彼及不共因 故隨根說識

[45cd] Và do bởi tính cách cá biệt,

Bởi cái đó nó được định danh là thức.

Tính cách cá biệt (asādhāraṇatva)429 là gì? Mắt của người khác không thể làm sở y cho thức (của người này). Nhưng, sắc là đối tượng (ālambana) của ý thức, và cũng là đối tượng cho thức con mắt của người khác. Cho đến thân thức, nên biết, cũng vậy. Vì vậy, do tính chất sở y, và do tính cách cá biệt, thức được định danh bởi các (căn) ấy, chứ không phải bởi sắc các thứ. Cũng như nói “tiếng trống”, “mầm lúa.”430

c. Giới địa của nhận thức

Một người tồn tại trong thân nhìn thấy các sắc bằng con mắt; khi ấy thân, con mắt, sắc, thức có cùng ở trên một giới địa không? Chúng ở khác giới địa?

Đáp: tất cả có sự khác biệt.

1/ Một người sinh trong Dục giới (kāmadhātu):

- Nhìn sắc của giới địa đó bằng con mắt ở đó; tất cả đều trong cùng một giới địa này (svabhūmi).

- Nhìn các sắc trong giới địa của bản thân431 bằng con mắt của Sơ thiền, bấy giờ thân và sắc cùng ở giới địa này, nhưng thức và mắt ở giới địa khác.432

- Nhìn các sắc trong giới địa của Sơ thiền, ba thứ kia433 thuộc giới địa khác.

- Nhìn các sắc ở Dục giới bằng con mắt của Nhị thiền, khi ấy thân và sắc ở Dục giới, 434 con mắt ở giới địa kia (tadbhūmikaṃ),435 thức ở giới địa Sơ thiền.

- Nhìn sắc trong sơ thiền, thức và sắc thuộc địa giới ấy; thân thuộc Dục giới; mắt thuộc địa giới Nhị thiền.

- Nhìn sắc trong giới địa Nhị thiền, sắc và mắt thuộc giới địa ấy; thân thuộc Dục giới; thức thuộc Sơ thiền.

- Cũng vậy, với con mắt thuộc thiền thứ ba và thứ tư mà nhìn sắc trong giới địa của bản thân hay trong giới địa thấp hơn, theo sự thích hợp mà suy.

2/ Một người sinh trong giới địa Sơ thiền:

- Bằng con mắt trong địa giới này nhìn các sắc ở đây, tất cả đều cùng giới địa của bản thân. Nếu nhìn sắc trong giới địa thấp hơn, ba thuộc giới địa của bản thân.436

- Bằng con mắt Nhị thiền nhìn (sắc) trong giới địa của bản thân;437 ba thuộc giới địa bản thân, mắt thuộc giới địa kia.438 Khi nhìn các sắc ở Dục giới, thân và thức thuộc giới địa bản thân, sắc thuộc hạ giới, mắt thuộc giới địa kia.439 Khi nhìn (sắc) thuộc Nhị thiền, mắt và sắc thuộc giới địa ấy; còn lại, thuộc giới địa bản thân.440

- Cũng vậy, bằng con mắt của Tam thiền,441 theo sự hợp lý mà suy.

3/ Một người sinh ở Nhị thiền,442 bằng con mắt thuộc giới địa bản thân hay giới địa khác, nhìn sắc thuộc giới địa bản thân hay giới địa khác, cũng vậy, tùy theo sự hợp lý mà suy.

Nhưng, theo nguyên lý (niyama)443 sau đây:

na kāyasyādharaṃ cakṣuḥ

眼不下於身


[46a] Mắt không thấp hơn thân.

Thân, mắt và sắc thuộc cả năm giới địa: Dục giới, cho đến giới địa Tứ thiền. Mắt và sắc thuộc hai: Dục giới và Sơ thiền. Trong đây, thân thuộc giới địa nào, mắt thuộc giới địa ấy; hoặc mắt ở giới địa cao hơn chứ không thấp hơn. Cảnh vực sắc cùng giới địa với mắt hay thấp hơn.

urdhvaṃ rūpaṃ na cakṣuṣaḥ/

色(識)非上眼


[46b] Sắc không cao hơn mắt.

Thật vậy, không bao giờ sắc thuộc giới địa cao hơn có thể được thấy bởi mắt thuộc giới địa thấp hơn.

vijñānaṃ ca...

...識 ...


[43c] ... và thức...

Cũng như sắc, thức không cao hơn mắt.

... asya rūpaṃ tu

kāyasyobhe ca sarvataḥ// 46/

色於識一切 二於身亦然

[46cd] Nhưng sắc đối với nó, và cả hai đối với thân, từ tất cả.



Đối với nó (asya), chỉ thức con mắt vừa được nói, có đối tượng sắc từ tất cả: cao cả: cao hơn, thấp hơn, và giới địa bản thân.

Thân có hai, sắc và thức, từ tất cả.

Cũng như mắt, được nói, được nói chi tiết, nên biết,

tathā srotraṃ...

如眼耳亦然

[47a] Tai cũng vậy...



“Tai không thấp hơn thân, thanh không cao hơn tai. Thức, và thanh đối với nó; và thân, cả hai: từ tất cả.444” Đó gọi là nói chi tiết.

... trayāṇāṃ tu

sarvam eva svabhūmikam /

次三皆自地


[47b] Với ba,

Tất cả thuộc tự địa.

Ba giới: mũi, lưỡi, thân, có thân, đối tượng, thức, đều thuộc giới địa bản thân. Sau khi nêu tổng quát như vậy, sau đây sẽ nêu chi tiết sai biệt.

kāyavijñānam adharasvabhūmi

身識自下地

[47cd] Thân thức, thấp hơn bản địa.



Thân, thân giới, xúc, luôn luôn tại bản địa. Nhưng, thân thức, có khi tại bản địa,445 như người sinh Dục giới và Sơ thiền. Có khi ở giới địa thấp hơn, như người sinh Nhị thiền.446

aniyataṃ manaḥ // 47/

意不定應知

[47d] Ý bất định.



Có khi ý đồng giới địa với thân, ý, thức và pháp; có khi cao hơn hay thấp hơn. Trong thân thuộc năm giới địa, ý v.v…447 ở tất cả giới địa, khi thọ sinh và khi nhập định. Tuỳ theo sự hợp lý, như sẽ được nói chi tiết trong phẩm “Phân biệt định.” Vì mục đích lược bỏ sự rườm rà mà ở đây không nói thêm nữa, vì kết quả ít mà công sức lớn.

Đã nói xong phụ luận.448


---o0o---

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương