A cademic report



tải về 3.81 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu06.05.2023
Kích3.81 Mb.
#54642
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
ACADEMIC REPORT PRACTICE 2 – MED 201

Kiều My: Mình chỉ muốn hỏi là họ đã đưa ra các biện pháp nào để vượt qua mà bạn nói là PR. Mà PR là gì, họ đang làm gì trong đó? Còn việc họ bị tẩy chay là đã bị rồi nhưng họ đã xử lý như thế nào để chuyện đó qua đi, để xoa dịu người tiêu dùng, để họ tiếp tục phát triển. Với lại việc người tiêu dùng phẫn nộ ở đây bạn nói là họ chủ động gửi lời xin lỗi nạn nhân. Thật ra họ chủ động gọi công an bắt người đó, họ chủ động để xảy ra chuyện này và họ không nhận trách nhiệm. Người dân họ phẫn nộ vì cách làm của THP vì đã gửi đơn kiện khách hàng vu khống? Họ phẫn nộ vì cách THP cư xử.


Cô Danh: Rồi sao câu hỏi là gì?
Kiều My: Em muốn biết là cái cách để họ xoa dịu nỗi giận của khách hàng? Thì bạn trả lời là tổ chức truyền thông…
Cô Danh: Hồi nãy trong case của tụi con có cái này không?
Nhóm Present: Dạ không.
Cô Danh: Không thì thôi! Từ chối trả lời.
Host: Tại nó cũng có liên quan tới chủ đề PR.
Cô Danh: Nhưng mà đề tụi con là gì.
Nhóm Present: Top PR firms, the most successful PR campaign.
Cô Danh: Cái nào tụi con lựa thì trả lời còn không có data thì sao trả lời.
Gia Hân: Vậy thì tụi mình xin phép tạm bỏ qua câu này.


Câu 4 (Trung Tín): Trong số các chiến dịch PR của nhóm bạn đưa ra, hãy chọn và phân tích một chiến dịch dựa trên 4 mô hình truyền thông về quan hệ công chúng được phát triển bởi James Grunig và Todd Hunt, đồng thời đưa ra những lý do cụ thể tại sao các chuyên gia PR của Ogilvy & Mather Vietnam lại lựa chọn mô hình đó?


Trả lời (Anh Tuấn): Chiến dịch “Devalue Rhino Horn - Làm mất giá trị sừng tê giác” thuộc vào mô hình truyền thông hai chiều đối xứng.
Mô hình truyền thông hai chiều đối xứng “đề xuất các cá nhân, tổ chức và công chúng nên sử dụng truyền thông để điều chỉnh ý tưởng và hành vi của họ đối với những người khác thay vì cố gắng kiểm soát cách người khác suy nghĩ và hành xử”

Chiến dịch "Làm mất giá trị sừng tê giác" là một chiến dịch nhằm mục đích nâng cao ý thức của công chúng về tình trạng đe dọa của sừng tê giác, từ đó khuyến khích họ tham gia và đóng góp vào việc bảo vệ sừng tê giác. Mô hình hai chiều tập trung vào việc tạo ra một quan hệ tương tác giữa tổ chức và công chúng, đồng thời tăng cường sự tham gia của công chúng. Do đó, mô hình hai chiều là lựa chọn phù hợp để đạt được mục tiêu của chiến dịch này.


Chiến dịch "Làm mất giá trị sừng tê giác" đang diễn ra trong một thời đại mà mạng xã hội và truyền thông kỹ thuật số đã trở thành một phần quan trọng trong việc tương tác với công chúng. Mô hình hai chiều cho phép các chuyên gia PR sử dụng các kênh truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến khác để tương tác với công chúng và tạo ra sự tham gia tích cực của họ trong chiến dịch.
Mô hình hai chiều còn giúp cho chiến dịch có thể đáp ứng nhanh chóng các ý kiến và phản hồi từ phía công chúng. Từ đó, chiến dịch có thể tạo ra một sự tương tác tích cực giữa tổ chức và công chúng, tăng cường sự tham gia và nâng cao hiệu quả của chiến dịch.
Cuối cùng, mô hình hai chiều cũng phù hợp với triết lý của Ogilvy & Mather Vietnam trong việc xây dựng các chiến dịch PR dựa trên sự tương tác và thấu hiểu khách hàng. Mô hình hai chiều cho phép công ty tạo ra một quan hệ gần gũi và thân thiện với khách hàng, đồng thời tăng cường sự đóng góp và tương tác của họ trong chiến dịch.
Câu hỏi phát triển (Trung Tín): Câu trả lời của bạn mình thấy nói nghiêng lý thuyết khá nhiều về chiến dịch này nhưng lại không đưa dẫn chứng chứng minh mối quan hệ tương tác giữa hai bên thì bạn phải đưa ra trong case mối quan hệ tương tác được thể hiện qua case như thế nào? (Nhóm present bỏ qua)


Gia Hân: Bạn có thể nói lại ý chính của câu vừa nãy không?
Trung Tín: Tuấn mới trả lời khá là nhiều về lợi ích của mô hình này nhưng mà không đưa ra mối quan hệ giữa công chúng với công ty. Vậy trong case study này công chúng cụ thể là ai?
Câu 6 (Kiều My): Làm thế nào bạn đánh giá được chiến dịch Làm Mất Giá Trị Sừng Tê Giác của Ogilvy & Mather Vietnam thành công ?


Trả lời (Hạnh Nhân): Dựa vào những kết quả mà chiến dịch này đã đạt được.


Câu hỏi phát triển (Kiều My): Vậy những con số 77% được xác định như thế nào? Tức là họ đã đối chiếu như thế nào để họ biết nó đã giảm? Cái số liệu đó dựa trên những yếu tố nào? Tại vì 77% là lớn lắm.


Trả lời (Hạnh Nhân): Những phát hiện này đã được báo cáo vào 20/4/2015 tại một buổi làm việc ở Pretoria giữa một phái đoàn Việt Nam, Bộ Môi trường Nam Phi và các cơ quan liên quan. Số liệu thống kê được công bố tại phiên họp cho thấy người mua sừng tê giác ở Việt Nam đã giảm 77% trong khi số người cho rằng sừng tê giác có dược tính đã giảm 60%, sau một năm tuyên bố Chiến dịch “Devalue Rhino Horn - Làm mất giá trị sừng tê giác” truyền thông bắt đầu.” Số liệu thống kê chính thức do Bộ Môi trường Nam Phi công bố vào tháng 3 năm 2014 cho thấy những kẻ săn trộm đã giết 172 con tê giác để lấy sừng từ đầu năm 2014, trong khi 1.004 con đã bị giết vào năm 2013.


Cô Danh: Tụi con đọc mấy cái này tụi con phải chắt lọc thông tin. Cái chiến dịch này so với hành vi đi giết mấy con đó, chiến dịch này nhắm tới ai.
Nhóm Present: Những người mua.
Cô Danh: Vậy ai đi săn.
Nhóm Present: Dạ thợ săn.
Cô Danh: Vậy làm sao nói các chiến dịch này ảnh hưởng đến những người săn bắt được? Chốt chưa mấy đứa?


Trả lời bổ sung (Gia Hân): Theo con nó là do cung với cầu. Khi mà chiến dịch này ảnh hưởng tới người mua là ngta đã nhận thức được sừng tê giác không có giá trị chữa bệnh.


Cô Danh: Bằng chứng nào con nói rằng số con đó giết xong là bán hết liền. Không có bằng chứng nào hết Nó giết 1000 con nó trữ để bán 100 năm.
Hạnh Nhân: Những số liệu này được lấy ra từ những báo cáo vào ngày 20/4/2015 tại một buổi làm việc ở Pretoria giữa một phái đoàn Việt Nam, Bộ Môi trường Nam Phi và các cơ quan liên quan.
Kiều My: Họ báo cáo là số lượng bị giết giảm nhưng không có nghĩa lượng tiêu thụ ở Việt Nam nó giảm đi. Ngoài Việt Nam thì còn rất nhiều thị trường tiêu thụ.
Hạnh Nhân: Ý là ở Nam Phi người ta thống kê người mua tê giác ở Việt Nam đã giảm 70%
Kiều My: Người ta không phát hiện ra thì sao?
Cô Danh: Một trong những cái khó đo lường trong PR đó là làm sao để thay đổi nhận thức của con người, thay đổi xong người ta sẽ chuyển qua hành vi vậy phải dựa trên hành vi mới đo lường được nhận thức có thay đổi hay không. Ví dụ đội mũ bảo hiểm khi lái xe phải mất nhiều năm mới thay đổi cái nhận thức rồi mới tới các hành vi của người ta. Cho nên những con số ở đây nó chỉ báo cáo kết quả đầu tiên chứ rất khó để đo lường thực tế. Như vậy tụi con phải đặt lại vấn đề là tại sao lại gọi đây là một chiến dịch thành công. Có thể nó là một chiến dịch đầu tiên gây nhiều tiếng vang trên nhiều nền tảng chẳng hạn hoặc là chạm đến cái gì, độc đáo,... và ngay từ đầu nếu muốn đánh giá một chiến lược thì phải set goal và sau đó đánh giá xem goal, objective có đạt được hay không. Rồi mình mới phân tích tại sao chiến dịch này hay ho, độc đáo, rồi các giải thưởng.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương