80 CÂu hỏI ĐÁp những quy đỊnh mới của pháp luật về phòNG, chống tham nhũNG


Câu 62. Trong quá trình tổ chức giám sát tài chính, doanh nghiệp bị giám sát có trách nhiệm gì?



tải về 382.57 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích382.57 Kb.
#25943
1   2   3   4   5   6

Câu 62. Trong quá trình tổ chức giám sát tài chính, doanh nghiệp bị giám sát có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Theo Điều 9 của Quy chế thì trong quá trình tổ chức giám sát tài chính, doanh nghiệp bị giám sát có trách nhiệm sau:

- Lập và gửi kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các báo cáo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và của chủ sở hữu để phục vụ cho việc giám sát tài chính. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp.

- Khi có cảnh báo của chủ sở hữu, của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp về những nguy cơ trong tài chính, quản lý tài chính của doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ làm cho tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp tốt lên.

- Thực hiện đầy đủ kịp thời các chỉ đạo, khuyến nghị của chủ sở hữu, của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp trong các báo cáo giám sát. Trường hợp không thống nhất với các chỉ đạo, khuyến nghị đó, doanh nghiệp có quyền báo cáo ý kiến của mình với cơ quan đưa ra chỉ đạo, khuyến nghị. Khi chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp đưa ra ý kiến cuối cùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện các ý kiến đó. Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của cơ quan đưa ra chỉ đạo, khuyến nghị doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan này và chủ sở hữu kết quả thực hiện các chỉ đạo, khuyến nghị.

- Tự tổ chức giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) sử dụng bộ máy trong tổ chức của doanh nghiệp để thực hiện việc giám sát này. Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu, doanh nghiệp phải báo cáo kết quả công tác giám sát tài chính nội bộ.



Câu 63. Doanh nghiệp M do Ủy ban nhân dân tỉnh N thành lập và đại diện chủ sở hữu. Do tình hình kinh tế khó khăn nên doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có số lỗ lên đến 40% vốn chủ sở hữu. Sau đó, doanh nghiệp bị Ủy ban nhân dân ra quyết định giám sát tài chính đặc biệt. Xin hỏi: Quyết định của UBND có đúng pháp luật không? Doanh nghiệp M có thuộc trường hợp phải giám sát tài chính đặc biệt không?

Trả lời:

Giám sát tài chính đặc biệt là quy trình giám sát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính cần phải được các cơ quan có thẩm quyền theo dõi và chấn chỉnh

Theo Điều 10 của Quy chế, doanh nghiệp được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định.

b) Có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu.

c) Có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.

d) Báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp M, vì số lỗ đã đến mức 40% vốn chủ sở hữu nên thuộc diện phải giám sát tài chính đặc biệt. Quyết định của Ủy ban nhân dân là đúng quy định pháp luật.



Câu 64. Tổng công ty Z bị giám sát tài chính đặc biệt. Tuy nhiên, trong quyết định không thể hiện rõ Tổng công ty sẽ bị giám sát trong thời gian bao lâu. Xin hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 11 của Quy chế thì Quyết định giám sát tài chính đặc biệt phải có đầy đủ 3 nội dung sau:

- Tên doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt.

- Lý do giám sát đặc biệt.

- Thời hạn giám sát đặc biệt.

Câu 65. Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt có trách nhiệm:

- Lập phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính để trình chủ sở hữu trong thời gian 20 ngày kể từ khi có Quyết định giám sát đặc biệt.

- Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp các chỉ tiêu sau:

+ Sản lượng, giá trị sản lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chủ yếu sản xuất, tiêu thụ, tồn kho trong kỳ.

+ Doanh thu hoạt động kinh doanh, thu nhập khác.

+ Chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, chi phí tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu (báo cáo quý, năm).

+ Tình hình thu hồi nợ, huy động vốn và trả nợ.

+ Hiệu quả huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư; nợ và khả năng thanh toán nợ.

+ Công tác quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên, Ban Điều hành doanh nghiệp.

Thời hạn gửi các báo cáo thực hiện như sau: Đối với báo cáo tháng gửi trước ngày 05 của tháng tiếp theo; báo cáo quý gửi trước ngày 15 của tháng đầu của quý tiếp theo và báo cáo năm phải gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.



Câu 66. Hoạt động giám sát tài chính đặc biệt của chủ sở hữu phải theo quy trình như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 13 của Quy chế, hoạt động giám sát tài chính đặc biệt của chủ sở hữu được tiến hành theo quy trình sau đây:

(1) Phê duyệt phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Thời hạn phê duyệt không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được phương án của doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thể thuê tư vấn giúp chủ sở hữu nghiên cứu và đánh giá phương án cơ cấu lại doanh nghiệp. Chi phí thuê tư vấn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(2) Giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án đã được phê duyệt.

(3) Phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với doanh nghiệp.

(4) Trong trường hợp cần thiết, chủ sở hữu có thể tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm xem xét tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Việc kiểm tra thực hiện tùy theo yêu cầu giám sát và tính chính xác của số liệu báo cáo. Việc kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

(5) Trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không được cải thiện.

Câu 67. Công ty TNHH K thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt. Sau 01 năm bị giám sát, công ty đã khắc phục được lý do bị giám sát tài chính đặc biệt, tình hình kinh doanh ngày càng khả quan hơn. Xin hỏi: Công ty có thể được chấm dứt giám sát tài chính đặc biệt hay không?

Trả lời:

Theo Điều 14 Quy chế thì doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt mà 02 năm liên tục (kể từ thời điểm có quyết định giám sát đặc biệt) không còn có các chỉ tiêu thuộc diện giám sát đặc biệt và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo Quy chế này thì được đưa ra khỏi danh sách giám sát đặc biệt.

Đối với công ty K, do mới bị giám sát đặc biệt trong 01 năm, nên chưa thể được chấm dứt giám sát tài chính đặc biệt.

Câu 68. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các chỉ tiêu nào?

Trả lời:

Theo Điều 15 Quy chế, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu 1. Doanh thu và thu nhập khác.

- Chỉ tiêu 2. Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu.

- Chỉ tiêu 3. Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.

- Chỉ tiêu 4. Chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, về tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, về lao động, tiền lương, an sinh xã hội, về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.

- Chỉ tiêu 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.

Các chỉ tiêu này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành.

Các chỉ tiêu 1, 2, 4 và chỉ tiêu 5 này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:

- Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng (như: Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh).

- Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng.

- Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.



Câu 69. Việc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Trả lời:

Theo Điều 16 Quy chế, việc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Đánh giá và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được chủ sở hữu giao với kết quả thực hiện. Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá, xếp loại phải quy định từ quý đầu tiên của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong năm thực hiện.

- Việc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được căn cứ vào ngành nghề, hoạt động của doanh nghiệp và mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp; căn cứ vào đặc thù hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp (nếu có).

- Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C.

Câu 70. Doanh nghiệp thực hiện chế độ đánh giá và xếp loại như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 17 của Quy chế, hàng năm các doanh nghiệp tự thực hiện đánh giá và xếp loại; gửi báo cáo đánh giá, xếp loại cho các cơ quan theo quy định sau:

- Doanh nghiệp là công ty mẹ gửi báo cáo xếp loại cho chủ sở hữu và Bộ Tài chính, doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gửi báo cáo xếp loại cho chủ sở hữu. Báo cáo xếp loại doanh nghiệp của năm trước phải gửi trước ngày 30 tháng 4 của năm tiếp theo.

- Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thì gửi báo cáo đánh giá, xếp loại đến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để các cơ quan này thực hiện thẩm định, công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp và gửi kết quả xếp loại doanh nghiệp cho Bộ Tài chính trong thời hạn theo quy định của pháp luật.



Câu 71. Ông V là Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên X do nhà nước làm chủ sở hữu. Xin hỏi, chế độ khen thưởng đối với ông V được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 12 Điều 4 Quy chế, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo Hợp đồng lao động) và viên chức quản lý doanh nghiệp.

Ông V là Tổng giám đốc công ty hữu hạn trách nhiệm một thành viên X thuộc loại hình doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu nên chế độ khen thưởng đối với ông V sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP như sau:

Hàng năm, căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ, viên chức quản lý doanh nghiệp được xét chi thưởng theo mức như sau:

- Đối với viên chức quản lý doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Được thưởng tối đa 1,5 tháng lương thực hiện của viên chức đó.

- Đối với viên chức quản lý doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ: Được thưởng tối đa 01 tháng lương thực hiện của viên chức đó.

- Viên chức quản lý doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ thì không được chi thưởng.

Việc xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức quản lý doanh nghiệp được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 158/2013/TT-BTC), theo đó:

- Những viên chức quản lý doanh nghiệp được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi:

+ Thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của viên chức quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

+ Đạt hoặc vượt chỉ tiêu chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu;

+ Doanh nghiệp xếp loại A.

- Viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Không thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá do kết quả hoạt động của viên chức quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

+ Hoàn thành dưới 90% chỉ tiêu chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu;

+ Doanh nghiệp xếp loại C.

- Các trường hợp còn lại, viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước được coi là hoàn thành nhiệm vụ.

Tiền chi thưởng có viên chức quản lý doanh nghiệp được lấy từ Quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp. Mức trích lập và sử dụng Quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định mức thưởng cho viên chức quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.



Câu 72. Xin cho biết các hình thức kỷ luật đối với viên chức quản lý doanh nghiệp và chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước khi vi phạm các quy định về giám sát và công khai tài chính đối với doanh nghiệp?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp xử lý và hình thức kỷ luật đối với viên chức quản lý doanh nghiệp như sau:

- Đối với hành vi không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, của chủ sở hữu; nội dung báo cáo không trung thực, không đầy đủ; không thực hiện chế độ công khai thông tin tài chính đúng thời gian, đúng các nội dung quy định thì viên chức quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo tùy theo mức độ vi phạm.

- Đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, giải pháp của chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, để doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn nhà nước, hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì viên chức quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc.

Chủ sở hữu doanh nghiệp có thẩm quyền áp dụng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc và quyết định mức lương và các lợi ích khác đối với viên chức quản lý doanh nghiệp có những hành vi vi phạm trên.

Các hình thức kỷ luật đối với chủ sở hữu doanh nghiệp là Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP như sau:

Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước nếu vi phạm một trong các hành vi sau sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của Luật công chức, Luật viên chức:

- Không thực hiện đầy đủ các nội dung giám sát tài chính doanh nghiệp do mình làm chủ sở hữu.

- Không kịp thời đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp hoặc không báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan quản lý về tài chính doanh nghiệp đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn tài chính doanh nghiệp.

- Không nộp báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp cho cơ quan tài chính theo thời gian hoặc nội dung quy định.

- Không tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kiến nghị của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc xử lý các sai phạm và biện pháp tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp.

- Báo cáo không trung thực kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp do mình làm chủ sở hữu.

Thủ trưởng cơ quan cấp trên có thẩm quyền áp dụng các hình thức kỷ luật đối với chủ sở hữu doanh nghiệp có các hành vi vi phạm trên.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong trường hợp không thực hiện giám sát, cảnh báo kịp thời theo quy định đối với các trường hợp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao giám sát trực tiếp doanh nghiệp để doanh nghiệp mất an toàn tài chính; thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 19 Quy chế).



Câu 73. Chủ thể giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP quy định về chủ thể giám sát tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ gồm: Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố), cụ thể như sau:

- Bộ quản lý ngành thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty mẹ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện đối với các doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Hàng năm, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo giám sát tài chính của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.

- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.



Câu 74. Xin hỏi, hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ được quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP gồm những nội dung sau:

- Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

+ Giám sát tình hình tài chính, chấp hành pháp luật và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Giám sát thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp; tình hình huy động vốn, vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

+ Giám sát việc quản lý, hiệu quả sử dụng, tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

+ Giám sát việc phân phối lợi nhuận, thu lợi tức, lợi nhuận được chia và phân chia rủi ro từ phần vốn đã góp.

- Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữa không quá 50% vốn điều lệ:

+ Giám sát việc quản lý, hiệu quả sử dụng, tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

+ Giám sát việc phân phối lợi nhuận, thu lợi tức, lợi nhuận được chia và phân chia rủi ro từ phần vốn đã góp.



Câu 75. Xin cho biết quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 22 Quy chế và quy định chi tiết tại các điều 7, 8 Thông tư số 158/2013/TT-BTC, quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện như sau:

- Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

+ Việc giám sát thường xuyên theo các báo cáo định kỳ của Người đại diện. Chủ sở hữu quy định bằng văn bản về vai trò, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, cơ chế báo cáo, phản hồi của Người đại diện; cơ chế phối hợp giữa đơn vị được cử là đầu mối tổng hợp kết quả giám sát với Người đại diện.

+ Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và Biểu 01 - Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 158/2013/TT-BTC.

+ Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu 03 – Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 158/2013/TT-BTC, trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý.

Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ do SCIC tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.

+ Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005, cụ thể là yêu cầu Ban Kiểm soát kiểm tra cụ thể các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao. Đồng thời chủ sở hữu yêu cầu Người đại diện tăng tần suất báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

+ Chủ sở hữu chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp, Người đại diện là cá nhân được ủy quyền của chủ sở hữu thực hiện giám sát doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm đối với những việc được chủ sở hữu phân cấp. Đối với Người đại diện kiêm nhiệm chức danh Lãnh đạo doanh nghiệp thì ngoài trách nhiệm đối với những việc được chủ sở hữu ủy quyền, Người đại diện phải chịu trách nhiệm với tư cách Lãnh đạo doanh nghiệp theo các quy định pháp luật.

- Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Việc giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện thường xuyên theo các báo cáo định kỳ của Người đại diện. Cụ thể như sau:

+ Chủ sở hữu quy định bằng văn bản về vai trò, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, cơ chế báo cáo, phản hồi của Người đại diện (nếu có) hoặc đơn vị/cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp; cơ chế phối hợp giữa đơn vị được cử là đầu mối tổng hợp kết quả giám sát với Người đại diện.

+ Định kỳ hàng năm, Người đại diện hoặc đơn vị/ cá nhân quản lý lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và Biểu 02 - Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 158/2013/TT-BTC.

+ Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý, chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo các nội dung đã nêu tại khoản 2 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP.

+ Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ mà SCIC đã tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.

+ Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, mất vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp, chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005.


Каталог: Hnh%20nh%20bn%20tin -> 2015-7
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Hnh%20nh%20bn%20tin -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ðộc lập Tự do Hạnh phúc
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 11a/btp/pbgdpl/hgcs
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 09a/btp/pbgdpl
2015-7 -> Ủy ban nhân dân quậN 7

tải về 382.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương