80 CÂu hỏI ĐÁp những quy đỊnh mới của pháp luật về phòNG, chống tham nhũNG



tải về 382.57 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích382.57 Kb.
#25943
1   2   3   4   5   6

Câu 15. Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển v trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tham nhũng là bao lâu? Trong thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thi chuyển vị trí công tác khác thì chế độ, chính sách đối vi cán bộ, công chức, viên chức được tính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP thì thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức tối đa là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Điều 24 Nghị định này cũng quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác như sau: Cán bộ, công chức, viên chức trong thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được giữ nguyên chế độ, chính sách và các quyền, lợi ích hợp pháp khác như ở vị trí công tác ban đầu.

Câu 16: Ông X bị Uỷ ban nhân dân xã ra Quyết định tạm đình chỉ công tác từ ngày 01/10/2013 do phát hiện ông có dấu hiệu tham nhũng. Tuy nhiên sau 60 ngày xác minh làm rõ, Uỷ ban nhân dân xã đã có kết luận rằng ông X không có hành vi tham nhũng. Vậy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông X còn hiệu lực không?

Trả lời:

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 ra đời đã thể hiện rõ thái độ cương quyết của Nhà nước ta trong việc ngăn ngừa tệ nạn tham nhũng. Để chi tiết hơn, ngày 17 tháng 6 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. Trên cơ sở của Nghị định này, pháp luật quy định việc huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có kết luận không có hành vi tham nhũng.

Cụ thể, tại Điều 21 của Nghị định này quy định: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức không có hành vi tham nhũng thì người đã ra quyết định phải huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Quyết định huỷ bỏ này được gửi cho cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi tiếp nhận người chuyển vị trí công tác đến làm việc; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Như vậy, đối với trường hợp ông X, sau khi có kết luận ông X không có hành vi tham nhũng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã M phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm thời đình chỉ công tác đã ban hành đối với ông X. Như vậy đồng nghĩa với việc quyết định tạm thời đình chỉ công tác đối với ông X không còn hiệu lực.



Câu 17: Với trường hợp trên của ông X, sau khi ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm thời đình chỉ công tác đối với ông X, Uỷ ban nhân dân xã M có phải công khai việc ban hành quyết định mới này không?

Trả lời:

Để đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong công tác xử lý phòng, chống tham nhũng, bên cạnh việc ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm thời đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì Điều 22 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP cũng quy định người có thẩm quyền ra quyết định đó phải công khai với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về quyết định mới bằng một trong các hình thức sau:

1. Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác làm việc với thành phần gồm: Người ra quyết định hủy bỏ; cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đã tiếp nhận người chuyển vị trí công tác khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã yêu cầu tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác và các cán bộ, công chức, viên chức nơi người đó làm việc;

2. Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đó làm việc trong thời hạn 15 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết;

3. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người ra quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai; trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử thì phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử đó.

Như vậy, Ủy ban nhân dân xã M có thể công khai quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông X bằng một trong các hình thức như trên.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc không có kết luận về hành vi tham nhũng; được xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác theo quy định của pháp luật.

Câu 18: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng, chống tham nhũng của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?

Trả lời:

Nghị định số 59/2013/NĐ-CP đã quy định về trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng, chống tham nhũng của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại các Điều 27, Điều 28 và Khoản 1 Điều 30, cụ thể như sau:

1. Về trách nhiệm báo cáo:

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là bộ, ngành, địa phương) có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương. Báo cáo này được gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng, duy trì hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Về nội dung báo cáo:

Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ các nội dung sau đây:

- Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến phòng, chống tham nhũng do bộ, ngành, địa phương ban hành theo thẩm quyền;

- Tình hình tham nhũng, nguyên nhân, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương.

3. Về thời điểm báo cáo:

Định kỳ ba tháng, sáu tháng, bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương. Báo cáo này được gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng, duy trì dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

Câu 19: Đề nghị cho biết quy định của pháp luật về trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng, chống tham nhũng của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội?

Trả lời:

Nghị định số 59/2013/NĐ-CP đã dành một chương quy định về chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó Nghị định cũng quy định trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tại khoản 2 Điều 26, điều 28, khoản 2, khoản 3 Điều 30. Cụ thể:

1. Về trách nhiệm báo cáo:

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước để Chính phủ báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Về nội dung báo cáo:

Báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có các nội dung sau đây:

- Tình hình tham nhũng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước;

- Đánh giá, nguyên nhân, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

3. Về thời điểm báo cáo:

- Định kỳ sáu tháng, một năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Chính phủ báo cáo đột xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi có yêu cầu.

Câu 20: Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về việc công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng?

Trả lời:

Công khai, minh bạch là nguyên tắc hàng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Do đó, Nghị định số 59/2013/NĐ-CP đã quy định việc công khai báo cáo hàng năm về phòng, chống tham nhũng tại Điều 37 để thể hiện rõ nguyên tắc ấy. Việc công khai báo cáo được quy định cụ thể như sau:

- Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng ba hằng năm.

- Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng ba hằng năm.

- Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng tư hằng năm.

Câu 21. Nội dung và căn cứ tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 40, Điều 41 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để xem xét, đánh giá và có biện pháp nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình. Việc kiểm tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

- Kế hoạch kiểm tra hằng năm đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt;

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.



Câu 22. Theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, việc kiểm tra thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?

Trả lời:

Theo quy định Điều 42 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP thì việc kiểm tra thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

1. Khi có một trong những căn cứ kiểm tra quy định tại Điều 41 Nghị định này (Kế hoạch kiểm tra hằng năm đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kiểm tra và gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra.

2. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau:

- Căn cứ kiểm tra;

- Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra;

- Nội dung kiểm tra;

- Thời hạn tiến hành kiểm tra.

3. Quyết định kiểm tra phải được công bố chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định kiểm tra. Việc công bố quyết định kiểm tra phải được tiến hành tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra và được lập thành văn bản.

4. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra là 10 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, sau khi xem xét báo cáo kết quả kiểm tra của trưởng đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra và giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra.

6. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung sau:

- Kết luận về việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra;

- Kết luận về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, trong đó phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra hoặc cá nhân được kiểm tra;

- Yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra về các biện pháp phải thi hành nhằm bảo đảm việc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

- Biện pháp xử lý cụ thể đối với hành vi vi phạm (nếu có).

7. Kết luận kiểm tra phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra và được công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành kiểm tra và trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nơi làm việc của cá nhân được kiểm tra.

Câu 23. Đề nghị cho biết quy định của pháp luật về nội dung thanh tra căn cứ tiến hành thanh tra về phòng, chống tham nhũng?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP thì nội dung thanh tra bao gồm:

1. Xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm:

- Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;

- Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức;

- Minh bạch tài sản, thu nhập;

- Các quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Xem xét, kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Theo quy định Điều 45 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP thì việc thanh tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

1. Kế hoạch thanh tra hằng năm đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp phê duyệt;

2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp;

3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

4. Yêu cầu của việc giải quyết tố cáo về tham nhũng.

Câu 24. Thẩm quyền thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc về những cơ quan nào?

Trả lời:

Thẩm quyền thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc về những cơ quan sau:

1. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

2. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập.

3. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

4. Thanh tra của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là Thanh tra sở) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.

5. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện) thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

6. Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.



Câu 25. Xin hỏi trong kết luận thanh tra có nội dung kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra hay không? Theo quy định của pháp luật, kết luận thanh tra bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra là một trong những nội dung của kết luận thanh tra. Theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, kết luận thanh tra phải có các nội dung sau:

- Kết luận về các nội dung được thanh tra;

- Kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra trong tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

- Kiến nghị các biện pháp để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra;

- Kiến nghị xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này.

Trong trường hợp hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì người ra kết luận thanh tra kiến nghị và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm.

II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2013/NĐ-CP NGÀY 17/7/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MINH BẠCH TÀI SẢN , THU NHẬP (Nghị định số 78/2013/NĐ-CP)

Câu 26. Đề nghị cho biết pháp luật quy định mục đích, nguyên tắc kê khai tài sản, thu nhập như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì mục đích kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Về nguyên tắc, người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định tại mẫu Bản kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai.

Tài sản, thu nhập phải kê khai là tài sản, thu nhập thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai.

Giá trị tài sản, thu nhập kê khai được tính bằng tiền phải trả khi mua, khi nhận chuyển nhượng, xây dựng hoặc giá trị ước tính khi được cho, tặng, thừa kế.

Câu 27. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Điều 5 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:

1. Kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn các thông tin về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này.

2. Giải trình trung thực, đầy đủ, kịp thời về các nội dung liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập; nguồn gốc tài sản tăng thêm khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.

3. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập.

4. Thực hiện quyết định xử lý vi phạm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.



Câu 28. Trong quá trình thực hiện thanh tra về thu nhập, tài sản của cán bộ Lãnh đạo Sở X theo đơn thư tố cáo của công dân, anh H là thanh tra viên của tỉnh đã cố tình làm sai lệch hồ sơ, kết quả xác minh. Xin hỏi, hành vi của anh H có là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật hay không?

Trả lời:

Việc làm sai lệch hồ sơ, kết quả xác minh đối tượng thanh tra của anh H trong trường hợp này là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Theo Điều 6 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì các hành vi bị nghiêm cấm về việc minh bạch tài sản, thu nhập bao gồm:

1. Kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời; tẩu tán tài sản; che dấu thu nhập dưới mọi hình thức.

2. Khai thác, sử dụng trái pháp luật Bản kê khai; lợi dụng việc minh bạch tài sản, thu nhập để gây mất đoàn kết nội bộ; gây khó khăn, cản trở việc xác minh tài sản, thu nhập; xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của người được xác minh hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

3. Cố ý làm sai lệch nội dung, hủy hoại Bản kê khai.

4. Làm sai lệch hồ sơ, kết quả xác minh; tiết lộ thông tin của hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập khi chưa được phép của người có thẩm quyền.



Câu 29. Xin hỏi những người nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bao gồm:

1. Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

2. Cán bộ, công chức từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó tiểu đoàn trưởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, Phó trưởng công an phường, thị trấn, Phó đội trưởng trở lên trong Công an nhân dân.

4. Người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

5. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nước.

6. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý tương đương từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước, người là đại diện phần vốn của Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp nhà nước.

7. Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn.

8. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước.

9. Người không giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định này.


Каталог: Hnh%20nh%20bn%20tin -> 2015-7
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Hnh%20nh%20bn%20tin -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ðộc lập Tự do Hạnh phúc
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 11a/btp/pbgdpl/hgcs
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 09a/btp/pbgdpl
2015-7 -> Ủy ban nhân dân quậN 7

tải về 382.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương