A cademic report



tải về 3.81 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu06.05.2023
Kích3.81 Mb.
#54642
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15
ACADEMIC REPORT PRACTICE 2 – MED 201

Trung Tín: 1900s bao nhiêu vậy bạn? Bạn nói rõ ra mình mới tưởng tượng được timeline.
Linh: 1943 đến 1944, máy tính ra đời. Còn 1876 điện thoại ra đời.
Trung Tín, Kiều My: Ở đây đang nói về Smartphone, nó ra đời vào 1992-1993.
Linh: Tại nãy có một đoạn bạn trả lời là điện thoại nó không làm cho máy tính lỗi thời nên mình thấy câu trả lời của bạn có hơi khớp.
Kiều My: Điện thoại không làm cho máy tính trở nên lỗi thời tại vì cái smartphone này…
Linh: Không. Ý mình là lúc thì bạn nói là smartphone, lúc thì bạn nói là điện thoại nên lúc mình nghe câu trả lời thì nó bị khớp thôi.
Cô Danh; Đúng rồi. Đó chính xác là cái cô nói nó có vấn đề ở chỗ đó. Tại sao mà một cái nó ra đời trước lại có thể khiến hai thằng ra đời sau nó lỗi thời. Và thêm một cái nữa đó là cái máy tính này là loại máy tính gì?
Hạnh Nhân: PC.
Cô Danh: Đó. Cái then chốt ở chỗ đó. PC bây giờ có lỗi thời không? Anh Tuấn: Không.
Cô Danh: Cô đang tính nói PC nó lỗi thời đó. Con có chi tiền mua PC nữa không? Hay tụi con mua laptop.
Anh Tuấn: Có.
Hạnh Nhân: Tùy mục đích mà mình sử dụng.
Trung Tín: Chỉ những người có đủ điều kiện để chi.
Cô Danh: Vì sao tụi con nói không có đủ tiền chi trong khi trên tay mỗi đứa đều cầm một cái điện thoại smartphone giá cũng ngang hoặc mắc gấp 3 lần một cái PC. Cô đi mua, giải ngân cho nhóm làm tài trợ thì PC ráp một cái có 6-7 triệu.
Trung Tín: Cái PC tụi em nói là nó phải…
Anh Tuấn: PC nó có cái mức thị trường. Còn…
Cô Danh: Cho nên cô mới nói là, cô mới hỏi mấy đứa là có lỗi nào trong câu này hay không? PC có lỗi thời hay không? Rồi mấy bạn mới nói là có người mua có người không, không có tiền rồi này nọ. Cô mới nói là cái PC bằng ⅓ cái điện thoại trên tay của tụi con thôi cho nên không thể nói về giá. Mà đây rõ ràng là tụi con lựa chọn không chọn mua PC như những ngày xưa nữa. Thời của cô sẽ mua PC và không có chi tiền để mà nạp card điện thoại luôn. Chỉ để ba má gọi đến chứ không chi tiền nạp card điện thoại để gọi đi luôn. Hành vi tiêu dùng của cô với những thứ đó hoàn toàn khác nhau cho tới thời điểm hiện tại. Con tưởng rằng là không có tiền mua PC này kia nọ, vậy tại vì sao? Bởi vì với tụi con PC là để chơi game. Và cỗ máy chơi game đó nó đắc hơn nhiều so với cái điện thoại thật nhưng cái PC có chức năng căn bản chỉ có 6-7 triệu thôi là nó đã đáp ứng được một PC giống như những cái laptop này rồi: Truy cập Internet và truy cập các thiết bị đơn giản, các công cụ đơn giản như in ấn và đọc máy, truy cập Internet.
Câu 2 (Anh Tuấn): IBM Simon có thể được xem là chiếc smartphone đầu tiên không? Tại sao?
Trả lời (Trung Tín): IBM Simon ra mắt vào năm 1992, được xem là chiếc smartphone đầu tiên. Nó đã được trang bị rất nhiều tính năng tiên tiến vào thời điểm đó, có thể kể đến: màn hình cảm ứng, dung lượng data và những apps được dựng nên riêng cho chiếc điện thoại đó ở thời điểm đó như: lịch, máy tính, e-mail, và cả games. Điều này đặc biệt hơn so với các điện thoại di động khác ở thời điểm đó, nó đã trở thành một điểm mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của điện thoại thông minh.
=> Do đó, với những tính năng tiên tiến và đột phá của mình, IBM Simon được xem là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới dù đối tượng của nó hướng đến là người dùng trong doanh nghiệp bởi nó quá cồng kềnh và nặng để phù hợp với người dùng thông thường.
Câu hỏi phát triển (Hạnh Nhân): Vào năm 1996, nhà sản xuất điện thoại Nokia Phần Lan đã đưa ra một dòng điện thoại di động và cái đó cũng được xem là chiếc điện thoại đầu tiên. Vậy thì tại sao lại vậy trong khi 1992, IBM đã ra đời rồi?
Trả lời (Kiều My): Bạn nói là cũng được xem là như thế này. Cái điện thoại Simon nó được ra đời năm 1992 nhưng lúc đó trình duyệt web không có phổ biến và chỉ rất ít người dùng. Đến tận năm 1993 thì cái trình duyệt web phổ biến đầu tiên mới ra đời và đến tận năm 1995 thì Microsoft mới cho ra đời Internet Explore và nó rất phổ biến vì nó miễn phí rồi từ lúc đó nó mở ra một kỷ nguyên Internet. Rồi sau khi cái đó ra đời thì chiếc Nokia vào năm 1996 nó được tích hợp thêm một thứ vào là truy cập trình duyệt web thì người ta sau khi suy nghĩ và những nhà đánh giá đó họ đã dựa trên những tiêu chí là vào những năm 93s thì điện thoại Simon nó đã có màn hình cảm ứng và có tất cả các cơ bản của Smartphone cho nên nó mới được công nhận là một trong những chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới. Còn về cái Nokia thì chỉ là được thêm vào và do kỷ nguyên Internet được mở ra cho nên cái Nokia có thêm chức năng truy cập trình duyệt web mà vốn tương đối gần giống như cái điện thoại của chúng ta ngày nay cho nên nó cũng được xem là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới.
Câu 3 (Gia Hân): IPad có gì đặc biệt, hơn cả iPod, Iphone, Kindle mà khiến các nhà điều hành truyền thông phải suy nghĩ lại về tương lai của việc phân phối phương tiện truyền thông?
Trả lời (Trung Tín): Có thể chiếc iPad chính là sự kết hợp của cả iPod, iPhone và Kindle bởi nó là một thiết có thể phát nhạc giống như iPod, có màn hình cảm ứng để sử dụng cho tác vụ hằng ngày như iPhone, hơn nữa nhờ
vào việc sở hữu màn hình lớn nên nó có chức năng đọc sách tựa như Kindle của Amazon. Chưa kể đến hàng trăm apps được tạo ra dành cho smartphone cũng đã được cải tiến để tương thích cho thiết bị mang tính đột phá này. Sức ảnh hưởng lớn của iPad đã kiến các nhà điều hành truyền thông phải suy nghĩ lại về tương lai của việc phân phối phương tiện truyền thông.
Câu 4 (Hạnh Nhân): Những ảnh hưởng của smartphone tới cuộc sống ta? Về mặt tích cực lẫn tiêu cực
Trả lời (Trung Văn):
Tích cực:
- Giao tiếp dễ dàng: Smartphone cho phép chúng ta dễ dàng liên lạc với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, từ đó giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Tiết kiệm thời gian: Việc có thể sử dụng smartphone để truy cập internet, xem video, nghe nhạc, đọc sách và tài liệu giúp ta tiết kiệm thời gian, trở nên năng động hơn trong công việc và học tập.
- Giải trí: Smartphone cung cấp cho chúng ta nhiều hình thức giải trí như chơi game, xem phim, nghe nhạc, đọc truyện tranh, giúp giải tỏa căng thẳng và stress trong cuộc sống.
Tiêu cực:
- Gây phụ thuộc: Việc sử dụng smartphone quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của chúng ta.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Sử dụng smartphone quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến mắt, làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây stress.
- Gây cô độc: Việc dành quá nhiều thời gian để sử dụng
smartphone có thể khiến ta cô độc, không có sự tương tác với xã hội xung quanh.
- Gây phân tâm: Sử dụng smartphone khi đang làm việc hoặc học tập có thể làm giảm tập trung, tác động đến hiệu quả công việc và học tập của chúng ta.
Tóm lại, smartphone là một công nghệ đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên, việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Việc sử dụng smartphone nên được cân nhắc và kiểm soát để đảm bảo mang lại lợi ích cho cuộc sống của chúng ta.
Câu 5 (Hạnh Nhân): Như các bạn thuyết trình cũng như trong sách cũng có đề cập đến các mối nguy hiểm về sức khỏe của con người, liên quan đến bức xạ điện từ của con người phát ra. Vậy tại sao các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất và phát triển smartphone mặc dù họ biết có mối nguy hiểm về sức khỏe cho con người do bức xạ điện từ phát ra từ smartphone? Liệu các doanh nghiệp có đang bỏ qua vấn đề sức khỏe con người mà chỉ chú trọng vào việc phát triển sản phẩm tiên tiến, hiện đại không?
Trả lời (Hữu Trí): Điện thoại thông minh (smartphone) là một sản phẩm có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của con người trong thời đại hiện nay. Nó không chỉ là một công cụ liên lạc cần thiết mà còn là một phương tiện giải trí và làm việc hàng ngày cho nhiều người trên thế giới.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất smartphone đang đưa ra nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động của bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại đến sức khỏe của con người. Các biện pháp này bao gồm cải thiện thiết kế, sử dụng vật liệu chống bức xạ, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với da và giảm độ phân giải của màn hình. Các doanh nghiệp cũng đang nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ điện từ đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó giải quyết hoàn toàn bởi vì công nghệ liên quan đến điện thoại thông minh đang phát triển rất nhanh. Các doanh nghiệp sản xuất smartphone cần phải đáp ứng nhu cầu của thị trường và cạnh tranh với các đối thủ khác bằng cách đưa ra các sản phẩm mới, tiên tiến hơn, cải tiến hơn. Họ cũng phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn của ngành công nghiệp điện tử.
Do đó, không phải là các doanh nghiệp sản xuất smartphone bỏ qua vấn đề sức khỏe con người, mà họ đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này trong quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần sự quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng từ phía các chuyên gia và các cơ quan quản lý nhằm đảm bảo rằng smartphone không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 6 (Anh Tuấn): Các bạn đã biết tới mạng di động 3G và 4G, nhưng gần đây chúng ta cũng đã có mạng 5G và sự ra đời của nó cũng gây nên một cơn sốt trên toàn thế giới. Vậy sự ra đời của 5G có phải là một thành công lớn hay không?
Trả lời (Trung Văn): Sự ra đời của mạng di động 5G được coi là một thành công lớn trong ngành viễn thông và công nghệ. Những điểm nổi bật của 5G có thể kể đến: tăng tốc độ, giảm độ trễ và cải thiện tính linh hoạt của các dịch vụ không dây, và mạng 5G có tốc độ gấp 100 lần so với mạng 4G hiện nay. Mạng 4G có tốc độ 100MB/s trong khi 5G lên đến 100GB/s. sự ra đời của mạng 5G đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành viễn thông và công nghệ, mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội mới cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là trong ngành y tế.
Theo bản tin tiếng Nhật, ngày 17-4-2021, nhóm nghiên cứu của Đại học Kobe (Nhật) đã bắt đầu thử nghiệm phẫu thuật từ xa, thông qua robot Hinotori, do Nhật chế tạo.
Trước kia robot Hinotori đã thành công trong ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, nhưng các bác sĩ phải có mặt tại phòng mổ để theo dõi. Tuy nhiên, trong thử nghiệm lần này, các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc thử nghiệm bằng cách sử dụng công nghệ 5G của công ty truyền thông NTT Docomo, để tiến hành cắt bỏ một mẫu giả trong thành bụng của một bệnh nhân giả.
Nhóm nghiên cứu cho biết, không có độ trễ trong các thao tác của robot. Tức là, mặc dù bác sĩ ở khoảng cách xa nhưng vẫn nhìn thấy tức khắc những thao tác của robot. Xem như bác sĩ đang có mặt tại ca mổ. Đó là ứng dụng tốc độ cao của công nghệ 5G được xem như không có độ trễ.
Câu hỏi phát triển (Anh Tuấn): Bạn nói tốc độ của 5G lên đến 100MB/s, vậy thì con số này có phải con số chinh xác hay không?
Trả lời (Trung Văn): Tốc độ đã được xác thực. Mình đã tìm hiểu qua rồi.
Câu 7 (Gia Hân): Tại sao video phone lại thất bại trong khi việc thêm màn hình có thể hiển thị nhiều thông tin, hình ảnh hơn cho người dùng?
Trả lời (Trung Tín): Video phone là sản phẩm của AT&T. Và họ là những người đầu tiên đưa ra ý tưởng thêm visual display làm hình nền điện thoại. Họ đưa ra sản phẩm video phone nhưng nó lại là một thất bại thì sau đây là một vài nguyên do:
- Chi phí: Trong giai đoạn đầu của video phone, chi phí để sử dụng công nghệ này rất đắt đỏ. Công nghệ mới, chưa được sản xuất hàng loạt, dẫn đến giá thành cao. Chỉ có một số nhỏ người dân có thể mua được
video phone, điều này giới hạn sự tiếp cận của công nghệ đến với nhiều người.
- Chất lượng kém: Chất lượng hình ảnh và âm thanh của video phone vào thời điểm đầu không tốt. Hình ảnh thường bị nhòe, âm thanh thường bị méo tiếng hoặc biến dạng. Điều này làm cho cuộc trò chuyện không rõ ràng, giảm tính ứng dụng của công nghệ.
- Rào cản xã hội: Nhiều người không thoải mái khi bị quay trực tiếp trên camera, đặc biệt là trong nhà. Video phone được coi là quá xâm nhập và gây mất sự riêng tư, nhiều người không muốn sử dụng công nghệ này.
=> Tóm lại, mặc dù ý tưởng của video phone rất đột phá, nhưng công nghệ vẫn chưa đủ trưởng thành để trở thành một công nghệ thực tế, phổ biến và giá cả phải chăng cho người dùng thông thường.

tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương