80 CÂu hỏI ĐÁp những quy đỊnh mới của pháp luật về phòNG, chống tham nhũNG


Câu 76. Xin hỏi, chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?



tải về 382.57 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích382.57 Kb.
#25943
1   2   3   4   5   6

Câu 76. Xin hỏi, chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được quy định tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, theo đó:



- Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

+ Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quy chế này và gửi cho chủ sở hữu và cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi thuộc Bộ; Sở Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo định kỳ hàng quý, năm. Báo cáo giám sát tài chính quý không gửi chậm quá ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo. Báo cáo giám sát tài chính hàng năm không gửi chậm quá ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo.

+ Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện, Bộ quản lý ngành thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn do Bộ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Bộ quản lý ngành tổng hợp kết quả giám sát đối với công ty có phần vốn nhà nước trong Báo cáo kết quả giám sát tài chính của Bộ để gửi cho Bộ Tài chính theo quy định.

+ Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giao cho Sở Tài chính tổng hợp kết quả giám sát tài chính và gửi về Bộ Tài chính theo quy định.

+ Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chính phủ. Trong báo cáo có nội dung về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong phạm vi toàn quốc.

- Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ

+ Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và gửi chủ sở hữu theo định kỳ hàng năm. Thời hạn gửi báo cáo không chậm quá ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo.

+ Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện, chủ sở hữu tổng hợp Báo cáo kết quả giám sát tài chính và gửi cho Bộ Tài chính theo quy định để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.



Câu 77. Xin cho biết, những đối tượng phải thực hiện công khai thông tin tài chính và phạm vi công khai thông tin tài chính được quy định như thế nào?

Trả lời:

Đối tượng phải thực hiện chế độ công khai thông tin tài chính được quy định tại Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP gồm: doanh nghiệp, chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Phạm vi công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện công khai tài chính theo Quy chế.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định tại Quy chế.

- Các doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện việc công khai tài chính theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.



Câu 78. Xin hỏi, việc công khai thông tin tài chính nhằm mục đích gì? Công khai thông tin tài chính phải theo những nguyên tắc nào?

Trả lời:

- Mục đích công khai thông tin tài chính được nêu rõ tại Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, theo đó:

Việc công khai thông tin tài chính nhằm đảm bảo minh bạch, trung thực và khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp.

Công khai thông tin tài chính để thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước, người lao động trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

Đồng thời, công khai thông tin tài chính còn giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có căn cứ để quyết định việc đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ có thông tin để giám sát đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

- Để đạt được những mục đích nêu trên, hoạt động công khai thông tin tài chính phải đảm bảo những nguyên tắc sau:



Thứ nhất, hoạt động công khai tài chính doanh nghiệp phải được thực hiện dựa trên cơ sở là báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và báo cáo giám sát tài chính hàng năm của doanh nghiệp; báo cáo giám sát tài chính hàng năm của chủ sở hữu.

Thứ hai, nội dung công khai tài chính của doanh nghiệp phải phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng nhận thông tin là cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu, các nhà đầu tư và người dân.

Thứ ba, doanh nghiệp và tổ chức thực hiện công khai tài chính chịu trách nhiệm tính đầy đủ, tính kịp thời, tính chính xác các thông tin tài chính; có nghĩa vụ giải trình các nội dung chất vấn của các đối tượng nhận thông tin theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế.

Câu 79. Xin cho biết, khi công khai thông tin tài chính, cần phải công khai những nội dung nào?

Trả lời:

Nội dung công khai thông tin tài chính được quy định tại Điều 27 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP. Theo đó:

- Doanh nghiệp cần phải công khai những nội dung sau:

+ Tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng và bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;

+ Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp;

+ Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động;

+ Tình hình quản trị công ty;

+ Tình hình tiền lương, thù lao, tiền thưởng và thu nhập bình quân hàng tháng năm trước liền kề của từng viên chức quản lý doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải công khai:

+ Tình hình tài chính và kết quả phân loại doanh nghiệp;

+ Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.

- Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp công bố báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.



Câu 80. Hoạt động công khai thông tin tài chính được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và quy định chi tiết tại Thông tư số 171/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn công khai thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP thì việc tổ chức công khai thông tin tài chính được thực hiện như sau:

- Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp thực hiện việc công khai tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình quản trị của doanh nghiệp theo định kỳ 6 tháng, hàng năm.

+ Doanh nghiệp thực hiện công khai thông tin tài chính cho chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính bằng hình thức văn bản, đồng thời gửi file báo cáo thông qua phương tiện thông tin điện tử (hộp thư điện tử hoặc cổng thông tin trực tuyến) theo địa chỉ hộp thư điện tử chính thức do chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công khai, các doanh nghiệp phải đồng thời báo cáo và có văn bản giải trình cho chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp.

+ Việc công khai thông tin với người lao động được thực hiện bằng các hình thức sau: trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, phát hành ấn phẩm, niêm yết tại doanh nghiệp, công bố trong Hội nghị người lao động.

Thời hạn công khai thông tin tài chính đối với chủ sở hữu, cơ quan quản lý và người lao động chậm nhất là ngày 31/7 cùng năm đối với thông tin 6 tháng và ngày 30/4 năm sau đối với thông tin năm.

+ Việc công khai thông tin tài chính đối với các chủ nợ và nhà đầu tư được thực hiện theo nội dung và hình thức và thời hạn được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư và chủ nợ.

+ Việc công khai thông tin đối với công chúng được thực hiện trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian công khai thông tin tài chính đối với công chúng được thực hiện trước ngày 30/4 năm sau.

Việc công khai thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công khai thông tin thực hiện. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về thông tin do người được ủy quyền công khai thông tin công bố.

- Đối với chủ sở hữu và Bộ Tài chính:

+ Hàng năm, Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp do mình làm chủ sở hữu tiến hành công bố kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an. Chủ sở hữu thực hiện công khai thông tin tài chính trên trang thông tin điện tử của chủ sở hữu.

+ Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các báo cáo tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp, báo cáo tổng hợp đánh giá, phân loại doanh nghiệp, tiến hành công bố tình hình quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.



Việc công khai thông tin do thủ trưởng cơ quan hoặc người được ủy quyền công khai thông tin thực hiện. Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin do người được ủy quyền công khai thông tin công bố.
Каталог: Hnh%20nh%20bn%20tin -> 2015-7
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Hnh%20nh%20bn%20tin -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ðộc lập Tự do Hạnh phúc
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 11a/btp/pbgdpl/hgcs
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 09a/btp/pbgdpl
2015-7 -> Ủy ban nhân dân quậN 7

tải về 382.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương